Docly

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn GDCD Trường Hồng Lĩnh (Lần 1)

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn GDCD Trường Hồng Lĩnh (Lần 1) – Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT GDCD 2022 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2)
Top 7 Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Có Đáp Án
Đề Thi Thử Giáo Dục Công Dân Năm 2022 Trường THPT Trần Phú Lần 1
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2023 Tiếng Anh THPT Hàn Thuyên Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý (Đề 9) Có Lời Giải Chi Tiết

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH


(Đề thi có 4 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021, LẦN THỨ 1

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: GDCD

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề thi : 485

Họ tên thí sinh:…………………………………………….

Số báo danh: ………………………………………………



Câu 1: Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Hiệu lực tuyệt đối. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Khả năng đảm bảo thi hành cao. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 2: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch ủy ban nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B. . Tuyên truyền pháp luật.

C. Thực hiện quy chế. D. Áp dụng pháp luật

Câu 3: Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng?

A. B và Y. B. Chỉ B đúng. C. X và B D. X và Y.

Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, các chủ thể kinh tế thường

A. đồng loạt tăng giá sản phẩm. B. thu hẹp quy mô sản xuất.

C. mở rộng quy mô sản xuất. D. đồng loạt tuyển dụng công nhân.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào

A. nguyện vọng của cá nhân, B. khả năng của mỗi người

C. sở thích riêng biệt D. nhu cầu cụ thể

Câu 6: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 7: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. lợi ích kinh tế của mình.

C. các quyền của mình. D. quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. bị tước quyền con người B. bị xử lí nghiêm minh

C. được giảm nhẹ hình phạt. D. được đền bù thiệt hại.

Câu 9: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

B. Pháp luật bắt buộc với cán bộ, công chức

C. Pháp luật chỉ bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.

D. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.

Câu 10: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữa từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quần chúng rộng rãi. B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính nhân dân và xã hội. D. Tính nghiêm minh của pháp luật.

Câu 11: Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm gi giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà tình nghĩa của xã, ông D làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan chức năng là anh V đã phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật?

A. Ông D, anh V và bà B. B. Ông D, anh N và anh V.

C. Anh V, anh N và bà B. D. Ông D, ông S và anh V.

Câu 12: Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào ?

A. Nhà nước quản lý công dân.

B. Nhà nước quản lý các tổ chức

C. Thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 13: Thực hiện pháp luật là hành vi

A. hợp pháp của cá nhân trong xã hội. B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. D. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Câu 14: Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tự ý nghỉ việc. B. Sử dụng ma túy.

C. Cổ vũ đánh bạc. D. Lấn chiếm vỉa hè

Câu 15: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về kinh tế.

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về chính trị.

D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 16: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 17: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về kinh tế.

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. công dân bình đẳng về chính trị.

Câu 18: Chị M là nhân viên công ty S, chị đã tiết lộ định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty cho công ty khác và gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản. Chị M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Dân sự và hành chính. B. Hình sự và dân sự

C. Kỉ luật và hình sự D. Kỉ luật và hành chính.

Câu 19: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

A. Sức lao động. B. Tư liệu lao động

C. Đối tượng lao động. D. Máy móc hiện đại.

Câu 20: Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi nội dung di chúc. B. Xóa bỏ các loại cạnh tranh.

C. Thu hồi giấy phép kinh doanh. D. Ủy quyền giao nhận hàng hóa.

Câu 21: Công ty móc khóa DL đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Công ty DL đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?

A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 22: Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B. Thực hiện quy chế.

C. Sử dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 23: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người?

A. Trình độ học vấn cao hay thấp. B. Khả năng về kinh tế, tài chính.

C. Các mối quan hệ xã hội. D. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh

Câu 24: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều

A. bình đẳng trước Nhà nước. B. bình đẳng về quyền lợi.

C. bình đẳng về nghĩa vụ D. bình đẳng trước pháp luật

Câu 25: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải

A. hủy bỏ mọi thông tin B. hủy bỏ đơn tố cáo.

C. chịu khiếu nại vượt cấp. D. chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 26: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính

A. bảo mật nội bộ. B. chuyên chế độc quyền.

C. bao quát, định hướng tổng thể. D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 27: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Thước đo giá trị. B. Quản lí sản xuất

C. Phương tiện cất trữ D. Tiền tệ thế giới

Câu 28: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và

A. trao đổi hàng hóa. B. công vụ nhà nước

C. giao dịch dân sự. D. chuyển nhượng tài sản.

Câu 29: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Quyền lực, bắt buộc chung. B. Quy phạm pháp luật.

C. Quy phạm phổ biến. D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 30: Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:

A. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Sự bất bình đẳng.

C. Sự không công bằng D. Sự mất cân đối.

Câu 31: Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện bình đẳng về

A. bổn phận. B. trách nhiệm. C. quyền D. nghĩa vụ.

Câu 32: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua

A. nhu cầu của người tiêu dùng B. Giá cả thị trường

C. số lượng hàng hóa thị trường D. nhu cầu của người sản xuất

Câu 33: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua

A. giá trị sử dụng. B. công dụng hàng hóa.

C. giá trị trao đổi. D. cá biệt.

Câu 34: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền hai trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỷ luật vừa vi phạm hình sự?

A. Ông H và anh Q. B. Ông H và chị B

C. Anh M, ông H, anh Q và anh K. D. Chị B, ông H và anh Q.

Câu 35: Cả ba doanh nghiệp M, N và Q cùng sản xuất một loại hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: Doanh nghiệp M là 6 giờ, doanh nghiệp N là 5,5 giờ, doanh nghiệp Q là 6,5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Doanh nghiệp nào dưới đây đã thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị?

A. Doanh nghiệp N. B. Doanh nghiệp M, N

C. Cả 3 doanh nghiệp M, N, Q. D. Doanh nghiệp M

Câu 36: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật. B. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.

C. Trình tự khoa học của pháp luật. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 37: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây?

A. Hạn chế tiêu dùng B. Kích thích tiêu dùng tăng lên.

C. Kích thích LLSX phát triển. D. Quyết định đến chất lượng hàng hóa.

Câu 38: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?

A. Thời gian lao động thực tế. B. Thời gian lao động cá biệt.

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết. D. Thời gian lao động của anh B.

Câu 39: Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nhân là

A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật.

C. áp dụng pháp luật. D. giáo dục pháp luật.

Câu 40: Luật giao thông đường bộ quy định, mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính uy nghiêm. B. Tính thống nhất.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------


ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

B

B

B

A

A

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

B

A

D

B

C

C

A

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

D

D

D

D

B

B

D

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

B

C

A

B

D

C

B

C

C




Ngoài Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn GDCD Trường Hồng Lĩnh (Lần 1) – Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT GDCD 2022 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn GDCD Trường Hồng Lĩnh (Lần 1) là một tài liệu quan trọng và hữu ích để học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân. Bộ đề thi này được thiết kế nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và nắm vững kiến thức trong lĩnh vực GDCD, đồng thời làm quen với cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi.

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn GDCD Trường Hồng Lĩnh (Lần 1) bao gồm các câu hỏi và bài tập đa dạng, phù hợp với nội dung và mức độ kiến thức của chương trình GDCD lớp 12. Mỗi câu hỏi và bài tập đều được trình bày rõ ràng và có giải thích chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ từng khía cạnh và ý nghĩa của các khái niệm trong GDCD.

Bộ đề thi này giúp học sinh tổng hợp và áp dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao khả năng phân tích, suy luận và đánh giá trong lĩnh vực GDCD. Đồng thời, nó cũng giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi thực tế, rèn luyện kỹ năng làm bài và quản lý thời gian.

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn GDCD Trường Hồng Lĩnh (Lần 1) cung cấp các đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh kiểm tra và đánh giá hiệu quả của mình, cũng như cung cấp cho họ một hướng dẫn rõ ràng và cách giải quyết tối ưu cho từng câu hỏi và bài tập.

>>> Bài viết có liên quan

Đề Thi Sử THPT Quốc Gia 2022 (Mã Đề 320) Có Đáp Án Chi Tiết
Đề Thi Thử Giáo Dục Công Dân 2022 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Có Đáp Án
Bộ Đề Thi THPT Quốc Gia Môn Tiếng Anh (Đề 1) Kèm Đáp Án Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý (Đề 8) Có Đáp Án và Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử Sở GD&ĐT Hà Nội (Lần 1) Có Lời Giải
Đề Thi Trắc Nghiệm Online GDCD 12 Năm 2022 Có Đáp Án (Đề 3)
Top 10 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán (Tập 2) Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Lý 2022 (Đề 7) Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử Trường Chuyên Hùng Vương (Lần 1)
Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Trường THPT Trần Phú Lần 2