Docly

Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Lịch Sử 9

Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Lịch Sử 9 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong thời gian học tập, các bạn học sinh luôn cố gắng học tập và rèn luyện kỹ năng để có thể đạt được thành tích cao nhất trong các kỳ thi. Trong đó, đề thi học sinh giỏi là một trong những bài kiểm tra quan trọng nhất để đánh giá năng lực của học sinh. Với chủ đề lịch sử, đề thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 đã trở thành đề tài được nhiều học sinh quan tâm.

Đề thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Lịch Sử 9 là một trong những đề thi đánh giá khả năng của học sinh lớp 9 trong việc nắm vững kiến thức lịch sử đại cương cũng như các sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Nếu bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi sắp tới, hãy cùng tham khảo đề thi này để nâng cao kiến thức của mình và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đề thi tham khảo:

Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 THCS Bát Tràng 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Đề Thi Chuyên Sử Vào 10 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
Đề Thi Chuyên Sử Vào 10 Sở GD Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 2
Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 2

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐỀ CHÍNH THỨC






Môn: LỊCH SỬ

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 10/4/2021


I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6.0 điểm)

Câu 1. (2.5 điểm)

Nêu những nhiệm vụ chính và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.

Đặc trưng lớn nhất của quan hệ quốc tế chi phối tình hình chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là gì? Giải thích.

Câu 2. (3.5 điểm)

Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX.

Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14.0 điểm)

Câu 3. (4.5 điểm)

Vì sao vào năm 1925 Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhưng đến đầu năm 1930 Người lại chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 4. (5.0 điểm)

Phân tích những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954).

Hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Học sinh cần phải làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?

Câu 5. (4.5 điểm)

Lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 được chia thành những giai đoạn lịch sử nào?

Trình bày nội dung cơ bản của giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.


---------------Hết ---------------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)




Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: ………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2020 - 2021


Môn: LỊCH SỬ


HƯỚNG DẪN CHẤM

(Gồm có 04 trang)

I. Hướng dẫn chung:

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản, nếu học sinh trình bày sáng tạo theo cách khác và đảm bảo nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa.

- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi.

- Điểm của toàn bài không làm tròn.

II. Hướng dẫn chi tiết và biểu điểm:

Câu 1

(2.5 điểm)


LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6.0 điểm)

Điểm

Nêu những nhiệm vụ chính và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.

Đặc trưng lớn nhất của quan hệ quốc tế chi phối tình hình chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là gì? Giải thích.

2.5

a. Những nhiệm vụ chính và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc

1.5

- Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc:


+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

0.25

+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.

0.25

+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.

0.25

- Vai trò của Liên hợp quốc:


+ Có vai trò quan trọng trong việc duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới…

0.25

+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc…

0.25

+ Giúp đỡ các nước phát triển về kinh tế, văn hóa, nhân đạo… nhất là đối với các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh.

0.25

b. Đặc trưng lớn nhất của quan hệ quốc tế chi phối tình hình chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là gì? Giải thích.

1.0

- Đặc trưng lớn nhất của quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1945 – 1991 là thế giới chia thành hai phe/ hai cực – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe/ mỗi cực.


0.5

- Giải thích: Các quốc gia trên thế giới trong những năm đầu sau chiến tranh dần dần bị phân hóa theo đặc trưng đó. Sự đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mỹ – Xô (hai hệ thống xã hội đối lập TBCN và XHCN), các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột… giữa hai phe đã làm cho tình hình chính trị thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng…


0.5






Câu 2

(3.5 điểm)

Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

3.5

a. Trình bày nguyên nhân phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế…

2.5

- Khách quan:


+ Điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại…

0.25

+ Nguồn viện trợ của Mỹ, các đơn đặt hàng quân sự…

0.25

- Chủ quan:


+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

0.25

+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

0.5

+ Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý thức vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm.

0.5

+ Hệ thống tổ chức, quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.

0.25

+ Biết áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

0.25

+ Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

0.25

b. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

1.0

- Học sinh có thể lựa chọn một trong những nguyên nhân chủ quan.

0.25

- Học sinh giải thích thuyết phục lý do lựa chọn.

0.75


LỊCH SỬ VIỆT NAM (14.0 điểm)





Câu 3

(4.5 điểm)

Vì sao vào năm 1925 Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhưng đến đầu năm 1930 Người lại chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

4.5

a. Vì sao vào năm 1925 Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhưng đến đầu năm 1930 Người lại chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

2.5

- Vào năm 1925 Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bởi vì:


+ Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Đảng Cộng sản ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân…

0.25

+ Đến năm 1925, chủ nghĩa Mác – Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam và phong trào công nhân Việt Nam vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh tự phát. Nghĩa là điều kiện thành lập Đảng Cộng sản chưa chín muồi. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng…

0.5

+ Thay vào đó, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh… ; chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng về sau. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc tuyên truyền và vận động cách mạng.

0.5

- Nhưng đến đầu năm 1930, Người lại chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì:


+ Lúc này, chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam (nhờ chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên…). Phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã chuyển biến về chất… Điều kiện thành lập Đảng Cộng sản đã chín muồi.

0.5

+ Thêm vào đó, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau của các tổ chức cộng sản (được thành lập năm 1929) làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn…

0.25

+ Vì vậy, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, bằng nhãn quan chính trị sắc bén, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản…

0.5

b. Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930) có ý nghĩa:

2.0

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

0.25

- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

0.5

- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

0.5

- Từ đây, cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

0.25

- Từ đây, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

0.25

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

0.25

Câu 4

(5.0 điểm)

Phân tích những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954). Hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Học sinh cần phải làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?

5.0

a. Phân tích những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954)

3.0

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam là sự tổng hòa các nhân tố chủ quan và khách quan. Trong đó, các nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Cụ thể là:

0.5

- Chủ quan:


+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo;

0.5

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất…;

0.5

+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước;

0.25

+ Có mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng;

0.25

+ Có lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh;

0.25

+ Có hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt…

0.25

- Khách quan:


+ Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam được tiến hành trong liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước Lào và Cam-pu-chia chống kẻ thù chung;

0.25

+ Có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

0.25

b. Hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Học sinh cần phải làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?

2.0

- Học sinh có thể lựa chọn một trong những nhân tố chủ quan và giải thích thuyết phục lý do lựa chọn.

1,0

- Học sinh nêu ý kiến cá nhân có tính thuyết phục và phù hợp về một hoặc một số định hướng cụ thể, thiết thực mà thanh niên Việt Nam cần làm để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đã lựa chọn, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:

+ Nỗ lực học tập, rèn luyện…

+ Tiếp tục phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc…

+ Tích cực tham gia các hoạt động… ở trường, địa phương…

+ Vận động gia đình, người thân…

1,0





Câu 5

(4.5

điểm)

Lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 được chia thành những giai đoạn lịch sử nào? Trình bày nội dung cơ bản của giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

4.5

a. Lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 được chia thành 5 giai đoạn lịch sử:

2.5

- Giai đoạn 1919 – 1930: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.

0.5

- Giai đoạn 1930 – 1945: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến khi cách mạng tháng Tám thành công.

0.5

- Giai đoạn 1945 – 1954: Từ sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (7/1954).

0.5

- Giai đoạn 1954 – 1975: Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ (4/1975).

0.5

- Giai đoạn 1975 – 2000: Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000.

0,5

b. Trình bày nội dung cơ bản của giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

2.0

- Học sinh xác định đúng giai đoạn lịch sử 1954 – 1975.

0.5

- Trình bày nội dung cơ bản của giai đoạn…

1.5

+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau…

0.5

+ Xuất phát từ tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối: kết hợp gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và “kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” đến thắng lợi, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước…

0.5

+ Sau hơn 20 năm kiên cường, anh dũng chiến đấu, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sự nghiệp “kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của nhân dân ta đã thắng lợi. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước...

0,5

----------- Hết ------------


Trên đây là những thông tin về đề thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam năm học 2020-2021, bao gồm cả đáp án cho các thí sinh tham khảo. Đây là một trong những kỳ thi rất quan trọng và được chú trọng tại cấp huyện, giúp đánh giá năng lực, kiến thức của các em học sinh trong môn Sử. Các thí sinh cần phải chuẩn bị kỹ càng và rèn luyện thật tốt để có thể đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi này. Chúc các em học sinh thành công!

Ngoài Đề Thi HSG Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Lịch Sử 9 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm:

20 Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Thi Giữa Kì 2 Môn Sinh 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa HK2 Môn Sinh 9 Năm 2022 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra Lịch Sử 9 Giữa Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 1
Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9
Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1
Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1
Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 2
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề Số 2