Docly

Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9

Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9, một bước ngoặt quan trọng trong hành trình tìm hiểu và phát triển kỹ năng văn chương của các học sinh lớp 9. Bộ đề thi này không chỉ là một bài kiểm tra thông thường, mà còn là một cơ hội để các tài năng văn chương thể hiện sự sáng tạo và tư duy phản biện.

Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 đã mang đến cho các thí sinh những thách thức đầy sức hút và sâu sắc. Từ việc đọc hiểu và phân tích các đoạn văn, trích dẫn hay tác phẩm văn chương, đến việc viết bài và biểu đạt ý kiến, đề thi yêu cầu các học sinh phải thể hiện khả năng nắm vững kiến thức văn học và tư duy sáng tạo.

Việc có sẵn đáp án đi kèm đề thi không chỉ giúp các học sinh tự đánh giá và nắm vững kiến thức đã học, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng làm bài và nâng cao hiệu suất học tập. Các thí sinh có thể tự so sánh kết quả của mình với đáp án chính xác, từ đó nhận ra những lỗ hổng và cải thiện khả năng văn chương của mình.

Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 không chỉ đánh giá khả năng đọc hiểu và phân tích văn bản, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện trong việc viết bài và biểu đạt ý kiến. Thông qua việc tiếp cận các tác phẩm văn học đa dạng, các thí sinh được khuyến khích rèn luyện khả năng phân tích sâu sắc, tổ chức ý tưởng một cách logic và biểu đạt một cách chính xác.

Tổng kết lại, Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 đã góp phần quan trọng trong quá trình rèn luyện và phát triển kỹ năng văn chương của các học sinh.

Đề thi tham khảo

10 Đề Thi HK2 Môn Sử 9 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Bộ Đề Kiểm Tra 1 Tiết Lịch Sử 9 HK2 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Đề Thi HSG Sử 9 Huyện Thanh Oai 2021 Vòng 1 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sử 9 Phòng GD&ĐT Tân Kỳ 2021-2022 (Vòng 1) Có Đáp Án
15 Đề Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Địa Lí 9
Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Địa 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2
Đề Thi HSG Địa 9 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1
Đề Thi Chuyên Địa Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG NAM


ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn thi : NGỮ VĂN

Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi : 10/4/2021


Câu 1 (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Cha - người phu xe già vô tư

bạn cùng con qua năm tháng

cha - mảnh vườn xanh ẩn náu

đợi mình con tung tăng.


Cha - cây thông rừng hiên ngang

chắn cùng con bão tố

cha - bình minh đẫm nắng

ấm chân con đến trường.


Cha - loài chim sơn ca

mỗi ban mai trước cửa phòng con lảnh lót

cha - con cò già siêng học

thức cùng con vở bài.

(Trích Bài thơ không dám gửi cho con – Trương Vũ Thiên An)

a. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ. (1.0 điểm)

b. Nêu những cảm xúc mà tâm sự của người cha trong đoạn thơ để lại trong em.

(1.0 điểm)

Câu 2 (6.0 điểm)

Hoàn cảnh chi phối những kẻ nhu nhược và là đồng minh của người thông thái” (Ngạn ngữ Đức)

Từ suy ngẫm về câu ngạn ngữ trên, hãy trình bày suy nghĩ và bài học của bản thân về cách ứng xử trước những khó khăn trong cuộc sống.

Câu 3 (10.0 điểm)

Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống”.

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.



---------- Hết ----------

Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: ………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

QUẢNG NAM



Năm học 2020 – 2021

Môn thi : Ngữ văn



HƯỚNG DẪN CHẤM

(HDC có 4 trang)


A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.

- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc; có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng, sáng tạo nhưng hợp lý.

- Điểm toàn bài là tổng số điểm của ba câu, không làm tròn số và tính lẻ đến 0.25 điểm.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu 1 (4,0 điểm)

Nội dung yêu cầu

Điểm

a. Phép điệp:

- Chỉ ra:

+ Điệp từ: Cha.

+ Điệp cấu trúc: Cha - người phu xe già vô tư, (…), Cha - con cò già siêng học.

- Tác dụng:

+ Tạo âm hưởng, nhạc điệu cảm xúc cho lời thơ.

+ Làm nổi bật hình ảnh người cha với tình yêu thương con sâu đậm.



1,0




1,0

b. Những cảm xúc trước tâm sự của người cha:

Cần đáp ứng được 2 trong 3 ý sau:

- Yêu kính, cảm động trước tình thương yêu con của người cha.

- Thấu hiểu, tôn quý và biết ơn đối với cha mẹ.

- Khát khao có người cha biết quan tâm và yêu thương con.



2,0




Câu 2 (6,0 điểm)

Nội dung yêu cầu

Điểm

I. Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh tổ chức bài văn nghị luận xã hội có 3 phần: Giới thiệu vấn đề; Giải quyết vấn đề; Kết thúc vấn đề.

-Vận dụng tốt các kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận; huy động tốt tri thức, trải nghiệm khi lập luận, dẫn chứng thuyết phục.

- Hành văn mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.


II. Yêu cầu về nội dung

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản mang tính định hướng dưới đây:

1. Giải thích:

- Hoàn cảnh: Bối cảnh đời sống tại một thời điểm, giai đoạn nào đó. Ở đây chỉ hoàn cảnh sống có nhiều khó khăn, thử thách.

- Chi phối: Tác động, điều khiển…

- Đồng minh: Đối tượng cùng gắn kết liên minh, cùng cộng tác. Ở đây chỉ cơ hội tốt, tiền đề tích cực.

- Câu ngạn ngữ nói về những thái độ ứng xử khác nhau của con người trước hoàn cảnh sống, đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn: Kẻ nhu nhược phụ thuộc vào hoàn cảnh, mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy; người thông thái thì chủ động ứng phó, tìm kiếm cơ hội từ hoàn cảnh.

2. Bàn luận (Suy nghĩ và bài học về cách ứng xử trước khó khăn)

a. Suy nghĩ về thái độ ứng xử trước khó khăn

- Hoàn cảnh luôn tác động đến đời sống con người. Trong đó, khó khăn, thử thách là trở ngại tất yếu trên con đường đến với ước mơ, mục tiêu càng cao, thách thức càng lớn.

- Thái độ của con người trước hoàn cảnh có ý nghĩa to lớn trong hành trình vươn đến thành công và khẳng định giá trị bản thân. Nhất là thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách:

+ Kẻ nhu nhược là kẻ tự ti, thiếu nghị lực và niềm tin nên sẽ không đủ dũng khí để đối mặt; không đủ sáng suốt để tìm giải pháp; không đủ quyết tâm để vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, kẻ nhu nhược trở nên yếu thế, thụ động và bị hoàn cảnh chi phối.

+ Người thông thái có tri thức, tầm nhìn sâu rộng nên hiểu rõ và đánh giá đúng tác động của hoàn cảnh, xác định được giải pháp để thích ứng và khắc phục, biến gian nguy thành cơ hội. Vì vậy, người thông thái luôn vững vàng trước hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh.

- Câu ngạn ngữ thông qua việc đúc kết về cách ứng xử trước hoàn cảnh sống của từng kiểu người để định hướng cho mỗi cá nhân một tâm thế, thái độ tích cực: Hãy làm người thông thái.

b. Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức được sự tác động của hoàn cảnh đến cuộc sống con người.

+ Thấy được vai trò, tầm quan trọng việc trở thành “người thông thái” đối với giá trị cá nhân: Khi con người vững vàng trước hoàn cảnh, con người đã đứng cao hơn hoàn cảnh.

+ Hành động: Nỗ lực học tập, trải nghiệm và rèn luyện để nâng cao tầm hiểu biết và nghị lực sống, sẵn sàng đối mặt, coi khó khăn, thử thách là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh.






1,0











3,5


















1,5










Câu 3 (10,0 điểm)

Nội dung yêu cầu

Điểm

I. Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết bài nghị luận văn học.

- Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận; diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Giới thiệu vấn đề; Giải quyết vấn đề; Kết thúc vấn đề.


II. Yêu cầu về kiến thức

- Thí sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng được kiến thức lý luận văn học và kiến thức về hai tác phẩm để giải thích, chứng minh:“Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống”.

- Sau đây là một số nội dung cơ bản mang tính định hướng:


1. Giải thích:

- Cái đẹp của sự sống: Vẻ đẹp có trong sự sống của tự nhiên, xã hội và con người.

- Niềm vui trong sáng: Những rung động, cảm xúc, thái độ chân thành, sâu sắc có giá trị nhân văn và thẩm mỹ.

- Ý cả câu: Văn học khơi dậy trong con người những rung cảm thẩm mỹ, tình cảm đích thực, chân thành trước cái đẹp của sự sống.

2. Lý giải:

- Văn học luôn hướng đến biểu hiện cái đẹp của sự sống.

+ Từ lòng khao khát về những điều tốt đẹp, các tác giả hướng đến khám phá, phát hiện cái đẹp muôn màu của sự sống với thái độ trân trọng, yêu mến thiết tha.

+ Cái đẹp của sự sống hiện ra trong văn học vô cùng đa dạng: Cái đẹp của tự nhiên, của đời sống, sâu sắc nhất là cái đẹp của hồn người.

- Từ đó, văn học mang đến cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp.

+ Tác phẩm văn học mang đến cho ta những khám phá mới mẻ, thú vị về cái đẹp bí ẩn, phong phú; khơi dậy trong ta những rung cảm mãnh liệt, những cảm xúc trong sáng trước vẻ đẹp muôn màu.

+ Từ đó, văn học bồi đắp cho ta năng lực cảm nhận cái đẹp, trau dồi trong ta những tình cảm, lý tưởng cao đẹp đối với cuộc đời, con người.

- Khả năng ấy của văn học được chắp cánh trong những hình thức nghệ thuật biểu hiện đầy sáng tạo.

3. Chứng minh

2.1. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long:

- Truyện mang lại cho người đọc những cung bậc cảm xúc thú vị trước vẻ đẹp thật lặng lẽ mà xôn xao của thiên nhiên và con người:

+ Ngạc nhiên, say đắm trước vẻ đẹp trong trẻo của thiên nhiên.

+ Cảm phục vẻ đẹp trong lý tưởng, lối sống đầy nhiệt huyết của con người qua các nhân vật, nhất là anh thanh niên. Đó là những con người yêu nước, yêu lao động, lặng lẽ cống hiến trí tuệ, sức lực của mình cho đất nước; có lối sống giản dị, thanh cao; có tình người thân thiện, hồn hậụ.

- Từ đó, truyện bồi đắp cho con người niềm tin yêu vào cuộc sống lao động, vào vẻ đẹp của những sự hy sinh lặng thầm cho đời sống.

- Nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên, ngôn ngữ giàu biểu cảm, chân dung nhân vật sống động đã tạo ra chất thơ sâu lắng làm nổi bật chủ đề.

2.2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải:

- Bài thơ gieo vào tâm thức người đọc những cảm xúc, rung động mới mẻ về mùa xuân:

+ Cảm xúc thích thú, say đắm trước thiên nhiên mùa xuân.

+ Niềm tin yêu, tự hào về sức sống của mùa xuân đất nước

+ Niềm cảm phục, yêu mến trước tâm hồn và lẽ sống đầy sức xuân của nhà thơ. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời, là trái tim hướng về cuộc sống lớn của đất nước với niềm tin yêu, tự hào thiết tha; là ước nguyện cống hiến khiêm tốn mà mãnh liệt cho đất nước.

- Bài thơ gọi dậy trong ta niềm yêu mến, trân trọng và tâm nguyện vun xới những “mùa xuân nho nhỏ” trong đời.

- Thể thơ năm chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh giản dị, gợi cảm, lối so sánh ẩn dụ và sáng tạo đã lan tỏa ý nghĩa bài thơ tự nhiên mà sâu sắc.

3. Đánh giá:

- Nhận định đã đánh giá xác đáng thiên chức khám phá cái đẹp, bồi đắp tâm hồn của văn học và gợi mở những suy ngẫm về vai trò người nghệ sĩ. Để đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống, tác giả không chỉ sống sâu với cuộc sống mà còn phải trau dồi tài năng nghệ thuật.

- Hai tác phẩm trên thực sự đã chứng tỏ được giá trị của văn học đối với cuộc đời: Mang đến niềm vui trong sáng trước vẻ đẹp sự sống.





1,0





2,0





















3,0















3,0








1,0


...........Hết..........


Kết thúc cuộc hành trình khám phá và vượt qua đề thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021, chúng ta đã có cơ hội chứng kiến sự phát triển đáng kể của các học sinh lớp 9 trong lĩnh vực văn chương. Đề thi này không chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra, mà còn là một thử thách đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy phản biện của các thí sinh.

Bộ đề thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 đã mang đến cho các thí sinh những câu hỏi đầy sức hút và sâu sắc. Từ việc đọc hiểu và phân tích các đoạn văn, trích dẫn hay tác phẩm văn chương, đến việc viết bài và biểu đạt ý kiến, đề thi đòi hỏi các học sinh phải thể hiện khả năng nắm vững kiến thức văn học và tư duy sáng tạo.

Đáp án đi kèm với đề thi là một tài liệu quý giá giúp các thí sinh tự đánh giá và nắm vững kiến thức đã học. Qua việc so sánh kết quả của mình với đáp án chính xác, các thí sinh có thể nhận ra những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình. Điều này giúp họ nâng cao kỹ năng làm bài và tiến bộ trong quá trình học tập.

Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 không chỉ đánh giá khả năng đọc hiểu và phân tích văn bản, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện. Thông qua việc tiếp cận các tác phẩm văn học đa dạng, các thí sinh được khuyến khích rèn luyện khả năng phân tích sâu sắc, tổ chức ý tưởng một cách logic và biểu đạt một cách chính xác. Điều này đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kỹ năng văn chương và tư duy phản biện của các học sinh.

Ngoài Đề Thi HSG Văn 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Chuyên Địa Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
Đề Thi Chuyên Địa Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề số 2
Bộ Đề Thi Học Sinh Giỏi Địa 9 Có Đáp Án
Bộ Đề Ôn Thi Học Sinh Giỏi Địa 9 Có Đáp Án – Đề số 1
Đề Thi Địa Lý 9 Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án