Docly

Câu mở rộng thành phần là gì? Nêu ví dụ – Kiến thức Ngữ Văn 6

Trong cấu trúc câu, ngoài những thành phần quan trọng như: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ các em học sinh còn được tiếp xúc với các câu mở rộng thành phần. Vậy câu mở rộng thành phần là gì? Cách nhận diện câu mở rộng thành như thế nào? Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu.

Câu mở rộng thành phần là gì?

Khái niệm: Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ (hay bộ phần vị ngữ) của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).

Câu đơn mở rộng thành phần là gì?

âu đơn mở rộng thành phần là câu chỉ có một cụm chủ vị duy nhất 

Ví dụ:

  1. Tôi đi học 
  2. Con mèo làm đổ lọ hoa

Tác dụng câu mở rộng thành phần

Tác dụng của câu mở rộng thành phần là chúng ta dùng cụm C-V giúp mở rộng câu ra giúp câu trở nên sinh động và uyển chuyển hơn

Ví dụ: Con mèo leo trèo làm đổ lọ hoa

Ví dụ câu mở rộng thành phần

Ví dụ : 
a) Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu. 
Ở câu này, “Cái áo mẹ mới mua” là CHỦ NGỮ, “Là đồ hiệu” là VỊ NGỮ. 
CHỦ NGỮ “Cái áo mẹ mới mua” là 1 cụm DT có “Mẹ mới mua” bổ nghĩa cho DT “Cái áo”. Do đó “Mẹ mới mua” là cụm C – V làm mở rộng thành phần CHỦ NGỮ. Trong cụm C – V, chủ ngữ là “mẹ”, vị ngữ là “mới mua”. 
=> Đây là câu mở rộng chủ ngữ. 

b) Cậu ấy làm tôi thất vọng. 
Ở câu này, “Cậu ấy” là CHỦ NGỮ, “Làm tôi thất vọng” là VỊ NGỮ. 
VỊ NGỮ “Làm tôi thất vọng” là 1 cụm ĐT có “Tôi thất vọng” bổ nghĩa cho ĐT “Làm”. Do đó “Tôi thất vọng” là cụm C – V làm mở rộng thành phần VỊ NGỮ. Trong cụm C – V, chủ ngữ là “tôi”, vị ngữ là “thất vọng”. 
=> Đây là câu mở rộng vị ngữ.