Soạn bài khi con tu hú của tác giả Tố Hữu – học sinh giỏi 8
Soạn bài Khi con tu hú – chương trình ngữ văn 8 giúp bạn trình bày chi tiết và đầy đủ nội dung về nội dung chính quan trọng nhất về bài thơ Khi con tu hú gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung và nghệ thuật, dàn ý, văn mẫu…
Mục lục
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong những ngày bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ. Cả bài thơ vang vọng tiếng chim tu hú kêu, đây cũng chính là âm thanh khơi mạnh nguồn cảm xúc của những người tù trong thời kỳ cách mạng. Tiếng chim tu hú như báo hiệu mùa hè đến, phá tan xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.
Nội dung bài thơ Khi con tu hú
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan lòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Đôi nét về tác giả Tố Hữu
- Tác giả Tố Hữu (1906-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thừa Thiên Huế
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
Ông giác ngộ lý tưởng cách mạng từ rất sớm khi còn đang học ở Huế
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được tin tưởng và giữ nhiều chức vị trong bộ máy lãnh đạo của Đảng
Ông được trao tặng huân chương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996
- Phong cách sáng tác: Thơ ông viết đều mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn và ngọt ngào.
Đôi nét về bài thơ Khi con tu hú
Hoàn cảnh sáng tác Khi con tu hú
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả đang trong thời gian bị bắt giam
Bố cục bài thơ
Phần 1: 6 câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên Huế vào hè.
Phần 2: 4 câu thơ cuối: Tâm trạng người chiến sĩ ở tù.
Ý nghĩa nhan đề Khi con tu hú
Khi con tu hú gọi bầy là một tín hiệu báo rằng mùa hè đang đến, người tù cách mạng cảm thấy không gian phòng chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung bao trùm toàn bài thơ. Nhan đề có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú là tín hiệu của mùa hè, của sự sống bên ngoài. Bài thơ tác động sâu sắc tới tâm hồn người tù làm cho người tù mang nhiều tâm trạng
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống tha thiết vào sự khát khao tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.
Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, giọng điệu linh hoạt và từ ngữ được sử dụng tự nhiên và gần gũi với đời sống con người
Sơ đồ tư duy Khi con tu hú
Dàn ý và phân tích bài thơ Khi con tu hú lớp 8
Tổng hợp những bài văn mẫu phân tích bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu được trangtailieu chọn lọc giúp các em học sinh có thể lựa chọn và tham khảo, thêm nhiều ý tưởng triển khai bài viết sao cho hay và ấn tượng nhất.
Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Khi con tu hú
I/ Mở bài
– Giới thiệu những nét khái quát về Tố Hữu, một nhà thơ dành cả sự nghiệp và cuộc đời hiến dâng cho Cách mạng
– Nhận định chung về “Khi con tu hú”: “là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng” (Sổ tay Ngữ văn 8)
II/ Thân bài
1. Cảnh đất trời vào hè
– Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh:
+ Tiếng chim tu hú
+ Tiếng ve ngân
+ Tiếng sáo diều
⇒ Âm thanh rộn rã, tươi vui
– Bên cạnh đó có nhiều màu sắc
+ Vàng: Bắp, lúa
+ Xanh: Trời
+ Hồng: nắng
⇒ Màu sắc tươi tắn, rực rỡ
– Nhiều hương vị:
+ Vị lúa chín
+ Vị ngọt của trái cây
⇒ Những hương vị hết sức ngọt ngào tinh khiết
– Không gian đất trời cao rộng, cánh diều chao liệng ⇒ Sự khoáng đạt đầy tự do
⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày
2. Người tù cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm
– Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”
– Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”,
⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đày, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng
⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)
III/ Kết bài
– Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
– Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng
Mẫu bài văn phân tích bài thơ Khi con tu hú – Văn mẫu 8
Tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học…
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Tu hú phải chăng là nguồn đề tài đầy cảm xúc của nhiều thi nhân miền Bắc? Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại Lao Thừa Phủ – Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh.
Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt, giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tú hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất càng dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nỗi:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Mở đầu bài thơ, với tựa đề “Khi con tu hú”, tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do. Ta biết rằng, người thanh niên cộng sản Tố Hữu dù bị tù đày, tra tấn nhưng không nản chí sờn lòng. Nhà thơ đã xác định:
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa.
(Trăng trối)
Trở lại câu thơ mở đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết tha và thiếu thốn khi nghe con chim tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêm nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Tố Hữu bị bắt Giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi thanh xuân đang sục sôi, muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.
Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong Tố Hữu. Trong thế giới tăm tối của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Một bức tranh được Vẽ trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống. Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đang chín, ngọt dần). Một mùa hè đã báo hiệu, một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh, màu sắc, ánh nắng quen thuộc.
Phải là một con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế! Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng, vài con diều sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm. Niềm khát khao đó bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.
Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp tan phòng”.
Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bức bối, ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên:
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Bài thơ đã khép lại, đã kết thúc rồi mà như còn giọng rền rĩ thở than của thi nhân! Đó là tâm trạng đau đớn, nói chẳng nên lời của một cánh chim non đang tràn trề sinh lực, càng khát khao bay lên lại càng bị kéo xuống giam hãm trong bốn bức tường!
Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
Bài thơ khép lại nhưng ta nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi… đó là tiếng kêu của khát vọng tự do cho tác giả, tự do cho dân tộc, quê hương!
Bạn có thể đọc thêm bài văn phân tích khi con tu hú chọn lọc
Trên đây là mẫu triển khai soạn bài và phân tích bài thơ Khi con tu hú hay và chi tiết nhất được trangtailieu sưu tầm và chọn lọc từ những bài văn mẫu hay và chi tiết nhất gửi đến các bạn học sinh. Mong rằng với những giải đáp chi tiết trên có thể giúp bạn có thêm ý tưởng triển khai và phân tích bài viết nâng cao điểm số trong học tập nhé!