Docly

Bộ Đề Ôn Thi Giữa HK2 Sinh 11 Năm 2023 Hay Nhất Kèm Có Đáp Án

Bộ Đề Ôn Thi Giữa HK2 Sinh 11 Năm 2023 Hay Nhất Kèm Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Kèm File Nghe (Đề 1)
Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh Cấp Tỉnh Có Đáp Án Và File Nghe
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam [2020]
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)

Bộ Đề Ôn Thi Giữa HK2 Sinh 11 Năm 2023 Hay Nhất

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022 –2023

MÔN SINH 11

I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1: Cho các hoocmôn sau

1. Auxin 2. Xitôkinin 3. Gibêrelin

4. Êtilen 5. Axit abxixic

Hoocmôn thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là

A. 1, 3 và 5. B. 2, 3 và 4. C. 1, 2 và 3. D. 3, 4 và 5.

Câu 2: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài.

C. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể.

D. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.

Câu 3: Nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật là

A. thức ăn. B. nhiệt độ. C. khí hậu. D. ánh sáng.

Câu 4: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nên tốc độ

A. chậm và tốn nhiều năng lượng. B. nhanh và tốn ít năng lượng.

C. chậm và tốn ít năng lượng. D. nhanh và tốn nhiều năng lượng.

Câu 5: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Châu chấu, ếch, muỗi. D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 6: giai đoạn dậy thì, loại hoocmôn nào sau đây kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nữ?

A. Hoocmôn testostêrôn. B. Hoocmôn tirôxin.

C. Hoocmôn sinh trưởng. D. Hoocmôn ơstrôgen.

Câu 7: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là: A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.

B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.

C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.

D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.

Câu 8: Loại hoocmôn nào sau đây có tác dụng gây rụng lá, quả ở thực vật?

A. Auxin. B. Gibêrelin. C. Axit abxixic. D. Xitôkinin.

Câu 9: Thực vật một lá mầm không có loại mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh lóng. B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh đỉnh rễ. D. Mô phân sinh bên.

Câu 10: Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng sau xináp. B. màng trước xináp.

C. chùy xináp. D. khe xináp.

Câu 11: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập

A. học ngầm. B. học khôn. C. in vết. D. quen nhờn.

Câu 12: Những tâp tính nào là tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

B. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

C. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

Câu 13: Điện thế hoạt động biến đổi qua các giai đoạn A. đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực.

B. mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực.

C. đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực.

D. mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực.

Câu 14: Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự

A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp.

B. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp.

C. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp.

D. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Câu 15: Biến thái là

A. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

B. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra

C. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 16: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A. serôtônin và norađrênalin. B. axêtincôlin và đôpamin.

C. axêtincôlin và serôtônin. D. axêtincôlin và norađrênalin.

Câu 17: Tirôxin được sản sinh ra ở

A. tuyến giáp. B. buồng trứng. C. tuyến yên. D. tinh hoàn.

Câu 18: Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó

A. sự hình thành mối liên kết mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới.

B. sự hình thành mối liên kết giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó.

C. sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

D. sự hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại.

Câu 19: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. co toàn bộ cơ thể. B. di chuyển đi chỗ khác.

C. co ở phần cơ thể bị kích thích. D. duỗi thẳng cơ thể.

Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về xináp?

A. Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.

B. Xináp là diện tiếp xúc giữa các tế bào cơ với nhau.

C. Xináp hóa học là loại xináp phổ biến ở động vật.

D. Màng trước xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Câu 21: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là kiểu sinh trưởng của thân và rễ A. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

C. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.

D. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.

II. TỰ LUẬN: (3 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Hình 1 là sơ đồ cấu tạo xináp hóa học, hãy viết các chú thích tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trên sơ đồ này.

b. Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau màkhông thể theo chiều ngược lại?

Câu 2: : (1,0 điểm)

Tại sao và những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.?-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A





















B





















C





















D























21

A


B


C


D


TƯ LUẬN


Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 1 (2 điểm)

a. Hình 1 là sơ đồ cấu tạo xináp hóa học, hãy viết các chú thích tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4 , 5, 6, 7 trên sơ đồ này.

1- Chùy xináp; 2- Màng trước xináp

3- Khe xináp; 4- Màng sau xináp;

5- Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học;

6- Ti thể; 7- Bóng chứa chất trung gian hóa học.

Đúng mỗi kí hiệu cho 0,25 điểm; đúng 6-7 ý cho tối đa 1,5 điểm.








1,5

b. Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì:

- Phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước.

- Ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.








0,5

Câu 2: : (1,0 điểm)

Tại sao và những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.?

   Gia súc thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình phân hủy các chất hữu cơ giúp sinh nhiệt cho cơ thể. Vì vậy nên cho gia súc(đặc biệt là gia súc non) ăn nhiều hơn để tăng lượng chất hữu cơ cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống rét.





ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022 –2023

MÔN SINH 11



Câu 1 (2 điểm): Ứng động là gì? Nguyên nhân và cơ chế của ứng động không sinh trưởng?

Câu 2 (3 điểm): Cảm ứng ở động vật là gì? Cho biết đặc điểm về cấu tạo, hình thức phản ứng và hiệu quả của cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng chuỗi hạch.

Câu 3 (3 điểm): Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin với sợi thần kinh có bao miêlin với các tiêu chí sau đây: cách lan truyền, cơ chế và tốc độ.

Câu 4 (2 điểm):

a. Một người chuyển từ đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi về hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn có thể xảy ra trong cơ thể người đó? Giải thích?

b. Tại sao tim hoạt động suốt đời không mỏi?

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

Câu 1 (2 điểm): Ứng động là gì? Nguyên nhân và cơ chế của ứng động không sinh trưởng?

Trả lời:

- Ứng động là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của các tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây. (1,0 điểm)

- Nguyên nhân và cơ chế của ứng động không sinh trưởng: là vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương của nước của các miền chuyên hoá. (1,0 điểm)

Câu 2 (3 điểm): Cảm ứng ở động vật là gì? Cho biết đặc điểm về cấu tạo, hình thức phản ứng và hiệu quả của cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng chuỗi hạch.

Trả lời:

- Cảm ứng ở động vật là khả năng cảm ứng của cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể để tồn tại và phát triển. (1,0 điểm)

- Cảm ứng ở động vật có HTK dạng chuỗi hạch:

+ Cấu tạo: Các tế bào thần kinh tập hợp thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể. (0,75 điểm)

+ Hình thức phản ứng: phản ứng mang tính chất định khu. (0,75 điểm)

+ Hiệu quả phản ứng: chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. (0,5 điểm)

Câu 3 (3 điểm): Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin với sợi thần kinh có bao miêlin với các tiêu chí sau đây: cách lan truyền, cơ chế và tốc độ.

Trả lời:

Sợi thần kinh

Không có bao mielin

Có bao mielin

Điểm

Cách lan truyền

Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế bên.

Xung thần kinh lan truyền theo lối nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie tiếp theo

1,0 điểm

Cơ chế

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh.

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo ranvie khác trên sợi thần kinh.

1,0 điểm

Tốc độ

Chậm

Nhanh

1,0 điểm

Câu 4 (2 điểm):

a. Một người chuyển từ đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi về hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn có thể xảy ra trong cơ thể người đó? Giải thích?

b. Tại sao tim hoạt động suốt đời không mỏi?

Trả lời:

a. Một người chuyển từ đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao:

- Thay đổi:

+ Nhịp thở nhanh hơn, tăng thông khí có thể tăng thể tích phổi. (0,25 điểm)

+ Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu có thể tắng thể tích tâm thất. (0,25 điểm)

+ Máu nhiều hồng cầu hơn. (0,25 điểm)

- Giải thích: ở vùng núi cao, không khí loãng, ít oxi hơn cơ thể thay đổi để thích nghi. (0,25 điểm)

b. Một chu kì tim của người kéo dài 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây dãn 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây dãn nghỉ 0,5 giây. Tính chung thời gian co của tim là 0,4 giây và thời gian dãn nghỉ là 0,4 giây. (0,5 điểm)

Thời gian từng ngăn tim nghỉ còn dài hơn khi tim hoạt động → Tim hoạt động suốt đời. (0,5 điểm)


ĐỀ 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022 –2023

MÔN SINH 11




I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

A. Chuỳ xinap Màng trước xinap Khe xinap Màng sau xinap.

B. Khe xinap Màng trước xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap.

C. Màng trước xinap Chuỳ xinap Khe xinap Màng sau xinap.

D. Màng sau xinap Khe xinap Chuỳ xinap Màng trước xinap.

Câu 2: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập

A. điều kiện hoá đáp ứng. B. điều kiện hoá hành động. C. học khôn. D. học ngầm.

Câu 3: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là :

A. tim Mao mạch Tĩnh mạch Động mạch Tim

B. tim Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Tim

C. tim Tĩnh mạch Mao mạch Động mạch Tim

D. tim Động mạch Mao mạch Tĩnh mạch Tim

Câu 4: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng sau xinap. B. Màng trước xinap. C. Chuỳ xinap. D. Khe xinap.

Câu 5: Trường hợp nào là là ứng động không sinh trưởng

A. thân cây đậu cove đang quấn quanh một cọc rào.

B. hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ

C. thân cây uốn cong về phía có nguồn sáng.

D. lá của cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.

Câu 6: Vai trò của hướng sáng dương của thân cành:

A. giúp cây tìm đến nguồn sáng để quang hợp. B. giúp cây tránh xa nguồn ánh sáng.

C. giúp cây tìm đến nguồn nước D. giúp cây tìm đến nguồn nước

Câu 7: Tuỵ tiết ra hoocmôn nào?

A. ADH, rênin. B. Anđôstêrôn, ADH. C. Glucagôn, Inulin. D. Glucagôn, renin.

Câu 8: Ở người trưởng thành nhịp tim thường là :

A. 95 lần/phút B. 65 lần / phút C. 75 lần / phút D. 85 lần / phút

Câu 9: Hai loại hướng động chính là:

A. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).

B. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).

D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).

Câu 10: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu. B. Điều hoà áp suất thẩm thấu.

C. Điều hoá huyết áp. D. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

Câu 11: Loại mạch có tổng tiết diện lớn nhất là:

A. mao mạch B. Động mạch chủ C. Tĩnh mạch D. tĩnh mạch chủ

Câu 12: Tác nhân của hướng sáng là:

A. lực hút của trái đất. B. ánh sáng. C. sự va chạm. D. chất hóa học

Câu 13: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

B. Tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện.

C. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

D. Hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim gồm nút nhĩ thất bó His và mạng Puôckin.

Câu 14: Khi ta lỡ chạm tay vào hòn than lửa nóng, ta có phản ứng rụt tay lại. Bộ phận thực hiện phản ứng trên là:

A. Tủy sống. B. Cơ tay. C. Thụ quan ở tay. D. Hòn than lửa nóng.

Câu 15: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tuỵ Gan Glucagôn Glicôgen Glucôzơ trong máu tăng.

B. Gan Tuyến tuỵ Glucagôn Glicôgen Glucôzơ trong máu tăng.

C. Tuyến tuỵ Glucagôn Gan Glicôgen Glucôzơ trong máu tăng.

D. Gan Glucagôn Tuyến tuỵ Glicôgen Glucôzơ trong máu tăng.

Câu 16: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật như

A. cá, lưỡng cư, bò sát. B. giun dẹp, đỉa, côn trùng. C. chim, thú. D. ngành ruột khoang.

Câu 17: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào

1. Lực co tim 4. Khối lượng máu

2. Nhịp tim 5. Số lượng hồng cầu

3. Độ quánh của máu 6. Sự đàn hồi của mạch máu

Đáp án đúng là:

A. 1, 2, 3, 5, 6 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 6 D. 2, 3, 4, 5, 6

Câu 18: Hình thức học khôn gặp ở:

A. tất cả các loài động vật có hệ thần kinh dạng ống B. những động vật có địa bàn phân bố mở rộng

C. động vật có hệ thần kinh phát triển. D. chỉ có ở người

Câu 19: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu cacbôníc ở tim

A. lưỡng cư, bò sát, chim B. Lưỡng cư, thú C. cá xương, chim, thú D. bò sát (Trừ cá sấu), chim, thú

Câu 20: Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

A. ứng động sinh trưởng B. hướng động C. ứng động D. ứng động không sinh trưởng

Câu 21: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

A. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau

B. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

C. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp

Câu 22: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

A. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.

C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

Câu 23: Tập tính động vật là gì?

A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định.

B. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường.

D. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định.

Câu 24: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:

A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.

B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.

C. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.

D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

Câu 25: Vận động nở hoa thuộc

A. ứng động B. hướng động C. ứng động không sinh trưởng D. ứng động sinh trưởng

Câu 26: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

A. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.

C. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. D. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.

Câu 27: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang ?

A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.

C. Tiêu phí ít năng lượng. D. Tiêu phí nhiều năng lượng.

Câu 28: Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với không có bao mielin vì chúng

A. không lan truyền liên tục B. lan truyền theo lối nhảy cóc

C. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác D. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM)

Câu 1: (2 điểm)

a. Phân biệt hệ tuần hoàn ở Cá trắm cỏ và cá sấu?

b. Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với những động vật có kích thước nhỏ?

Câu 2 (1 điểm)

I.Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Đây là hình thức học tập nào ở động vật? Nêu đặc điểm của hình thức học tập đó?



------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

1

A

6

A

11

A

16

B

21

B

26

C

2

A

7

C

12

B

17

C

22

C

27

C

3

D

8

C

13

B

18

C

23

C

28

B

4

C

9

B

14

B

19

C

24

D



5

D

10

B

15

C

20

C

25

D







ĐỀ 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022 –2023

MÔN SINH 11



PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp của cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

Câu 2. Ví dụ nào sau đây không phải là cảm ứng của thực vật?

A. Sự cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm. B. Lá cây bị héo khi khô hạn.

C. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời. D. Lá cây lay động khi có gió.

Câu 3. Trong thí nghiệm của Skinnơ, ban đầu chuột vô tình dẫm phải bàn đạp thì có thức ăn. Sau đó khi thấy đói bụng chuột chạy vào lồng nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Trên đây là ví dụ về hình thức học tập nào sau đây?

A. In vết. B. Học khôn. C. Điều kiện hoá hành động. D. Quen nhờn.

Câu 4. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ tuần hoàn?

A. Hệ thống mạch máu. B. Máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

C. Tim. D. Ruột non.

Câu 5. Giáo viên yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập nào?

A. Điều kiện hoá hành động. B. Học khôn. C. Điều kiện hoá đáp ứng. D. Học ngầm.

Câu 6. Cho thông tin ở bảng sau:

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí?

A. I – 1, 2; II – 1, 3. B. I – 2; II – 1, 3. C. I – 2, 3; II – 1, 3. D. I – 1, 2; II – 1, 2, 3.

Câu 7. Ví dụ nào sau đây là phản xạ có điều kiện ở người?

A. Nổi da gà khi gặp lạnh. B. Đứa trẻ khóc khi vừa được sinh ra.

C. Co ngón tay khi chạm vào kim nhọn.

D. Dừng lại khi gặp đèn giao thông chuyển sang màu đỏ.

Câu 8. Bộ phận nào sau đây của hệ dẫn truyền tim có khả năng tự phát ra xung điện?

A. Bó His. B. Nút xoang nhĩ. C. Mạng Puôckin. D. Nút nhĩ thất.

Câu 9. Hệ tuần hoàn hở có bao nhiêu bộ phận cấu tạo sau đây?

I. Tim. II. Động mạch. III. Tĩnh mạch. IV. Mao mạch.

A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 10. Hiện tượng cây trinh nữ cụp lá lại do va chạm cơ học là kiểu ứng động nào sau đây?

A. Hóa ứng động. B. Ứng động tiếp xúc. C. Quang ứng động. D. Thủy ứng động.

Câu 11. Khi nói về tính hướng động ở thực vật, nhận định nào sau đây đúng?

A. Rễ cây hướng sáng âm. B. Rễ cây hướng trọng lực âm.

C. Ngọn cây hướng sáng âm. D. Rễ cây hướng nước âm.

Câu 12. Khi nói về sinh trưởng sơ cấp của thực vật, nhận xét nào sau đây sai?

A. Có ở thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm.

B. Do hoạt động của mô phân sinh bên.

C. Là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân, rễ).

D. Do mô phân sinh lóng hoặc mô phân sinh đỉnh quy định.

Câu 13. Những hiện tượng nào sau đây thuộc tính ứng động?

I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.

  1. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân.

  2. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.

  3. Rễ cây mọc tránh chất gây độc.

  4. Sự đóng mở của khí khổng.

A. II, III, IV, V. B. III, IV. C. I, II, IV. D. III, V.

Câu 14. Khi côn trùng đậu vào lá của cây bắt ruồi thì lá khép lại. Đây là kết quả của kiểu cảm ứng nào sau đây?

A. Ứng động không sinh trưởng B. Quang ứng động

C. Ứng động tiếp xúc D. Ứng động sinh trưởng

Câu 15. Cá chép có cơ quan hô hấp nào sau đây?

A. Da. B. Mang. C. Ống khí. D. Phổi.

Câu 16. Tính cảm ứng của thực vật là gì?

A. Là khả năng nhận biết các thay đổi của môi trường của thực vật.

B. Là khả năng nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường.

C. Là khả năng chống lại các thay đổi của môi trường.

D. Là khả năng phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường.

Câu 17. Cung phản xạ “co ngón tay của người” khi bị kim châm được thực hiện theo trật tự nào sau đây?

A. Thụ quan đau ở da → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay.

B. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay.

C. Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay.

D. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Các cơ ngón tay.

Câu 18. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim thường kéo dài khoảng

A. 0,7 giây. B. 0,9 giây. C. 0,6 giây. D. 0,8 giây.

Câu 19. Ý nào không đúng với cảm ứng của động vật đơn bào?

A. Tiêu tốn năng lượng. B. Chuyển động cả cơ thể.

C. Thông qua phản xạ. D. Co rút chất nguyên sinh.

Câu 20. Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xinap?

A. Kênh H+. B. Kênh Na+. C. Kênh K+. D. Kênh Ca2+.

Câu 21. Vận tốc máu trong hệ mạch được sắp xếp giảm dần như thế nào?

A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. B. Tĩnh mạch → mao mạch → động mạch.

C. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch. D. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

Câu 22. Trong cấu tạo của xinap hóa học, các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở cấu trúc nào sau đây?

A. Màng trước xinap. B. Màng sau xinap. C. Chùy Xinap. D. Khe Xinap.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự trao đổi khí O2 và CO2 diễn ra ở phổi?

A. O2 từ phế nang vào máu. B. O2 từ máu ra phế nang.

C. CO 2 từ phế nang vào máu. D. CO 2 từ máu ra phế nang nhờ các kênh protein.

Câu 24. Con đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào dưới đây?

A. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

B. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.

C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.

D. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.

Câu 25. Hai chất nào sau đây là chất trung gian hoá học trong truyền tin qua xináp phổ biến nhất ở thú?

A. Axêtincôlin và đôpamin. B. Sêrôtônin và norađrênalin.

C. Axêtincôlin và norađrênalin. D. Axêtincôlin và sêrôtônin.

Câu 26. Động vật nào sau đây hô hấp bằng ống khí trong phổi?

A. Giun đất B. Cá hồi. C. Chim sẻ. D. Châu chấu.

Câu 27. Đến mùa sinh sản chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông. Đây là dạng là tập tính nào sau đây?

A. Bảo vệ lãnh thổ. B. Sinh sản. C. Kiếm ăn. D. Di cư.

Câu 28. Ví dụ nào sau đây thuộc ứng động sinh trưởng?

A. Vận động bắt mồi của cây gọng vó. B. Vận động nở hoa của cây bồ công anh.

C. Cây trinh nữ cụp lá do va chạm cơ học. D. Sự đóng mở của khí khổng

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày sự biến thiên của chỉ số huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch? Chứng huyết áp cao gây ra những hậu quả nào đối với hệ mạch và hoạt động của tim?

Câu 2. (1,5 điểm) Nêu các thành phần cấu tạo của Xinap hóa học? Tại sao khi sử dụng thuốc có chất Atropin thì sẽ có khả năng làm giảm đau cho người bệnh?



------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

B

D

C

D

B

D

D

B

C

B

A

B

D

A

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

B

B

B

D

C

D

A

B

A

A

C

C

B

B





ĐỀ 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022 –2023

MÔN SINH 11



PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Yếu tố nào sau đây không thuộc hệ thống mạch máu?

A. Mao mạch. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Tim.

Câu 2. Khi nói về tính hướng động của rễ cây, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Hướng đất âm, hướng sáng âm. B. Hướng đất dương, hướng sáng âm.

C. Hướng đất dương, hướng sáng dương. D. Hướng đất âm, hướng sáng dương.

Câu 3. Ý nào không đúng với cảm ứng của động vật đơn bào?

A. Chuyển động cả cơ thể. B. Thông qua phản xạ.

C. Co rút chất nguyên sinh. D. Tiêu tốn năng lượng.

Câu 4. Cá Trắm có cơ quan hô hấp nào sau đây?

A. Ống khí. B. Phổi. C. Mang. D. Da.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng, khi nói về tính ứng động của cây?

A. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.

B. Ứng động là hình thức phản ứng của cây không kèm theo sự sinh trưởng.

C. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

D. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

Câu 6. Tuỳ thuộc vào loại tác nhân kích thích, ứng động được chia thành những loại nào sau đây?

A. Ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng.

B. Ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương.

C. Quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, hoá ứng động , ứng động tiếp xúc.

D. Hoá ứng động , ứng động tiếp xúc, ứng động không sinh trưởng.

Câu 7. Loại ion nào sau đây đi vào chùy xináp làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra?

A. K+. B. Mg2+. C. Ca2+. D. Na+.

Câu 8. Dòng máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ của động vât có hệ tuần hoàn kép diễn ra theo thứ tự nào?

A. Tim → Động mạch giàu O2 → Mao mạch → Tĩnh mạch giàu CO2 → Tim.

B. Tim → Động mạch ít O2 → Mao mạch → Tĩnh mạch giàu CO2 → Tim.

C. Tim → Động mạch giàu O2 → Mao mạch → Tĩnh mạch có ít CO2 → Tim.

D. Tim → Động mạch giàu CO2 → Mao mạch → Tĩnh mạch giàu O2 → Tim.

Câu 9. Sinh trưởng sơ cấp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

C. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

Câu 10. Loài nhện có bản năng chăng tơ. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Hiện tượng đó thuộc tập tính nào sau đây?

A. Bẩm sinh. B. Học được. C. Rút ra kinh nghiệm D. Hỗn hợp.

Câu 11. Ví dụ nào sau đây không phải là cảm ứng của thực vật?

A. Lá cây bị héo khi khô hạn. B. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.

C. Sự cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm. D. Lá cây lay động khi có gió.

Câu 12. Khi đặt một chậu cây nhỏ nằm nghiêng, sau một thời gian nhận thấy ngọn cây mọc cong lên trên. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Ngọn cây có tính hướng trọng lực âm. B. Ngọn cây có tính hướng sáng âm.

C. Ngọn cây có tính hướng nước dương. D. Ngọn cây có tính hướng trọng lực dương.

Câu 13. Tại bề mặt trao đổi khí của cơ thể động vật, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

A. Oxi và CO2 đều khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài.

B. CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài, oxi khuếch tán từ ngoài vào trong cơ thể.

C. Oxi và CO2 đều khuếch tán từ ngoài vào trong cơ thể.

D. CO 2 khuếch tán từ ngoài vào trong cơ thể, oxi khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài.

Câu 14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

  1. Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn.

  2. Số lượng phản xạ có điều kiện ở động vật là không hạn chế.

  3. Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.

  4. Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện dễ mất đi.

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 15. Tập tính làm bài tập về nhà của học sinh khi thầy cô giao bài tập thuộc loại tập tính nào sau đây?

A. Tập tính thứ bậc. B. Tập tính hỗn hợp. C. Tập tính bẩm sinh. D. Tập tính học được.

Câu 16. Ví dụ nào sau đây là phản xạ có điều kiện ở người?

A. Nổi da gà khi gặp lạnh. B. Đứa trẻ khóc khi vừa được sinh ra.

C. Co ngón tay khi chạm vào kim nhọn. D. Dừng lại khi gặp đèn giao thông chuyển sang màu đỏ.

Câu 17. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của cơ thể thực vật.

B. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm.

C. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.

D. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất các các loài thực vật hạt kín.

Câu 18. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xináp?

A. Chuỳ xináp. B. Màng trước xináp. C. Màng sau xináp. D. Khe xináp.

Câu 19. Vận động bắt mồi của cây nắp ấm là kiểu ứng động nào sau đây?

A. Quang ứng động. B. Ứng động không sinh trưởng.

C. Nhiệt ứng động. D. Ứng động sinh trưởng.

Câu 20. Ví dụ nào sau đây thể hiện tính hướng động dương?

A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng ngược hướng trọng lực.

B. Rễ cây uốn cong tránh xa mặt trời.

C. Thân cây uốn cong về phía mặt trời. D. Thân cây uốn cong tránh xa mặt trời.

Câu 21. Vận tốc máu trong hệ mạch được sắp xếp tăng dần như thế nào?

A. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch. B. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

C. Tĩnh mạch → mao mạch → động mạch. D. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

Câu 22. Một người đàn ông trưởng thành có nhịp tim là 75 lần/ phút. Thời gian một chu kì tim của người đàn ông này là bao nhiêu?

A. 1 giây. B. 0,6 giây. C. 0,8 giây. D. 0,75 giây.

Câu 23. Xinap là gì?

A. Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).

B. Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

C. Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

D. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.

Câu 24. Bộ phận nào sau đây của hệ dẫn truyền tim có khả năng tự phát ra xung điện?

A. Mạng Puôckin. B. Bó His. C. Nút nhĩ thất. D. Nút xoang nhĩ.

Câu 25. Cho thông tin ở bảng sau:

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí?

A. 1 – a, b; 2 – a, c; 3 – c, d. B. 1 – a, b, d; 2 – c; 3 – c.

C. 1 – a, b; 2 – c; 3 – c, d. D. 1 – a, b, d; 2 – c; 3 – c, d.

Câu 26. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Cá rô phi. B. Chim bồ câu. C. Tôm sông. D. Ếch.

Câu 27. Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?

A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. B. Số ít là tập tính bẩm sinh.

C. Toàn là tập tính tự học. D. Phần lớn tập tính tự học

Câu 28. Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Chim sẻ. B. Cá hồi. C. Giun đất D. Châu chấu.

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Ba đường cong A, B, C ở hình dưới đây thể hiện sự biến động của vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp trong hệ mạch. Xác định tên gọi phù hợp cho mỗi đường cong A,B,C và tên của các đoạn mạch I, II, III















Câu 2. (1,5 điểm) Ở người, sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số nhịp tim của người này tăng hay giảm? Em hãy giải thích vì sao?

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

D

B

B

C

C

C

C

D

D

A

D

A

B

D

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

D

D

C

C

B

C

A

C

A

D

B

C

A

D



Ngoài Bộ Đề Ôn Thi Giữa HK2 Sinh 11 Năm 2023 Hay Nhất Kèm Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bộ Đề Ôn Thi Giữa Học Kì 2 Môn Sinh Học lớp 11 Năm 2023 là một tài liệu hữu ích và đáng tin cậy để học sinh ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kì 2 môn Sinh Học. Bộ đề này được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, đảm bảo phù hợp với chương trình học và yêu cầu của bộ môn Sinh Học lớp 11.

Bộ Đề Ôn Thi Giữa HK2 Sinh 11 Năm 2023 Hay Nhất được tạo ra nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, rèn kỹ năng giải đề và làm quen với dạng đề thi thực tế. Bộ đề bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, bám sát chương trình giảng dạy và sở thích của các em.

Mỗi đề thi trong bộ đề đều đi kèm với đáp án chi tiết và giải thích, giúp học sinh tự kiểm tra và cải thiện hiệu quả học tập. Điều này giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu rõ các khái niệm và quy tắc trong Sinh Học.

Bộ Đề Ôn Thi Giữa HK2 Sinh 11 Năm 2023 Hay Nhất là công cụ hữu ích để học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi, nâng cao hiệu suất học tập và tăng cường tự tin trước kỳ thi giữa học kì 2. Hãy sử dụng bộ đề này như một phần quan trọng trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

>>> Bài viết liên quan:

Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Kèm File Nghe (Đề 1)
Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh Cấp Tỉnh Có Đáp Án Và File Nghe
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam [2020]
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)