Docly

Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2

Đề thi tham khảo

Tóm Tắt Lý Thuyết, Công Thức Theo Từng Chương Vật Lý 12
Đề Thi Minh Hoạ THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán (Đề 14)
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Bộ GD&ĐT Có Đáp Án

Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

“Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Lịch Sử 12 Quảng Nam” là một bộ đề thi được biên soạn theo cấu trúc và nội dung chương trình học của môn Lịch sử lớp 12 tại Quảng Nam. Bộ đề này giúp bạn nắm vững kiến thức và năng lực phân tích, đánh giá sự kiện, quá trình lịch sử và tư duy phản biện.

Đề thi được chia thành các phần tương ứng với các chủ đề trong chương trình học. Bạn sẽ gặp phải các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và bài tập vận dụng kiến thức. Mỗi câu hỏi được thiết kế để kiểm tra hiểu biết của bạn về các sự kiện lịch sử quan trọng, nguyên nhân và hệ quả, cũng như khả năng phân tích và suy luận.

Cùng với đề thi, tài liệu cung cấp đáp án chi tiết và lời giải, giúp bạn kiểm tra và đánh giá kiến thức của mình. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách suy nghĩ và lập luận trong việc trả lời câu hỏi, cũng như những khía cạnh quan trọng trong lịch sử mà bạn cần chú ý.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019

QUẢNG NAM Môn: Lịch sử - Lớp 12

ĐỀ CHÍNH THỨC



Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

(Đề này có 04 trang)

Mã đề: 603

Câu 1. Từ tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, có thể rút ra nhận xét: "…"

A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.

B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.

C. việc giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản.

D. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.

Câu 2. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là

A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.

B. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

C. độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

D. tiêu diệt tận gốc phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 3. Đâu không phải là "con rồng" kinh tế ở Đông Bắc Á?

A. Xingapo. B. Hồng Công.

C. Hàn Quốc. D. Đài Loan.

Câu 4. Để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp trước mắt nào?

A. Tăng gia sản xuất trong cả nước.

B. Kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.

C. Kêu gọi nhân dân cả nước "Nhường cơm sẻ áo".

D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.

Câu 5. Sau khi thành lập, Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm

A. bảo vệ độc lập cho tất cả các quốc gia.

B. bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia.

C. bảo đảm quyền tự quyết cho tất cả các dân tộc.

D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 6. "Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp...". Đoạn trích này thể hiện nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?

A. Kháng chiến toàn dân. B. Tự lực cánh sinh.

C. Kháng chiến lâu dài. D. Kháng chiến toàn diện.

Câu 7. Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ

A. nông nghiệp. B. thủ công nghiệp.

C. công nghiệp. D. thương nghiệp.

Câu 8. Chiến dịch đầu tiên ta chủ động tiến công quân Pháp trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

A. Điện Biên Phủ năm 1954. B. Đông - Xuân 1953 - 1954.

C. Biên giới thu - đông năm 1950. D. Việt Bắc thu - đông năm 1947.

Câu 9. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa

A. nông dân Việt Nam với địa chủ phong kiến phản động.

B. tư sản dân tộc Việt Nam với tư sản mại bản và thực dân Pháp.

C. công nhân Việt Nam với tư sản mại bản và thực dân Pháp.

D. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.

Câu 10. Đâu không phải là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới hai?

A. Tài nguyên phong phú, nhân công có kĩ thuật cao.

B. Các chính sách và sự điều tiết của nhà nước.

C. Nhận nguồn viện trợ từ bên ngoài.

D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 11. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là

A. Ấn Độ. B. Nhật Bản. C. Mĩ. D. Liên Xô.

Câu 12. Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn bó với nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân. Đây là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam?

A. Địa chủ phong kiến. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.

Câu 13. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. B. Đông Bắc Á, Mĩ, Tây Âu.

C. Trung Quốc, Mĩ, Nhật Bản. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 14. Thời cơ "ngàn năm có một" trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ

A. khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

C. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 15. Đâu không phải là một nội dung trong chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 thế kỉ XX?

A. Hòa bình, trung lập tích cực.

B. Giúp đỡ, ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Bảo vệ hòa bình thế giới.

D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc?

A. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin (1920).

B. Gửi bản Yêu sách đến hội nghị Vécxai (1919).

C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).

D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

Câu 17. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1930 - 1945 là

A. lật đổ chế độ phong kiến phản động, giành quyền dân chủ.

B. lật đổ chế độ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày.

C. đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.

D. đòi tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 18. Sách lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 là gì?

A. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.

B. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.

C. Đánh cả quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.

D. Hòa hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc về nước.

Câu 19. Sự kiện bãi công của công nhân Ba Son (8 - 1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam

A. hoàn toàn đấu tranh tự giác.

B. đã có chính đảng lãnh đạo.

C. bước đầu đấu tranh tự giác.

D. có đường lối chính trị rõ ràng.

Câu 20. Yếu tố chung thúc đẩy nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

B. Cắt giảm chi phí cho quốc phòng.

C. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên.

D. Đẩy mạnh buôn bán vũ khí.

Câu 21. Điểm khác biệt trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

A. nhiệm vụ trước mắt.

B. nhiệm vụ chiến lược.

C. giai cấp lãnh đạo.

D. động lực chủ yếu.

Câu 22. Kẻ thù của nhân dân Việt Nam sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945)

A. thực dân Pháp và phong kiến. B. cả Pháp và Nhật.

C. thực dân Pháp. D. phát xít Nhật.

Câu 23. Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939?

A. Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình Đông Dương.

B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

D. Ở Đông Dương có Toàn quyền mới là Brêviê.

Câu 24. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) quyết định đổi tên Đảng thành

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 25. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?

A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.

B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập".

D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

Câu 26. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Thế giới chia thành hai cực đối đầu nhau.

B. Hình thành thế giới đa cực, đa trung tâm.

C. Xu thế hợp tác quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ.

D. Chủ nghĩa tư bản thao túng toàn bộ thế giới.

Câu 27. Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn của thế giới?

A. "Cách mạng màu". B. "Cách mạng xanh".

C. "Cách mạng chất xám". D. "Cách mạng trắng".

Câu 28. Hội đồng Bảo an là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây?

A. Hội đồng tương trợ kinh tế.

B. Liên hợp quốc.

C. Liên minh châu Âu.

D. Tổ chức thống nhất châu Phi.

Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do

A. sức mạnh hai siêu cường suy giảm trên nhiều mặt.

B. nhiều vấn đề cần hai nước phải hợp tác giải quyết.

C. nền kinh tế Mĩ bị Nhật Bản vượt qua.

D. nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.

Câu 30. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đem lại từ những năm 80 của thế kỉ XX là gì?

A. Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới.

B. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

C. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ.

D. Thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

----- HẾT -----


Đáp án mã đề: 603

01. D; 02. B; 03. A; 04. C; 05. D; 06. A; 07. A; 08. C; 09. D; 10. C; 11. D; 12. C; 13. A; 14. B; 15. A;

16. A; 17. C; 18. D; 19. C; 20. A; 21. A; 22. D; 23. C; 24. B; 25. D; 26. A; 27. C; 28. B; 29. A; 30. D;

Ngoài Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1
150 Câu Bài Tập Trắc Nghiệm Lý 12 Chương 6: Lượng Tử Ánh Sáng
Đề Thi Minh Hoạ THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 13)
Đề Thi HSG Văn 12 Chuyên Sở GD-ĐT Lạng Sơn 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Học Sinh Giỏi Lịch Sử 12 Chuyên Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
150 Câu Bài Tập Trắc Nghiệm Lý 12 Chương 7: Hạt Nhân Nguyên Tử
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Văn THPT Trần Phú Lần 1
Đề Thi Học Kỳ 1 Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1