Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 8)
Đề thi tham khảo
Tài Liệu Lịch Sử 12 Từ Năm 1919 Đến Năm 1945 |
Đề Thi THPT Quốc Gia 2022 Môn Anh Chuyên Hà Giang Lần 2 |
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 10) |
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 8) được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Chào mừng đến với trang tài liệu quan trọng của chúng tôi! Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá “Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 8)” – một tài liệu quý giá để bạn chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất trong học sinh trung học phổ thông.
Môn Văn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ, khả năng phân tích và suy luận, cũng như sự sáng tạo trong việc diễn đạt ý kiến cá nhân. Để giúp bạn nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài thi, chúng tôi đã biên soạn “Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 8)” – một tài liệu đáng tin cậy và chi tiết.
Tài liệu này bao gồm bộ đề thi thử được thiết kế theo cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc Gia. Các đề thi tập trung vào các kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản, và viết một cách sáng tạo và logic. Mỗi đề thi được biên soạn một cách cẩn thận, mang tính chất thực tế và đa dạng, giúp bạn làm quen với cấu trúc đề thi và nắm vững các kiến thức cần thiết.
Bên cạnh đó, “Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 8)” cung cấp đáp án chi tiết và lời giải đáng tin cậy, giúp bạn học sinh hiểu rõ cách giải quyết từng bài tập một cách chính xác và hiệu quả.
Qua tài liệu này, bạn sẽ có cơ hội ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài trong môn Văn. Bạn sẽ làm quen với cấu trúc đề thi, tăng cường khả năng đọc hiểu và phân tích văn bản, cũng như sáng tạo trong việc diễn đạt ý kiến. Đặc biệt, tài liệu này cung cấp một môi trường ôn tập chân thực và tự tin cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 8 |
NĂM 2022 |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?...
Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Chuyên gia Xten-mét-xơ đã ghi gì trong tờ giấy biện nhận?
Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.
Câu 2 (5.0 điểm):
“-Mình
đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những
mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng
cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng
núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình
đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng
son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật,
thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân
Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
-
Ta với mình, mình với ta
Lòng
ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình
đi, mình lại nhớ mình
Nguồn
bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
(Trích Việt Bắc,Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Cảm nhận về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
.....................................................Hết........................................................
HƯỚNG DẪN – ĐÁP ÁN
Phần |
Câu |
NỘI DUNG |
Điểm |
I |
|
ĐỌC- HIỂU |
3.0 |
1 |
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. |
0.5 |
|
2 |
“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la.”. |
0.5 |
|
3
|
Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng định: sức mạnh của tri thức. Nó chứng minh cho chân lí: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. |
1.0 |
|
4 |
Thí sinh có thể đồng tình, hoặc không đồng tình với nhận xét Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức của tác giả song phải lí giải được nguyên nhân một cách hợp lí và có sức thuyết phục. |
1.0 |
|
II |
LÀM VĂN |
7.0 |
|
|
1 |
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”. |
2.0 |
|
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tri thức là sức mạnh |
0.25 |
||
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: HS trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình theo yêu cầu: sự cần thiết phải chữa “bệnh lười” ở thanh thiếu niên hiện nay. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hướng đến các ý sau: - Giải thích: Tri thức là gì? Sức mạnh? - Bàn luận : Tri thức là sức mạnh + Đối với cá nhân: Tri thức góp phần khẳng định vị thế xã hội của bản thân đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người... + Đối với cộng đồng, xã hội: Tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển của xã hội. … - Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần nhận thức được sức mạnh của tri thức từ đó, thường xuyên trau dồi, bồi đắp tri thức cho bản thân... |
1.0
|
||
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Viêt. |
0.25 |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghi luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |
||
2 |
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc, qua đó nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. |
5.0 |
|
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0,25 |
||
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc . - Nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. |
0,5 |
||
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
3,5 |
||
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ: - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc. - Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, tác phẩm được viết vào tháng 10/1954 nhân một sự kiện có tính lịch sử, các cơ quan trung ương Đảng dời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là một bản hùng ca đồng thời là khúc tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. - Những câu thơ sau mang đến cho người đọc ấn tượng đặc sắc: |
0,5 |
||
* Cảm nhận về đoạn thơ: - Lời người ở lại ( 12 câu đầu). + Không gian, địa điểm biểu hiện từ mờ xa “mưa nguồn, suối lũ, mây mù” đến gần gũi, xác định: “chiến khu”; rồi gợi lên sức mạnh tranh đấu khi : “kháng Nhật”; trải ra mênh mang với những địa danh một thời ghi dấu: “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”. + Cách nói đảo ngữ, tương phản đối lập “ hắt hiu lau xám- đậm đà lòng son” càng làm bật lên tình cách mạng. Càng khổ cực, gian lao (bát cơm chấm muối, hắt hiu lam xám) càng ngọt bùi bao kỷ niệm, đậm đà những tấm chân tình chao gửi cho nhau. + Nghệ thuật nhân hóa (rừng núi nhớ ai), hàng loạt điệp từ “mình, có nhớ”, nhịp ngắt đều đặn kết hợp cùng bao nhiêu hoài niệm tha thiết nhất, nguồn cội tình cảm sâu rộng nhất tập trung khắc họa hình ảnh một người đang bâng khuâng thương nhớ với cảm giác chưa nguôi lưu luyến trong phút chia li. . - Lời người ra đi (4 câu sau). + Sự tinh tế một lần nữa được nhấn mạnh khi người ra đi cảm nhận sâu sắc nỗi lòng người ở lại và đang hòa nhịp nhớ thương cùng Việt Bắc. Cách so sánh “bao nhiêu- bấy nhiêu” mang đậm màu sắc ca dao và tô đậm nghĩa tình son sắt. Sự tương đồng này rất lớn lao, không thể đong đếm được. Thêm vào đó, hai từ “mặn mà- đinh ninh” khiến tình cảm càng thêm sâu nặng. + Câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình” như một lời khẳng định không bao giờ đánh mất những tình cảm quý giá một thời đã qua. Sự hoán đổi vị trí “mình – ta” thể hiện tình cảm quấn quýt, hòa quyện, gắn bó, sâu nặng, bền chặt; đồng thời củng cố niềm tin cho người ở lại.
|
2,0 |
||
* Đánh giá chung: - Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Bằng lối đáp và cách sử dụng đại từ “mình – ta” cùng nhiều yếu tố gợi ra âm hưởng ca dao, dân ca, những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành những lời đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình. Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương day dứt khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đầm thắm, thiết tha.
|
0,5 |
||
* Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Yếu tố trữ tình chính trị, âm hưởng ca dao, dân ca, tính dân tộc đậm đà. - Đoạn thơ thể hiện tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Đó là tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ cách mạng về xuôi với Việt Bắc. - Tính dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu cũng được thể hiện thành công trong đoạn thơ từ cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật đến thể thơ lục bát truyền thống. |
0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ |
0,5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
Ngoài Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Có Đáp Án (Đề 8) thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm