Docly

Đề Thi HK1 Văn 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9

Đề Thi HK1 Văn 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề thi tham khảo

Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 GDCD 9 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 GDCD 9 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án – Đề 1
Bộ Đề Kiểm Tra GDCD 9 Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Môn GDCD 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi HSG GDCD 9 Cấp Tỉnh Có Đáp Án – Công Dân lớp 9

Đề Thi HK1 Văn 9 Năm 2022-2023 có đáp án là một tài liệu quan trọng trong quá trình học tập của học sinh lớp 9. Đề thi văn học kỳ 1 không chỉ đánh giá kiến thức mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh. Hãy cùng khám phá bộ đề thi này và những cơ hội học tập hấp dẫn mà nó mang lại.

Đề thi văn học kỳ 1 lớp 9 là một bước đánh dấu quan trọng trong hành trình chinh phục môn ngữ văn. Với những câu hỏi đa dạng và thử thách, nó giúp học sinh áp dụng kiến thức văn học đã học vào việc đọc hiểu, phân tích và diễn đạt ý kiến. Các dạng câu hỏi có thể xoay quanh việc phân tích tác phẩm văn học, tìm hiểu ý nghĩa và biểu đạt ngôn ngữ, hoặc viết một bài luận phê phán về một chủ đề văn học.

Có sẵn đáp án cho đề thi văn học kỳ 1 lớp 9 là một lợi thế quan trọng. Đáp án giúp học sinh tự đánh giá kết quả của mình, nhận biết những lỗi sai và cải thiện kỹ năng làm bài. Ngoài ra, đáp án cung cấp một mô hình câu trả lời đúng và cấu trúc bài tốt, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, nắm vững cách trình bày và tăng cường sự tự tin trong quá trình làm bài kiểm tra.

Đề thi văn lớp 9 học kì 1 không chỉ đánh giá kiến thức mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện. Học sinh có cơ hội tự do diễn đạt ý kiến, phân tích sâu sắc và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề trong tác phẩm văn học. Điều này giúp họ trở nên tự tin, linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý nghĩa và gây ấn tượng.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:


Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.

“Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.

Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.


( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy,

NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản? (1 điểm)

Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản? (0,5 điểm)

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn( khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ phần ngữ liệu trên(2 điểm)

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau:

Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

  • Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng,

đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

  • Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

  • Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn , hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập 1)


-------------------------Hết-----------------------

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I. Đọc – hiểu(4 điểm):


Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1


- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0,5

điểm

Câu 2


- Nội dung chính của văn bản: Văn bản kể chuyện 1 cô giáo đã giúp cho nhân vật tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.

1 điểm

Câu 3


- Đặt nhan đề cho văn bản ( HS có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau, nhưng yêu cầu nhan đề phải thể hiện được nội dung của văn bản), ví dụ: Cho và nhận, ….


0,5

điểm

Câu 4

2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần giới thiệu được vấn đề nghị luận; giải quyết được vấn đề nghị luận; khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân. Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:


* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ( cho và nhận...)

0,25 điểm

* Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề.



- Giải thích:

+ Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn.

+ Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau.


0,25

điểm


0,25

điểm

- Biểu hiện:

+ Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ

+ Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn.

+ Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước mắt mà có khi là cả một quá trình.



0,25

điểm


0,25

điểm

- Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người”

Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỉ, sống tàn nhãn, chỉ muốn nhận, muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho”…

- Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn


0,25

điểm



0,25

điểm


* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.

0,25

điểm


Phần II. Tạo lập văn bản (6 điểm):

a. Mở bài. Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà và vấn đề nghị luận: tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le thể hiện rõ nhất lúc chia tay.

6,0



b. Thân bài





* Học sinh giới thiệu chung về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, tình huống, ngôi kể, giới thiệu vị trí đoạn trích.




* Phân tích trình bày cảm nhận:

- Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu diễn ra và biểu hiện trong hoàn cảnh thật trớ trêu, éo le: HS nhắc lại những cảm xúc ngỡ ngàng, cam chịu của anh Sáu trong 3 ngày về phép khi bé Thu không chịu nhận anh Sáu là ba và chịu nhận sự yêu thương, chăm sóc của anh đối với nó khiến anh có lúc đã không kiềm chế được bản thân...

Do đó lúc chia tay, cả anh Sáu và bé Thu đều có cử chỉ, tâm trạng thật đặc biệt: anh Sáu đưa mắt nhìn con, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà, anh muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên rồi bỏ chạy, anh chỉ đứng nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, còn bé Thu đứng trong góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng bồn chồn.





- Tình cảm cha con được thể hiện qua hành động và ngôn ngữ của nhân vật, nhất là bé Thu:

+ Bé Thu: Kêu thét lên một tiếng “ Ba...a...a...ba” như một tiếng xé, xé cả ruột gan mọi người, tiếng ba đã kìm nén trong bao năm nay như vỡ òa từ đáy lòng, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhảy thót lên, ôm chặt ba, tóc nó như dựng đứng lên, nói trong tiếng khóc, hôn ba cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba nó nữa.

+ Anh Sáu: bế nó lên, anh khóc,...









- Tình cha con khiến mọi người xúc động: tiếng kêu của bé Thu không chỉ xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.





- Tình cha con được nhà văn thể hiện trong một đoạn văn có những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc đã tô đậm tình cảm cha con cao quý của anh Sáu và bé Thu, góp phần biểu hiện một nét tâm hồn cao đẹp của người chiến sỹ cách mạng Việt Nam.

- Đoạn văn thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu đầy kịch tính của người dân Việt Nam thời chiến và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đầy ám ảnh đối với người đọc hôm nay.

c. Kết bài:

* Thang điểm:

- Điểm 4,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn một vài sơ xuất nhỏ.

- Điểm 4,0: Đáp ứng tuyệt đại đa số yêu cầu trên, còn một vài sơ xuất nhỏ.

- Điểm 3,0: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, mắc một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 2,0: Đáp ứng ½ yêu cầu trên, mắc từ 5-6 lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1,0: Bài sơ sài, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.






Trên con đường chinh phục môn ngữ văn, đề thi HK1 Văn 9 Năm 2022-2023 có đáp án là một tài liệu quan trọng giúp học sinh lớp 9 đối mặt với thử thách và nâng cao khả năng làm bài. Đề thi văn học kì 1 không chỉ đánh giá kiến thức mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh. Hãy cùng nhìn lại hành trình học tập và tìm hiểu về những kết quả đáng tự hào.

Đề thi văn học kì 1 lớp 9 là một cơ hội để học sinh tổng kết kiến thức đã học và ứng dụng chúng vào các dạng câu hỏi đa dạng. Từ việc phân tích tác phẩm văn học, tìm hiểu ngữ nghĩa và phong cách văn bản, đến việc viết một bài luận phản biện về một chủ đề văn học, đề thi đòi hỏi học sinh có khả năng đọc hiểu sắc sảo và biểu đạt ý kiến một cách logic và sáng tạo.

Có sẵn đáp án cho đề thi văn học kì 1 lớp 9 là một lợi thế quan trọng. Đáp án giúp học sinh tự đánh giá kết quả của mình, nhận biết những lỗi sai và cải thiện kỹ năng làm bài. Ngoài ra, đáp án cung cấp một mô hình câu trả lời đúng và cấu trúc bài tốt, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, nắm vững cách trình bày và tăng cường sự tự tin trong quá trình làm bài kiểm tra.

Đề thi văn lớp 9 học kì 1 không chỉ đánh giá kiến thức mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện. Học sinh được khuyến khích tự do diễn đạt ý kiến, phân tích sâu sắc và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề trong tác phẩm văn học. Điều này giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ, biểu đạt ý tưởng và xây dựng luận điểm một cách logic và rõ ràng.

Ngoài Đề Thi HK1 Văn 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

30 Đề Thi HSG Địa 9 Có Đáp Án – Địa Lý 9
Đề Thi HSG Địa 9 Huyện Thanh Oai 2021 Vòng 1 Có Đáp Án
10 Đề Thi Địa Lý 9 Học Kì 2 Có Đáp Án – Địa Lý 9
Đề Thi Học Kỳ 2 Lớp 9 Môn Địa Lý Tỉnh Quảng Nam – Đề Số 2
Đề Thi Học Kì 1 Địa 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 2
Đề Thi GDCD 9 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Đề 2
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 9 Học Kì 1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kỳ 1 Địa 9 Tỉnh Quảng Nam – Đề Số 2
Đề Thi GDCD 9 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận – Đề Số 2
Đề Thi HK1 GDCD 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận – Đề 1