Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 3) Có Đáp Án Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 3) Có Đáp Án Chi Tiết – Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2023 Lịch Sử được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 3 |
NĂM 2022 |
Câu 1. Cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản Đảng là báo
A. Thanh Niên. B. Búa liềm. C. Người cùng khổ. D. Nhân dân.
Câu 2. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa. B. Hội đồng Quản thác.
C. Quỹ Nhi đồng. D. Tổ chức Y tế Thế giới.
Câu
3.
Từ
năm 1965 đến năm 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến
tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A.
Việt Nam hóa chiến tranh.
B.
Đông
Dương hóa chiến tranh.
C. Chiến tranh cục bộ. D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 4. Trong thời gian 1945-1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. phá thế bị bao vây, cấm vận. B. mở rộng quan hệ đối ngoại.
C. xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật. D. khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Câu 5. Tháng 1-1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?
A. Đường 9-Nam Lào. B. Huế-Đà Nẵng.
C. Tây Nguyên. D. Đường 14-Phước Long.
Câu 6. “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A. Việt Nam Quốc dân Đảng. C. Hội Phục Việt.
B. Hội Hưng Nam. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 7. Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận năm 1960 là
A. Năm châu Phi nổi dậy. B. Năm châu Phi giải phóng.
C. Năm châu Phi thức tỉnh. D. Năm châu Phi.
Câu 8. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?
A. Toàn cầu hóa. B. Liên kết khu vực.
C. Hòa hoãn Đông - Tây. D. Đa cực, nhiều trung tâm.
Câu 9. Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?
A. Công nhân. B. Nông dân. C. Địa chủ. D. Tư sản.
Câu 10. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh đều là
A. thuộc địa của Anh, Pháp. C. những nước hoàn toàn độc lập.
B. thuộc địa kiểu mới của Mĩ. D. những nước thực dân kiểu mới.
Câu 11. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu
A. phát triển nhanh chóng. B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản được được phục hồi.
Câu 12. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ – Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ II là
A. Hiến pháp mới của Nhật Bản (1946).
B. Hiệp ước Hòa bình Xan Phranxixco (1951).
C. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951).
D. Học thuyết Phucưđa (1977).
Câu 13. An Nam cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Lập hiến. D. Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 14. Bản chất của Kế hoạch quân sự Nava là mong muốn
A. phân tán binh lực. B. tập trung binh lực.
C. đánh nhanh thắng nhanh. D. tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
Câu 15. Trong thời kì đầu sau khi giành độc lập (những năm 50 – 60 của thế kỉ XX), 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều
A. có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
B. tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
C. thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại.
D. trở thành những nước công nghiệp mới.
Câu 16. Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
D. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Câu 17. Nhân tố chủ yếu nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ II?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài. B. Sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ.
C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước.
Câu 18. Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) trong bối cảnh nước Nga Xô viết đã
A. hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
B. bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước.
C. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
D. hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp.
Câu 19. Việc Mỹ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12-1989) không xuất phát từ
A. việc cả hai nước đều gặp khó khăn do tác động của phong trào giải phóng dân tộc.
B. việc cả hai nước cần thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của mình.
C. sự suy giảm “thế mạnh” của hai nước trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
D. sự tốn kém của mỗi nước do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên.
Câu 20. Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây?
A. Phong trào dân chủ 1936-1939. B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
Câu 21. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
A. các Ủy ban hành động. B. Mặt trận Việt Minh.
C. các Hội Phản đế. D. Hội Liên Việt.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
B. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng đa cực.
C. Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại không ổn định.
D. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế.
Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?
A. Tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán.
B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp.
C. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
D. Khai thông đường sang Trung Quốc và các nước trên thế giới.
Câu 24. Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện
A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.
B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
D. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.
Câu 25. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ?
A. An Lão (Bình Định). B. Ba Gia (Quảng Ngãi),
C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 26. Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì đã
A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương.
C. giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật.
Câu 27. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có những điểm chung nào sau đây?
A. Giành chính quyền ở nông thôn rồi tiến vào thành thị.
B. Nhiệm vụ chủ yếu là chống phát xít.
C. Chịu tác động của chiến tranh thế giới.
D. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh.
Câu 28. Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là
A. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
B. miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Vỉệt Nam.
D. Mỹ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 29. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) có nội dung nào sau đây?
A. Chỉ tập trung đổi mới về chính trị. B. Kiên định mục tiêu Chủ nghĩa Xã hội.
C. Chỉ tập trung đổi mới về văn hóa. D. Chỉ đổi mới về tổ chức và tư tưởng.
Câu 30. So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác cơ bản về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 – 1939 là kết hợp đấu tranh
A. chính trị và vũ trang. C. nghị trường và đấu tranh báo chí.
B. công khai và bí mật. D. ngoại giao với vận động quần chúng.
Câu 31. Thực dân Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2 - 1946) để thực hiện âm mưu gì?
A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật.
B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.
D. Đưa quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
Câu 32. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc
A. Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Mỹ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến ưanh Việt Nam.
C. Mỹ bị lung lay ý chí xâm lược.
D. Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
Câu 33. Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (tháng 12-1986) trong tình hình quốc tế đang có chuyển biến nào sau đây?
A. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và đang phát triển.
B. Xu hướng hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu xuất hiện.
C. Các nước ASEAN đã thành những “con rồng” kinh tế châu Á.
D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 34. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở Việt Nam là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân đội Mỹ là chủ yếu.
B. Thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
C. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
Câu 35. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành.
C. Là mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối củá cách mạng Việt Nam.
D. Là một xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
Câu 36. Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu
A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 37. Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ
A. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.
B. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.
C. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
D. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.
Câu 38. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?
A. Giành chính quyền bộ phận tiến lên giành chính quyền toàn quốc.
B. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn rồi tiến vào thành thị.
C. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tỏa về các cùng nông thôn.
D. Giành chính quyền đồng thời ở cả hai địa bàn nông thôn và thành thị.
Câu 39. Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là
A. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.
B. khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
D. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản.
Câu 40. Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
B. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
C |
D |
D |
D |
D |
B |
D |
C |
D |
C |
B |
B |
B |
D |
C |
B |
A |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
B |
A |
A |
C |
D |
A |
C |
A |
B |
C |
D |
A |
A |
C |
D |
B |
C |
A |
B |
A |
Ngoài Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 3) Có Đáp Án Chi Tiết – Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2023 Lịch Sử thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 3) là một tài liệu quan trọng và hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này. Được thiết kế dựa trên cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi thực tế, đề thi này tập trung vào các khái niệm, sự kiện và quy tắc quan trọng trong lĩnh vực lịch sử.
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 3) cung cấp một loạt câu hỏi trắc nghiệm và bài tập, giúp học sinh rèn kỹ năng phân tích, suy luận và đánh giá các sự kiện lịch sử. Các câu hỏi đòi hỏi học sinh có kiến thức vững và biết áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử thế giới và Việt Nam.
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử (Đề 3) cung cấp đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và nắm vững cách giải quyết từng bài tập. Đáp án được trình bày một cách logic và chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các sự kiện và quá trình lịch sử, cũng như phương pháp làm bài hiệu quả.
>>> Bài viết có liên quan