Docly

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội (Download 15 mẫu)

Bài văn nghị luận về chủ đề hãy nói không với tệ nạn xã hội được Trang tài liệu sưu tầm và tổng hợp để giới thiệu tới các em học sinh có thể tham khảo và củng cố kỹ năng viết bài cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. 

Mục lục

hãy nói không với tệ nạn xã hội

Dàn ý nghị luận “nói không với tệ nạn xã hội”

Một bài văn hay thì tất nhiên không thể thiếu dàn ý chi tiết. Vậy nên hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu dàn ý nghị luận cho đề văn “ Nói không với tệ nạn xã hội” sau đây nhé!

Dàn ý bài nghị luận “hãy nói không với tệ nạn xã hội” – Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nói không với tệ nạn xã hội bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tệ nạn xã hội là những thói hư tật xấu ảnh hưởng đến tiền bạc, sức khỏe thậm chí là cả mạng sống của người đó và còn có nhiều nguy cơ gây hại cho những người xung quanh. Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.

b. Phân tích

Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động và diễn biến phức tạp ở khắp các tỉnh thành với những biến tướng và những dạng khác nhau rất khó kiểm soát.

Nguyên nhân của việc gia tăng tệ nạn xã hội đầu tiên là do ý thức của con người còn kém, do chịu sự tác động, khiêu khích từ yếu tố bên ngoài,…

Tệ nạn xã hội gây tốn kém về của cải vật chất, tha hóa về đạo đức; thiệt hại về sức khỏe: sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người và khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó. Nó còn gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.

c. Bình luận

Để hạn chế sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, bản thân mỗi người cũng như địa phương, cơ quan nhà nước cùng chung tay ngăn chặn những hành vi vi phạm tệ nạn xã hội góp phần giúp xã hội văn minh hơn.

Mỗi bạn trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những nhận thức được tác hại to lớn của tệ nạn xã hội đối với đời sống, tránh xa những tệ nạn xã hội và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để trở thành công dân có ích.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người có lối sống thanh cao, tốt đẹp theo chuẩn mực đạo đức của xã hội,… Những người này xứng đáng là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hãy nói không với tệ nạn xã hội; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý bài nghị luận “hãy nói không với tệ nạn xã hội – tác hại của rượu” – Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác hại của rượu.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Rượu vô cùng phổ biến ở nước ta, việc uống rượu trở thành 1 “văn hóa” không thể thiếu. Người già uống rượu, người trưởng thành uống rượu, đến cả người trẻ cũng uống rượu.

Mỗi năm nước ta tiêu thụ một lượng lớn rượu bao gồm cả rượu nhập khẩu và rượu sản xuất.

Nhiều năm liền, Việt Nam nằm trong top các nước tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới.

Chính vì sự tiêu thụ rượu khủng dẫn đến nhiều loại rượu giả làm từ cồn xuất hiện gây tổn hại sức khỏe khủng khiếp cho con người.

Hằng năm, tỉ lệ người tử vong do lái xe mà sử dụng rượu bia vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân gây ra những cuộc cãi vã.

b. Nguyên nhân

Do người dân nhận thức chưa cao, coi uống rượu là một nét văn hóa, không chỉ những dịp lễ tết mà còn trong các cuộc gặp gỡ, cuộc họp cũng lấy li rượu làm “lí do”.

Có nhiều nơi ở vùng cao, người ta uống rượu hàng ngày, trong những bữa ăn và cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người nếu không có rượu.

Do tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân mình của một số bộ phận người dân, muốn chứng tỏ bản thân mình hơn người bằng cách uống rượu.

Do nhà nước chưa có những biện pháp mạnh tay để xử lí những trường hợp uống rượu say gây ra hậu quả.

c. Hậu quả

Hằng năm, có nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng do rượu gây ra.

Việc uống rượu dẫn đến nhiều cuộc xô xát, cãi vã thậm chí là bạo lực vẫn đang xảy ra.

Bên cạnh đó, việc uống rượu còn gây tốn kém, mỗi loại rượu có một mức giá khác nhau từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đến vài triệu, thậm chí là trăm triệu đồng.

d. Biện pháp khắc phục

Trước hết, mỗi cá nhân cần biết tự điều khiển, kiềm chế bản thân để không uống quá nhiều rượu và tập thói quen “cai rượu”.

Người lớn cần có biện pháp dạy dỗ lớp trẻ về tác hại của rượu và khuyên nhủ con em mình tránh xa rượu bia.

Nhà nước cần có biện pháp cứng rắn để xử lí các trường hợp uống rượu say gây rối trật tự hoặc gây ra những hậu quả khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của rượu đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý bài nghị luận “hãy nói không với tệ nạn xã hội – tệ nạn cờ bạc” – Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn cờ bạc.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khái niệm

Cờ bạc là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình.

Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

b. Thực trạng

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh…

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn.

Những người tham gia thường ở trong những độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, và đặc biệt thường là những người đàn ông, con trai.

Hiện nay, với sự phát triển của Internet, hình thức đánh cờ bạc ngày càng tinh vi hơn, đó là đánh bài bạc qua mạng.

c. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của con người chưa cao, chưa hiểu về tác hại của cờ bạc, thậm chí có những người hiểu về tác hại của nó nhưng vẫn tham gia vì để muốn chứng minh bản thân mình hoặc muốn “gỡ lại những gì đã mất”.

Khách quan: do bị người khác lôi kéo, dụ dỗ,…

d. Hậu quả

Gây thiệt hại nặng nề về tiền của khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, bần cùng.

Chia rẽ tình cảm gia đình: gia đình phản đối đánh bạc sẽ gây ra xung đột, cãi vã.

Ảnh hưởng đến nhân cách, suy nghĩ, hành động của người tham gia đánh bạc,…

e. Giải pháp

Mỗi cá nhân tự ý thức được tác hại to lớn của cờ bạc và tránh xa chúng.

Gia đình và nhà trường cần xây dựng tư tưởng cho con em mình ngay từ nhỏ.

Nhà nước cần đặt ra nhiều quy định nghiêm khắc hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tệ nạn cờ bạc và rút ra bài học cho bản thân.

Văn mẫu nghị luận về chủ đề Nói không với tệ nạn xã hội 

Dưới đây là những bài văn mẫu nghị luận về vấn đề nói không với tệ nạn xã hội chi tiết nhất. Cùng với trang tài liệu tìm hiểu và chọn cách viết văn nghị luận sao cho thu hút người đọc nhé các bạn.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Mẫu 1

Chúng ta đang sống giữa những năm tháng thời bình thật tươi đẹp. Đất nước được mở rộng giao lưu với các quốc gia khác trên thế giới. Cùng với sự du nhập của nhiều nền văn hóa thì kéo theo đó là những tệ nạn xã hội ngày một gia tăng. Nếu như con người chúng ta không tự ý thức được mình, tự cảnh tỉnh mình và nói không với các tệ nạn xã hội thì sớm muộn gì đất nước cũng trở về thời kỳ lạc hậu, đói nghèo.

Nói chính xác thì tệ nạn xã hội là một vấn nạn của nước ta hiện nay. Tệ nạn xã hội chính là những hành vi trái với đạo đức xã hội, vi phạm những quy định của luật pháp và những hành vi ấy có thể gây nên những hậu quả khôn lường cho chính bản thân người thực hiện cũng như toàn xã hội. Điển hình cho những tệ nạn đó là hút chích, cờ bạc, mại dâm,… Trong số những tệ nạn ấy thì ma túy, hút chích là tệ nạn đáng báo động nhất hiện nay. Nó khiến cho con người ta lầm đường lạc lối và hủy hoại cả gia đình, xã hội.

Ma túy là một cái gì đó vô cùng khiếp sợ. Nó khiến cho con người ta nếu đã dính vào thì chẳng thể nào từ bỏ được. Dần dần, người ta sẽ không còn là mình nữa. Sẽ sống như một con ma vật vờ nếu không phê thuốc thì sẽ là gào thét điên cuồng vì đói thuốc. Cơ thể dần trở nên hốc hác, xanh xao và tâm tính thì bất ổn. Để có tiền mua thuốc, người ta sẵn sàng làm những việc xấu như trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, hành hung người khác. Những người nghiện ma túy tuổi đời thường rất ngắn. Đa phần trong số họ đều bị sốc thuốc mà chết. Nếu không thì ma túy cũng ăn mòn từng người, khiến họ mắc các căn bệnh mà kinh khủng nhất là AIDS. Người nghiện ma túy trở thành gánh nặng của gia đình, gánh nặng của xã hội. Không chỉ họ bị xã hội xa lánh mà những người thân của họ cũng phải chịu hệ lụy tương tự. Một xã hội với những con người như vậy thì thử hỏi làm sao có thể phát triển được đây.

Xung quanh chúng ta, hẳn đã có những người từng chứng kiến cảnh chồng đánh vợ, cha đánh con chỉ vì nghiện rượu. Rượu cũng là một loại tệ nạn xã hội cần phải loại bỏ trong đời sống của con người. Khi say, con người ta không còn là chính mình nữa. Họ đánh đập, họ chửi bới cả những người thân của mình. Thậm chí có không ít trường hợp lái xe trong tình trạng thiếu tỉnh táo và hệ quả tất yếu là gây ra tai nạn giao thông. Nó không chỉ khiến họ mất mạng mà còn làm nguy hại đến cuộc sống của người khác.

Rồi còn biết bao nhiêu tệ nạn khác trong xã hội nữa. Chẳng hạn như người hút thuốc lá quá nhiều khiến cho những người xung quanh hít phải và mắc bệnh về phổi. Người cha hút thuốc lá cũng có thể khiến đứa con trong bụng vợ của mình bị dị tật hay từ khi đang thành hình.

Chúng ta có thể ngăn chặn được tệ nạn xã hội hay không? Có, chúng ta hoàn toàn có thể. Tôi và bạn, chúng ta đều là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta nắm vận mệnh đất nước trong lòng bàn tay. Vì vậy nếu chúng ta có ý thức nói không với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền nó đến với những người thân chúng ta thì chắc chắn là tệ nạn sẽ bị đẩy lùi. Nếu gia đình có người thân bị nghiện, hãy đưa họ ngay vào trại cai nghiện. Đừng nghĩ rằng để họ ở nhà và mua thuốc cho họ hút là thương họ. Đó là đang hại họ một cách từ từ. Đó cũng là đang tự hại chính mình và xã hội. Nếu gia đình có người nghiện rượu, nghiện thuốc, hãy khuyên họ nên từ bỏ. Hãy lấy những ví dụ về hậu quả của các tệ nạn ấy để họ thấy rằng hành vi của họ là xấu.

Khi đi ra ngoài đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp những biển hiệu có dòng chữ “Nói không với tệ nạn xã hội”. Giữa dòng đời hối hả, có thể có nhiều người không để ý tới những tấm biển như vậy. Tại sao chúng ta không thử tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ với chính người thân của mình để cùng chia sẻ về tác hại của rượu, bia, ma túy, thuốc lá,… nhỉ. Chắc chắn sẽ vô cùng bổ ích và lý thú.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Mẫu 2

Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay.

Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất kiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.

Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nơi đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình…

Ma túy không chỉ gây tác hại đối với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp giật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.

Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Mẫu 3

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẳng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít… Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.

Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! ạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi… Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chủng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kỹ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!

Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.

Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thỏa mãn cơn nghiện, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma túy bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh ” nhàn cư vi bất thiện”, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.

Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Mẫu 4

Học sinh là lứa tuổi của sự tò mò hiếu động và mong muốn khám phá những điều mới lạ nhưng học sinh rất dễ bị sa ngã. Dựa vào đó các tai họa của nhân loại như cờ bạc, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy đã nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong môi trường thanh niên. Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu tác hại của cờ bạc, ma túy và các văn hóa phẩm không lành mạnh có tác hại thế nào với lứa tuổi thanh niên học sinh.

Tuổi thanh thiếu niên chúng em là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Có nhiều thành ngữ, tục ngữ ca ngợi tuổi này như “Tuổi trăng tròn”, “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Đó là lứa tuổi mà thể lực phát triển đến mức tối đa, đầu óc chứa đầy những ước mơ cao đẹp, khao khát cống hiến, hy sinh.

Tuổi chúng em cũng là lứa tuổi có sức tiếp thu nhạy bén, ham tìm hiểu khoa học kĩ thuật nước ngoài, thích cái mới. Nhưng ngược lại, tuổi thanh niên cũng có những khuyết điểm như ham vui, dễ sa ngã, thân thiết với bạn bè, nhưng không biết phân biệt kẻ tốt người xấu.

Chính vì thế mà có những nguy cơ đang rình rập, nhiều cạm bẫy đang chờ đợi chúng em. Đó là hiểm họa cờ bạc, ma tuý, và văn hóa phẩm không lành mạnh. Vậy, chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu vấn đề này!

Cờ bạc là những trò chơi dựa vào sự may rủi, người chơi cờ bạc ban đẩu xuất phát từ giải trí nhưng sau đó bị “máu tham” nổi lên,không thể nào dừng lại được nữa! Hình thức của cờ bạc là sử dụng những lá bài tây, hoặc dựa vào xổ số để ghi đề, có người lại dựa vào những trận bóng đá hay những trận đua ngựa để “cá cược”. Tất cả đều là những hình thức khác nhau của cờ bạc mà thôi! Cờ bạc ngày xưa có hình thức đơn giản hơn, nhưng cũng làm cho bao người khánh kiệt, nhà tan cửa nát. Con mất cha, vợ mất chồng, cổ tích Việt Nam còn kể về những người đàn ông mê cờ bạc, mất hết tiền của, nhà đất rồi còn đem vợ đẹp ra mà đánh bạc!! Xem thế mới thấy cờ bạc có một “ma lực” thật đáng sợ! Người xưa có câu:

“Cờ bạc là bác thằng bần

Áo quần bán hết, tra chân vào cùm”

Các học sinh, thanh niên chúng em nên lánh xa trò cờ bạc, vì trong giới này còn những tay chơi chuyên nghiệp, luôn lừa gạt những người mới vào để lấy tiền kẻ ngây thơ. Đó là loại người “cờ gian bạc lận” mà không thể nào chúng ta thắng nổi họ!

Gần đây, thanh niên lại phải đối đầu với nguy cơ mới trên toàn thế giới: Ma túy!

“Ma” là cây gai, nghĩa bóng còn chỉ thói quen không thể chừa được. “Tuý” là say. Ma tuý là chất gây say, gây nghiện, không thể chừa bỏ được khi đã vướng vào. Nó là một danh từ chỉ chung các chất: cần sa, cocain, á phiện, heroin và các chất kích thích khác như xì cọt, bồ đà, thuốc lắc… Theo lời những nạn nhân đã mắc vào ma túy thì nó có sức hấp dẫn một cách đáng sợ vì khi hút vào, nó làm người hút có một cảm giác lâng lâng kì lạ. Những cạm bẫy tai hại của ma túy là khi đã hút vài lần thì không thể nào bỏ được nữa. Con nghiện bị cồn cào, cơn nghiện hành hạ thể xác đến độ mất hết lương tri, bằng mọi cách, người nghiện phải có thuốc, dù cho phải ăn cắp, cướp giật hay là giết người, lừa gạt thân nhân để kiếm tiền hút chích! Họ có thể hành hung những người xung quanh, người thân của chính mình mà không có ý thức. Căn bệnh nghiện ma túy ấy đã làm mất đi lý trí của người con ngoan, người anh tốt trong cộng đồng để trở thành con nghiện nguy hiểm.

Trong lúc chính quyền các nước và bao tổ chức an ninh chống buôn bán ma túy thì các con buôn thế giới sẵn sàng bỏ bao nhiêu tỷ đô la và súng đạn, giết bao nhiêu người để buôn ma túy, vì số tiền lời là khổng lồ!

Con nghiện thường dùng nó dưới hình thức hút, chích để thỏa mãn cơn nghiện. Những kẻ khi đã nghiện thì đê mê, mất tỉnh táo về tinh thần, làm mất những kháng thể trong cơ thể, từ đó cơ thể suy nhược chỉ vì những chứng bệnh rất thông thường. Sự thiếu thuốc làm cho con nghiện mất hết lý trí, bị vật vã dữ dội và phải tìm mọi cách có tiền để thỏa mãn cơn nghiện bằng cách xin, mượn, lừa đảo, ăn cắp. Các thanh niên, học sinh khi đã đi vào con đường nghiện ngập sẽ đi cướp giật của người khác, thậm chí không ngần ngại hành hung người thân quen quanh mình để có được tiền đi hút. Việt Nam ta là một nước đang phát triển nên ma túy vẫn còn hoành hành khắp Bắc Nam… Mới đây ở Thị Nghè một thanh niên đang trong cơn nghiện đòi tiền của mẹ để đi hút, người mẹ không cho, con nghiện đã đốt nhà và trong lúc sơ sẩy hắn đã bị điện giật chết trên nóc nhà mình. Đó là một trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Trong thời gian tiêm chích người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, đánh mất nhân cách đạo đức và nguy hiểm nhất là có khả năng lây nhiễm cho người khác, làm lây lan dịch AIDS. Đối tượng học sinh là mục tiêu hàng đầu của những kẻ dụ dỗ buôn bán ma túy. Và cũng vì tính tò mò hiếu kỳ mà các em rất dễ sa ngã.

Các lí do khác khiến thanh niên dễ sa vào ma tuý là họ có một lối sống thiếu lí tưởng, thừa tiền bạc, cha mẹ nuông chiều, thả lỏng, giải trí không lành mạnh và cặp kè với bạn xấu. Vì vậy Nhà nước ta cũng đã tuyên truyền, giáo dục học sinh và thực hiện các biện pháp nghiêm khắc với những học sinh có hành vi tuyên truyền buôn bán ma tuý.

Cai nghiện heroin không phải là dễ dàng vì ý chí con người dễ bị tàn lụi, không thể chống lại những cơn vật vã khổ cực của cơn đói thuốc (vã mồ hôi, co giật, cảm thấy như ngàn mũi kim đâm vào thịt, như triệu con giòi bò lúc nhúc trong thịt). Những người cai nghiện được sáu tháng, một năm, biết sự nguy hiểm của heroin đã làm khổ mình, gia đình mình hết sức, nhưng về nhà lại tái nghiện vì ý chí bị suy sụp.

Tác hại lớn nhất của heroin là dẫn đến HIV/AIDS: bao nhiêu người dùng một ống tiêm (chích) chỉ cần một người nhiễm HIV chích chung sẽ làm lây nhiễm qua đường máu cho kẻ khác một cách dễ dàng. Tuổi thọ của người nghiện heroin chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, có người chích xong lăn đùng ra chết. Làm sao mà không chết khi đưa chất độc với những tạp chất (pha chế thêm) vào mình. Nếu người nghiện heroin nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS vì cơ thể suy sụp. HIV nhân bản mỗi ngày 10 tỉ siêu vi khuẩn, chỉ cần vài tuần con người đã trở thành “con vật HIV”. Nếu có thời gian theo dõi báo chí, chúng ta sẽ lo sợ biết bao trước hiểm họa của ma túy. Những số liệu thanh niên nghiện hút ngày càng tăng. Nhiều tội phạm buôn bán ma tuý đã bị bắt. Nhiều tổ chức tốt hướng dẫn; giúp đỡ thanh thiếu niên đã được lập ra như: trung tâm cai nghiện Bình Triệu, trung tâm tư vấn sức khỏe cộng đồng, những tổ chức y tế dự phòng.

Điều nguy hiểm hơn nữa là các văn hóa phẩm không lành mạnh như những phim ảnh thiếu đạo đức, nhiều án mạng hoặc nhiều kích thích về bản năng thấp hèn đang được lưu truyền rộng rãi. Trước nó lan truyền vào việt Nam bằng những cuộn băng đĩa xách tay từ nước ngoài, bây giờ lan truyền bằng con đường Internet!

Thực sự nếu là một học sinh biết lựa chọn tư liệu, thì Internet là một phương tiện học tập hiện đại và phong phú. Nhưng đi vào internet khi chưa đủ kiến thức về môn vi tính, chúng ta sẽ bị những người xấu len lỏi vào máy tính của ta bằng những lá thư hấp dẫn, những phần thưởng và quà tặng bất ngờ thật lớn lao! Sau một cái click chuột của ta, là những trang web độc hại hiện ra, kèm vào đó là những virus được cài sẵn mà ta không biết hậu quả đến thế nào!

Ngay cả những trò chơi có vẻ hết sức “lành mạnh” là game online, nếu các học sinh biết sử dụng đúng mức là một sự thư giãn vui vẻ, tập cho trí tuệ sắc sảo. Nhưng nếu các học sinh nhịn tiền quà bánh, trốn thầy cô, cha mẹ vào một tiệm “game online” thường xuyên, mỗi ngày hai đến bốn giờ đồng hồ, thì kết quả học tập sẽ thế nào? Sức khỏe các em ấy sẽ ra sao nếu không phải là những gương mặt tiều tụy thiếu trí nhớ lúc kiểm tra bài và thiếu, ngủ thường xuyên?

Mong sao em và các bạn của mình tránh xa được các tệ nạn cờ bạc, ma túy AIDS và những văn hóa phẩm tồi tệ! Hãy nói không với các tệ nạn xã hội! Ước gì các học sinh chúng ta luôn yêu thích giải trí lành mạnh như là thể thao ca nhạc, du lịch, xem phim hoặc đọc sách. Những thứ giải trí ấy vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, vừa nâng cao kiến thức và đưa em đến những chân trời tuyệt diệu.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Mẫu 5

Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đem đến những giá những thay đổi trong cuộc sống con người. Bên cạnh việc mang lại những điều tốt đẹp và tích cực như đời sống của con người được nâng cao, trang thiết bị hiện đại được cải tiến,… là việc phát sinh những vấn đề tiêu cực. Một trong số những hiện tượng thể hiện rõ điều này là sự xuất hiện của tệ nạn xã hội với hệ lụy đáng báo động.

Tệ nạn xã hội là cụm từ dùng để chỉ những hiện tượng mang tính tiêu cực, trái với pháp luật và vi phạm các quy chuẩn, chuẩn mực xã hội như nghiện ngập, cờ bạc, hút chích, mê tín dị đoan,… Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, các tệ nạn này đang diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến ở mọi tầng lớp, đặc biệt là ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Dù là những chủ nhân tương lai của đất nước nhưng thế hệ trẻ lại dễ dàng rơi vào vòng xoáy cám dỗ của việc ăn chơi đua đòi và thích hưởng thụ.

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của tệ nạn là do những hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ ý thức của con người. Trước những cám dỗ, thử thách, con người không đủ bản lĩnh, tự tin để vượt qua; đồng thời, tâm lí lười lao động, thích ăn chơi hưởng thụ là con đường ngắn nhất khiến con người đặt chân vào thế giới u tối của tệ nạn.

Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Trước hết, tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, chẳng hạn như hút chích, nghiện ngập là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ mang tên HIV; rượu bia là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh như viêm gan, bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, và hàng loạt những vụ tai nạn giao thông thương tâm có liên quan đến việc tài xế sử dụng rượu bia khi lái xe…. Nhưng nghiêm trọng hơn, khi sa vào tệ nạn xã hội, con người sẽ dần bị tha hóa và suy đồi về đạo đức. Khi nghiện ngập, hút chích, những con nghiện sẽ mất dần ý thức, lí trí và tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng buồn xảy ra như trộm cắp và thậm chí là giết người cướp của. Thời gian gần đây, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việc nam ca sĩ Châu Việt Cường vì sử dụng ma túy quá liều, dẫn đến việc hoang tưởng và gây ra cái chết cho một cô gái trẻ. Và còn có vô số những vụ thảm án xảy ra mà nguyên nhân chính là do những ảo giác khi sử dụng ma túy. Như vậy, tệ nạn là một trong những cái nôi tiêu cực sản sinh, hình thành, nuôi dưỡng những đối tượng nguy hiểm và gây nguy hại đến nền an ninh, trật tự xã hội.

Từ những gì đã phân tích, có thể thấy rằng tệ nạn đã gây ra những hiểm họa khôn lường cho xã hội. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần đề ra những biện pháp, giải pháp cấp bách để hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Trước hết, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến về tác hại mà tệ nạn gây ra đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời, mỗi một con người cần nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy nguy hiểm do tệ nạn gây ra. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp quản lý, xử phạt để hạn chế sự phát triển của tệ nạn xã hội.

Như vậy, tệ nạn đã trở thành một trong những vấn nạn gây ra những hiểm họa khôn lường cho xã hội. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần nỗ lực đấu tranh chống lại những cạm bẫy bằng việc rèn luyện lối sống lành mạnh, tích cực cho bản thân.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tác hại của rượu – Mẫu 1

Mỗi chúng ta hẳn ai cũng có nhận thức đúng – sai, phải – trái, lợi – hại. Tuy nhiên, có một số vật dù ta biết là có tác hại với con người nhưng vẫn sử dụng chúng, thậm chí là sử dụng hàng ngày. Một trong số đó phải kể đến là việc uống rượu của con người.

Rượu vô cùng phổ biến ở nước ta, việc uống rượu trở thành 1 “văn hóa” không thể thiếu. Người già uống rượu, người trưởng thành uống rượu, đến cả người trẻ cũng uống rượu. Mỗi năm nước ta tiêu thụ một lượng lớn rượu bao gồm cả rượu nhập khẩu và rượu sản xuất. Nhiều năm liền, Việt Nam nằm trong top các nước tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới. Chính vì sự tiêu thụ rượu khủng dẫn đến nhiều loại rượu giả làm từ cồn xuất hiện gây tổn hại sức khỏe khủng khiếp cho con người. Hằng năm, tỉ lệ người tử vong do lái xe mà sử dụng rượu bia vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân gây ra những cuộc cãi vã.

Nguyên nhân của hiện tượng nghiện rượu đầu tiên phải kể đến là do người dân nhận thức chưa cao, coi uống rượu là một nét văn hóa, không chỉ những dịp lễ tết mà còn trong các cuộc gặp gỡ, cuộc họp cũng lấy li rượu làm “lí do”. Có nhiều nơi ở vùng cao, người ta uống rượu hàng ngày, trong những bữa ăn và cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người nếu không có rượu. Bên cạnh đó còn là do tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân mình của một số bộ phận người dân, muốn chứng tỏ bản thân mình hơn người bằng cách uống rượu.

Hằng năm, nước ta có nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng do rượu gây ra. Việc uống rượu dẫn đến nhiều cuộc xô xát, cãi vã thậm chí là bạo lực vẫn đang xảy ra. Bên cạnh đó, việc uống rượu còn gây tốn kém, mỗi loại rượu có một mức giá khác nhau từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đến vài triệu, thậm chí là trăm triệu đồng. Ngoài ra, trong rượu có chứa nhiều chất gây hại, phải kể đến đầu tiên là chất gây nghiện nicotin. Nhiều loại rượu có chứa cồn vượt quá mức cho phép gây ra độc tố cho người sử dụng,..

Để khắc phục tình trạng nghiện rượu, trước hết, mỗi cá nhân cần biết tự điều khiển, kiềm chế bản thân để không uống quá nhiều rượu và tập thói quen “cai rượu”. Người lớn cần có biện pháp dạy dỗ lớp trẻ về tác hại của rượu và khuyên nhủ con em mình tránh xa rượu bia. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp cứng rắn để xử lí các trường hợp uống rượu say gây rối trật tự hoặc gây ra những hậu quả khác.

Việc nghiện rượu không chỉ là việc của một cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến mọi người, đến chất lượng cuộc sống. Mỗi học sinh chúng ta hãy hãy động dù là nhỏ để hạn chế rác thải cũng như để trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tác hại của rượu – Mẫu 2

Rượu là một phương tiện để người ta có thể giao lưu với nhau, có thể xích lại gần nhau hơn. Xét về khía cạnh tâm lý, rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm xúc như cô đơn, đau buồn, vui sướng… Nhưng ít người trong số chúng ta biết được cái thứ “thuốc tiên hạnh phúc” này có những ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của bạn như thế nào. Hy vọng một vài tác hại của rượu sau đây sẽ giúp ích cho bạn nhiều

Việc lạm dụng kéo dài bia rượu có thể gây ra những tổn hại lâu dài đến sức khỏe của bạn. Những tác động này rất khó hồi phục và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Một số chứng bệnh do bia rượu gây ra: Bệnh thận, rối loạn trao đổi chất, bệnh về dinh dưỡng, ngộ độc, thoái hóa não, teo não, ung thư miệng, họng, thực quản, viêm dạ dày mãn tính, bệnh tim, ung thư vùng ruột trên, các bệnh về gan, loạn nhịp tim, giảm glucozơ, liệt dương, loãng xương, tác hại đến bào thai, viêm loét dạ dày…

Tim là cơ quan rất dễ bị tác động của bia rượu. Những người nghiện rượu luôn có huyết áp cao hơn người bình thường và dễ có nguy cơ đối mặt với các bệnh tim mạch. Một tác động thường thấy khác là, bia rượu làm giảm lượng máu cung cấp đến tay và chân. Bên cạnh đó, dùng bia rượu kéo dài còn có thể dẫn đến đột quỵ và tổn thương não. Nghiện rượu kinh niên là một trong hai nguyên nhân dẫn đầu gây ra tổn thương não. Nó làm cho não người co rút lại. Điều này làm cho các tế bào não chết dần đi, tác động đến trí nhớ, thính giác, khứu giác, thị giác, hóc môn.

Phụ nữ mang thai nên cảnh giác với tác động của bia rượu đối với thai nhi. Thai phụ uống bia rượu có thể tác động xấu đến bào thai. Bào thai có thể sẽ không nhận được oxi và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thai nhi còn có thể bị dị dạng do tác hại của bia rượu, chẳng hạn dị dạng ở mặt, các cơ quan khác, hoặc chậm phát triển trí tuệ.

Các độc chất trong bia rượu tác động vào các vi khuẩn trong đường ruột, làm giảm sút khả năng hấp thụ chất béo, cacbonhydrat, protein, axit folic và vitamin B12. Ngoài ra, bia rượu còn làm tăng nguy cơ dị ứng với thức ăn cũng như làm giảm khả năng đề kháng.

Uống nhiều rượu và uống thường xuyên rất có hại cho sức khỏe, trước mắt là mắc các chứng bệnh về gan nặng như gan thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan. Khi đó, mô gan không còn mịn như bình thường mà gồm toàn những mô xơ và không có chức năng thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bệnh huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và khả năng đột qụy cao. Rượu cũng làm rối loạn tiêu hóa và tăng các bệnh thuộc hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm tụy, loét dạ dày, ung thư miệng, lưỡi, hầu, thực quản, ruột. Người uống rượu thường không ăn uống điều độ và rối loạn tiêu hóa nặng.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tác hại của rượu – Mẫu 3

Trước khi nhận lời tới các bữa tiệc, cuộc vui, bạn hãy ghi nhớ số tác hại của rượu bia đối với các cơ quan và chức năng trong cơ thể cũng như với sức khỏe của mình và người thân.

Xét về khía cạnh tâm lý, rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm xúc như cô đơn, đau buồn, vui sướng… Nhưng ít người trong số chúng ta biết được cái thứ “thuốc tiên hạnh phúc” này có những ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của bạn như thế nào. Hy vọng một vài tác hại của rượu sau đây sẽ giúp ích cho bạn nhiều.

Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: Bia, nước giải khát có gas, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc trong và ngoài nước….. Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích) ngoài ra các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù.

Việc lạm dụng kéo dài bia rượu có thể gây ra những tổn hại lâu dài đến sức khỏe của bạn. Những tác động này rất khó hồi phục và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Một số chứng bệnh do bia rượu gây ra: Bệnh thận, rối loạn trao đổi chất, bệnh về dinh dưỡng, ngộ độc, thoái hóa não, teo não, ung thư miệng, họng, thực quản, viêm dạ dày mãn tính, bệnh tim, ung thư vùng ruột trên, các bệnh về gan, loạn nhịp tim, giảm glucozơ, liệt dương, loãng xương, tác hại đến bào thai, viêm loét dạ dày…

Để hiểu rõ tác hại của rượu ảnh hưởng tới cơ thể con người chúng ta đi tìm hiểu kỹ hơn một số tác hại điển hình của rượu bia như sau:

Bệnh viêm gan do rượu là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài trong khoảng thời gian 1 – 2 tuần với các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, ói, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Bệnh có thể diễn tiến đến xơ gan do rượu qua nhiều năm. Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương thường xuyên mà biểu hiện ban đầu bằng tình trạng gan nhiễm mỡ, nếu ngừng uống rượu ở giai đoạn này bệnh có thể tự khỏi. Trong một số trường hợp sau khi uống rượu, bia vào có cảm giác nhức đầu và dùng thuốc giảm đau với thuốc thông thường là Panadol, đây là điều hết sức nguy hiểm vì rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen như Panadol…

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tác hại của rượu – Mẫu 4

Sử dụng rượu bia là một thói quen của nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lí có thể đem lại cho con người cảm giác khoan khoái, lưu thông huyết mạch, là phương thuốc kết hợp để chữa trị một số bệnh tật… Song rượu bia là chất kích thích, gây nghiện, người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc dẫn đến tình trạng lạm dụng, nghiện ngập. Lạm dụng rượu bia có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Câu nói “Người chết đuối trong li cốc đông hơn người chết đuối dưới sông” của Ch. Cashier không chỉ là một cách nói ấn tượng về tác hại của bia rượu mà còn gợi ý cho chúng ta nhìn thẳng vào thực trạng lạm dụng bia rượu ở Việt Nam hiện nay.

Chết đuối trong li cốc là một cách nói hình ảnh về trạng thái con người lạm dụng đồ uống có cồn, bị chất kích thích làm suy giảm thể lực, tê liệt ý thức dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát, tai nạn, bệnh tật và cuối cùng là cái chết. Ch. Cashier đã đưa ra một sự so sánh tương phản: li cốc và sông hồ. về mặt hình thức, li cọc là một vật dụng rất nhỏ, con người không thể chết đuối trong đó. Còn sông hồ là những thực thể bao la, con người rất dễ bị chết đuối, bị nhấn chìm nếu chẳng may rơi xuống mà không có kĩ năng bơi. Nhưng chất lỏng ít ỏi trong chiếc ly nhỏ đó có tác động mạnh như thuốc độc, trong chốc lát có thể giết chết một đời người. Câu nói hài hước mà hàm súc, giàu hình ảnh của Ch. Cashier đã nhấn mạnh tác hại của bia rượu. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân dễ gây chết người hơn rất nhiều so với nạn chết đuối trên sông biển. Khẳng định của Ch. Cashier rất gần với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới rằng, rượu bia hiện là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với hơn 6.000 người chết mỗi ngày.

Rượu bia là chất kích thích mạnh, được ví ngang hàng với hê-rô-in về mặt độc hại và lệ thuộc. Rượu bia là chất chứa cồn (ethanol), khi vào cơ thể, etanol được thực quản, dạ dày, tá tràng hấp thu một phần nhỏ giúp cải thiện tình trạng tiêu hoá; phần lớn còn lại xuyên qua ruột non và lan tỏa đến tất cả bộ phận trong cơ thể. Rượu là nguyên nhân chính gây viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Rượu gây ra các rối loạn chức năng liên quan đến hệ tiêu hoá, tim mạch, sinh dục và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường. Rượu gây thiếu hụt dưỡng chất, trong đó có sự thiếu hụt vitamin B là nguyên nhân gây bệnh ở não, suy tim. Rượu gây nên hội chứng nhiễm độc bào thai, tăng nguy cơ dị tật và tác hại nhiều nhất đến não bộ thai nhi. Rượu bia là tác nhân gây ra các bệnh tâm thần như: tổn thương dây thần kinh ngoại biên, tâm thần phân liệt, tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm dẫn đến gia tăng các ý tưởng tự sát,…

Rượu bia còn là tác nhân làm rối loạn và suy giảm trí nhớ, làm tê liệt ý chí, cản trở và triệt tiêu sự sáng tạo ở con người. Rượu bia gây ức chế tới não khiến thông tin truyền đi chậm hơn, hoạt động của vỏ não bị rối loạn trầm trọng làm cho não không còn kiểm soát, điều chỉnh được hoạt động. Từ đó dẫn đến các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát, gia tăng sự liều lĩnh, kích thích tấn công xâm hại… Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ ẩu đả, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, tai nạn giao thông…

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tác hại của rượu – Mẫu 5

Có một câu chuyện được đăng tải trên mạng xã hội Facebook như sau: một anh bạn người Úc nói với một cậu người Việt Nam rằng điều anh ta cảm thấy sợ hãi nhất đối với đất nước chúng ta là có quá nhiều quán nhậu. Ở Úc không có nhiều. Ngoài việc anh ta thấy người Việt Nam tốn quá nhiều vào thời gian ở nơi đó, thì còn có một thực trạng là uống rất nhiều rượu bia. Chưa bàn về việc câu chuyện ấy nói đến vấn đề người Việt Nam đang lãng phí thời gian vào nơi quán nhậu thì chắc hẳn qua đây chúng ta cũng phần nào thấy được tác hại của rượu bia đối với cuộc sống của con người.

Rượu hay bia đều là những chất kích thích được làm từ ngũ cốc như gạo, ngô,… hay hoa quả, được lên men và chưng cất. Rượu bia chứa nhiều cồn nên khi uống vào làm tăng khả năng hưng phấn, … nếu dùng nhiều quá sẽ dẫn đến tình trạng say. Ngày nay rượu và bia đang là những thức uống phổ biến trên thế giới. Người ta dùng nhiều trong các dịp vui như cưới hỏi, lễ chúc mừng, gặp mặt, giao lưu, thậm chí buồn bã cũng dùng rượu để giải khuây. Thực chất nếu dùng ở mức độ vừa phải, hợp lý, cân bằng với thể trạng của mình thì rượu bia cũng có những tác dụng rất tốt như lưu thông máu, tiêu hóa tốt, đặc biệt là tạo nên niềm vui hoặc giải tỏa nỗi buồn. Tuy nhiên đa phần, việc chúng ta sử dụng rượu ngày nay đều không kiểm soát được, thậm chí tràn lan, quá mức gây nên những hậu quả đáng tiếc, khôn lường.

Đã có nhiều kiểm chứng khoa học cho thấy, rượu là thứ độc hại lớn nhất đối với sức khỏe con người. Rượu có ảnh hưởng đến tất cả hệ thống các cơ quan trên cơ thể của chúng ta. Ban đầu là hệ thần kinh – tổ chức đầu tiên và cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi uống rượu. Rượu làm giãn mạch máu não, tăng khối lượng não sinh ra nói nhiều, sau đó làm tăng độ ức chế gây mất thăng bằng nên dễ gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông. Thậm chí ức chế lan rộng còn gây làm giảm nhịp tim, nhịp thở, hạ thân nhiệt, thiếu oxy… Nghiêm trọng có thể xảy ra tình trạng đột tử do tai biến hoặc đứt mạch máu não. Cơ quan thứ hai ảnh hưởng đó là hệ hô hấp. Rượu sẽ làm viêm dây thanh quản, khiến giọng khàn đục, tác động trực tiếp đến phổi, gây viêm phổi. Cơ quan thứ ba là hệ tiêu hóa. Nếu uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm việc tiết dịch vị ở dạ dày gây kích thích ăn ngon, lâu dần sẽ mất và gây ra cảm giác chán ăn, mệt mỏi, nặng có thể bị viêm dạ dày. Thứ tư là tim mạch. Trong điều kiện sống như nhau, nhưng người thường xuyên uống rượu có khả năng bị cao huyết áp cao hơn gấp 3 – 4 lần người bình thường. Điều đó còn chưa kể, rượu thấm vào máu sẽ làm trương nở hồng cầu dẫn đến việc bị chậm lưu thông máu, có thể bị nhồi máu cơ tim, thậm chí gây ra hiện tượng đột tử đối với người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp. Và thứ năm, tác động nghiêm trọng nhất của rượu đó là tới gan. Gan là cơ quan đào thải chất độc trong cơ thể. Có đến 90% lượng rượu hấp thu vào máu được chuyển hóa ở gan. Người uống rượu thường xuyên sẽ tàn phá các tế bào gan, gây ra hiện tượng xơ gan, viêm gan, suy gan và nặng hơn là dẫn tới ung thư gan.

Có lẽ khó có thể kể hết những tác hại mà rượu gây ra đối với sức khỏe con người, nhưng những con số biết nói, những vụ việc hằng năm xảy ra mà nguyên nhân từ rượu là có thật. Bác Hồ của chúng ta từng tố cáo tội ác của giặc Pháp năm xưa qua việc chúng đã đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện. Bởi đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt giống nòi.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại, tiệc tùng, quán xá, nhậu nhẹt,… là những điều quá dễ dàng. Ở

một góc độ tiêu cực, chúng góp phần hủy hoại dần dần nếp sống, nhân cách con người. Mải ăn uống, nhậu nhẹt dẫn đến việc lười lao động. Hình ảnh những “con sâu rượu” bê tha, nhếch nhác, thảm hại chắc chắn sẽ khiến người khác suy nghĩ khác về nhân cách. Chưa kể đến tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, những vụ ẩu đả, xô xát,… gia tăng có sự đóng góp một phần không nhỏ từ rượu. Rồi người ta lấy cớ bàn bạc công việc, thương thảo làm ăn, thỏa thuận, ký kết hợp đồng… cũng nhờ đến chén rượu. Vậy có biết bao nhiêu những vụ bê bối

đã xảy ra và còn xảy ra? Câu nói “rượu trắng, đỏ mặt nhưng đen nhân cách” quả không sai.

Như đã nói rượu không hoàn toàn chỉ có tác động tiêu cực. Nó vẫn có lợi cho sức khỏe, tạo niềm vui, không khí thân mật, gần gũi trên bàn tiệc. Tuy nhiên, nó sẽ thực sự trở thành điều đáng sợ, độc hại nhất khi con người sử dụng nó quá đà, coi nó là thứ để đánh giá năng lực của người khác, biến nó trở thành công cụ cho những hành vi xấu. Đặc biệt là chúng ta sẽ tự hủy hoại chính cuộc đời mình khi nghiện rượu. Vì vậy, hãy biết cầm chừng khi sử dụng rượu để nó trở thành thứ làm cho cuộc sống của bạn thêm tốt đẹp hơn.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tệ nạn cờ bạc – Mẫu 1

Hiện nay, xã hội đang phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo đó là nhiều tệ nạn xã hội cũng từ đó leo thang. Một trong những tệ nạn gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống con người mà chúng ta cần tránh xa chính là tệ nạn cờ bạc.

Cờ bạc là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh… Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn. Những người tham gia thường ở trong những độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, và đặc biệt thường là những người đàn ông, con trai. Hiện nay, với sự phát triển của Internet, hình thức đánh cờ bạc ngày càng tinh vi hơn, đó là đánh bài bạc qua mạng.

Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức của con người chưa cao, chưa hiểu về tác hại của cờ bạc, thậm chí có những người hiểu về tác hại của nó nhưng vẫn tham gia vì để muốn chứng minh bản thân mình hoặc muốn “gỡ lại những gì đã mất”. Bên cạnh đó ta không thể không nhắc đến nguyên nhân khách quan là do bị người khác lôi kéo, dụ dỗ,…

Hậu quả của việc nghiện cờ bạc vô cùng nặng nề. Đầu tiên, cờ bạc gây thiệt hại nặng nề về tiền của khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, bần cùng. Ngoài ra, cờ bạc còn gây chia rẽ tình cảm gia đình: gia đình phản đối đánh bạc sẽ gây ra xung đột, cãi vã,… và ảnh hưởng đến nhân cách, suy nghĩ, hành động của người tham gia đánh bạc,…

Để đầy lùi tệ nạn cờ bạc, trước hết mỗi cá nhân cần tự ý thức được tác hại to lớn của cờ bạc và tránh xa chúng. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cần xây dựng tư tưởng cho con em mình ngay từ nhỏ. Nhà nước cũng cần đặt ra nhiều quy định nghiêm khắc hơn.

Phòng chống tệ nạn xã hội không phải ngày một ngày hai mà đạt được thành tựu, đó là một quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của bao cá nhân và tổ chức. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng sống tốt hơn một chút để đẩy lùi những tệ nạn xã hội không đáng có khỏi cuộc sống này.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tệ nạn cờ bạc – Mẫu 2

Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh… Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.

Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…

Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.

Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất định, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các em sa vào là điều bình thường.

Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.

Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tệ nạn cờ bạc – Mẫu 3

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiến thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”. Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như: tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh…

Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc “Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 – 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 – 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại” Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực “chiêu mộ” người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và “nhử” họ bằng những phần thường hấp dẫn… Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Quy định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phải trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp của mỗi chúng ta.

Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện… Rồi các nước láng giềng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nước nhà.

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung… Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạc bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh đế chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

Cờ bạc quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với bài bạc, xây dựng một mái trường, một xã hội thân thiện.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tệ nạn cờ bạc – Mẫu 4

Đất nước Việt Nam ta đang từng ngày vững bước trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thật đáng tự hào cho những gì chúng ta đã đạt được những thành tựu như ngày nay. Bên cạnh đó, ta không thể kể đến những tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước. Một trong số đó là tệ nạn cờ bạc, một vấn đề nhức nhối đối với xã hội cộng đồng hiện nay.

Trước tiên, ta cần tìm hiểu cờ bạc là gì? Cờ bạc là một loại hình giải trí của con người, nó là một trò chơi dựa vào sự may rủi, đỏ đen của người chơi, từ cờ bạc đó, người ta có thể kiếm tiền mà không phải lao động, làm việc. Nó là một loại trò chơi rất dễ gây nghiện, người tham gia vào khó dứt ra được và nó để lại hậu quả rất lớn đến chính bản thân họ cũng như những người xung quanh.

Cờ bạc hiện nay xuất hiện ở nhiều hình thức như: tổ tôm, đánh bài ăn tiền, xóc đĩa, cá cược, cá độ… Những người tham gia thường ở trong những độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, và đặc biệt thường là những người đàn ông, con trai. Hiện nay, với sự phát triển của Internet, hình thức đánh cờ bạc ngày càng tinh vi hơn, đó là đánh bài bạc qua mạng. Nó không chỉ gây khó dễ cho cơ quan chức năng mà nguy hiểm hơn nó thu hút được sự đông đảo của người tham gia một cách bí mật khó kiểm soát, và càng có nhiều người trẻ tham gia hơn, ngay cả những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Chắc hẳn chúng ta biết đến vụ đánh bạc tiền tỷ qua mạng xã hội gần đây, đã gây thiệt hại lớn cho nhà nước ta.

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến đánh bài bạc? Cờ bạc là một hình thức giải trí, nhưng nó đã bị biến tướng thành giải trí không lành mạnh. Nó có thể giúp con người kiếm được nhiều tiền mà không phải làm, và một khi đã như vậy nó khiến con người càng lấn sâu hơn vào đó, khó mà dứt ra được. Nó tạo cho người chơi cảm giác thích thú khi chiến thắng và có tiền. Thêm vào đó, xã hội cũng tồn tại rất nhiều kẻ xấu, họ dụ dỗ người khác tham gia vào bằng cách tạo cho họ nhiều điều kiện thuận lợi khi bắt đầu chơi và đắm chìm vào đó. Vì vậy, hiện nay cờ bạc vẫn còn xuất hiện trong xã hội.

Hậu quả mà cờ bạc để lại là rất lớn, là một chuỗi mắt xích dài. Trước tiên, đánh bài bạc phải có người thắng, người thua. Người thua sẽ mất tiền, rồi rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi, khiến tâm trạng họ suy sụp, ảnh hưởng đến sức khỏe, rồi cả gia đình của họ phải chịu chung số phận trả nợ thay. Cờ bạc còn dẫn đến tệ nạn như bạo hành gia đình thậm chí là cả giết người, bởi người chơi khi thua dễ xảy ra xích mích, khó làm chủ được bản thân và thường gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu những người trẻ bị rơi vào vòng vây của cờ bạc thì tương lai của họ sẽ rất tăm tối và mịt mù.

Hiện nay, Nhà nước ta đã chủ trương đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn vấn nạn này. Các cơ quan chức năng ngày một siết chặt, kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng các hành vi vi phạm. Tuyên truyền và ra sức tuyên truyền về vấn nạn này, giáo dục mọi học sinh, mọi công dân có một lối sống lành mạnh, làm ăn chính đáng…

Là những học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, trước tiên chúng ta cần phải học tập và biết phòng tránh các tệ nạn xã hội, đặc biệt với tệ nạn cờ bạc nói riêng và các tệ nạn khác nói chung. Hãy nói không với các tệ nạn, cùng chung tay xóa bỏ các tệ nạn, xây dựng một đất nước ngày một văn minh và giàu đẹp hơn.

Nghị luận hãy nói không với tệ nạn xã hội – Tệ nạn cờ bạc – Mẫu 5

Tệ nạn cờ bạc một hình thức cá cược thắng thua liên quan đến mặt tiền bạc là vấn đề xã hội nhức nhối đối với xã hội hiện nay. Để nắm bắt khái quát vấn đề xã hội này trước tiên ta cần nắm được khái niệm của nó. Nó là một trò chơi dựa vào sự may rủi, đỏ đen, của người chơi, từ cờ bạc đó, người ta có thể kiếm tiền mà không phải lao động, làm việc. Thậm chí họ có thể vì lợi ích tiền tài mà nó đem lại trước mắt mà càng dấn sâu vào vũng lầy đỏ đen mang tính chất ngẫu nhiên này.

Cờ bạc hiện nay xuất hiện ở nhiều hình thức như: tổ tôm, đánh bài ăn tiền, xóc đĩa, cá cược, cá độ… Hiện nay, với sự phát triển của Internet, hình thức đánh cờ bạc ngày càng tinh vi hơn, đó là đánh bài bạc qua mạng. Khi công nghệ phát triển bạn chỉ cần một chiếc smartphone cũng có thể ngồi ngay tại phòng để tham gia cờ bạc xuyên quốc gia. Thậm chí những đường dây đánh bạc online này có thể có quy mô cực kì lớn máy chủ được lắp ở một quốc gia khác gây khó khăn trong việc ngăn chặn tội phạm.

Những người tham gia thường ở trong những độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, và đặc biệt thường là những người đàn ông, con trai. Nó không chỉ gây khó dễ cho cơ quan chức năng mà nguy hiểm hơn nó thu hút được sự đông đảo của người tham gia một cách bí mật khó kiểm soát, và càng có nhiều người trẻ tham gia hơn, ngay cả những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chắc hẳn chúng ta biết đến vụ đánh bạc tiền tỷ qua mạng xã hội gần đây, đã gây thiệt hại lớn cho nhà nước ta.  Ví dụ một số vụ việc được nêu tại báo cáo như Công an Thái Bình phát hiện đấu tranh, triệt phá hai đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá trên mạng với số tiền đánh bạc từ 6.600 đến 8.400 tỷ đồng. Vậy nguyên nhân, nguồn gốc từ đâu dẫn đến đánh bài bạc?

Cờ bạc là một hình thức giải trí, nhưng nó đã bị biến tướng thành giải trí không lành mạnh. Nó có thể giúp con người kiếm được nhiều tiền mà không phải làm không phải lao động vất vả và một khi đã như vậy nó khiến con người càng lấn sâu hơn vào đó, khó mà dứt ra được. Nó tạo cho người chơi cảm giác thích thú, phấn khích khi chiến thắng và có tiền. Thêm vào đó, xã hội cũng tồn tại rất nhiều tội phạm, họ dụ dỗ người khác tham gia vào bằng cách tạo cho họ nhiều điều kiện thuận lợi khi bắt đầu chơi và đắm chìm vào đó. Có thể họ sẽ cho bạn mượn tiền lần đầu với lãi suất bằng không. Vì vậy, hiện nay cờ bạc vẫn còn xuất hiện trong xã hội.

Hậu quả mà cờ bạc để lại là vô cùng nghiêm trọng, là một chuỗi mắt xích dài liên tiếp và logic dẫn đến các tệ nạn khác. Trước tiên, đánh bài bạc phải có người được, người mất. Người thua sẽ mất tiền, rồi rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi, khiến tâm trạng họ suy sụp, ảnh hưởng đến sức khỏe,ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế gia đình. Cờ bạc còn dẫn đến tệ nạn như bạo hành gia đình thậm chí là cả giết người, bởi người chơi khi thua dễ xảy ra xích mích, mất kiểm soát bạn cảm thấy không cam tâm mình bị lừa khiến bạn gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu những người trẻ bị rơi vào vòng vây của cờ bạc thì tương lai của họ sẽ rất tăm tối và mịt mù, gần như nó sẽ phá hủy tương lai của một con người .

Là học sinh sinh viên, là thế hệ tương lai của đất nước hãy tập trung học tập tránh xa các tệ nạn xã hội nói chung tệ nạn cờ bạc nói riêng. Hãy nói không với các tệ nạn, cùng chung tay xóa bỏ các tệ nạn, xây dựng một đất nước phồn thịnh giàu đẹp văn minh.

Trên đây Trang tài liệu đã tổng hợp một số bài văn mẫu gửi đến cho các bạn. Giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về cách làm bài văn nghị luận cũng như dạng nghị luận nói không với tệ nạn xã hội. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn lớp 8 được trangtailieu.com sưu tầm, chọn lọc để học tập tốt môn Ngữ nhé.