Docly

Đề Thi Sử THPT Quốc Gia 2020 Trường Ngô Gia Tự Lần 2

Đề thi tham khảo

Tổng Hợp Kiến Thức Lý 12 Luyện Thi THPT Quốc Gia
Bộ 5 Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Có Lời Giải-Bộ 2
Đề Thi Học Kì 1 Môn Anh Văn Lớp 12 Sở GD Quảng Nam 2021-2022

Đề Thi Sử THPT Quốc Gia 2020 Trường Ngô Gia Tự Lần 2 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề thi Sử THPT Quốc gia 2020 trường Ngô Gia Tự lần 2 mang đến cho chúng ta những câu hỏi đa dạng và thú vị về lịch sử, sự kiện và nhân vật quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc. Qua đó, chúng ta có cơ hội tìm hiểu và tìm thấy những mảnh ghép quan trọng trong quá khứ để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của đất nước.

Bộ đề thi không chỉ mang đến những câu hỏi thách thức mà còn đi kèm với lời giải chi tiết và phân tích một cách cặn kẽ. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ từng chi tiết và mô hình giải quyết vấn đề. Bằng cách nắm vững kiến thức và áp dụng vào thực tế, chúng ta có thể rèn luyện khả năng phân tích, suy luận và tư duy lịch sử.

Với đề thi Sử THPT Quốc gia 2020 trường Ngô Gia Tự lần 2, chúng ta không chỉ nắm vững kiến thức về lịch sử mà còn rèn luyện kỹ năng làm bài thi, quản lý thời gian và xử lý áp lực. Bộ đề này cung cấp cho chúng ta cơ hội thử sức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

KÌ THI THỬ THPT QG LẦN II. NĂM HỌC 2019-2020

Đề thi môn: Lịch sử

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi: 246



SBD: ………………… Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………………..


Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai ( 1917) ở Nga và cách mạng Tân Hợi ( 1911) ở Trung Quốc là ở

A. nguyên nhân bùng nổ cách mạng. B. tính chất của cuộc cách mạng.

C. lực lượng tham gia cách mạng. D. hình thức và phương pháp cách mạng.

Câu 2: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?

A. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế giữa tất cả các nước.

D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.

Câu 3: Chi bộ cộng sản đầu tiên của nước ta được thành lập ở đâu?

A. Nam Kì. B. Trung Quốc. C. Bắc Kì. D. Trung Kì.

Câu 4: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.

B. Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính chính quốc.

C. Nhằm thâu tóm mọi quyền lực vào tay người Pháp.

D. Do đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.

Câu 5: Nguyên nhân nào khiến Xiêm trở thành vùng “ đệm” của các nước đế quốc Anh, Pháp?

A. Xiêm là một quốc gia có tiềm lực mạnh.

B. Sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Anh, Pháp tại Xiêm.

C. Xiêm có đường lối đối ngoại khôn khéo.

D. Xiêm phải kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng.

Câu 6: Đâu là điều kiện tiên quyết để đất nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội?

A. Độc lập và chủ quyền. B. Độc lập và thống nhất.

C. Độc lập và tự do. D. Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 7: Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến sự thất bại của phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925) ở Việt Nam?

A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.

B. Chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

C. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào.

D. Chưa có đường lối đúng đắn, khoa học và thiếu một giai cấp tiến bộ lãnh đạo cách mạng.

Câu 8: Cho các sự kiện sau:

(1) thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”.

(2)Thành lập hội “Liên hiệp thuộc địa”.

(3) thành lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”.

(4) xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh”.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tư thời gian

A. 1, 3, 2, 4 B. 1, 2, 3, 4 C. 3, 2, 1, 4 D. 2, 1, 3, 4

Câu 9: Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ý nghĩa của

A. việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. phong trào "vô sản hóa".

C. phong trào đòi độc lập dân tộc. D. phong trào đòi tự do dân chủ.

Câu 10: Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời theo thứ tự?

A. Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.

B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.

C. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.

Câu 11: Sự kiện nào dưới đây phản ánh một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản?

A. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong cùng năm 1929.

B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

C. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1925.

D. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 12: Nguyên tắc nào sau đây không có trong Hiệp ước Bali (2/1976)?

A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa tất cả các nước thành viên.

D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 13: Sự kiện nào dưới đây được đánh giá như "Chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân"?

A. Phan Châu Trinh viết "Thất điều thư" vạch tội vua Khải Định (1922).

B. Tổ chức Tâm tâm xã được thành lập (1923).

C. Phan Bội Châu được thả (1917) và tiếp tục hoạt động cách mạng.

D. Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh ở Sa Diện (1924).

Câu 14: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác- Lênin.

B. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng CMVS và khuynh hướng CM dân chủ tư sản.

C. sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.

D. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 15: Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925?

A. “Người cùng khổ”, “Người nhà quê”, “Nhân đạo” “ Thực nghiệp dân báo”.

B. “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”, “bản án chế độ thực dân Pháp”.

C. “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Nhân đạo".

D. “An Nam trẻ”, “Chuông rè”, “Thanh niên”, “Tiếng dân”, “Hữu thanh”.

Câu 16: Một trong những vấn đề Việt Nam phải chú trọng để hạn chế mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là

A. tham gia tích cực vào các tổ chức khu vực và quốc tế.

B. tích cực học hỏi trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của các nước.

C. đẩy mạnh tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

D. chú trọng giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội.

Câu 17: Vai trò của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực là gì?

A. Giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

B. Đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực.

C. Bảo đảm cho vị trí siêu cường kinh tế số 1 của Mĩ.

D. Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia trên thế giới.

Câu 18: Điểm khác biệt căn bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

B. đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam .

C. giải quyết đúng đắn nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

D. xác định nòng cốt của cách mạng Việt Nam là liên minh công nông.

Câu 19: Vì sao cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?

A. chế độ phân biệt chủng tộc kì thị, áp bức người da đen ở châu Phi.

B. Vì chế độ phân biệt chủng tộc thống trị tàn bạo người dân Nam Phi.

C. Vì cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc tiếp nối phong trào giải phóng dân tộc.

D. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

Câu 20: Từ xu thế toàn cầu hóa, em hãy cho biết thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là gì?

A. Sự bất bình đẳng trong qun hệ quốc tế.

B. Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ .

C. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

D. Sự chệnh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.

Câu 21: Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của

A. giai cấp nông dân, công nhân. B. học sinh, sinh viên, công nhân.

C. giai cấp tư sản, tiểu tư sản. D. giai cấp tiểu tư sản, nông dân.

Câu 22: “Chính cương vắn tắt”, “sách lược vắn tắt” do Nguyễn Âi Quốc soạn thảo được coi là “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam vì

A. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nông dân.

B. xác định được mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới .

C. đáp ứng nguyện vọng độc lập dân chủ của nhân dân Việt Nam.

D. đề ra đường lối kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

Câu 23: Nguyên nhân quyết định nhất để dân tộc Việt Nam có thể đương đầu với các thế lực ngoại

xâm trong nửa sau thế kỉ XX là

A. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.

B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn.

C. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam.

D. tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 24: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Thành lập Công hội do Tôn Đức Thắng lãnh đạo năm 1920.

B. Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son - Sài Gòn tháng 8/1925.

C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930).

D. Chủ trương vô sản hóa” năm 1928 của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 25: Trong quá trình hoạt động hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành những tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.

B. Đông Dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản Đảng.

C. Đông Dương cộng sản Liên đoàn, Tân Việt cách mạng Đảng.

D. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 26: Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta khi

A. đàn áp xong phong trào nông dân Yên Thế.

B. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì.

C. triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng Pháp.

D. Pháp đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.

Câu 27: Ý nghĩa của sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Là một trong những nhân tố quyết định đưa đến sự ra đời của Đảng.

B. Dẫn đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

D. Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

Câu 28: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu

vực nào?

A. Đông Phi. B. Đông Bắc Á. C. Bắc Phi. D. Đông Nam Á.

Câu 29: Sự kiện nào sau đây mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995).

B. Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO (2007).

C. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977).

D. Việt nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Câu 30: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. sự vận dụng linh hoạt tư tưởng của chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

B. sự vận dụng nguyên vẹn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

C. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam.

D. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng dân chủ cộng hoà vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

Câu 31: Ông Kofi Annan- Tổng thư ký Liên hợp quốc (1997-2006), đã khẳng định: “... chúng ta đã để toàn cầu hóa làm cho chúng ta tách xa nhau ra hơn do hố ngăn cách ngày càng lớn về mức độ của cải và quyền lực giữa các nước khác nhau và ngay trong từng nước”. Từ nhận định trên theo em thách thức lớn nhất mà các quốc gia, dân tộc phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. B. Cạnh tranh giữa các nước ngày càng quyết liệt.

C. Kém an toàn hơn về kinh tế- chính trị. D. Hố sâu ngăn cách giàu- nghèo ngày càng lớn.

Câu 32: Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?

A. Tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên.

C. Chủ nghĩa khủng bố.

D. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 33: Ý nào nhận xét đúng về cách xác định nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A. Bao hàm cả hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

B. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.

C. Bao hàm cả hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

D. Thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?

A. Đảngcộng sản Việt Nam được thành lập đầu năm 1930.

B. Phong trào “vô sản hóa” (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội năm 1920.

D. Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son- Sài Gòn (8/1925).

Câu 35: Người đã dùng ngòi bút của mình để “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, sử dụng thơ văn để cổ vũ nhân dân ta kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1884 là

A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Nguyễn Hữu huân.

Câu 36: Khi mới thành lập, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên?

A. 50 nước. B. 40 nước. C. 45 nước. D. 55 nước.

Câu 37: Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng ” kinh tế châu Á ?

A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

C. TriềuTiên, Hàn Quốc, Đài Loan. D. Nhật Bản, Ma Cao, Hàn Quốc.

Câu 38: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Á, châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước đế quốc (kẻ thống trị các thuộc địa) phương Tây.

B. Hệ thống XHCN hình thành và ngày càng phát triển.

C. Ý thức độc lập dân tộc và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

D. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

Câu 39: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- những năm đầu thế kỉ XX là gì?

A. Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.

B. Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.

C. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

D. Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.

Câu 40: Sự kiện nào dưới đây mở ra một chương mới trong chính sách đối ngoại “đa dạng hóa”, “đa phương hóa” trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam?

A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm 1995.

B. Tham gia tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO- 2007).

C. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN- 1995).

D. Gia nhập tổ chức Liên hợp quốc (1977).


----------- HẾT ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.




ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 246


Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

1

B

11

A

21

B

31

D

2

A

12

C

22

D

32

C

3

C

13

D

23

B

33

B

4

A

14

B

24

B

34

A

5

B

15

C

25

A

35

C

6

B

16

D

26

D

36

A

7

D

17

A

27

C

37

A

8

D

18

A

28

D

38

C

9

B

19

D

29

C

39

A

10

B

20

C

30

C

40

D




Ngoài Đề Thi Sử THPT Quốc Gia 2020 Trường Ngô Gia Tự Lần 2 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Học Kỳ 2 Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1
4 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Lý Có Đáp Án Và Lời Giải
Bộ 5 Đề Thi Minh Hoạ THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán Có Đáp Án-Bộ 1
Đề Thi Giữa Kì 2 Môn Văn 12 Năm 2022 Có Đáp Án (Đề 3)
Đề Thi Sử THPT Quốc Gia 2020 Trường Quang Hà Lần 1
Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Toán Trường Ngô Gia Tự Lần 1
Đề Thi Ngữ Văn 12 Học Kì 2 Sở GD Quảng Nam 2019-2020
Đề Thi Sử THPT Quốc Gia 2020 Trường Ngô Gia Tự Lần 1