Docly

Đề Thi HSG Sử 9 Cấp Tỉnh 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử 9

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Bộ Đề Kiểm Tra 1 Tiết Vật Lí 9 Năm 2022 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi HSG Tiếng Anh Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có File Nghe Và Đáp Án
Đề Thi HSG Anh 9 (Vòng 2) Huyện Thanh Oai 2016-2017 Có Đáp Án Và File Nghe – Tiếng Anh Lớp 9
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 9 giữa kì 1 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 HK2 Trường THSC Tân Long Năm Học 2020-2021

Đề Ôn Thi HSG Môn Sử 9 Cấp Tỉnh 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.....................................

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2022 - 2023


ĐỀ THAM KHẢO

Môn: Lịch Sử

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: ........../................./2023

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1. (3.5 điểm)

Phân tích những nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế nước Mĩ và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2: (2,5 điểm)

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Vì sao nói: Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới?

Câu 3. (5,0 điểm)

a) Em hiểu thế nào là phong trào Cần Vương? Vì sao phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều tầng lớp xã hội tham gia?

b) Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương? Từ sự thất bại của phong trào này để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

Câu 4. (2.0 điểm)

Em hãy so sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu với chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh.

Câu 5: ( 3,0 điểm)

Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

+Hãy nêu các phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925 ?

+Em hãy cho biết phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son tháng 8/1925 có điểm gì mới so với phong trào công nhân trước đó ?

Câu 6: (4,0 điểm)

Trình bày những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1925. Theo em, công lao to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là gì? Tại sao?

---------------- Hết----------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu

Giám thị không giải thích gì thêm


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM



Môn: Lịch Sử

(HDC gồm 05 trang)

Câu

Nội dung

Điểm


Câu 1

Phân tích những nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế Mĩ và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

* Nguyên nhân chung

- Tận dụng, áp dụng có hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.

- Các công ty, tập đoàn năng động, có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

- Chính sách quản lý và điều tiết kinh tế của nhà nước hợp lý, hiệu quả.

* Nguyên nhân riêng

- Mĩ

+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

+ Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao.

+ Tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai muộn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác. Hơn nữa Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

- Nhật

+ Có nguồn lao động chất lượng về mọi mặt (văn hóa, giáo dục, đạo đức, tay nghề, con người được coi là vốn quý nhất…).

+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản ít, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

+ Biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

3.5




0.5


0.5


0.5



0.25


0.25



0.5



0.5


0.25

0.25


Câu 2

(2,5 điểm)

Nội dung

Điểm

*Quá trình hình thành và phát triển:

- Ngày 18/4/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” .

- Ngày 25/3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập.

- Ngày 1/7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời (từ sự hợp nhất ba tổ chức trên).

- Ngày 7/12/1991: Hiệp ước Maxtrich (Hà Lan) được ký kết, 1/1/1993: EC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (2007: tổng số có 27 thành viên).

Trong quá trình phát trình, EU có những hoạt động liên kết quan trọng: bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên (1979), hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân giữa các nước, sử dung đồng tiền chung...



0,25


0,25


0,25


0,25




0,25

*Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới:

Trong xu thế liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ sau CTTG thứ hai, EU ra đời và phát triển là một tổ chức tiêu biểu nhất.

EU không chỉ liên kết về kinh tế, tài chính mà còn trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh chung; khẳng định một tiến trình hình thành một liên minh cao với việc sử dụng đồng tiền chung, ngân hàng chung; thị trường chung, xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung…

Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới. Mặc dù hiện nay EU có những khó khăn nhất định, nhưng sự phát triển của EU rất mạnh mẽ và có tiềm năng lớn, cho nên EU là một tổ chức khu vực lớn nhất trên thế giới.




0,25




0,5





0,5


Câu 3

Nội dung

Điểm

a.*Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước, chống Pháp xâm lược do hưởng ứng “Chiếu Cần vương” diễn ra sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX...

* Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều tầng lớp xã hội tham gia vì:

- Các văn thân, sĩ phu lãnh đạo hưởng ứng Chiều Cần vương của vua Hàm Nghi đứng lên chống Pháp muốn khôi phục lại vương triều phongkiến...

- Chiều Cần vương phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta là đánh Pháp giành độc lập dân tộc...

- Nhân dân ta khâm phục tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân, sĩ phu...

0,5




0,5



0,5



0,5

b.* Nguyên nhân thất bại:

- Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.

- Chủ quan: các cuộc khỏi nghĩa chưa có sự liên kết, thiếu sụ chỉ huy thống nhất, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, đoản kết chồng ngoại xâm của các sĩ phu, Văn thân và nhân dân ta...

- Làm chậm quá trình bình định của Pháp và làm tiền đề cho phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX.

* Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam:

- Cách mạng muốn thắng lợi phải có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến với đường lối đúng đắn, sáng tạo…

- Xây dựng lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt...


0,5


0,5


0,5



0,5



0,5


0,5


Câu 4


(2.0 đ)

Nội dung

Điểm

- Điểm giống

+ Mục đích: Chủ trương khôi phục độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

+ Cả hai đều hạn chế bởi lập trường tư tưởng và khách quan của thời đại nên đều đi đến thất bại.

- Điểm khác

+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để duy tân, chống phong kiến thối nát. Phan Châu Trinh xem duy tân là tiền đề dẫn đến khôi phục quốc gia, độc lập dân tộc. Mục tiêu trước mắt là vận động duy tân, “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”, chứ chưa phải là đánh đổ thực dân Pháp. Xu hướng này được gọi là chủ trương cải cách.

+ Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản để chống Pháp. Phan Bội Châu xem khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, mở đường cho duy tân thắng lợi. Ông cho rằng, nhiệm vụ trước mắt là dùng vũ lực đánh đổ ách thống trị của ngoại bang. Xu hướng này gọi là chủ trương bạo động. Tuy nhiên, ông không đối lập bạo động với cải cách như Phan Châu trinh.

+ Nếu Phan Châu Trinh nhất quán một phương châm, thì Phan Bội Châu, suốt cả một cuộc đời không từ một phương châm nào để miễn sao giành được độc lập cho dân tộc.


0.25


0.25




0.5






0.5




0. 5


Câu

Nội dung

Điểm

Câu 5

(3.0đ)

*Bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất

- Những năm đầu sau CTTG thứ nhất tuy các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát nhưng ý thức giai cấp đã phát triển làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn sau này.

- 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn đã thành lập Công Hội bí mật do cụ Tôn Đức Thắng đứng đầu

- Các cuộc đấu tranh của thủy thủ Pháp, Trung Quốc làm việc tại các cảng lớn: Hương cảng Áo Môn, Thượng Hải góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh.




0.25đ


0.25đ



0.25đ


* Những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam những năm 1919-1925:

- Năm 1922, đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc kỳ đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

- Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...

- Tháng 8/1925 cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn là quan trọng nhất với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.



0.25đ


0.5đ



0.5đ



* Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son tháng 8/1925 có điểm mới hơn với phong trào công nhân trước đó:

- Cuộc bãi công của Ba son có điểm mới là: công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tính đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc (kết hợp đấu tranh kinh tế với mục đích chính trị).

- Chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng (đấu tranh tự giác).





0.5đ




0.5đ



Câu

Nội dung

Điểm

Câu 6

(4.0đ)

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập để hoàn thành nhận thức của bản thân và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


0.5đ



* Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng:

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa.

- Người viết báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Đời sống công nhân, báo nhân đạo, và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Những sách báo này được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa và truyền bá tư tưởng cách mạng tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác -Lênin, làm thức tỉnh đồng bào trong nước.

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời pháp đi Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản.

- Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản và đọc tham luận tại đại hội... Trong giai đoạn này, những hoạt động của Ngừơi chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta. Những tư tưởng mà Người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này.


0.25đ






0.25đ



0.25đ



0.25đ



0.25đ


* Sự chuẩn bị về tổ chức:

- Cuối năm 1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.

- Tại Quảng Châu (Trung Quốc) Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) nồng cốt là nhóm Cộng sản đoàn nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống pháp và chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng vô sản.

Tổ chức hội VNCMTN

- Thành phần: Bao gồm tất cả những người Việt Nam từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, tán thành mục dích, kỷ luật của hội.. thì được gia nhập Hội.

- Chủ trương: Thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, rồi sau đó tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tự do dân quyền, chia ruộng đất cho dân cày...

Hoạt động hội VNCMTN

- Năm 1925, xuất bản báo thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội.

- Báo Thanh niên và Đường cách mệnh được bí mật chuyển về nước có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, tổ chức quần chúng, nhờ đó đến năm 1929 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước.

- Năm 1928, Hội chủ trương "Vô sản hoá", đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà mày, hầm mỏ.... thúc đẩy nhanh sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam



0.25đ




0.25đ




0.25đ



0.25đ



0.25đ



0.25đ




0.25đ

Công lao to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam.

- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt nam: Đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

- Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn trên Người đã chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.





0.25đ



0.25đ




*Ghi chú :

- Đây là hướng dẫn chấm cơ bản, nếu học sinh diễn đạt khác nhưng hợp lý, thì giám khảo vận dụng cho điểm một cách linh hoạt, nhưng không vượt quá khung điểm của mỗi câu.


Ngoài Đề Ôn Thi HSG Môn Sử 9 Cấp Tỉnh 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề thi HSG Sử 9 cấp tỉnh là một tài liệu quan trọng và hữu ích để học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi Học sinh giỏi môn Lịch sử. Đề thi này được thiết kế theo đúng chương trình học của môn Lịch sử lớp 9, bao gồm các nội dung quan trọng trong chương trình.

Đề thi bao gồm nhiều dạng câu hỏi khác nhau như trắc nghiệm, tự luận, điền vào chỗ trống, và phân tích tài liệu lịch sử. Các câu hỏi được xây dựng theo cấu trúc và độ khó tương ứng với khả năng của học sinh lớp 9, giúp họ áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán và vấn đề lịch sử.

Đáp án đi kèm trong đề thi giúp học sinh tự kiểm tra kết quả và tự đánh giá năng lực của mình. Ngoài ra, đáp án cũng cung cấp giải thích và lời giải chi tiết cho các câu hỏi, giúp học sinh hiểu rõ cách giải quyết và giải thích đáp án.

>>> Bài viết có liên quan:

Đề Thi Học Kỳ 2 Vật Lý 9 Năm Học 2019-2020 Trường THCS Bản Luốc Có Đáp Án
Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Chung Sở GD Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án – Tiếng Anh Lớp 9
Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Chung Sở GD Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án – Tiếng Anh Lớp 9
Đề Thi HSG Vật Lý 9 Huyện Thanh Oai 2021 Vòng 1 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 1 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 9 Năm 2020 – 2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Bộ Đề Thi Vật Lý 9 HK2 Có Đáp Án – Vật lý Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 2 Tỉnh Quảng Nam – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 1
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 2