Bị nghẹt mũi nên làm gì? Cách trị tịt mũi, khó thở hiệu quả
Bất kỳ ai cũng có thể bị nghẹt mũi. Nghẹt mũi gây ra sự khó chịu cho người bệnh và cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm. Bị nghẹt mũi nên làm gì để mũi nhanh thông thoáng? Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, không khí tắc nghẽn do có một lượng lớn dịch nhầy ứ đọng, làm cho người bệnh khó thở hơn bình thường.
Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng người bệnh cần cân nhắc điều trị, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng viêm xoang mũi cấp tính, khó điều trị về sau.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần thì tình trạng này được coi là nghẹt mũi mãn tính. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi ở nhiều người như:
Cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi sẽ đi kèm với các triệu chứng hắt hơi, đau họng, sốt hoặc ho. Các triệu chứng trên là cách phản ứng của cơ thể bạn khi bị ảnh hưởng đột ngột bởi nhiệt độ.
Người bị dị ứng hoặc thay đổi môi trường sống
Cũng giống như cảm lạnh, cơ thể cần thời gian thích nghi với không gian và nhiệt độ trong môi trường sống. Các thay đổi của môi trường sống cũng gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng. Do vậy, nghẹt mũi là một trong các phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
Chất lượng không khí
Không khí quá ẩm hay quá khô cũng có thể gây ra nghẹt mũi. Trong trường hợp không khí bị ô nhiễm, bụi đi vào khoang mũi quá nhiều sẽ khiến mũi bị kích ứng và cũng gây ra tình trạng này.
Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Nghẹt mũi cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà tình trạng nghẹt mũi sẽ có mức độ nặng hoặc nhẹ.
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Sự thay đổi của các nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi ở bệnh nhân, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Cách trị nghẹt mũi nhanh và hiệu quả
Sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt
Sử dụng thuốc xịt mũi là cách nhanh chóng và đơn giản nhất mà bạn có thể làm để giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi. Thuốc xịt mũi giúp làm ẩm mũi, giảm sưng tấy và giảm tiết dịch nhầy, từ đó loại bỏ chứng nghẹt mũi.
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị dị ứng
Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị. Thuốc kháng sinh sẽ làm giảm tình trạng viêm mũi của bạn, đồng thời làm giảm thiểu đáng kể tình trạng nghẹt mũi.
Xông mũi bằng tinh dầu thảo dược
Cách này sẽ giúp bạn khắc phục được nghẹt mũi nhanh chóng. Bạn hãy chuẩn bị một tô nước nóng, nhỏ một vài giọt tinh dầu hương tự nhiên như chanh, sả… và dùng một chiếc khăn to để thực hiện việc xông mũi. Nếu bạn có máy xông tinh dầu thì cũng có thể sử dụng nó nhé.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà đơn giản
Chứng nghẹt mũi xuất hiện khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và học tập? Hãy áp dụng những cách đơn giản dưới đây để hết nghẹt mũi nhanh chóng.
2.1. Trị nghẹt mũi đơn giản bằng liệu pháp massage
Massage là cách trị nghẹt mũi đơn giản, an toàn nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay khi triệu chứng xuất hiện. Các vị trí cần massage bao gồm:
Điểm giữa hai cung lông mày
Massage nhẹ nhàng bằng ngón tay ở điểm giữa hai cung lông mày khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh và chứng nghẹt mũi cũng được cải thiện. Cách này cũng áp dụng được với tình trạng khô niêm mạc mũi.
Hai bên cánh mũi
Khi bị nghẹt mũi, hãy xoa tròn hai bên cánh mũi từ 1 – 3 phút. Cách này sẽ giúp khai thông mũi, bạn sẽ hỉ dịch mũi ra dễ dàng hơn và chứng nghẹt mũi khó chịu cũng vì thế mà được loại bỏ.
Điểm giữa mũi và môi
Khi bị nghẹt mũi, massage điểm giữa môi và mũi từ 2 – 3 phút sẽ có tác dụng giảm sưng mao mạch trong mũi hiệu quả. Khi đó, đường thở sẽ trở nên thông thoáng hơn, nghẹt mũi cũng dần biến mất.
Chú ý: Tất cả các phương pháp trên chỉ có tính chất hỗ trợ, có thể có hiệu quả trong các trường hợp nhẹ hoặc không do tác nhân vi khuẩn, virus,… Vì vậy, để điều trị hiệu quả vẫn cần thăm khám thêm và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ Tai – Mũi – Họng.
2.2. Trị nghẹt mũi với nước muối sinh lý
Cách trị nghẹt mũi tại nhà với nước muối sinh lý được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả nhanh chóng. Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, làm sạch tốt, từ đó giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Các mao mạch trong xoang mũi bị được xoa dịu, giảm sưng hơn.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý nhỏ mũi tại các hiệu thuốc và đem theo người sử dụng nếu thường xuyên bị nghẹt mũi.
Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc viêm vòi tai hay các xoang khác. Tốt nhất bạn nên thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại viện theo chỉ định của bác sĩ và được các kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm thực hiện.
2.3. Cách trị nghẹt mũi bằng phương pháp xông hơi
Đây là cách chữa nghẹt mũi dân gian hiệu quả, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị thau nước nhỏ đựng đầy nước nóng, có thể thêm tinh dầu xả hoặc oải hương để tăng hiệu quả xông hơi.
- Dùng khăn to trùm kín đầu để hơi nước bốc lên, tránh để mặt và mũi quá sát nước tránh hơi nước nóng gây phỏng da.
Cách này cũng có thể áp dụng từ 2 – 3 lần/tuần nếu bạn bị viêm mũi kéo dài và chứng nghẹt mũi thường xuyên xuất hiện.
Bên cạnh xông hơi thì bạn có thể tắm nước ấm để làm ấm cơ thể, đồng thời độ ẩm nhà tắm sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy trong xoang mũi và giảm viêm. Nên ngâm mình thư giãn với bồn tắm nước ấm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen, tình trạng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng biến mất.
2.4. Uống trà gừng trị nghẹt mũi
Khi bị nghẹt mũi, một ly trà gừng mật ong nóng là cách chữa đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt với người bị nghẹt mũi do cảm lạnh. Cách pha chế trà gừng như sau:
- Rửa sạch gừng tươi, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ, cho vào cốc nước nóng.
- Đợi khoảng 15 phút để nước trong cốc chuyển sang màu vàng của gừng.
- Thêm 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi thưởng thức.
Tuy nhiên, nếu đang mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thì cần chú ý hơn khi sử dụng gừng.