Văn mẫu phân tích 8 câu cuối trao duyên chọn lọc chi tiết (10 mẫu)
Phân tích 8 câu cuối bài trao duyên dưới đây không chỉ giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều ý kiến hay cho bài viết của mình mà còn nâng cao hiểu biết về tác phẩm. Do đó nhìn thấy sự đau đớn tột cùng của Thúy Kiều.
Mục lục
Trao Duyên là một trong những đoạn trích xúc động và thấm thía nhất trong tác phẩm “Truyện kiều”, tác giả Nguyễn Du thể hiện khả năng nắm bắt tâm lý nhân vật một cách tinh tế. Đồng thời, bạn có thể thấy bi kịch của tình yêu, bi kịch của nỗi đau tình cảm khi Thúy Kiều trao tình yêu của mình cho Thúy Vân. Sau đây là 10 bài văn phân tích 8 câu cuối trao duyên, mời các bạn tham khảo.
Dàn ý phân tích 8 câu cuối trao duyên chọn lọc
Trước khi bắt đầu viết bài văn phân tích 8 câu cuối trao duyên các em hãy cùng Trang Tài Liệu tìm hiểu các lập dàn ý chi tiết để hiểu hơn về đề bài cũng như những gợi ý chi tiết.
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm văn học Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn chương và giá trị của câu chuyện Kiều.
– Giới thiệu trích đoạn Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích: Vị trí, nội dung của trích đoạn và nội dung, giá trị của 8 câu thơ cuối.
2. Thân bài
a. Mạch cảm xúc của bài
– Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn người em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng
– Những lời nói của Kiều thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.
b. Thực cảnh đau xót của Kiều.
– Sử dụng một loạt các thành ngữ.
+ “Trâm gẫy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ
+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát
+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo
+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng
→ hình ảnh gợi miêu tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.
– Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy niềm sung sướng trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.
→ Sự đối lập điểm nhấn, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ hấp dẫn bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, thất vọng bấy nhiêu.
– Các hành động
+ Nhận mình là “người phụ bạc”
+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.
→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.
⇒ Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy xót xa, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm thương xót.
⇒ bộc lộ niềm thương cảm, thương xót của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.
c. lời kêu chàng Kim
– Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc
– Thán từ “Ôi, hỡi”: Là tiếng kêu tiếc nuối, tuyệt vọng của Kiều.
– Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, buồn bã đến mê sảng.
→ Sự xót xa tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng
→ Tình cảm lấn át lí trí.
d. Nghệ thuật
– Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.
– Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi
– Thủ pháp ẩn dụ, tương tự, liệt kê, đối lập
3. Kết bài
– Khái quát nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ
Sơ đồ tư duy phân tích 8 câu cuối trao duyên
Top 10+ bài phân tích 8 câu cuối trao duyên chi tiết nhất
Cùng tham khảo bài viết sau đây được chọn lọc từ kho tài liệu học tập. Để nắm vững kiến thức phân tích 8 câu cuối trao duyên trong tác phẩm Truyện kiều ngắn gọn và chi tiết nhất.
Với 10 bài văn mẫu phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trên đây, Trang tài liệu mong rằng các em có thể nắm được cách làm, qua đó sáng tạo thêm nhiều ý tưởng cho bài văn của riêng mình. Để ôn lại kỹ những kiến thức về đoạn trích này, các em hãy tham khảo chi tiết nội dung soạn bài Trao duyên do trangtailieu.com tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp các nội dung trọng điểm trong chương trình Ngữ văn lớp 10
Tổng hợp các nội dung trọng điểm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
Các kiến thức liên quan chương trình lớp 11
Tính chất cơ bản của từ trường là |
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với |
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều |