Công thức tính tổng dãy số cách đều và không cách đều
Công thức tính tổng dãy số là gì, Trang Tài Liệu đưa ra phương pháp và các ví dụ cụ thể, giúp các em học sinh tiểu học ôn tập và củng cố kiến thức về dạng toán tính tổng của dãy số có quy luật. Tài liệu học tập Toán lớp 5 này có các bài tập tự luyện, các em có thể thực hành ngay sau khi nắm bắt kiến thức. Chúc các em học tốt.
Mục lục
Bài toán tính tổng dãy số là gì?
Bài toán tính tổng dãy số là bài toán cho một dãy số gồm nhiều số hạng. Trước mỗi số hạng trong dãy có thể là dấu cộng hoặc dấu trừ, nên dãy số có thể chứa cả những số hạng mang dấu cộng và cả những số hạng mang dấu trừ.
Ví dụ:
Dãy số thứ nhất: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + … + 99 + 100
Dãy số thứ hai: 1 – 2 + 3 – 4 + 5 – … – 100 + 101
Công thức tính tổng dãy số cách đều
Tính số số hạng của dãy
Số số hạng của dãy = (Số hạng cuối – Số hạng đầu) : Đơn vị khoảng cách + 1
Ví dụ: Dãy số 1 + 2 + 3 + 4 + … + 99 + 100
Số số hạng của dãy số trên là:
(100 – 1) : 1 + 1 = 100 (số hạng)
Trong đó:
- 100 là Số hạng cuối
- 1 là Số hạng đầu
- 1 là đơn vị khoảng cách giữa các số hạng của dãy
Công thức tính tổng dãy số cách đều
Tổng của dãy số cách đều = (Số hạng đầu + Số hạng cuối) x Số số hạng của dãy : 2
Ví dụ: Dãy số 2 + 4 + 6 + … + 48 + 50
Số số hạng của dãy số trên là:
(50 – 2) : 2 + 1 = 25 (số hạng)
Tổng của dãy số cách đều trên là:
( 2 + 50 ) x 25 : 2 = 650
Trong đó:
- 2 là Số hạng đầu
- 50 là Số hạng cuối
- 25 là số số hạng của dãy
Công thức tính số cuối dãy số cách đều
Số cuối dãy số cách đều = Số hạng đầu + (số số hạng – 1) x Đơn vị khoảng cách
Ví dụ: Dãy số 1 + 3 + 5 + 7 + … có 25 số hạng. Tìm số hạng cuối của dãy số trên?
Số hạng cuối của dãy số trên là:
1 + ( 25 – 1) x 2 = 49
Trong đó:
- 1 là số hạng đầu của dãy số
- 25 là số số hạng của dãy số
- 2 là đơn vị khoảng cách
Công thức tính số đầu dãy số cách đều
Số đầu dãy số cách đều = số hạng cuối – (số số hạng – 1) x Đơn vị khoảng cách
Ví dụ:Tìm số hạng đầu tiên của dãy số cách đều biết dãy có 50 số hạng, số cuối bằng 100, khoảng cách giữa hai số liên tiếp trong dãy là 2 đơn vị.
Số hạng đầu của dãy số cách đều đó là:
100 – ( 50 – 1 ) x 2 = 2
Trong đó:
- 100 là Số hạng cuối
- 50 là Số số hạng
- 2 là Đơn vị khoảng cách
Công thức tính trung bình cộng của dãy số cách đều
Trung bình cộng của dãy số cách đều = Tổng của dãy số : Số số hạng
Ví dụ: Dãy số 1 + 2 + 3 + 4 + … + 99 + 100
Số số hạng của dãy số trên là:
( 100 – 1) : 1 + 1 = 100 (số hạng)
Tổng của dãy số trên là:
( 1 + 100) x 100 : 2 = 5050
Trung bình cộng của dãy số trên là:
5050 : 100 = 50,5
Trong đó:
- 5050 là tổng của dãy số
- 100 là số số hạng
Lưu ý
– Đối với dạng bài toán tính tổng dãy số cách đều thì chúng ta cần tập trung xác định số hạng đầu, số hạng cuối và số số hạng của dãy số, hai số liên tiếp trong dãy số cách nhau bao nhiêu đơn vị (đơn vị khoảng cách)
– Trong bài toán có số số hạng là số lẻ thì số ở giữa bằng (số cuối + số đầu) : 2
– Tùy vào từng bài toán cụ thể và việc dãy số tăng dần hay giảm dần để áp dụng công thức một cách hợp lý.
Công thức tính tổng dãy số không cách đều
Dãy số không cách đều là dãy số Fibonacci hoặc tribonacci. Dãy số có tổng ( hiệu) giữa hai số liên tiếp là một dãy số
Ví dụ: Tính A = 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4+….+n x (n + 1)
Lời giải
3 x A = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 3 + 3 x 4 x 3+…+n x (n + 1) x 3
= 1 x 2 x (3 – 0) + 2 x 3 x (4 – 1) + 3 x 4 x (5 – 2)+….+n x (n + 1) x [(n + 2) – (n + 1)]
= 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 – 1 x 2 x 3 + 3 x 4 x 5 – 2 x 3 x 4+….+n x (n + 1) x (n + 2) – (n – 1) x n x (n + 1)
= n x (n + 1) x (n + 2)
=> A = n x (n + 1) x (n + 2) : 2
Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính tổng của dãy số: 1, 5, 9, 13, 17, …. (có 80 số hạng)
Nhận xét: Đây là dãy số cách đều, hai số liên tiếp cách nhau 4 đơn vị
Lời giải:
Số cuối của dãy số gồm 80 số là: 1 + (80 – 1) x 4 = 317
Tổng của dãy số là: (317 + 1) x 80 : 2 = 12720
——–
Bài 2: Tỉnh tổng của dãy số 1 + 2 + 3 + … + 98 + 99
Nhận xét: Đây là dãy số gồm các số tự nhiên liên tiếp cách nhau 1 đơn vị
Lời giải:
Số số hạng của dãy là: (99 – 1) : 1 + 1= 99 (số)
Tổng của dãy số là: (99 + 1) x 99 : 2 = 4950
——–
Bài 3: Tính tổng A = 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 + …+ 98 x 99 + 99 x 100
Nhận xét:
Ta thấy 1 x 2 = 2, 2 x 3 = 6, 3 x 4 = 12,… đây không phải là dãy số cách đều
Lời giải:
3 x A = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 3 + 3 x 4 x 3 + … + 98 x 99 x 3 + 99 x 100 x 3
= 1 x 2 x (3 – 0) + 2 x 3 x (4 – 1) + 3 x 4 x (5 – 2) + … + 98 x 99 x (100 – 97) + 99 x 100 x (101 – 98)
= 1 x 2 x 3 – 1 x 2 x 0 + 2 x 3 x 4 – 1 x 2 x 3 + 3 x 4 x 5 – 2 x 3 x 4 + … + 98 x 99 x 100 – 97 x 98 x 99 + 99 x 100 x 101 – 98 x 99 x 100
= 99 x 100 x 101
Suy ra
A= (99 x 100 x 101) : 3 = 333300
——-
Bài 4: Tính giá trị của T biết: T = 2 + 3 + 4 + 5 +….+ 2015
Lời giải
Dãy số trên có số số hạng là: (2015 – 1) : 2 + 1 = 1008
Giá trị của T là: (2015 + 2) x 1008 : 2 = 1016568
Đáp số: 1016568
——–
Bài 5: Tính tổng 40 số lẻ liên tiếp biết số lẻ lớn nhất trong dãy số là 2011?
Lời giải
Số hạng bé nhất trong dãy số đó là: 2011 – (40 – 1) x 2 =1933
Tổng của 40 số lẻ cần tìm là: (2011 + 1933) x 40 : 2 = 78880
Đáp số: 78880
——–
Bài 6: Một khu phố có 25 nhà. Số nhà cuả 25 nhà đó được đánh là các số lẻ liên tiếp, biết tổng của 25 số nhà của dãy số đó bằng 1145. Hãy cho biết số nhà đầu tiên của khu phố đó là số bao nhiêu?
Lời giải
Hiệu giữa số nhà cuối và số nhà đầu tiên là: (25 – 1) x 2 = 48
Tổng của số nhà cuối và số nhà đầu là: 1145 x 2 : 25 = 91,6
Số nhà đầu tiên trong khu phố đó là: (91,6 – 48) : 2 = 21,8
Đáp số: 21,8
——–
Bài 7: Tính M = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 +….+ (n – 1) x n x (n + 1)
Lời giải
4 x M = 1 x 2 x 3 x 4 + 2 x 3 x 4 x 4+ … + (n – 1) x n x (n + 1) x 4
= 1 x 2 x 3 x (4 – 0) + 2 x 3 x 4 x (5 – 1)+….+ (n – 1) x n x (n + 1) x [(n + 2) – (n – 2)]
= 1 x 2 x 3 x 4 + 2 x 3 x 4 x 5 – 1 x 2 x 3 x 4 +….+ (n – 1) x n x (n + 1) x (n + 2) – (n – 2) x (n – 1) x n x (n + 1)
= (n – 1) x n x (n + 1) x (n + 2)
=> M = (n – 1) x n x (n + 1) x (n + 2) : 4
———-
Bài 8: Tính N = 1.4 + 2.4 + 3.6 + 4.7+…+ n(n + 3)
Lời giải
Ta có: 1.4 = 1.(1 + 3) = 1.(1 + 1 + 2) = 1.(1 + 1) + 2.1
2.5 = 2.(2 + 3) = 2.(2 + 1 + 2) = 2.(2 + 1) + 2.2
3. 6 = 3.(3 + 3) = 3.(3 + 1 + 2) = 3.(3 + 1) + 2.3
4.7 = 4.(4 + 3) = 4.(4 + 1 + 2) = 4.(4 + 1) + 2.4
……………………..
N(n + 3) = n(n + 1) + 2n
Vậy N = 1.2 + 2.1 + 2.3 + 2.2 + 3.4 + 2.3+ … + n(n + 1) + 2n
= 1.2 + 2 + 2.3 + 4 + 3.4 + 6 + ….. + n(n + 1) + 2n
= [1.2 + 2.3 + 3.4 + …. + n(n + 1) + (2 + 4 + 6 +… + 2n)
Mà 1.2 + 2.3 + 3.4+ …. + n(n + 1) = n(n+1)(n+2)/3
2 + 4 + 6 + … + 2n = (2n + 2)n/2
=> N = n(n + 1)(n + 2)/3 + (2n + 2)n/2 = n(n + 1 )(n + 5)/3
Hy vọng bài viết trên đây của Trang Tài Liệu đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.