Đề Thi Môn Lý Lớp 6 Học Kì 2 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án Chi Tiết
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Đề Thi Môn Lý Lớp 6 Học Kì 2 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án Chi Tiết – Vật Lí Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: VẬT LÝ 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Lỏng, rắn, khí C.Khí, lỏng, rắn.
B. Khí, rắn, lỏng D. Rắn, lỏng, khí.
Câu 2: Nhiệt kế là thiết bị dùng để
A. đo thể tích B.đo chiều dài.
C.
đo khối lượng D. đo nhiệt độ
Câu 3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất đó
A. vẫn tăng B. giảm xuống
C. mới đầu tăng, sau giảm D. không thay đổi
Câu 4: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây ?
A. Chất lỏng biến thành hơi. B. Chất khí biến thành chất lỏng.
C. Chất rắn biến thành chất khí. D. Chất lỏng biến thành chất rắn.
Câu 5: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng
A. luôn tăng C. không hề thay đổi
B. luôn giảm D. vừa tăng vừa giảm
Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Tuyết rơi C. Làm đá trong tủ lạnh
B. Rèn thép trong lò rèn. D. Đúc tượng đồng.
Câu 7: Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:
Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.
Câu 8: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi
nước trong cốc càng nhiều. C. nước trong cốc càng nóng.
nước trong cốc càng ít. D. nước trong cốc càng lạnh.
Câu 9: Mây được tạo thành từ
A. nước bay hơi C. nước đông đặc
B. khói D. hơi nước ngưng tụ
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường
B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi
C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước.
D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước
Câu 11: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ
A.thể rắn sang thể lỏng C.thể hơi sang thể lỏng
B. thể lỏng sang thể rắn D.thể lỏng sang thể hơi
Câu 12: Nước đông đặc ở nhiệt độ
A. 00C. C. – 100C.
B. 1000C. D. 100C.
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
a) Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
b) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ?
Câu 2: ( 2 điểm)
Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi
Câu 3: ( 2 điểm)
a) Tại sao vào mùa nóng cây rụng lá ?Tại sao ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai?
b) Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Câu 4: (1 điểm) Tại sao khi rót đột ngột nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ bị vỡ?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
D |
D |
A |
C |
B |
D |
C |
D |
A |
C |
A |
Điểm |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu |
Nội dung đáp án |
Điểm |
13 (2 điểm) |
a) - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thẻ lỏng gọi là sự ngưng tụ. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
14 (2 điểm) |
- Giống nhau: Giữa sự bay hơi và sự sôi đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí - Khác nhau: Sự bay hơi chỉ xảy ra trên bề mặt của chất lỏng và ở bất kì nhiệt độ nào còn sự sôi là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng và ở một nhiệt độ xác định |
1,0 0,5 0,5 |
15 (2điểm) |
Ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai để giảm diện tích thoát nước. b) Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt đọng trên lá. |
0,5 0,5
1,0 |
16 (1điểm) |
Khi ta rót đột ngột nước sôi vào thành cốc dày, thành thủy tinh phía bên trong tăng nhiệt độ đột ngột lên cao làm cho thành bên trong giãn nở vì nhiệt nhiều. Trong khi đó, do không tiếp xúc trực tiếp với nước sôi nên thành bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thành bên trong do đó dãn nở vì nhiệt ít hơn. Hai thành cốc giãn nở vì nhiệt không đều nhau nên cốc bị vỡ |
0,5
0,25
0,25 |
Ngoài Đề Thi Môn Lý Lớp 6 Học Kì 2 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án Chi Tiết – Vật Lí Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề Thi Môn Lý Lớp 6 Học Kì 2 Năm Học 2020-2021 là một bộ đề thi được thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh lớp 6 trong môn Lý. Đề thi này bao gồm một loạt các câu hỏi và bài tập với độ khó và đa dạng tương ứng với nội dung đã được học trong suốt kỳ học.
Bộ đề thi cung cấp các câu hỏi về các chủ đề chính trong môn Lý như cơ học, nhiệt độ và nhiệt năng, ánh sáng và âm thanh, vật lý đại cương và các khái niệm cơ bản khác. Mỗi câu hỏi được đặt sao cho yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức, phân tích và giải quyết các vấn đề trong môi trường học tập và thực tế.
Bộ đề thi đi kèm với đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Ngoài ra, các đáp án cũng đi kèm với lời giải thích cụ thể, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các bước giải quyết và cách áp dụng kiến thức vào từng bài tập.
>>> Bài viết có liên quan