15 Đề Thi Học Kì 1 Môn Lịch Sử 6 Có Đáp Án – Lịch Sử 6
15 Đề Thi Học Kì 1 Môn Lịch Sử 6 Có Đáp Án – Lịch Sử 6 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Lịch sử là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục, giúp chúng ta hiểu về quá khứ, hình thành nền văn hóa và sự phát triển của loài người. Trên tay mình, tôi sở hữu một kho tàng kiến thức vô cùng đáng quý – 15 đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6, đầy đủ đáp án. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và nắm vững những kiến thức quan trọng về lịch sử thông qua các đề thi này.
15 đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 đáp ứng nhu cầu kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh. Qua việc làm các đề thi này, chúng ta có thể kiểm tra mức độ hiểu biết và ứng dụng tri thức đã học trong việc giải quyết các vấn đề lịch sử.
Đối với mỗi đề thi, đều đi kèm đáp án chi tiết, giúp chúng ta hiểu rõ từng câu hỏi và cách giải quyết. Điều này không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn phát triển khả năng tư duy logic và phân tích.
Việc nắm vững kiến thức lịch sử là một yếu tố quan trọng để hiểu rõ về quá khứ và tác động của nó đến hiện tại. Từ việc tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, các nhân vật quan trọng, đến việc phân tích và đưa ra nhận định, chúng ta trở nên thông thái hơn về lịch sử nhân loại.
15 đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 này sẽ giúp chúng ta khám phá và kết nối tri thức, từ những diễn biến sự kiện quan trọng cho đến văn hóa và tín ngưỡng của các quốc gia. Qua việc giải quyết các câu hỏi và xem lại đáp án, chúng ta có thể nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết về lịch sử.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 1 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Lịch sử là
A. khoa học tìm hiểu về quá khứ.
B. những gì đã diễn ra trong quá khứ
C. sự hiểu biết của con người về quá khứ
D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người.
Câu 2: Theo Công lịch một năm có
-
A. 365 ngày, chia làm 12 tháng
C. 366 ngày, chia làm 12 tháng
B. 365 ngày, chia làm 13 tháng
D. 366 ngày, chia làm 13 tháng
Câu 3: Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?
A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450 cm3)
B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)
C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)
D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn.
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy ?
A. Xã hội loài người bắt đầu phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp
B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu trong khoa học - kĩ thuật
C. Xã hội loài người, mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm
D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại, và các tầng lớp khác
Câu 5 Điểm tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của Người tinh khôn so với Người tối cổ là:
A. Công cụ được ghè đẽo thô sơ B. Công cụ được ghè đẽo cẩn thận hơn.
C. Công cụ đã biết mài ở lưỡi cho sắc D. Công cụ bằng kim loại.
Câu 6: Một thiên niên kỷ gồm bao nhiêu năm?
A. 2000 năm B. 10 năm C. 100 năm D. 1000 năm
Câu 7: Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?
A. Ánh sáng của mặt trời
B. Nước sông hàng năm
C. Thời tiết
D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng
Câu 8: Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?
A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.
B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.
C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.
D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
Câu 9. Nối tên các nhà khoa học sao cho phù hợp lĩnh vực nghiên cứu:
-
Tên các nhà khoa học
Lĩnh vực nghiên cứu
1. Ác-si-mét
a. Triết học
2. Stơ-ra-bôn
b. Sử học
3. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít
c. Địa lí
4. Pla-tôn, A-ri-xtốt
d. Vật lí
B. Tự luận: (7điểm)
Câu 10 (2 điểm) Người ta đã dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
Câu 11 (1,5 điểm)
Hãy giải thích vì sao khi sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thủy tan rã?
Câu 12 (2,5 điểm) Người Hi lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
Câu 13 (1 điểm) Vì sao nước Âu Lạc sụp đổ? Qua đó em rút ra bài học gì đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay?
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
-
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
A
A
C
C
D
D
C
1-d,2-c,3-b,4-a
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
10 |
"tư liệu lịch sử", "tư liệu truyền miệng", "tư liệu hiện vật" "tư liệu chữ viết" |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
11 |
- Khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ lao động. - Nhờ công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt... Sản phẩm làm ra nhiều -> dư thừa -> tư hữu. -> Xã hội đã phân chia giàu nghèo nên xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã. |
0,5
0,5
0,5 |
12 |
- Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn : 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng. - Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c... có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái La-tinh, đang được dùng phổ biến hiện nay. - Các ngành khoa học : + Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. + Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực : Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học) ; Ác-si-mét (Vật lí); Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học) ; Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học); Stơ-ra-bôn (Địa lí)... - Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như : đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô... |
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5 |
13
|
- Nước Âu lạc sụp đổ vì: + Triệu Đà dùng kế chia rẽ nội bộ khiến các tướng giỏi bỏ về quê. + Do An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, không đề phòng quân giặc… - Bài học đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay: + Xây dựng đất nước vững mạnh…xây dựng khối đoàn kết toàn dân… +Luôn có ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù… |
0,5
0,5 |
ĐỀ 2 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Đánh dấu X vào ô vuông trước ý trả lời đúng.
a). quá trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
b). Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
Hang
Thẩm Hai.
Xuân Lộc.
Đánh cá
Săn bắn thú rừng
Trồng lúa nước
Buôn bán
Câu 2. Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn dưới đây để hoàn thành đoạn trích.
(Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).
"..................................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân…………………
bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày …………………đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là ............................................”
Câu 3. Nối các ý ở cột A với các quốc gia tương ứng ở cột B
A |
B |
Nằm trên lưu vực các con sông lớn |
Các quốc gia cổ đại phương Đông |
Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải |
|
Có nền nông nghiệp phát triển |
|
Kinh tế chủ yếu là ngoại thương, hàng hải. |
Các quốc gia cổ đại phương Tây |
Là các quốc gia ra đời sớm nhất trong lịch sử |
|
II. TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước Văn Lang? (2đ)
Câu 2: Vì sao An Dương Vương lại thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì? (3đ)
ĐÁP
ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (5điểm, mỗi câu đúng được 1điểm)
Câu 1: Ý trả lời đúng.
a). quá trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
Đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đồng
b). Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
Hang Thẩm Hai.
c).
Nghề
chính của cư dân Văn Lang là:
Trồng lúa nước
Câu 2. Từ thích hợp trong đoạn trích.
(Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).
"........ Người Việt................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân …Tần ……..
bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày … ở yên ………đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là ..... Thục Phán.................”
Câu 3. Nối các ý ở cột A với các quốc gia tương ứng ở cột B
A |
B |
Nằm trên lưu vực các con sông lớn |
Các quốc gia cổ đại phương Đông |
Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải |
|
Có nền nông nghiệp phát triển |
|
Kinh tế chủ yếu là ngoại thương, hàng hải. |
Các quốc gia cổ đại phương Tây |
Là các quốc gia ra đời sớm nhất trong lịch sử |
|
II. TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 1: Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
Nhận xét về bộ máy nhà nước Văn Lang:
Nhà nước Văn Lang vẫn còn đơn giản, sơ khai, chưa có pháp luật và quân đội
(Vẽ được sơ đồ rõ nét được 1điểm, nêu được nhận xét được 1 điểm)
Câu 2:
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình.
- Không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Do mất hết tướng giỏi, nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
Bài học kinh nghiệm.
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.
(Mỗi ý trình theo nội dung trên được 0,5 điểm)
ĐỀ 3 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm). Hãy khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
a. Hàng năm, giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ngày nào?
A. Ngày 10 tháng 3( dương lịch)
B. Ngày 10 tháng 3(âm lịch)
C. Ngày 3 tháng 10(dương lịch)
D. Ngày 3 tháng 10(âm lịch)
b. Nước Văn lang cả nước được chia thành bao nhiêu bộ:
A. 12 bộ B. 13 bộ C. 14 bộ D. 15 bộ
Câu 2 ( 1 điểm). Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào bài làm cho các nhận định sau:
A. Nhà nước Văn Lang có vũ khí tốt và quân đội mạnh
B. Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội
C. Nhà nước Âu Lạc có thành vững chắc, quân đội mạnh, vũ khí tốt
D. Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc có quân đội mạnh, vũ khí tốt.
Đáp án: A…………. B……………. C…………… D…………….
Câu 3( 1điểm): Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng:
Cột A |
Nối |
Cột B |
a. Kinh đô của Nhà nước Văn Lang |
|
1. Chống giặc ngoại xâm |
b. Kinh đô của Nhà nước Âu Lạc |
|
2.Chống thiên nhiên, bảo về mùa màng |
c. Truyền thuyết Thánh Gióng |
|
3. Bạch Hạc(Phú Thọ) |
d.Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh |
|
4.Phong Khê( Cổ Loa- Đông Anh- HN) |
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Vẽ và phân tích sơ đồ Nhà nước Âu Lạc?
Câu 2( 3 điểm): Tai sao nói thành Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là quân thành của cả nước? Theo em sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? Em rút được kinh nghiệm gì cho bản thân về học tập cũng như trong cuộc sống.
Câu 3: (2 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Hết –
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm):
Câu 1( 1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
a- B
b- D
Câu 2: Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm:
A- S
B-Đ
C-Đ
D-S
Câu 3: Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm:
a-3
b-4
c-1
d-2
II. TỰ LUẬN( 7điểm):
Câu 1(2 điểm)
Vẽ sơ đồ Nhà nước Âu Lạc(1 điểm): Vẽ theo SGK trang 37( Thay thế HÙng vương là An Dương Vương)
Phân tích( 1điểm): Đúng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng vương, giúp vua có Lạc hầu(quan văn), lạc tướng(quan võ). Cả nước được chia thành 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu, dưới bộ là chiềng chạ do bồ chính cai quản.
Câu 2( 3 điểm):
- Kinh thành: Là nơi ở làm việc của vua, lạc hầu, lạc tướng
- Quân thành: Nơi đóng quân của quân thủy, quân bộ, chế tạo vũ khí…..
Bài học: Trong cuộc sống: Luôn luôn phải cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù. Vua cần phải tin ở trung thần; vua phải dựa vào nhân dân để đánh giặc.
Trong học tập(Làm theo ý hiểu): Không được chủ quan…
Câu 3(2 điểm):
HS nêu được đã là công dân Việt Nam thì phải biết về lịch sử của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
ĐỀ 4 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm). Hãy khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
a. Tên gọi nước Âu Lạc bắt nguồn từ:
A. Bộ lạc Âu Lạc
B. Thị tộc Âu Lạc
C. Cư dân Âu Việt và Lạc Việt
D. Bắt nguồn từ con sông
b. Kinh đô nước Âu Lạc được đặt ở đâu?
A. Bạch Hạc( Việt Trì- Phú Thọ)
B. Phong Khê( Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội)
C. Hoa Lư( Ninh Bình)
D. Thăng Long( Hà Nội)
Câu 2 ( 1 điểm). Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào bài làm cho các nhận định sau:
A. Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội
B. Thành Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là quân thành của cả nước
C. Nhà nước Âu Lạc có thành vững chắc, quân đội mạnh, vũ khí tốt
D. Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc có quân đội mạnh, vũ khí tốt.
Đáp án:A………….. B…………….. C…………………. D………………….
Câu 3(1 điểm):Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng:
Cột A |
Nối |
Cột B |
a. Truyền thuyết Thánh Gióng |
|
1.Gồm 3 vòng thành |
b.Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh |
|
2. Hoạt động chống giặc ngoại xâm |
c.Thành Cổ Loa |
|
3. An Dương Vương |
d. Nước Âu Lạc |
|
4.Hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng |
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Vẽ và phân tích sơ đồ Nhà nước Văn Lang?
Câu 2( 3 điểm): Hoàn cảnh ra đời nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước
đầu tiên này? Sự thất bại của An Dương Vương của Nhà nước Âu Lạc để lại bài học kinh
nghiệm gì cho em trong cuộc sống cũng như học tập.
Câu 3: (2 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Hết –
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm):
Câu 1( 1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
a- C
b- B
Câu 2: Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm:
A- Đ
B-Đ
C-Đ
D-S
Câu 3: Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm:
a-2
b-4
c-1
d-3
II. TỰ LUẬN( 7điểm):
Câu 1(2 điểm)
Vẽ sơ đồ Nhà nước Văn Lang(1 điểm): Vẽ theo SGK trang 37Phân tích( 1điểm): Đúng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng vương, giúp vua có Lạc hầu(quan văn), lạc tướng(quan võ). Cả nước được chia thành 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu, dưới bộ là chiềng chạ do bồ chính cai quản.
Câu 2( 3 điểm):
Nêu được các ý chính:
- Sự hình thành các bộ lạc lớn
- Sự phân hóa giàu nghèo
- Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các dòng sông
-Mở rộng giao lưu và tự vệ
Tổ chức Nhà nước đơn giản, sơ khai nhung có tác dụng trong việc quản lí đất nước trong buổi đầu dựng nước.
Bài học: Trong cuộc sống: Luôn luôn phải cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù
Trong học tập: Không được chủ quan..
Câu 3(2 điểm):HS nêu được đã là công dân Việt Nam thì phải biết về lịch sử của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
ĐỀ 5 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
Phần trắc nghiệm (6đ: Mỗi câu đúng: 0,5đ).
1. Khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau (4đ):
C âu 1: Tổ chức xã hội sơ khai của người tối cổ là:
A. Thị tộc. B. Bầy người nguyên thuỷ.
C. Xã hội nguyên thuỷ. D. Bộ lạc.
Câu 2: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là:
A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Thương nghiệp. D. Nông nghiệp và buôn bán.
Câu 3: Người cổ đại xây dựng kim tự tháp ở:
A. Ai Cập. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Lưỡng Hà.
Câu 4: Hệ thống chữ cái a, b, c... là phát minh vĩ đại của người:
A. Trung Quốc và Ấn Độ. B. Rô Ma và La Mã.
C. Hi Lạp và Rô Ma. D. Ấn Độ.
Câu 5: Câu nói “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Vi ệt Nam” là của:
A. Lê Văn Hưu. B. Xi-x ê-rông. C. Hồ Chí Minh. D. Lê Văn Lan.
Câu 6: Giai cấp có vai trò quan trọng nhất trong xã hội phương Tây cổ đại là:
A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Quý tộc. D. Nông dân.
Câu 7: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Khoảng thế kỉ VIII TCN. B. Khoảng năm 207 TCN .
C. Khoảng thế kỉ VI TCN. D. Khoảng thế kỉ VII TCN.
Câu 8: Đứng đầu nhà nước Âu L ạc là:
A. Vua Hùng. B. Bồ chính. C. An Dương Vương. D. Lạc tướng.
2. Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp (2đ).
A (thời gian) |
Nối |
B (sự kiện) |
1. Thiên niên kỉ III TCN. |
|
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời. |
2. Thiên niên kỉ I TCN. |
|
B. Các quốc ra cổ đại phương Đông ra đời. |
|
|
C. Nước Âu Lạc thành lập. |
4. Năm 217 TCN. |
|
D. Nước Văn Lang thành lập. |
5. Năm 207 TCN. |
|
|
Phần tự luận (4đ).
Câu 1 (2đ). Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước V ăn Lang? Vì sao gọi nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai?
Câu 2 (2đ). Nêu đời sống vật chất đời sống và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
ĐÁP ÁN
Ph ần tr ắc nghi ệm (6 đ: Mỗi ý đúng 0,5 đ).
1.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
C |
B |
D |
A |
2. Nối đúng: 1- c; 2 - d; 3 - a; 4 - b. ( Mỗi ý đúng 0,5 đ).
Phần tự luận (4đ).
Câu 1 (2đ).
- Vẽ đúng sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang: 1đ.
- Nhận xét: Là nhà nước sơ khai . Vì đây là tổ chức nhà nước đầu tiên, chưa có pháp luật và quân đội (1đ)
Câu 2 (2đ).
- Nêu được đời sống vật chất của của cư dân Văn Lang (1,0 đ) về các mặt: Ăn, ở, mặc, đi lại.
- nêu được đời sống tinh của cư dân Văn Lang về các mặt: Lễ hội, tín ngưỡng: 1đ.
ĐỀ 6 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
Câu 1(1 điểm): Khoanh tròn vào phương án đúng nhất:
Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào?
khoảng 3 - 4 triệu năm trước đây C. khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN
khoảng 4 vạn năm trước đây D. khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN
2. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người đã phát minh ra công cụ chất liệu gì?
A. Đá B. Xương C. Kim loại D. Gốm
3. Địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây là:
A. Sông Hoàng Hà B. Bán đảo Italia và Ban Căng
C. Châu Phi D. Ai Cập
4. Xã hội cổ đại phương Tây có mấy giai cấp?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 2(5 điểm): Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Hãy nhận xét về tập tục chôn công cụ lao động theo người chết ở thời nguyên thủy?
Câu 3 (4 điểm): So sánh các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông về điều kiện tự nhiên, thời gian hình thành, kinh tế, chính trị - xã hội.
ĐÁP ÁN
Câu 1(1 điểm)Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
C |
B |
A |
Câu 2(5 điểm)
Những điểm mới trong đời sống của người nguyên thủy: (2 điểm)
-Người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn không chỉ biết chế tạo công cụ lao động mà con biết làm trang sức. (0,5)
-Mô tả cuộc sống qua những bức tranh trong hang động. (0,5)
-Quan hệ trong các thị tộc ngày càng gắn bó. (0,5)
-Chôn các công cụ lao động theo người chết. (0,5)
Nhận xét về tập tục chôn công cụ lao động theo người chết: (3 điểm)
-Hình thành các quan niệm về tâm linh.
-Người nguyên thủy quan niệm chết là sang thế giới khác, con người vẫn cần lao động.
-Thể hiện sự phát triển của đời sống tinh thần của người nguyên thủy: đã biết tôn trọng người chết.
Câu 3(4 điểm)so sánh các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông
Tiêu chí |
Phương Tây |
Phương Đông |
|
Điều kiện tự nhiên |
Hai bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a. Đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa nhưng có đường bờ biển dài thuận lợi cho thương nghiệp. |
Có những dòng sông lớn: Sông Nin ở Ai Cập, Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát ở Lưỡng Hà, …. Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. |
0,5
0,5 |
Thời gian hình thành |
Khoảng đầu thiên kỉ I TCN. |
Khoảng cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN. |
1 |
Kinh tế |
Biết làm thủy lợi.
Cư dân chủ yếu làm nông nghiệp. |
Trồng các loại cây lưu niên, làm các nghề thủ công. Thương nghiệp phát triển. |
0,5
0,5 |
Chính trị - xã hội |
Nhà nước quân chủ chuyên chế. Xã hội gồm 3 tầng lớp: Quý tộc, nông dân, nô lệ. |
Chiếm hữu nô lệ.
Xã hội gồm các giai cấp: Chủ nô và nô lệ. |
0,5
0,5 |
ĐỀ 7 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
A. Trắc nghiệm (5 điểm):
Câu 1: Tính khoảng cách thời gian:
Năm 1200 TCN cách ngày nay 3219 năm.
Năm 42 cách ngày nay 1912 năm
Năm 207 TCN cách ngày nay 1807 năm
Năm 938 cách ngày nay 1076 năm
Câu 2: Dấu tích của Người tối cổ tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
A. Hang Thẩm Bà. B. Mái đá Ngườm.
C. Hang Thẩm Hai. D. Xuân Lộc.
Câu 3: Con người xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất cách ngày nay khoảng:
A. 3 – 4 triệu năm B. 5 – 6 triệu năm
C. 4 vạn năm D. 4000 năm
Câu 4 . Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau ( Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên). “...................................................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân ...................................bắt.Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ...................., đêm đến ra đánh quân Tần”. Người kiệt tuấn đó là .............................
Câu 5. Nối cột A với cột B cho phù hợp
Cột A ( thời gian) |
Cột B (sự kiện) |
Nối |
1. Thiên niên kỉ III TCN |
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây thành lập |
1 |
2. Thiên niên kỉ I TCN |
B. Các quốc gia cổ đại phương Đông thành lập |
2 |
3. Thế kỉ VII TCN |
C. NướcÂu Lạc thành lập |
3 |
4. Năm 207 TCN |
D. Nước Văn Lang thành lập |
4 |
Câu 6. (1đ)Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào cuối mỗi câu.
A. Nhà nước đầu tiên ra đời ở nước ta là: Văn Lang. (......)
B. Tên nước Âu Lạc là tên ghép của hai chữ Tây Âu và Lạc Việt (......)
C.Lịch sử là những gì: Đã diễn ra trong quá khứ (......)
D.Một thế kỉ là: 1000 năm (......)
E.Nước Văn Lang ra đời trong khoảng thời gian: Thế kỉ VII TCN (......)
Câu 7. (1đ) Hãy điền các từ, cụm từ trong ngoặc (Bạch Hạc; Văn Lang; Vào thế kỷ VII TCN; Hùng Vương, Âu Lạc).
“……………………ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh tài năng khuất phục được các bộ lạc tự xưng là ………………. Đóng đô ở ………………….. đặt tên nước là …………………….. ”
B. Tự luận ( 5 điểm )
Câu 1: (2.5 điểm)
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Câu 2: (2.5 điểm)
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : LỊCH SỬ 6
A/ Trắc nghiệm : 5 điểm
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
-
Câu
1
2
3
Đáp án
A
C
A
Câu 4. (1đ) Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau ( Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên)
“Người Việt trốn vào rừng ,không ai chịu để quân Tần bắt.Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”. Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Câu 5. (Mỗi câu nối đúng được 0,25đ) .
1 - B
2 - A
3 - D
4 – C
CÂU |
ĐÁP ÁN |
BIỂU ĐIỂM |
6 |
Đ-Đ –Đ – S - Đ |
0,25đ x 5 = 1,25đ |
7 |
Vào thế kỷ VII TCN -> Hùng Vương -> Bạch Hạc -> Văn Lang. |
0,25đ x 4 = 1đ |
B/ Tự luân: 5 điểm
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (250đ) |
|
1.5đ
0,5đ 0,5đ
|
Câu 3: (2.5 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này
+Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:
( 1.5 đ )
+Nhận xét: Nhà nước Văn lang còn sơ khai, đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một chức chính quyền cai quản cả nước (1 đ)
---------------------Hết----------------------
ĐỀ 8 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM
Đọc kĩ câu hỏi, sau đó chọn phương án đúng nhất và ghi kết quả vào giấy bài làm kiểm tra.( Đúng 1 câu 0,25 điểm )
1/ Người tối cổ sống theo:
a. Bầy b. Thị tộc
b. Bộ lạc d. Công xã
2/ Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở:
a. Vùng đồng bằng b. Lưu vực các con sông lớn
c. Các vùng ven biển d.Các cao nguyên
3/ Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông là:
a.Công nghiệp b. Thương nghiệp
c. Nông nghiệp d. Thủ công nghiệp
4/ Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là:
a. Thủ công nghiệp và Thương nghiệp b. Nông nghiệp
c. Công nghiệp d. Thương nghiệp
5/ Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào:
a. Quý tộc – Nông dân b. Chủ nô – Nô lệ
c.Tư sản – Vô sản d. Công nhân – Nông dân
6/ Kim tự tháp là thành tựu Văn hóa nào:
a. Trung Quốc b. Ai Cập
c. Lưỡng Hà d. Hi Lạp
7. Nhà nước Văn Lang ra đời để:
a. Giải quyết những mâu thuẫn b. Chỉ huy nhân dân chống lụt lội
c. Giải quyết các xung đột bộ lạc d. Cả ba lý do trên
8/ Kinh đô Văn Lang đóng tại:
a. Đông Sơn b. Hà Nội
c. Bạch Hạc d. Đông Anh
9/ Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
a. Đánh cá b. Săn bắn thú rừng
c. Trồng lúa nước d. Buôn bán
10/ Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là:
a. Nhà đất b. Nhà sàn
c. Nhà ngói d. Nhà biệt thự
11/ Người tuấn kiệt chỉ huy đánh quân Tần sau tự xưng là An DươngVương là:
a. Lý Bí b. Ngô Quyền
c. Thục Phán d. Khúc Thừa Dụ
12/ Thành Cổ Loa có:
a. Một vòng khép kín b. Hai vòng khép kín
c. Ba vòng khép kín d. Bốn vòng khép kín
II. TỰ LUẬN
Câu hỏi
1/ Em hãy so sánh những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy? ( 1 điểm)
2/ Nhà nước Văn lang được tổ chức như thế nào? ( 3 điểm)
3/ Vì sao nhà nước Âu Lạc ra đời ? (3 điểm)
ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 6
I/ Trắc nghiệm khác quan:
Đáp Án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
a |
b |
c |
a |
b |
b |
d |
c |
c |
c |
c |
c |
II/ Tự Luận:
Câu hỏi
1/ Em hãy so sánh những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy? (1 điểm)
Người Tối cổ. Người Tinh khôn.
Dáng chưa thẳng . - Người đứng thẳng .
Trán thấp. - Trán cao .
Hàm nhô ra.răng to. - Hàm lùi vào
- Tay, chân chưa thẳng . -Tay chân thẳng
2/ Nhà nước Văn lang được tổ chức như thế nào? ( 3 điểm)
- Đứng đầu là Vua Hùng, giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng.( 1)
- Nhà nước chia ra làm nhiều bộ ( 15 bộ), đứng đầu bộ là lạc tướng, dưới bộ là chiềng, chạ đứng đầu là Bồ chính. ( 1,5)
- Nhà nước Văn lang chưa có luật pháp và quân đội. (1)
- Nhà nước đơn giản. (0,5)
3/ Vì sao nước Âu Lạc ra đời ? (3 điểm)
Năm 207 TCN Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình.(0,5)
Sáp nhập hai vùng đất của người Tây Aâu và Lạc Việt thành nước Aâu Lạc. (1,0)
Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê ( Cổ loa ). (1,0)
Bộ máy nhà nước không có gì thay đổi. Tuy nhiên quyền hành nhà vua cao hơn trước.(0,5)
ĐỀ 9 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
1. Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, năm đó cách ngày nay (2017) là :
A. 2196 năm.
B. 2010 năm.
C. 1838 năm.
D. 179 năm.
2. Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm đã xuất hiện:
A. Loài vượn cổ.
B. Người tối cổ
C. Người tinh khôn
D. Người hiện đại.
3. Thuật luyện kim ra đời trên cơ sở của nghề:
A. Rèn sắt
B. Làm đồ đá
C. Làm đồ trang sức.
D. Làm gốm
4. Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau là :
A. Người quyền quý, dân tự do
B. Người quyền quý, dân tự do, nô tì
C. Người quyền quý, nông dân, công xã, nông nô
D. Cả 3 ý đều sai.
Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp (1 điểm):
Cột A |
Cột B |
1. Cuối thiên niên kỉ IV- III TCN |
A. Nước Văn Lang ra đời. |
2. Đầu thiên niên kỉ I TCN |
B. Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên được hình thành. |
3. Khoảng thế kỉ VII TCN |
C. Hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma |
4. Thế kỉ III TCN |
D. Nước Âu Lạc ra đời |
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1 điểm):
Cổ Loa là một………(1)…..…Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng……(2)……….như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là……………(3)…… Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm Cả là nơi tập trung các…(4)…………vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu những thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại.
Câu 2: (3,0 điểm)
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy đó.
Câu 3: (2,0 điểm)
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
ĐÁP ÁN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
-
1
2
3
4
Đáp án
A
B
D
B
Câu 2: Nối ý: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
-
1
2
3
4
Đáp án
B
C
A
D
Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
Đáp án |
Quân thành |
Đồng |
Nỏ |
Thuyền chiến |
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Nêu những thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại - Về lịch: Sáng tạo ra lịch âm (phương Đông), lịch dương (phương Tây) - Về chữ viết, chữ số: + Sáng tạo chữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút, mai rùa, thẻ tre…Phép đếm đến 10; Phát minh số 0 (phương Đông) + Sáng tạo hệ chữ cái a, b, c (phương Tây) - Các ngành khoa học: + Toán, Vật lý, Lịch sử….. đạt đến trình độ cao. + Nhiều nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Acsimet, Pitago… - Các công trình nghệ thuật: + Kim tự tháp (Ai Cập); Thành Babilon (Lưỡng Hà). + Đền Páctênông (Hi lạp); Đấu trường Côlidê (Rôma)…. |
0.5
0.5
0.5
0.5
|
2 |
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy đó. * Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:
* Nhận xét: Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội và luật pháp. Đó là một nhà nước tuy còn đơn giản nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước. |
2.0
1.0
|
3 |
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? *Hoàn cảnh - Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất 3 quận thành lập nước Nam Việt, sau đó đem quân đánh Âu Lạc. - Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt, chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại quân Triệu Đà, giữ vững nền độc lập của đất nước - Năm 179 TCN, sau khi chia rẽ nội bộ nhà nước Âu Lạc, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. Do An Dương Vương không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu. * Bài học - Đối với kẻ thù phải tuyệt đối không được chủ quan, phải cảnh giác cao độ. - Vua phải tin tưởng trung thần, đoàn kết, dựa vào nhân dân để đánh giặc. |
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
|
ĐỀ 10 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I. Chọn vào khoanh tròn chữ cái in hoa đầu câu mà em cho là đúng. (1 điểm)
Câu 1: Dựa vao đâu để con người biết và dựng lại lịch sử:
A/ Tư liệu chữ viết B/ Tư liệu hiện vật
C/ Tư liệu truyền miệng . D/ Tất cả tư liệu trên .
Câu 2: Hằng năm nước ta tổ chức kỷ niệm giỗ tổ Hùng Vương vào thời gian :
A/ Ngày 8 tháng 3 âm lịch . B/ Ngày 10 tháng 3 âm lịch .
C/ Ngày 15 tháng 10. C/ Ngày 2 thang 9 .
Câu 3:Kinh đô nước Âu Lạc ở :
A/ Bạch Hạc (Phú Thọ) B/ Hà Nội
C/ Thăng Long D/ Phong Khê .(Cổ Loa)
Câu 4: Nhà nước Văn Lang chưa có:
A/ Chưa có kinh đô B/ Quân đội, luật pháp .
C/Trồng trọt, chăn nuôi D/ Đi thuyền
II. Điền vào chỗ trông những câu còn thiếu cho phù hợp :(1 điểm)
- Nhà Tần đánh xuống phương Nam để (1) ……………………………………………………
- Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với (2) ………………….
- Người Âu Việt – Lạc Việt tôn (3) …………………… lên làm tướng để đánh đuổi quân Tần.
- Người Việt đã đại phá quân Tần, giết được (4) …………………………………………….
III. Hãy ghi đung (Đ) hoặc sai (S) vào đầu câu em chọn : (1 điểm)
A/ Đứng đầu nhà nước cổ đại phương Đông là Vua nắm mọi quyền hành .
B/ Đồng là kim loại được tổ tiên ta dùng đầu tiên trong kỹ thuật luyên kim .
C/ Nhiêu người cùng dòng máu chung sống với nhau gọi là chế độ phụ hệ .
D/ Phương tiện đi lại của cư dân Văn Lang chủ yếu dùng thuyền.
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điêm ) Hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang?
Câu 2: (3 điểm) Tại sao An Dương Vương lại mắc mưu kẻ thù? Sự thất bại của An Dương
Vương để lại cho đời sau những bài học gì?
Câu 3: (1 điểm) Phần lịch sử dân tộc em đã học đẻ lại cho ta những điều gì ?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
LỊCH SỬ 6
I.TN:( 3Đ)
Câu 1: (1Đ) 1-D, 2-B , 3-D , 4-B .
Câu 2 : (1Đ) (1) Mỡ rộng bờ cõi . (2) Âu Việt . (3) Thục Phán. (4) Hiệu uý Đồ Thư .
Câu 3 : (1Đ) A (Đ) , B (Đ) , C (S) , D(Đ) .
II TL: (7Đ) .
Câu 1: (3Đ) Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang .
HÙNGVƯƠNG Lạc
hâu- Lạc tướng (Trung
ương)
Lạc tướng . (Bộ)
Lạc tướng (
Bộ )
Bồ chinh . (Chiêng
chạ)
Bồ chính (Chiềng
chạ )
Bồ chinh . (Chiêng
chạ)
Câu 2 : (3Đ)
An Dương Vương chủ quan quá tự tin vào lực lượng của mình, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc, nên đã mắc mưu kẻ thù .(2Đ) .
Bài học: Không được chủ quan, luôn luôn đề cao cảnh giác….(1đ)
Câu 3: (1Đ).
Tinh thần đoàn kết , lao động sáng tạo , giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp.
ĐỀ 11 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
Câu 1 (3,0 điểm):
Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Tây.
Câu 2 (3,0 điểm):
Nêu những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Câu 3 (4,0 điểm):
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?
...........................HẾT...........................
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Đời sống kinh tế: (1,0đ)
+ Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật).
+ Ngoài ra, còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam, chanh...
- Các tầng lớp xã hội: (1,0đ)
+ Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ các trang trại..., rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
+ Giai cấp nô lệ, với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
- Tổ chức xã hội: (1,0đ)
+ Giai cấp thống trị : chủ nô nắm mọi quyền hành.
+ Nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn.
Câu 2 (3,0điểm): Trình bày những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng. (0,75đ)
- Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c... có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái La-tinh, đang được dùng phổ biến hiện nay. (0,75đ)
- Các ngành khoa học :
+ Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. (0,5đ)
+ Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực : Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học); Ác-si-mét (Vật lí); Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học); Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học); Stơ-ra-bôn (Địa lí)... (0,5đ)
- Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô... (0,5đ)
Câu 3 (4,0 điểm): Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước: vẽ đúng được 3,0đ, thiếu 01 yếu tố trừ 0,5đ.
HÙNG
VƯƠNG Lạc
Hầu- Lạc Tướng
Lạc
Tướng (
Bộ)
Lạc
Tướng (Bộ
)
Bồ
chính (Chiềng,
chạ)
Bồ
chính (Chiềng,
chạ)
Bồ
chính (Chiềng,
chạ)
- Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên:
Nhà nước Văn Lang tuy chưa có quân đội và pháp luật nhưng là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước. (1,0đ)
ĐỀ 12 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: (2đ) Em hãy kể tên các giai cấp trong xã hội phương Đông?
Câu 2: (3đ) Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
Câu 3: (2đ) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
Câu 4: (3đ) Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 (2đ) |
- Xã hội phương đông cổ đại có 3 tầng lớp chính:. + Quý tộc: Tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế: vua, quan lại, tăng lữ + Nông dân công xã: Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội + Nô lệ: Là người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc, thân phận không khác gì con vật |
(0,5đ)
(0,5đ) (0,5đ) (0,5đ)
|
2 (3đ) |
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, xã hội có sự phân công lao động - Sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà, đà ông làm công việc nặng nhọc, đàn bà làm những công việc nhẹ nhàng khéo léo.. - Địa vị của người đàn ông trong gia đình và trong xã hội ngày càng quan trọng hơn, Chế độ thị tộc mẫu hệ được thay thế bằng chế độ thị tộc phụ hệ |
(1đ)
(1đ)
(1đ)
|
3 (2đ) |
- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh : + Vào khoảng các TK VIII - VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn và mâu thuẫn ngày càng tăng + Liên kết chống lũ lụt, hạn hán bảo vệ mùa màng. + Liên kết để chống ngoại xâm và giải quyết mâu thuẫn giữa các bộ lạc - Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội |
(1đ) (0,5đ) (0,5đ)
|
4 (3đ) |
- Về ở: Họ ở nhà sàn, sống tập trung trong các làng chạ - Về ăn: Ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Biết dùng mâm, bát, muôi và gia vị - Về mặc: Nam đóng khố, nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực. Tóc có nhiều kiểu. Ngày lễ họ đeo đồ trang sức, mặc váy xòe, đội mũ gắn lông chim -Về đi lại: Chủ yếu bằng thuyền… |
(0,5đ)
(1đ)
(1đ)
(0,5đ) |
ĐỀ 13 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: (2đ) Em hãy nêu thể chế nhà nước phương Đông và phương Tây cổ đại?
Câu 2: (3đ) Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
Câu 3: (2đ) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
Câu 4: (3đ) Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 (2đ) |
- Nhà nước phương đông cổ đại do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành, chỉ huy quân đội và luật pháp. Là nhà nước chuyên chế:. - Nhà nước phương Tây cổ đại là nhà nước dân chủ chủ nô hay còn gọi là nhà nước chiếm hữu nô lệ (do tầng lớp trên và dân tự do bầu ra) |
(1đ)
(1đ)
|
2 (3đ) |
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, xã hội có sự phân công lao động - Sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà, đà ông làm công việc nặng nhọc, đàn bà làm những công việc nhẹ nhàng khéo léo.. - Địa vị của người đàn ông trong gia đình và trong xã hội ngày càng quan trọng hơn, Chế độ thị tộc mẫu hệ được thay thế bằng chế độ thị tộc phụ hệ |
(1đ)
(1đ)
(1đ)
|
3 (2đ) |
- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh : + Vào khoảng các TK VIII - VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn và mâu thuẫn ngày càng tăng + Liên kết chống lũ lụt, hạn hán bảo vệ mùa màng. + Liên kết để chống ngoại xâm và giải quyết mâu thuẫn giữa các bộ lạc - Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội |
(1đ) (0,5đ) (0,5đ)
|
4 (3đ) |
- Xã hội có 3 tầng lớp: Những người quyền quý, nông dân tự do và nô tì - Tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ: Trống, chiêng, khèn.. - Tín ngưỡng thờ cúng các lực lượng tự nhiên và chôn cất người chết cẩn thận. - Đời sống vật chất và tinh thần hòa quyện tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc. |
(0,5đ)
(0.5đ)
(1đ) (1đ)
|
ĐỀ 14 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: ( 4 điểm)
Các dân tộc phương đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?
Câu 2: ( 3 điểm).
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước văn lang. Nêu nhận xét về tổ chức của bộ máy nhà nước đầu tiên này.
Câu 3. ( 3 điểm).
Sự tích “trầu cau”, “ bánh chưng bánh dày” cho ta biết thời văn lang có những phong tục gì ? Hiện nay người việt còn giữ lại những phong tuc gì ? em phải làm gì để góp phần giữ gìn những phong tục tốt đẹp của dân tộc.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ 6
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch (âm lịch) - Chữ viết: Chữ tượng hình, được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre… - Toán học: Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi= 3,16; Lưỡng Hà giỏi số học; Ấn Độ tìm ra số 0. - Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)… |
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
* Vẽ Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang: HÙNG VƯƠNG Lạc hầu – Lạc tướng (trung ương)
Lạc tướng (bộ) Lạc tướng (bộ)
Bồ chính (chiềng, chạ)
Bồ chính (chiềng, chạ)
Bồ chính (chiềng, chạ)
* Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp. Tuy còn đơn giản nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
|
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm |
Câu 3 (3 điểm) |
HS trình bày được: - Nhân dân ta có phong tục ăn trầu, nhuộm răng đen, thờ cúng ông bà tổ tiên, người có công với đất nước… - Hiện nay nhân dân ta vẫn giữ được phong tục ăn trầu, thờ cúng tổ tiên… - Những phong tục đó trở thành truyền thống, đạo lí, của dân tộc ta (uống nước nhớ nguồn, tình cảm anh em, gia đình…) - Chúng ta phải tìm hiểu, tôn trọng, tự hào về những truyền thống, phong tục tốt đẹp, ngăn chặn phê phán những hành vi làm tổn hại đến những truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc. |
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm |
ĐỀ 15 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: (2 điiểm)
Hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và trình bày đặc điểm lớn nhất của các quốc gia này.
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược.
Câu 3: (3 điểm)
Em hãy nêu những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
Câu 4: (2 điểm)
Vì sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà ? Nhận xét sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HKI- LỚP 6
MÔN: LỊCH SỬ
Câu 1: (2 điểm)
*Kể tên các quốc gia PĐ: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. (0,5đ)
* Đặc điểm lớn nhất: (1,5đ)
- Đều hình thành ở các châu thổ các con sông lớn như: (1đ)
- Ai Cập ở châu thổ sông Nin,
- Ơ-phơ-rat Và Ti-gơ rơ ở Lưỡng Hà.
- Sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ.
- Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.
- Các quốc gia này đều lấy nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chủ yếu. (0,5đ)
Câu 2: (3điểm)
* Nguyên nhân: (1đ)
- Cuối TK III TCN. đời vua Hùng thứ 18 đất nước Văn Lang không còn yên bình, vua không lo sữa sang võ bị, ham ăn uống, vui chơi, nhân dân đời sống khó khăn. (0,5đ)
- Nhà Tần mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam. (0,5đ)
* Diễn biến: (2đ)
- Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi, sau 4 năm chinh chiến, quân tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang nơi người Tây Âu và Lạc Việt sinh sống . (0,5đ)
- Cuộc kháng chiến bùng nổ người thủ lĩnh Tây Âu bị giết,họ không đầu hàng tôn Thục Phánlên làm tướng, ngày ở trong rừng, dêm đến ra đánh quân Tân. (1đ)
-Năm 214TCN, người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu Úy Đồ Thư, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. (0,5đ)
Câu 3: (3điểm)
*Những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
- Ăn: Thức ăn chính của cư dân VL cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá biết làm nước mắm và dùng gừng làm gia vị.. . (1đ)
- Ở: nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn bằng gỗ, tre, nái... .(0,5đ)
- Đi lại : Bằng thuyền . (0,5đ)
- Trang phục: Nam đóng khố mình trần,nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn, ngày lễ hội đeo đồ trang sức. (1đ)
Câu 4: (2điểm)
* An Dương Vương thất bại là vì: (1đ)
- Chủ quan ,thiếu cảnh giác,nội bộ mất đoàn kết.
* Nhận xét về sự thất bại của An Dương Vương:
- Trong chống giặc ngoại xâm luôn đề cao cảnh giác không để bất ngờ , xây dựng khối đoàn kết toàn dân và trong nội bộ.... .
- Trong cuộc sống chúng ta nên chủ động không chủ quan,đoàn kế và hợp tác ... . (1đ)
Ngoài 15 Đề Thi Học Kì 1 Môn Lịch Sử 6 Có Đáp Án – Lịch Sử 6 thì các đề thi trong chương trình lớp 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Trên đây là bộ sưu tập 15 đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6, cung cấp đáp án chi tiết cho mỗi đề. Qua việc làm các đề thi này, chúng ta đã có cơ hội củng cố kiến thức và khám phá thêm về lịch sử, từ các sự kiện quan trọng cho đến văn hóa và tín ngưỡng của các quốc gia.
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử không chỉ giúp chúng ta kiểm tra mức độ hiểu biết, mà còn hỗ trợ phát triển khả năng tư duy logic, phân tích và suy luận. Qua việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và xem lại đáp án, chúng ta có thể nắm vững kiến thức và nâng cao trình độ hiểu biết về lịch sử.
Việc học Lịch Sử không chỉ là việc học thuộc lòng các sự kiện và ngày tháng, mà còn là việc hiểu rõ tình hình, nguyên nhân và hệ quả của những sự kiện đó. Qua việc kết nối tri thức và áp dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quá khứ và ảnh hưởng của nó đến hiện tại.
Hãy sử dụng bộ sưu tập 15 đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 này để củng cố kiến thức và nâng cao trình độ của mình. Hãy tiếp tục hành trình khám phá lịch sử, tìm hiểu về các diễn biến quan trọng và những nhân vật tầm cỡ trong lịch sử nhân loại.
Hy vọng rằng việc sử dụng bộ sưu tập đề thi này đã mang lại cho bạn sự tự tin và sự tiến bộ trong môn Lịch Sử. Hãy tiếp tục nỗ lực và không ngừng khám phá thêm kiến thức mới. Lịch sử là một kho tàng vô tận, luôn đầy những câu chuyện thú vị và bài học quý giá
Xem thêm