Docly

Soạn bài tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh | Ngữ văn 8

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được đọc soạn bài tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh để từ đó biết cách làm một bài văn thuyết minh.

Vai trò đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

Dưới đây Trang Tài Liệu xin cung cấp phần giải đáp cho câu hỏi trang 116 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Văn bản thuyết minh trong đời sống con người

– Nội dung trình bày:

+ Văn bản Cây dừa Bình Định thuyết minh, trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định gắn bó với người dân Bình Định.

+ Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục? thuyết minh, giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.

+ Văn bản Huế giới thiệu trình bày Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biếu riêng của Huế.

– Em thường gặp các loại văn bản đó ở sách, báo.

– Một vài văn bản cùng loại: 

+ Nếp Rồng quê tôi của Võ Văn Trực.

+ Khoai lang của Vũ Bằng.

Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

a.

– Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm). 

– Vì các văn bản này không trình bày sự việc, diễn biến nhân vật như tự sự, không trình bày chi tiết cụ thể cho người đọc cảm nhận được sự vật, con người như miêu tả và cũng không trình bày ý kiến, luận điểm văn nghị luận.
b. Các văn bản trên có chung đặc điểm là trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.

c. Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.

d. Các văn bản trên sử dụng ngôn ngữ khoa học.

Tổng kết:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và các sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.

– Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng và chặt chẽ.

Trả lời câu hỏi trang 117, 118 Sgk Ngữ văn 8 tập 1 

Bài 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

– Văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” là văn bản thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc thông tin về lịch sử.

– Văn bản “Con giun đất” là văn bản thuyết minh vì cung cấp thông tin học tập về khoa học tự nhiên.

Bài 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản thuyết minh vì nó cung cấp cho người đọc hiểu biết về tác hại của bao bì ni lông, lợi ích việc giảm thải ni lông để cải thiện môi trường sống.

Bài 3 ( trang 118 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.

Bài tập ôn luyện

Dựa vào những kiến thức đã học về Nam Cao, hãy viết một đoạn văn thuyết minh về nhà văn này.

Gợi ý:

Nam Cao (1917 – 1951) là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX. Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Nam Cao quan niệm rằng: “Nghệ thuật vị nhân sinh” – văn chương phải hướng đến cuộc sống của con người. Ông là nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. Nam Cao tỏ ra sắc sảo trong việc phân tích, diễn tả những trạng thái, quá trình tâm lý phức tạp, hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười… Ngoài ra, ông còn tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động. Các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng xoay quanh hai mảng đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau. Về truyện ngắn có Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944), Đôi mắt (1948)…; tiểu thuyết: Sống mòn (1944)…; thể loại khác: Nhật kí ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951)… Có thể khẳng định rằng Nam Cao là một nhà văn đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.