Docly

Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020 Có Đáp Án

Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020 Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Lớp 11 Môn Sinh Năm 2022-2023 (Đề 3)
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Năm Học 2021-2022 [Có Đáp Án]
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án

Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 401


I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)

Câu 1: Những loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?

A. Lúa, mía, ngô. B. Mía, ngô, rau dền.

C. Thanh long, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, dứa.

Câu 2: Động lực nào sau đây không phải của dòng mạch gỗ?

A. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.

C. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ). D. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?

A. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua khí khổng.

B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.

C. Lớp cutin càng mỏng thì thoát hơi nước càng giảm.

D. Thoát hơi nước qua lớp cutin có vận tốc lớn, được điều chỉnh.

Câu 4: Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/NaHCO3) có vai trò nào sau đây?

A. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.

B. Duy trì cân bằng nồng độ glucozơ trong máu.

C. Duy trì cân bằng độ pH nội môi.

D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?

A. Pha sáng cung cấp ATP, NADPH cho pha tối.

B. O2 được giải phóng ra trong pha tối của quang hợp.

C. Pha sáng của quang hợp diễn ra khác nhau ở các nhóm thực vật C3 , C4, CAM.

D. Pha tối của các nhóm thực vật C3 , C4, CAM đều diễn ra giống nhau.

Câu 6: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng này được gọi là

A. ứ giọt. B. rỉ nhựa. C. ứ nhựa. D. rỉ khoáng.

Câu 7: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

A. Ruột non. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Gan.

Câu 8: Ở người bình thường, hiện tượng gì xảy ra khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều?

A. Giảm nhịp thở để thải CO2 ra ngoài qua phổi.

B. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải O2 kịp thời ra ngoài qua phổi.

C. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải CO2 kịp thời ra ngoài qua phổi.

D. Giảm nhịp thở để giảm hấp thụ O2 vào phổi.

Câu 9: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây không thuộc hệ dẫn truyền tim?

A. Van nhĩ thất. B. Nút xoang nhĩ. C. Bó His. D. Nút nhĩ thất.

Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật?

I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.

II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào.

III. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào rồi đến nội bào.

IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 11: Những hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động sinh trưởng ở thực vật?

I. Hoa quỳnh nở vào ban đêm.

II. Khí khổng đóng mở.

III. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây phượng.

IV. Hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấm.

A. II và IV. B. I và III. C. I, II và III. D. II, III và IV.

Câu 12: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%; trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?

A. Thẩm thấu. B. Hấp thụ bị động.

C. Khuếch tán. D. Hấp thụ chủ động.

Câu 13: Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm. Vì ban đêm

A. khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2.

B. lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp.

C. mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá.

D. khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

Câu 14: Đồ thị dưới đây biểu thị sự biến động của vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp trong hệ mạch của động vật. Các đường cong 1, 2, 3 lần lượt là:

A. vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện mạch.

B. huyết áp, tổng tiết diện mạch, vận tốc máu.

C. huyết áp, vận tốc máu, tổng tiết diện mạch.

D. vận tốc máu, tổng tiết diện mạch, huyết áp.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua thành tế bào - gian bào ở rễ cây?

A. Nhanh và được chọn lọc. B. Nhanh và không được chọn lọc.

C. Chậm và không được chọn lọc. D. Chậm và được chọn lọc.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

a. Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

b. Trình bày vai trò của quang hợp.

Câu 2. (2 điểm)

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín về các tiêu chí sau: Cấu tạo hệ mạch, đường đi của máu, tốc độ máu chảy trong động mạch, động vật đại diện.

Câu 3. (1 điểm)

Vì sao các động vật như cá tràu, cá rô phi, cá diếc khi bị bắt lên cạn sẽ không hô hấp được và chết sau một thời gian ngắn?


----------- HẾT ----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM




(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 402


I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)

Câu 1: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?

A. Bó His. B. Tĩnh mạch. C. Van nhĩ thất. D. Mao mạch.

Câu 2: Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm. Vì ban đêm

A. lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp.

B. khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

C. khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2.

D. mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá.

Câu 3: Hệ đệm photphat (NaH2PO4/NaHPO4) có vai trò nào sau đây?

A. Duy trì cân bằng nồng độ glucozơ trong máu.

B. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.

C. Duy trì cân bằng độ pH nội môi.

D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Câu 4: Những loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật C4?

A. Rau dền, lúa, xương rồng. B. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

C. Lúa, khoai, thanh long. D. Mía, ngô, rau dền.

Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật?

I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.

II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa ngoại bào.

III. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa nội bào rồi đến ngọai bào.

IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 6: Ở người bình thường, hiện tượng gì xảy ra khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều?

A. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải CO2 kịp thời ra ngoài qua phổi.

B. Giảm nhịp thở để thải CO2 ra ngoài qua phổi.

C. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải O2 kịp thời ra ngoài qua phổi.

D. Giảm nhịp thở để giảm hấp thụ O2 vào phổi.

Câu 7: Động lực của dòng mạch rây là gì?

A. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).

B. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

C. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước..

D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

Câu 8: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%; trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?

A. Hấp thụ chủ động. B. Thẩm thấu.

C. Hấp thụ bị động. D. Khuếch tán.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào ở rễ cây?

A. Chậm và không được chọn lọc. B. Nhanh và không được chọn lọc.

C. Chậm và được chọn lọc. D. Nhanh và được chọn lọc.


Câu 10: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?

A. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm.

B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

C. Thoát hơi nước qua lớp cutin có vận tốc lớn, không được điều chỉnh.

D. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua cutin.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?

A. Pha sáng của quang hợp diễn ra khác nhau ở các nhóm thực vật C3 , C4, CAM.

B. Pha sáng cung cấp ADP, NADPH cho pha tối.

C. O2 được giải phóng ra trong pha sáng của quang hợp.

D. Pha tối của các nhóm thực vật C3 , C4, CAM đều diễn ra giống nhau.

Câu 12: Những hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng ở thực vật?

I. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

II. Khí khổng đóng mở.

III. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

IV. Hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấm.

A. III và IV. B. II và IV. C. I, II và III. D. II, III và IV.

Câu 13: Đồ thị dưới đây biểu thị sự biến động của vận tốc máu, huyết áp và tổng tiết diện mạch trong hệ mạch của động vật. Các đường cong 1, 2, 3 lần lượt là:

A. vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện mạch.

B. huyết áp, vận tốc máu, tổng tiết diện mạch.

C. vận tốc máu, tổng tiết diện mạch, huyết áp.

D. huyết áp, tổng tiết diện mạch, vận tốc máu.

Câu 14: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng này được gọi là:

A. rỉ nhựa. B. ứ nhựa. C. ứ giọt. D. rỉ khoáng.

Câu 15: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

A. Ruột non. B. Tụy. C. Dạ dày. D. Thực quản.

II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

a. Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp ở thực vật.

b. Trình bày vai trò của hô hấp ở thực vật.

Câu 2. (2 điểm)

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín về các tiêu chí sau: Vị trí trao đổi chất giữa tế bào và máu, đường đi của máu, áp lực máu trong động mạch, động vật đại diện.

Câu 3. (1 điểm)

Vì sao các động vật như gà, mèo, chó không thể hô hấp được trong môi trường nước?


----------- HẾT ----------



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 403


I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào ở rễ cây?

A. Nhanh và không được chọn lọc. B. Nhanh và được chọn lọc.

C. Chậm và không được chọn lọc. D. Chậm và được chọn lọc.

Câu 2: Hệ đệm prôtêinat (prôtêin) có vai trò nào sau đây?

A. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

B. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.

C. Duy trì cân bằng nồng độ glucozơ trong máu.

D. Duy trì cân bằng độ pH nội môi.

Câu 3: Những loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?

A. Lúa, khoai, thanh long. B. Mía, ngô, rau dền.

C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, dứa.

Câu 4: Nồng độ K+ trong cây là 0,5%; trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận K+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?

A. Hấp thụ bị động. B. Khuếch tán.

C. Hấp thụ chủ động. D. Thẩm thấu.

Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật?

I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.

II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào.

III. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa nội bào rồi đến ngoại bào.

IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6: Ở người bình thường, hiện tượng gì xảy ra khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều?

A. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải CO2 kịp thời ra ngoài qua phổi.

B. Giảm nhịp thở để thải CO2 ra ngoài qua phổi.

C. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải O2 kịp thời ra ngoài qua phổi.

D. Giảm nhịp thở để giảm hấp thụ O2 vào phổi.

Câu 7: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?

A. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ.

B. Thoát hơi nước qua cutin không được điều chỉnh.

C. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng tăng.

D. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua cutin.

Câu 8: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

A. Diều. B. Thực quản. C. Ruột non. D. Dạ dày.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?

A. Pha sáng của quang hợp diễn ra khác nhau ở các nhóm thực vật C3 , C4, CAM.

B. Pha sáng cung cấp ADP, NADPH cho pha tối.

C. Pha tối của các nhóm thực vật C3 , C4, CAM đều diễn ra giống nhau.

D. O2 được giải phóng ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H­2O.

Câu 10: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng này được gọi là

A. rỉ khoáng. B. ứ giọt. C. ứ nhựa. D. rỉ nhựa.



Câu 11: Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm. Vì ban đêm

A. mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá.

B. khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2.

C. lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp.

D. khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

Câu 12: Những hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động sinh trưởng ở thực vật?

I. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

II. Khí khổng đóng mở.

III. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

IV. Hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấm.

A. III và IV. B. I, II và III. C. I và III. D. II, III và IV.

Câu 13: Đồ thị sau đây biểu thị sự biến động của vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp trong hệ mạch của động vật. Các đường cong 1, 2, 3 lần lượt là:

A. vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện mạch.

B. huyết áp, vận tốc máu, tổng tiết diện mạch.

C. vận tốc máu, tổng tiết diện mạch, huyết áp.

D. huyết áp, tổng tiết diện mạch, vận tốc máu.

Câu 14: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?

A. Mạng Puôckin. B. Mao mạch. C. Tĩnh mạch. D. Van nhĩ thất.

Câu 15: Động lực nào sau đây không phải của dòng mạch gỗ?

A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.

B. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

a. Hô hấp sáng là gì? Quá trình hô hấp sáng có sự tham gia của 3 bào quan nào?

b. Nêu đặc điểm của hô hấp sáng?

Câu 2. (2 điểm)

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín về các tiêu chí sau: Cấu tạo của hệ mạch, đường đi của máu, áp lực máu trong động mạch, động vật đại diện.

Câu 3. (1 điểm)

Vì sao các động vật như cá tràu, cá rô phi, cá diếc khi bị bắt lên cạn sẽ không hô hấp được và chết sau một thời gian ngắn?

----------- HẾT ----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q UẢNG NAM

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC



(Đáp án có 04 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11



ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)


CÂU

MÃ ĐỀ

401

402

403

1

C

A

D

2

A

B

D

3

A

C

C

4

C

D

C

5

A

D

B

6

A

A

A

7

D

D

B

8

C

A

A

9

A

C

D

10

A

A

B

11

B

C

D

12

D

B

C

13

D

C

B

14

B

C

A

15

B

B

D


II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

MÃ ĐỀ 401, 404, 407, 410, 413, 416, 419, 422.


Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

a.Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

12 H2O + 6 CO2 + Q (năng lượng ánh sáng) C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O

b. Cho biết vai trò của quá trình quang hợp.

- Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất.

- Biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học).

- Hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí.


0,5


0,5

0,5


0,5

Câu2

(2 điểm)









Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Tiêu chí

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Cấu tạo hệ mạch

Không có mao mạch.

Có mao mạch.

Đường đi của máu

Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.

Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch →tim.

Tốc độ máu chảy trong động mạch

Chậm hơn.

Nhanh hơn.

Động vật đại diện

Đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm..).

Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống .





0,5


0,5



0,5


0,5

Câu 3

(1 điểm)

Các động vật như cá tràu, cá rô phi, cá diếc khi bị bắt lên cạn sẽ không hô hấp được và chết sau một thời gian ngắn. Vì:

Những động vật này hô hấp bằng mang, khi lên cạn, do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cung mang xẹp xuống, dính chặt nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. Hơn nữa, khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được và chết sau thời gian ngắn.



1


MÃ ĐỀ 402, 405, 408, 411, 414, 417, 420, 423.

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 1

(2 điểm)


a. Viết phương trình tổng quát quá trình hô hấp ở thực vật.

C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + năng lượng( ATP + Nhiệt)

b. Cho biết vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật.

- Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.

- Một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt thụân lợi cho các phản ứng enzim.

- Hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.


0,5


0,5


0,5


0,5

Câu 2

(2 điểm)









Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Tiêu chí

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Vị trí trao đổi chất giữa tế bào và máu

Tại khoang cơ thể.

Qua thành mao mạch.

Đường đi của máu

Tim động mạch khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.

Tim động mạch mao mạch → tĩnh mạch → tim.

Áp lực máutrong động mạch

Thấp hơn.

Cao hơn.

Động vật đại diện

Đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm..).

Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.





0,5



0,5




0,5


0,5

Câu 3

(1 điểm)

Các động vật như gà, mèo, chó không thể hô hấp được trong môi trường nước. Vì:

- Những động vật này hô hấp bằng phổi.

- Khi ở dưới nước, do nước tràn vào đường dẫn khí (khí quản, phế quản) nên không lưu thông khí dẫn đến không hô hấp được.



1


MÃ ĐỀ 403, 406, 409, 412, 415, 418, 421, 424.

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 2

(2 điểm)



a.

- Hô hấp sáng: là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

- Quá trình hô hấp sáng có sự tham gia của 3 bào quan: lục lạp, perôxixôm, ti thể.

b. Đặc điểm của hô hấp sáng :

- Xảy ra đồng thời với quang hợp.

- Không tạo ATP, tiêu hao rất nhiều sản phẩm quang hợp (30 – 50%).


0,5

0,5



0,5

0,5

Câu 1

(2 điểm)





Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Tiêu chí

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Cấu tạo của hệ mạch

Không có mao mạch.

Có mao mạch.

Đường đi của máu

Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.

Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

Áp lực máu trong động mạch

Thấp hơn.

Cao hơn.

Động vật đại diện

Đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm..).

Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống .





0,5


0,5



0,5


0,5

Câu 3

(1 điểm)

Các loại cá như cá tràu, cá rô phi, cá diếc sẽ không thể hô hấp được khi bị bắt lên cạn. Vì

Những động vật này hô hấp bằng mang, khi lên cạn, do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cung mang xẹp xuống, dính chặt nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. Hơn nữa, khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được và chết sau thời gian ngắn.


1



---------------HẾT---------------








Ngoài Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020 Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020 là bộ đề thi quan trọng nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh lớp 11 trong môn học Sinh học. Bộ đề thi này được thiết kế với mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.

Bộ đề thi gồm nhiều câu hỏi và bài tập đa dạng, phù hợp với chương trình học Sinh học lớp 11. Các câu hỏi được xây dựng theo cấu trúc logic, từ những kiến thức cơ bản đến phần ứng dụng cao hơn. Điều này giúp học sinh rèn kỹ năng phân tích, suy luận và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Đáp án chi tiết và rõ ràng đi kèm với bộ đề thi, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Đáp án không chỉ giải đáp cho từng câu hỏi mà còn cung cấp giải thích và phương pháp giải quyết bài tập. Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách giải quyết các vấn đề và củng cố kiến thức đã học.

Sử dụng bộ Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020, học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm bài thi, nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kì 1. Bộ đề thi cũng là tài liệu hữu ích để học sinh tự ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và nâng cao khả năng giải quyết các bài tập.

Tóm lại, bộ Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020 là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 11 củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong môn Sinh học. Qua đó, học sinh có thể nâng cao hiệu suất học tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì 1.

>>> Bài viết liên quan:

Bộ Đề Kiểm Tra Giữa Kì 2 Sinh 11 Năm 2022 Có Đáp Án
Top 10 Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Hay Nhất Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sinh 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11
Đề Thi HSG Sinh 11 (Olympic) Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2021
Đề Thi HSG Sinh 11 Cấp Trường Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án
Top 10 Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Có Đáp Án Chi Tiết
Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2021-2022
Bộ Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Giữa Kì 2 Sinh 11 Có Đáp Án (Đề 2) – Sinh Học Lớp 11
Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Môn Sinh 11 Có Đáp Án