Docly

CEO là gì? Tất tần tật về hệ điều hành

CEO là giám đốc điều hành( viết tắc của từ Chief Executive Officer ), có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển công ty lớn mạnh. Đảm bảo hoành thành các mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra.

Đây là câu trả lời ngắn gọn nếu bạn google cho câu hỏi CEO là gì. Tuy nhiên nếu bạn muốn có một câu trả lời toàn diện cho câu hỏi “CEO là gì” hay muốn hiểu sâu hơn và có một cái nhìn bao quát về vai trò, công việc, yêu cầu của một CEO thì bài viết này chính là dành cho bạn.

CEO là gì?

Khái niệm: CEO chính là Giám đốc điều hành – một trong những chức vụ cao nhất của doanh nghiệp. Là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer (CEO) trong tiếng anh. Có nhiều tên gọi khác cho vị trí này như Chief Executive, President và Managing Director.

Theo Wiki, CEO– Tổng giám đốc điều hành (tiếng Anh: chief executive officer – CEO hay tổng giám đốc) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD) và giám đốc điều hành (CE)

Thông thường, Giám đốc điều hành được bổ nhiệm bởi Ban Giám đốc sau vô số những cống hiến to lớn và các đợt đánh giá năng lực. Tuy nhiên, một con số nhỏ các công ty chọn thuê ngoài CEO vì không có nhân sự cấp cao đáp ứng được nhu cầu. 

Là người đứng đầu của một doanh nghiệp, họ chịu trách nhiệm quyết định sự thành bại của tổ chức bằng việc đưa ra các quyết định cấp cao.

Có thể nói CEO là kim chỉ nam, là “ngọn hải đăng” dẫn đường cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngồi ở vị trí cao nhất,  họ có thể cảm nhận được vị ngọt của thành công khi doanh nghiệp mà anh ta lãnh đạo có tỷ lệ mức độ hài lòng của nhân sự luôn ở mức cao ngất ngưởng tỷ lệ thuận với doanh thu và uy tín của thương hiệu trong lòng khách hàng. 

Tuy nhiên, vị trí này cũng sẽ là nạn nhân của các cơn trầm cảm khi một mình hứng chịu dư luận của truyền thông, sự phản đối của cổ đông và hàng tá các phản hồi của khách hàng. 

Vai trò của một CEO

Đọc qua định nghĩa trên thì chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi CEO là gì, và đã phần nào hình dung ra trách nhiệm cực kì nặng nề của chức vụ đó. CEO là người vạch ra đường đi nước bước của doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trên mọi hoạt động của tổ chức. Dưới đây là một vài nhiệm vụ chính mà một CEO thường hay đảm nhận:

– Vạch ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.

– Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và định hướng đi cụ thể cho công ty.

– Chỉ đạo công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.

– Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, tăng trưởng của công ty. Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.

– Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của công ty.

– Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.

– Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa công ty.

– Phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán định kì.

– Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.

– Thay mặt công ty đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại.

– Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kì.

– Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm; phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.

– Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của công ty, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động, hiệu quả của các phòng ban.

– Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt quy định, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định kết quả khen thưởng.

Trên đây là một số các vai trò chính của một CEO, tuy nhiên trên thực tế, khối lượng công việc mà CEO phải đảm đương có thể lớn hơn rất nhiều.

Mức lương của CEO là bao nhiêu?

CEO là ông chủ nhưng cũng có cách gọi khác là “nhân viên cấp cao nhất” của tổ chức. Họ cống hiến chất xám của mình vào kết quả chung của doanh nghiệp và xứng đáng nhận mức lương thuộc mức “khủng”. 

Phụ thuộc vào nhiều ngành nghề, lương của CEO dao động từ 25 triệu đồng (mức thấp nhất) đến 135 triệu đồng hoặc hàng trăm triệu đồng (mức cao nhất). 

Thời gian dành cho các đầu việc “khủng” và những sức ép mà vị trí này phải đối mặt gấp 5 – 7 lần một nhân viên bình thường, bởi vậy so với một một “nhân viên 8 tiếng” bình thường lương họ nhận được gấp 20 – 30 lần. 

Công việc của CEO là gì?

Nhiệm vụ của CEO khác nhau phụ thuộc vào quy mô, số lượng nhân viên của tổ chức.
Dưới đây là các nhiệm vụ chính của một giám đốc điều hành:

Xác định mục tiêu tổng thể cho từng dự án của doanh nghiệp theo từng giai đoạn 

Tùy thuộc vào kết quả khảo sát nhu cầu của các phân khúc khách hàng và chiến lược kinh doanh của các công ty đối thủ  theo từng giai đoạn, CEO cần xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. 

Tầm nhìn lãnh đạo cho phép Giám đốc điều hành nhìn nhận được vận hội và các thách thức doanh nghiệp đã, đang và sẽ phải đối mặt. 

Lắng nghe kết quả báo cáo hoạt động của lãnh đạo các phòng ban và chỉ đạo phương hướng  cho các hoạt động kế tiếp

CEO là “đầu mối” của các quyết định và các ý tưởng  tuyệt vời, dùng chất xám để tìm kiếm và tập hợp chất xám của các thành viên trong bộ phận lãnh đạo cấp cao C – suit. 

Giám đốc điều hành cùng Giám đốc kinh doanh( CCO) , Giám đốc tài chính(CFO), Giám đốc sản xuất (CPO), Giám đốc Marketing – Truyền thông – Thương hiệu(CMO),…  đề ra và thực hiện các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để tạo nên hệ sinh thái vững chắc. Từ đó, các chỉ số về doanh thu, lợi thế cạnh tranh, giá trị thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi và mức độ hài lòng của khách hàng,… sẽ không ngừng được cải thiện.  

Xây dựng mục tiêu, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là tính cách, là cốt cách của doanh nghiệp đó. Nói cách khác, Giám đốc điều hành luôn là người đặt ra bộ quy tắc ứng xử giữa các nhân viên với lãnh đạo và giữa các nhân viên với nhau dựa trên chuẩn mực về nét tính cách chung mang tên “văn hóa công ty”.

Suy cho cùng, văn hóa công ty chính là kỳ vọng tươi sáng được đúc kết sau nhiều năm chinh chiến trên nhiều thương trường của CEO. Điều này liên quan trực tiếp đến mục tiêu, sứ mệnh – chặng đường lâu dài của doanh nghiệp.

Với văn hóa doanh nghiệp “sống chân thành – làm kỷ luật” của CEO – HRchannels Group sẽ hứa hẹn cho ra đời các thế hệ nhân sự cấp cao – những người lãnh đạo tiên phong sáng ngời phẩm chất đạo đức và năng lực vẹn toàn. 

Tham gia các hoạt động đối ngoại, thắt chặt quan hệ với các khách hàng và  nhà đầu tư tiềm năng

Phải thừa nhận rằng, mối quan hệ với khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng đối với doanh nghiệp như cơn gió lớn đẩy con thuyền doanh nghiệp ra ngoài khơi xa. 

Tư duy về văn hóa làm việc nguyên tắc – chân thành – kỷ cương – trách nhiệm đã giúp các CEO xây dựng niềm tin vững chắc về giá trị doanh nghiệp trong lòng khách hàng và đối tác. Từ đó, doanh nghiệp cũng nhận lại “quả ngọt” từ sự tin cậy, đó là các hợp đồng sử dụng dịch vụ dài hạn đầy giá trị. 

Là người phát ngôn của doanh nghiệp khi đón tiếp và trả lời phỏng vấn từ đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí

Truyền thông đa phương tiện là phương tiện quảng bá hữu hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, CEO cần xây dựng thương hiệu cá nhân và tổ chức bằng những bài báo nghiên cứu khoa học hoặc tổ chức các cuộc họp báo báo cáo thành tích hoặc  một thành tựu khoa học của doanh nghiệp được công nhận. 

Tố chất trở thành CEO

– Kiến thức đa lĩnh vực: Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.

– Nền tảng về khoa học quản trị: được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.

– Kinh nghiệm, kĩ năng: Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế, thông thường trước khi đảm nhận vai trò CEO cao nhất trong một công ty thì ứng viên thường đảm nhận vị trí COO, điều này giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong điều hành.

Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.

– Chịu được áp lực, sức khỏe tốt: CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.

– Tố chất bẩm sinh: Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng. Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.

CEO và tổng giám đốc ai to hơn?

CEO và Tổng giám đốc đều là hai chức danh dùng để chỉ vị trí lãnh đạo cao nhất trong các doanh nghiệp. Trách nhiệm của giám đốc điều hành và Tổng giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, là người đại diện doanh nghiệp trước pháp luật. Họ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị (HĐQT) và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực ra trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp thì luôn có vị trí CEO. Còn vị trí Tổng giám đốc có hay không còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Với những công ty lớn có nhiều chi nhánh, công ty con thì Tổng giám đốc sẽ to hơn CEO. Nhưng với những công ty nhỏ không có chi nhánh thì Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành cũng chỉ là một người mà thôi. Lúc này gọi là Tổng giám đốc hay CEO là do quyết định của HĐQT, còn chức năng và nhiệm vụ thì tương tự nhau.

Hy vọng bài viết trên của Trang tài liệu có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho câu hỏi “CEO là gì?” cũng như có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nghề CEO.