Docly

Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Môn Số Học 6 (Bộ 2)

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Kỳ 1 Sách Cánh Diều Theo Công Văn 5512 File Word
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Học Kì 2 Sách Cánh Diều Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Bài Tập Sắp Xếp Câu Tiếng Anh Lớp 6 Unit 2 My Home Có File Nghe Và Đáp Án
Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Hình Học Cánh Diều Học Kỳ 1 Theo Công Văn 5512
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Ma Trận Chi Tiết

Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Môn Số Học 6 (Bộ 2) – Toán 6-Kết Nối Tri Thức là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Mục lục

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Tiết 1 §1.TẬP HỢP

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:

- Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, tập hợp các số tự nhiên (N) và tập hợp các số tự nhiên khác 0 (N*).

- Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

- Sử dụng được các cách mô tả, cách viết một tập hợp.

2. Nănglực

-Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- Năng lực mô hình hóa toán học: Từ các ví dụ thực tế mô tả về tập hợp học sinh thấy được sự tương tự đối với tập hợp số tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu về tập hợp.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a)Mục tiêu: HS thấy được khái niệm tập hợp rất gần với đời sống hằng ngày.

b) Nội dung: Quan sát các hình ảnh thực tế trên màn hình máy chiếu,sách.. Lấy các ví dụ về tập hợp trong thực tế.

- Giới thiệu cách đọc:

+ Tập hợp các bông hoa hồng trong lọ hoa.

+ Tập hợp gồm 3 con cá vàng trong bình

+ Tập hợp các cầu thủ bóng đá.

c) Sản phẩm: Ví dụ:……..

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh trên màn hình giới thiệu nội dung về tập hợp các đồ vật quen thuộc trong cuộc sống.

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về tập hợp trong thực tế.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới

VD:

-Tập hợp các học sinh của lớp 6A

- Tập hợp những quyển sách ở trên bàn,...

-Tập hợp các số tự nhiên

-Tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC

….

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

1. Tập hợp, phần tử của tập hợp

a) Mục tiêu: Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

b) Nội dung: Học sinh thực hiện theo các chỉ dẫn của GV: Giao trong phiếu 1 và Luyện tập

c) Sản phẩm: - Phiếu học tập 1 ; Luyện tập 1:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Học sinh quan sát hình 1.3 SGK, nghe GV giới thiệu:

+ Tập hợp M và các phần tử của M.

+ Tập hợp B và các phần tử của B.

+ Phần tử thuộc, không thuộc tập hợp.

+ Cách sử dụng kí hiệu . 6

- Học sinh thực hiện :Phiếu học tập số 1

- Làm bài tập: Luyện tập 1. Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

1. Tập hợp, phần tử của tập hợp

x là phần tử của tập A kí hiệu là x A;

y không là phần tử của tập A kí hiệu là y A ;

-Kí hiệu tập hợp bằng chữ cái in hoa như \A,B,C,...

A={ ; ; } (với các số)

A={ ; ; } ( với các chữ,từ,dấu...)

- Phiếu học tập số 1:

a) Điền kí hiệu vào ô thích hợp: 4 A; 7 A ; 5 A; 6 A

b) Tập hợp A có 3 phần tử. Các phần tử nằm trong A gồm các số: 2; 4; 5.

A không chứa các phần tử số: 6; 7.

c) Người ta đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa.

- Luyện tập 1:

B = {An; Nga; Mai; Hùng} An B; Hà B ;


2.Mô tả một tập hợp

a) Mục tiêu: HS biết và sử dụng được hai cách mô tả (viết) một tập hợp.

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để hình thành kiến thức về cách viết tập hợp.

c) Sản phẩm: - Hai cách mô tả của tập hợp

Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp/Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp - Phiếu học tập số 2

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV vẽ hình 1.4 giới thiệu, giảng giải cho HS về hai cách mô tả (viết) tập hợp.

- GV giới thiệu về tập hợp số tự nhiên N và N*.

- Học sinh thực hiện phiếu học tập số 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

2.Mô tả một tập hợp

Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp, tức là viết các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc {} theo thứ tự tuỳ ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

Ví dụ, với tập P gồm các số 0: 1: 2; 3: 4; 5 ở Hình 1.4, ta viết:

P={0; 1;2; 3; 4; 5}.

Hình 1.4. Tập hợp p

Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Ví dụ, với tập P(xem H.1.4) ta cũng có thể viết:

P = {n|n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}.

- Tập hợp số tự nhiên N, N*

+ Gọi N là tập hợp gồm các số tự nhiên 0; 1; 2; 3;...

Ta viết: N = {0; 1; 2; 3;...}.

Ta viết n N có nghĩa n là một số tự nhiên. Chẳng hạn, tập P các số tự nhiên nhỏ hơn 6 có thể viết là:P = {n| n N, n < 6} hoặc P = {n N |n<6}.

+ Ta còn dùng kí hiệu N* để chỉ tập hợp các số tự nhiên khác 0, nghĩa là

N* = {1; 2; 3;...}.

- Phiếu học tập số 2

1 - Ban Nam viết sai, vì phần tử N và A lặp lại 2 lần.

Sửa lại: L= {N; H; A; T; R; G}.

2 - Viết tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 (theo hai cách)

K ={0; 1;2; 3; 4; 5; 6}.

K = {n N | n< 7}.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:Củng cố hai cách mô tả tập hợp.Củng cố cách hiểu các kí hiệu ;

b) Nội dung: - HS thực hiện: Luyện tập 2; Phiếu học tập số 3: (Luyện tập 3)

c) Sản phẩm:- Luyện tập 2,3

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Luyện tập 2:

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:

A = {x N | x < 5} B = {x N*| x< 5}

Phiếu học tập số 3: Luyện tập 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

  • Luyện tập 2

A = {0; 1; 2; 3; 4}

B = {1; 2; 3; 4}

- Luyện tập 3

a) 5

M;

9

M

b) M = {7; 8; 9};

M = {x N | 6 <x <10}


Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Học sinh hoàn thành hai bài tập sau:

    1. Cho hai tập hợp:

A = {a;b; c; x; y} và

B ={b; d; y; t; u, v}.

Dùng kí hiệu “ ” hoặc “ ” để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?

1.2. Cho tập hợp

U = {x N | x chia hết cho 3}.

Trong các số 3; 5; 6; 0; 7, số nào thuộc và số nào không thuộc tập U?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, HDVN

1.1 a A; b A; b B; x A; u B;

a B;x B; u A;

1.2. Các số thuộc tập U là: 3; 6; 0

Các số không thuộc tập U là:

5; 7



* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Ôn tập lại kiến thức về tập hợp và cách mô tả tập hợp.

- Làm các bài tập 1.3; 1.4; 1.5/sgk – 7,8

- Đọc phần có thể em chưa biết

- Tìm hiểu trước bài 2. Cách ghi số tự nhiên

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )

Phiếu học tập số 1: (Slide)

a) Điền kí hiệu vào chỗ trống thích hợp: 6

4 .... A; 7.... A ; 5.... A; 6 ....A7

b ) Tập hợp A có ....... phần tử A

Các phần tử nằm trong A gồm các số:.......................

A không chứa các phần tử ...............................................

c) Người ta đặt tên tập hợp bằng ............................................

Phiếu học tập số 2: (Slide)

1 - Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viêt:L = {N; H; A; T; R; A; N; G}.

Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.

………………………………………………………………………………...

2 - Viết tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 (theo hai cách)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Phiếu học tập số 3(Slide):Luyện tập 3

Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 vả nhỏ hơn 10.

a) Điền kí hiệu hoặc vào ô trống:

5


M;

9


M

b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.

…………………………………………………………………………………









Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 2 §2.CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được mối quan hệ giữa các hàng và giá trị mỗi chữ số ( theo vị trí) trong một số tự nhiên đã cho viết trong hệ thập phân.

- Nhận biết được số La Mã không quá 30

2. Năng lực

- Đọc và viết được số tự nhiên.

- Biểu diễn được số tự nhiên cho trước thành tổng giá trị các chữ số của nó.

- Đọc và viết được các số La Mã không quá 30.

3. Phẩm chất

- Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. GV: Máy chiếu, máy vi tính, các phiếu học tập.

  • Các bảng theo mẫu trong sách như bảng 1 và bảng các số La Mã.

- Hình ảnh đồng hồ với mặt số viết bằng số La Mã.

2. HS:Bộ đồ dùng học tập; Sưu tầm các đồ dùng, tranh ảnh có số La Mã.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút)

a) Mục tiêu:Hiểu về lịch sử của số tự nhiên.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trênmàn chiếu hoặctranh ảnh và chú ý lắng nghe.

c) Sản phẩm: HS nắm được các cách viết số tự nhiên khác nhau qua giai đoạn, năm tháng.

d) Tổ chức thực hiện:

- HĐ của GV: giới thiệu và chiếu một số hình ảnh liên quan đến cách viết số tự nhiên từ thời nguyên thủy ( hình ảnh dưới phần hồ sơ dạy học) “ Trong lịch sử loài người, số tự nhiên bắt nguồn từ nhu cầu đếm và có từ rất sớm. Các em quan sát hình chiếu và nhận xét về cách viết số tự nhiên đó.”

- HĐ củaHS:quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

-Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

-Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Cách ghi số tự nhiên đó như thế nào, có dễ đọc và sử dụng thuận tiện hơn không?” => Bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI(25 phút)

Hoạt động 1: Hệ thập phân(5 phút)

a) Mục tiêu:

+HS nhận biết được cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân và mối quan hệ giữa các hàng.

+ HS hiểu giá trị mỗi chữ số của một số tự nhiên viết trong hệ thập phân.

+ HS nhận thấy kết luận thu được rất gần gũi với thực tế đời sống.

b) Nội dung: HS quan sátSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

HĐ GV

* GV cho HS quan sát và đọc trong SGK -> đọc hiểu cặp đôi để hiểu và ghi nhớ.

* GV lưu ý về chữ số đầu và về cách viết:

1. Với các số tự nhiên khác 0, chữ số đầu tiên ( từ trái sang phải) khác 0.

2. Đối với số có 4 chữ số trở lên, ta viết tách riêng từng lớp. Mỗi lớp là một nhóm ba chữ số kể từ trái sang phải.

* GV phân tích kĩ ví dụ: số 221 707 263 598 đọc là “ Hai mươi mốt tỉ, bảy trăm linh bảy triệu, hai trăm sáu mươi ba nghìn, năm trăm chín mươi tám) có các lớp, hàng như trong Bảng 1-SGK-tr9.

* GV yêu cầu HS lấy ví dụ về 1 số bất kì -> nói cho nhau nghe cách đọc và phân tích các lớp, hàng của số đó.

* GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành “?

* GV nhận xét , nêu đáp án đúng và chú ý những đáp án sai.

( GV lưu ý HS không viết 012; 021)

* GV cho HS phát biểu theo mẫu câu đã cho và phân tích cho HS

* GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện yêu cầu của HĐ1.

* GV nhận xét , nêu đáp án đúng và chú ý những đáp án sai.

* GV viết đầy đủ trên bảng cho thẳng cột để cộng lại theo cột đi đến HĐ2 => Kết luận.

* GV phân tích ví dụ trong SGK -> Tổng quát lại cho HS.

* GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành phần Luyện tập:

Viết số 34604 thành tổng giá trị các chữ số của nó.

* GV yêu cầu HS viết số 492 thành tổng giá trị các chữ số của nó sau đó hoàn thành phần Vận dụng.

- HĐ HS

+ theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Báo cáo, thảo luận:

+HS:Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại.

1. HỆ THẬP PHÂN

a. Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân

+ Trong hệ thập phân, mỗi số tự nhiên được viết dưới dạng một dãy những chữ số lấy trong 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 và 9. Vị trí của các chữ số trong dãy gọi là hàng.

+ Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó. Chẳng hạn : 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn.

?. Các số đó là:

120; 210; 102; 201







b. Giá trị các chữ số của một số tự nhiên

- Mỗi chữ số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Ví dụ:

236 = (2 × 100) + (3 × 10) + 6

*TQ:

  = ( a × 10) + b, với a ≠ 0

 = (a × 100) + ( b × 10) + c















34 604 = ( 3 × 10 000) + ( 4 × 1000) + (6 × 100) + 4





Vận dụng:

492 = (4 × 100) + ( 9 × 10) + 2

=> 4 tờ 100 nghìn, 9 tờ 10 nghìn và 2 tờ 1 nghìn đồng.


Hoạt động 2: Số La Mã

a) Mục tiêu:HS viết được số La Mã từ 1 đến 30..

b) Nội dung: HS quan sátSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS viết được số La Mã, làm đúng bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- HĐ GV

+ GV chiếu bảng số La Mã kí hiệu và giá trị 5 thành phần để ghi số La Mã.

Thành phần

I

V

X

IV

IX

Giá trị

1

5

10

4

9

+ GV giới thiệu và cho HS đọc và ghi nhớ các thành phần chính trong bảng trên.

+ GV chiếu các số La Mã biểu diễn các số từ 1 đến 10

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

+ GV giới thiệu rồi cho HS đọc đồng thanh, đọc thầm cá nhân rồi ghi nhớ cách viết.

+ GV chiếu các số La Mã biểu diễn số từ 11 đến 20:

XI

XII

XIII

XIV

XV

XVI

XVII

XVIII

XIX

XX

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

+ GV giới thiệu rồi cho HS đọc đồng thanh, đọc thầm cá nhân rồi ghi nhớ cách viết.

+ GV chiếu các số La Mã biểu diễn các số từ 21 đến 30 hoặc cho HS quan sát SGK-tr11.

+ GV giới thiệu cách viết rồi cho HS đọc đồng thanh, đọc thầm cá nhân rồi ghi nhớ cách viết.

+ GV kết hợp xóa đi 1 số ô trống ở trong từng loại bảng để kiểm tra ghi nhớ của HS.

+ GV cho HS đọc nhận xét trong SGK- tr11 và lưu ý lại cho HS.

Nhận xét

1.Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị các thành phần viết trên số đó. Chẳng hạn, số XXIV có ba thành phần là X, X và IV tương ứng với các giá trị 10, 10 và 4. Do đó XXIV biểu diễn số 24.

2. Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.

* GV yêu cầu HS hoàn thành phần “?

+ GV chia cả lớp theo nhóm đôi hoàn thành thử thách nhỏ, thi xem nhóm nào sử dụng 7 que tính xếp được nhanh và nhiều số La Mã đúng nhất.

HĐ HS

+ HS theo dõi máy chiếu, SGK, chú ý nghe, đọc, ghi chú (thực hiện theo yêu cầu).

+ GV: phân tích, quan sát và trợ giúp HS.

- Báo cáo, thảo luận:

+HS:Theo dõi, lắng nghe, phát biểu.

+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại cách viết số La Mã và gọi 1 học sinh nhắc lại.

2. SỐ LA MÃ

?.

a)Viết các số 14 và 27 bằng số La Mã:

XIV; XXVII.

b) Đọc các số La Mã XVI, XXII:

+ XVI: Mười sáu

+ XXII: Hai mươi hai.















































Thử thách nhỏ:

XVIII (18); XXIII (23); XXIV (24); XXVI (26); XXIX (29).







C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả làm bài tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1.6 ; 1.7 ; 1.8 SGK – tr12

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.

Bài 1.6:

+ 27 501: Hai mươi bảy nghìn năm trăm linh một.

+ 106 712: Một trăm linh sáu nghìn bảy trăm mười hai.

+ 7 110 385: Bảy triệu một trăm mười nghìn ba trăm tám mươi năm.

+ 2 915 404 267: Hai tỉ chín trăm mười lăm triệu bốn trăm linh bốn nghìn hai trăm sáu mươi bảy.

Bài 1.7 :

a) Hàng trăm ;

b) Hàng chục ;

c) Hàng đơn vị .

Bài 1.8 :

+ XIV : Mười bốn

+ XVI : Mười sáu

+ XXIII : Hai mươi ba.

Bài 1.9 :

+ 18 : XVIII

+ 25 : XXV

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:Học sinh thực hiện được bài tập vận dụng .

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả làm bài tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng.

Bài 1.10 : Số có sáu chữ số nên hàng cao nhất là hàng trăm nghìn. Chứ số này phải khác 0 nên hàng trăm nghìn là chữ số 9. Từ đó suy ra số cần tìm là 909 090.

Bài 1.11 : Chữ số 5 có giá trị 50 nên thuộc hàng chục => số đó là : 350.

Bài 1.12 : Ta thấy mỗi gói có 10 cái kẹo, mỗi hộp có 100 cái kẹo ( 10 gói) và mỗi thùng có 1000 cái kẹo. Người đó mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo nên tổng số kẹo là :

9 × 1000 + 9 × 100 + 9 × 10 = 9 990 ( cái kẹo)

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

IVPHỤ LỤC(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

- Hình ảnh các con số trong lịch sử :

Chữ số Ấn Độ cuối thế kỉ 1

Bảng chữ số Ả Rập

Chữ số Babylon

Chữ số Maya

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học lý thuyết: Cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân, mối quan hệ giữa các hàng và giá trị mỗi chữ số của một số tự nhiên viết trong hệ thập phân và học thuộc cách biểu diễn các chữ số La Mã từ 1 -> 30.

- Vận dụng hoàn thành các bài tập: 1.32; 1.33-SGK-tr20;

- Chuẩn bị bài mới “ Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên











































Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 3 §3.THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: - Nhận biết được tia số.Nhận biết được thứ tự các số tự nhiên và mối liên hệ với các điểm biểu diễn chúng trên tia số.

2. Nănglực

- Năng lực chuyên biệt:+ Biểu diễn được số tự nhiên trên tia số.So sánh được hai số tự nhiên nếu cho hai số viết trong hệ thập phân, hoặc cho điểm biểu diễn của hai số trên cùng một tia số.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợptác.

3. Phẩm chất:Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Chuẩn bị sẵn một số đồ dùng hay hình vẽ có hình ảnh của tia số (nhiệt kế thủy ngân, cái cân đòn, thước có vạchchia…)

2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng họctập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục đích: Nhận biết và hiểu ý nghĩa về thứ tự trong đời sống thực tế đời sống và liên hệ được với dãy số tự nhiên.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và thực hiện theo yêucầuHình 1.



Hình 1. Mọi người xếp thành 1 hàng mua vé Hình 2. Nhiệt kế thủy ngân

Hình 3. Thước kẻ

c) Sản phẩm: HS liên hệ so sánh với dãy số tựnhiên.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến tia số và đưa ra yêu cầu:“ Quan sát các hình ảnh trên màn chiếu, các em hãy suy nghĩ xem dòng người xếp hàng, vạch chia nhiệt kế và thước kẻ với dãy số tự nhiên đang học có gì giống nhau? ”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên như thế nào? ” Bài mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a) Mụcđích:

+ Nhận biết được tia số.

+ Nhận biết được thứ tự các số tự nhiên và mối liên hệ với các điểm biểu diễn chúng trên tia số.

+ Minh họa khái niệm số liền trước, liền sau của một số tự nhiên.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HỌC SINH

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV nhắc lại về tập hợp và tia số:

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N.

N = { 0; 1; 2; 3; ...}.

Mỗi phần tử 0; 1; 2; 3;... của được biểu diễn bởi một điểm trên tia số gốc O như Hình 1.5 – SGK - tr13.

+ GV phân tích tia số: Trên tia số, điểm biểu diễn số tự nhiên a gọi là điểm a. VD: điểm 2, điểm 6, điểm 9...

+ GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1; HĐ2; HĐ3 như trong SGK.

HĐ1: Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm nào nằm bên trái, điểm nào nằm bên trái, điểm nào nằm bên phải điểmkia?

HĐ2: Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên trái điểm 8? Điểm biểu diễn số tư nhiên nào nằm ngay bên phải điểm8?

+ GV cho HS đọc phần chú ý và gọi 1HS giải thích.

+ GV giới thiệu kí hiệu hoặc ”.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảoluận

+HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, hoàn thành vở.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GVnhận xét, đánh giá, chốt lại kết luận sau mỗi hoạtđộng.

1. Thứ tự các số tự nhiên

- Tia số là hình ảnh trực quan giúp chúng ta tìm hiểu về thứ tự của các số tự nhiên.

+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi đó, ta viết a<b hoặc b > a. Ta còn nói: điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm b nằm sau điểma.

+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau. VD: 9 là số liền sau của 8 (còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liêntiếp.

Chú ý: Số 0 không có số tự nhiên liền trước và là số tự nhiên nhỏ nhất.

2. Các kí hiệu “ ” hoặc “

- Ta còn dùng kí hiệu a b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b” ) để nói “a < b hoặc a = b”.

VD:

{ x N | x < 4} ={ 0; 1; 2; 3}

{ x N | x 4} ={ 0; 1; 2; 3; 4}

  • Tương tự, kí hiệu a b ( đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) có nghĩa là a > b hoặc a =b.

- Tính chất bắc cầu còn có thể viết: + Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆNTẬP

a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bàitập.

b)Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c)Sản phẩm: Kết quả củaHS.

d)Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 1.13 ; 1.14 ; 1.15.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.

Luyện tập:

a. 12 036 001 > 12 035 987 m > n. b. m> n n < m điểm n nằm trước.



Bài 1.13.


3 532

3 529

Số liền trước

3 531

3 528

Số liền sau

3 533

3 530

Bài 1.14. a < b< c

Bài 1.15.

a) M = { 10 ;11 ; 12 ; 13 ; 14} b) K = { 1 ; 2 ; 3} c) L = { 0 ; 1 ; 2 ; 3}

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. HOẠT ĐỘNG VẬNDỤNG

a) Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng và khắc sâu kiếnthức.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bàitập.

c) Sản phẩm: Kết quả củaHS.

d) Tổ chức thựchiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng: Bài 1.16

Vận dụng:Buổi sáng > buổi chiều > buổi tối.

Bài 1.16

Có: 148 < 150 < 153 thứ tự theo chiều cao (từ thấp đến cao ) của ba bạn là Cường, An, Bắc. Vậy thứ tự các điểm từ dưới lên là C, A, B.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập( Slide)/bảng điểm)

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại nội dung kiến thức đã học.Hoàn thành các bài tập.

Chuẩn bị bài mới “ Phép cộng và phép trừ số tự nhiên”.

Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 4 §4. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:

- Nhận biết được số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.

2. Năng lực

- Năng lực tính toán: Thực hiện được các phép cộng và trừ trong tập hợp số tự nhiên.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các vấn đề thực tiễn gắn liền với thực hiện các phép tính cộng, trừ.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép được các thông tin toán học cần thiết.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3, phấn màu...

2. HS: SGK, nháp, bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a) Mục tiêu: HS thấy được nhu cầu sử dụng các phép tính cộng, trừ trong đời sống hằng ngày.

b) Nội dung: Tìm hiểu bài toán ở đầu bài: “Mai đi chợ mua cà tím hết 18 000 đồng, cà chua hết 21 000 đồng và rau cải hết 30 000 đồng. Mai đưa cô bán hàng tờ 100 000 đồng thì được trả lại bao nhiêu tiền?”

c) Sản phẩm: HS nêu được phép tính cần thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV chiếu đề bài lên màn hình.

+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Nêu cách tính số tiền Mai phải trả cho cô bán hàng.

Câu hỏi 2: Nêu cách tính số tiền Mai được trả lại.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới




Để tính số tiền Mai phải trả cho cô bán hàng, ta phải cộng số tiền mua cà tím, số tiền mua cà chua và số tiền mua rau cải.

Để số tiền Mai được trả lại, ta lấy 100 000 đồng trừ đi số tiền Mai phải trả.


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (27 phút)

1. Phép cộng hai số tự nhiên

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại khái niệm số hạng và tổng.

b) Nội dung: Học sinh thực hiện theo các chỉ dẫn của GV: Đọc hiểu và Vận dụng 1.

c) Sản phẩm: Phép cộng hai số tự nhiên; Vận dụng 1.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Học sinh nghe GV nhắc lại về phép cộng hai số tự nhiên: số hạng, tổng và minh họa phép cộng nhờ tia số.

+ Làm bài tập: Vận dụng 1. Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2019 vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 713 000 ha, giảm 14 500 ha so với vụ Thu Đông năm 2018. Hãy tính diện tích gieo trồng lúa mùa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

1. Phép cộng hai số tự nhiên

a. Cộng hai số tự nhiên

- Phép cộng hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tổng của chúng, kí hiệu là
a + b.


- Vận dụng 1:

Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long là:

713 200 + 14 500 = 727 700 (ha)


2. Tính chất của phép cộng

a) Mục tiêu: HS nhớ lại tính chất của phép cộng. Hình thành thói quen quan sát, lập kế hoạch tính toán hợp lí.

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để khái quát tới hai tính chất cơ bản của phép cộng.

c) Sản phẩm: Hai tính chất của phép cộng, Luyện tập 1.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV chia lớp thành 8 nhóm thực hiện Phiếu học tập số 1.

+ GV khái quát hai tới hai tính chất của phép cộng.

+ GV giới thiệu nội dung Chú ý.

+ GV trình bài Ví dụ 1, hướng dẫn cho học sinh cách ghép cặp phù hợp.

+ Học sinh thực hiện Luyện tập 1 theo nhóm đôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

b. Tính chất của phép cộng

- Phiếu học tập số 1

Câu 1:

a) a + b = 59, b + a = 59.

b) a + b = b + a.

Câu 2:

a) a + b = 55, b + a = 55.

b) a + b = b + a.

Câu 3:

a) (a + b) + c = 62, a + (b + c) = 62.

b) (a + b) + c = a + (b + c).

Câu 4:

a) (a + b) + c = 69, a + (b + c) = 69.

b) (a + b) + c = a + (b + c).

- Phép cộng số tự nhiên có các tính chất:

+ giao hoán: a + b = b + a.

+ kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).

- Luyện tập 1:

117 + 68 + 23

= (117 + 23) + 68

= 140 + 68

= 208


3. Phép trừ số tự nhiên

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại khái niệm số bị trừ, số trừ và hiệu.

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để hình thành kiến thức về cách viết tập hợp.

c) Sản phẩm: Phép trừ số tự nhiên; Luyện tập 2; Vận dụng 2.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Học sinh trả lời nhanh:

Câu 1: Tính: a) 3 + 4; b) 7 – 4;

Câu 2: Biết 57 + 38 = 95. Tính 95 – 57 và 95 – 38.

+ Học sinh nghe GV nhắc lại về phép trừ hai số tự nhiên: số bị trừ, số trừ, hiệu, minh họa phép trừ nhờ tia số và điều kiện để thực hiện được phép trừ trong tập hợp các số tự nhiên.

+ Học sinh thực hiện Luyện tập 2.

+ Học sinh thực hiện Vận dụng 2.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

2. Phép trừ số tự nhiên

- Câu 1: a) 3 + 4 = 7; b) 7 – 4 = 3;

Câu 2: 95 – 57 = 38; 95 – 38 = 57.

- Với hai số tự nhiên a, b đã cho, nếu có số tự nhiên c sao cho a = b + c thì ta có phép trừ a – b = c.

Trong tập hợp số tự nhiên, phép trừ a – b chỉ thực hiện được nếu a   b.

- Luyện tập 2

865 279 – 45 027 = 820 252

- Vận dụng 2

Số tiền Mai phải trả:

18 000 + 21 000 + 30 000 = 69 000 (đồng)

Số tiền Mai được trả lại:

100 000 – 69 000 = 31 000 (đồng)


Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố về các phép tính cộng và trừ số tự nhiên.

b) Nội dung: HS thực hiện: Bài 1.17, 1.18, 1.19 (SGK/16)

c) Sản phẩm: Bài 1.17, 1.18, 1.19

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài 1.17: Tính tổng, hiệu bằng cách đặt tính:

a) 63 548 + 19 256; b) 129 107 – 34 693.

Bài 1.18: Thay “?” bằng số thích hợp:

? + 2 895 = 2 895 + 6 789

Bài 1.19: Tìm x thỏa mãn:

a) 7 + x = 362;

b) 25 – x =15;

c) x – 56 = 4.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

Bài 1.17:

a) 63 548 b) 129 107

+ 19 256 – 34 693.

82 804 94 414

Bài 1.18:

6 789 + 2 895 = 2 895 + 6 789

Bài 1.19:

a) 7 + x = 362

x = 362 – 7

x = 355

b) 25 – x =15

x = 25 – 15

x = 10

c) x – 56 = 4

x = 4 + 56

x = 60

Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

a) Mục tiêu: Giải quyết bài toán thực tiễn

b) Nội dung: Học sinh làm bài 1.20.

c) Sản phẩm: Bài tập 1.20

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Học sinh làm bài tập 1.20: Năm 2020 dân số Việt Nam ước tính khoảng 97 triệu người và dự kiến tới đầu năm 2021 sẽ tăng thêm khoảng 830 nghìn người. Ước tính dân số Việt Nam đầu năm 2021.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, HDVN

Bài 1.20:

Ước tính dân số Việt Nam đầu năm 2021:

97 000 000 + 830 000

= 97 830 000 (người)




* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Ôn tập lại kiến thức về phép tính cộng và trừ số tự nhiên.

- Làm các bài tập 1.21, 1.22 (SGK/16).

- Tìm hiểu trước bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm)

Phiếu học tập số 1: (Slide)

Câu 1: Cho a = 23 và b = 36.

a) Tính a + b và b + a. b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).

Câu 2: Cho a = 37 và b = 18.

a) Tính a + b và b + a. b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).

Câu 3: Cho a = 17, b = 19, c = 26.

a) Tính (a + b) + c và a + (b + c). b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).

Câu 4: Cho a = 11, b = 23, c = 35.

a) Tính (a + b) + c và a + (b + c). b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).







































Ngày soạn: …/ …/ …

Ngày dạy: …/ …/ …

§4. PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA CÁC SỐ TỰ NHIÊN


I. MỤC TIÊU:

1.Về kiến thức:

- Nhận biết được thừa số, tích; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư.

- Nhận biết được tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân ; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- Nhận biết được khi nào trong 1 tích có thể không sử dụng dấu phép nhân (Dấu "x" hoặc dấu ".")

2.Về năng lực:

- Sử dụng linh hoạt các ký hiệu của phép nhân (a x b; a.b; ab) tùy hoàn cảnh cụ thể.

- Tìm được tích của 2 thừa số; tìm được thương và số dư (nếu có) tùy hoàn cảnh cụ thể.

- Vận dụng được các tính chất của phép nhân và phép chia trong tính toán.

- Giải được 1 số bài toán có nội dung thực tiễn.

3. Về phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập,ý thức làm việc nhóm,khám phá và sáng tạo cho HS


II.THIẾT BỊ:

1.Giáo viên

- GV:Sgk, Sgv, điện thoại, máy chiếu

2. Học sinh

- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)

A. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp hs biết sử dụng phép nhân, phép chia trong thực tế cuộc sống.

b) Nội dung: GV trình chiếu bài toán khởi động trong SG lên màn hình.

c) Sản phẩm: HS hình thành nhu cầu sử dụng phép tính cộng, trừ.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung ( Nếu hs chưa làm được , gv có thể để lại sau khi học phép chia thì yêu cầu hs hoàn thiện)

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giải được bài toán trên, các em đã sử dụng kiến thức về phép nhân, phép chia đã học ở tiểu học. Để hiểu rõ hơn và củng cố thêm về các tính chất của phép nhân, phép chia, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

I. Phép nhân.

a) Mục tiêu:- Hs được ôn lại kiến thức về phép nhân;tích, thừa số

- Nhận biết được khi nào trong 1 tích có thể không sử dụng dấu phép nhân.

- Củng cố lại phép đặt tính nhân.

- Giúp HS trải nghiệm để nhận biết được các tính chất của phép nhân

Củng cố kỹ năng tính nhẩm cho học sinh và sử dụng phép nhân trong cuộc sống.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c)Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

NỘI DUNG

SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV cho HS phát biểu về khái niệm nhân hai số tự nhiên.

HS: thực hiện



GV: Giới thiệu quy ước phép trong phép nhân, các trường hợp không viết dấu nhân giữa các thừa số .


HS làm hoạt động 1: Tính 152.213

GV Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

GV trình chiếu lại cách nhân

- GV nêu thêm vd, yêu cầu hs cùng thực hiện





+ GV yêu cầu HS áp dụng làm vận dụng 1

-GV kiểm tra kết quả của một số em và trình chiếu 1 bài làm của HS

Hoạt động 2: Hãy nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên?


? Theo tính chất kết hợp thì a.b.c có thể tính như thế nào?

_ GV nêu chú ý

- HS thực hiện ví dụ 2. GV chia nhóm cho hs thực hiện.( VD@ gồm vd2 trong sgk và vận dụng 2.2)

- Giáo viên thi kết quả của các nhóm và cho nhận xét chéo. Cho điểm các nhóm.

-Hs thực hiện vận dụng 2.3

- HS thảo luận cặp đôi và trình bày cách làm.

-GV cho HS thảo luận nhóm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,

I. Phép nhân

a x b = c


Thừa số Thừa số Tích



Quy ước:

- Trong 1 tích ta có thể thay dấu "x" bằng dấu "."

-Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số

Ví dụ: a.b = ab ; 4.x.y = 4xy

1. Nhân hai số có nhiều chữ số

Ví dụ 1: Đặt tính để tính tích 175 x 312

Giải: Ta có

175

x

312

350

175

525

54600

Vậy 175 x 312 = 54600

Vận dụng 1: Đặt tính để tính tích 341 x 157

Đáp số: 341 x 157= 53537


2. Tính chất của phép nhân

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chát sau:

+ Giao hoán: a.b = b.a

+ Kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)

+Nhân với số 1: a.1=1.a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ: a.(b+c) = a.b+a.c

a.(b-c) = a.b - a.c

Lưu ý: a.b.c=(a.b).c=a.(b.c)


Ví dụ 2: Tính một cách hợp lí:

a) 25.29.4 b)37.65 + 37.35

c) 250.1476.4 d)189.509-189.409

Giải:

a) 25.29.4=(25.4).29=100.29=2900

b)37.65+37.35=37.(65+35)=37.100=3700

c)250.1476.4=(250.4).1476=1000.1476=1476000

Vận dụng 2:

Bài 3.Khối lượng thức ăn một ngày 80 con gà ăn hết là:

105.80 =8400 (g) =8.4(kg)

Trong 10 ngày đàn gà cần khối lượng thức ăn là:

10.8.4=84(kg)


II. Phép chia

a) Mục tiêu:- Hs được ôn lại phép đặt tính chia giúp hs liên hệ đến các khái niệm: Số bị chia, số chia, thương; phép chia hết, phép chia có dư.

Củng cố kỹ năng sử dụng phép chia trong cuộc sống.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

NỘI DUNG

SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu hs phát biểu phép chia hết trong tập hợp số tự nhiên.

- Các số a, b, q được gọi như thế nào?


- Với hai số tự nhiên a và b; b 0 nếu có số tự nhiên q sao cho b. q = a thì ta nói như thế nào về hai số a và b?

Hoạt động 3: GV yêu cầu hs thực hiện Hoạt động 3: Tính 2795:215


GV Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

GV trình chiếu lại cách chia

- GV nêu thêm vd, yêu cầu hs cùng thực hiện

- Gv cho hs trình bày vào giấy. Kiểm tra bài làm của 1 số em, trình chiếu cách làm cho các bạn nhận xét.




+ GV yêu cầu HS áp dụng làm vận dụng 4

-GV kiểm tra kết quả của một số em và trình chiếu 1 bài làm của HS

- GV cho HS làm bài toán mở đầu

Hoạt động 4: Thực hiện phép chia 236 cho 12.

HS: Suy nghĩ và đứng tại chỗ trả lời

(236:12=19(dư 8), tức là 236=12.19+8

- Qua đó nêu khái niệm về phép chia có dư

GV: Giới thiệu a = b . q + r

Hỏi: So sánh số dư và số chia?

GV: Với điều kiện nào của r thì:

+ a chia hết cho b

+ a không chia hết cho b

- HS đọc lưu ý trong SGK

- HS làm vd 4

+ GV yêu cầu HS áp dụng làm vận dụng 5

-GV kiểm tra kết quả của một số em và trình chiếu 1 bài làm của HS

+ GV yêu cầu HS làm bài 3,4,5 -SGK

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

II. PHÉP CHIA

1.Phép chia hết

a : b = q (b 0)


Số bị chia Số chia Thương

Lưu ý:

+ Nếu a:b = q thì a=b.q

+ Nếu a:b=q (q 0) thì a=b.q











Ví dụ 3: Đặt tính để tính thương: 41732:116

Giải: Ta có

14732 116

313 127

812

0

Vậy 14732:116=127

Vận dụng 4: Đặt tính để tính thương: 139004:236

Đáp số: 139004:236 = 589


2. Phép chia có dư


- Cho hai số tự nhiên a và b với b 0, khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a=b.q+r, trong đó 0 < r < b

Lưu ý: SGK-Trang 20

Ví dụ 4: Đặt tính để tính thương và dư của phép chia 2542:34

Giải: Ta có

2542 34

162 74

26

Vậy 2542:34=74 (dư 26)

Vận dụng 5: Đặt tính để tính thương và dư của phép chia 5125:320

Giải: Ta có

5125 320

1925 16

5

Vậy 5125:320= 16(dư 5)


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a)Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b)Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c)Sản phẩm: Kết quả của HS.

d)Tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 1, 2,3,( SGK-TRANG 21)

(HS thảo luận theo nhóm)

Bài 1: a) a.0=0 b) a.1=a c) 0:a = 0

Bài 2: Tính một cách hợp lí:

a) 50.347.2=(50.2).347=100.347=34700

b) 36.97+97.64 = 97.(36+64) = 97.100= 9700

c) 157.289-289.57=289.(157-57)=289.100=28900

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a)Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.

b)Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

c)Sản phẩm: Kết quả của HS.

d)Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 4, 5,6( SGK-TRANG 21)

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ


Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:


+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể).

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

  • Báo cáo thực hiện công việc.

  • Hệ thống câu hỏi và bài tập

  • Trao đổi, thảo luận.



V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm )

VI. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.- Hoàn thành nốt các bài tập 7,8 ( sgk), bài 1,2,3,4(SBT)- Chuẩn bị bài mới “LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN ”

Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 4 §4.PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nhận biết được số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu.

Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.

2. Kỹ năng: Tính được tổng hiệu của hai số tự nhiện bằng cách đặt phép tính.

Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.

3. Phẩm chất: bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho học sinh.

4. Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán, các bảng vẽ sẵn các tia số minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh

- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

A. KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)

a. Mục tiêu:Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng phép tính cộng trừ.

b.Nội dung:Biết cộng, trừ hai số tự nhiên.

c. Sản phẩm: Hs tính được số tiền Mai đi mua

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS đọc bài toán mở đầu: Mai đi chợ mua cà tím hết 18000 đồng, mua cà chua hết 21000 đồng, rau hết 30000 đồng. Mai đưa cô bán hàng tờ 100 000 đồng thì trả lại được bao nhiêu tiền?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, thảo luận 2 bạn cùng bàn và trả lời câu hỏi.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG 2.Phép cộng số tự nhiên

a. Mục tiêu: Hs được ôn lại kiến thức về tổng của hai số tự nhiên, minh họa phép cộng nhờ tia số, kiểm tra khả năng, vận dụng phép cộng của HS. Giúp Hs hình thành thói quen quan sát, lập kế hoạch tính toán hợp lí.

b.Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu giáo viên.

c.Sản phẩm: Kết quả của HS

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập.

- GV: giới thiệu phép cộng hai số tự nhiên a và b, ta được số tự nhiên c gọi là tổng của chúng.

- GV cho ví dụ để HS áp dụng tính: “Lớp 6/1 có 19 nam, 22 nữ. Vậy tổng số HS của lớp là bao nhiêu?”

Yêu cầu HS đọc và làm bài tập. HS đứng tại chỗ trả lời.

- GV phân tích minh họa phép cộng bằng tia số thông qua ví dụ 3 + 4 ở SGK

_ GV yêu cầu HS làm vận dụng 1 . HS đọc đề, sau đó thảo luận 2 bạn cùng bàn.

+ GV cho HS tìm hiểu tính chất của phép cộng lần lượt theo cácHĐ1; HĐ2trong SGK.

+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Hai nhóm tiến hành HĐ1 HĐ2. Hai nhóm còn lại làm các HĐ tương tự với a = 35; b =41 (HĐ1)

và a = 15; b = 27; c =31 (cho HĐ2)

HĐ1: Cho a = 28 và b = 34

a) Tính a + b và b + a

b) So sánh kết quả nhận được ở câu a)

HĐ2: Cho a = 17, b =21, c =35

a) Tính (a + b) + c và a + (b + c)

b) So sánh kết quả nhận được ở câu a).

+ GV đặt câu hỏi: Các kết quả cho thấy phép cộng có những tính chất nào?

=> GV tổng quát tới hai tính chất của phép cộng.

+ GV lưu ý cho HS trong phần Chú ý.

+ GV phân tích Ví dụ trong SGK tr16

+ GV yêu cầu HS làm Luyện tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu HDD1, HĐ 2 theo nhóm.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Bước 4: Kết luận và nhận định

GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại.

1. Phép cộng số tự nhiên:

a. Cộng hai số tự nhiên:

* Với a, b là hai số tự nhiên

a + b = c

(Số hạng) + (số hạng) = (tổng)


* Vận dụng 1:

Giải: Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 của đồng bằng sông Cửu Long là:

713 200 + 14 500 = 727700 (ha)




b. Tính chất của phép cộng:

- Giao hoán: a + b = b + a

- Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

Chú ý: Tổng (a + b) + c hay a + (b + c) gọi là tổng của 3 số a, b, c và viết gọn là a + b + c.

Ví dụ:

a/66 + 289 + 134 + 311

= 66 + 134 + 289 + 311 (tính chất giao hoán)

= (66 + 134) + (289 + 311)(tính chất kết hợp)

= 200 + 600 = 800


b/ 117 + 68 + 23

= (117 + 23) + 68

= 140 + 68

= 208



HOẠT ĐỘNG 2.Phép trừ hai số tự nhiên

a. Mục tiêu:

+ Giúp HS nhớ, nhận biết lại và sử dụng được các thuật ngữ: số bị trừ, số trừ, hiệu.

+ Minh họa phép trừ nhờ tia số.

+ Củng cố kiến thức.

+ Giải quyết được bài toán mở đầu.

b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c.Sản phẩm:HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d.Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS thực hiện lần lượt các yêu cầu sau:

Tính : a) 3 + 4 ; b) 7 – 4.

HS rút ra nhận xét, GV khái quát lại.

Áp dụng: 27 + 25 = 52. Tính 52 – 27.

+ GV phân tích và minh họa phép trừ nhờ tia số

VD: 7 – 4 = 3 được minh họa như sau:


2. Phép trừ số tự nhiên

+ Với hai số tự nhiên a, b đã cho, nếu có số tự nhiên c sao cho a = b + c thì ta có phép trừ a – b = c.

* Chú ý: Trong tập hợp số tự nhiên, phép trừ a – b chỉ thực hiên được nếu:



+ GV lưu ý: Hình 1.8 cho thấy phép trừ 7 – 8 không thể thực hiện phép tính

Từ đó GV thiệu vào Chú ý

+ GV yêu cầu HS làm Luyện tập 2. 1 HS lên bảng HS khác tự làm vào vở.

(GV gợi ý HS có thể đặt tính. Nhắc HS trước khi đặt tính cần xem phép trừ có thực hiện được không).

+GV yêu cầu HS làm Vận dụng 2: Giải bài toán mở đầu. (phân tích, gợi ý tính tổng số tiền Mai phải trả)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại




a b

Luyện tập 2

865 279 – 45 027 = 820 252

Vận dụng 2:

Giải:

Tổng số tiền Mai phải trả là:

18 + 21 + 30 = 69 ( nghìn đồng )

Mai được trả lại số tiền là:

100 - 69 = 31 ( nghìn đồng)

Đ/s: 31 000 đồng.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 1.17 ; 1.18 ; 1.22

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.

Bài 1.17 :

a) 63 548 + 19 256 = 82804

b) 129 107 – 34 693 không thể thực hiện được trong tập số tự nhiên. Vì 129 107 < 34 693.

Bài 1.18 :6 789 ( sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng)

Bài 1.22 :

a) 285 + 470 + 115 + 230 b) 571 + 216 + 129 + 124

= (285 + 115) + (470 + 230) = ( 571 + 129) + ( 216 + 124)

= 400 + 700 = 700 + 340

= 1100 = 1040

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng :Bài 1.20 ; 1.21

Bài 1.20 :

Dân số Việt Nam năm 2020 là :

96 462 106 + 876 473 = 97 338 579 (người)

Bài 1.21 :

Nhà ga số 3 tiếp nhận được số người là :

22 851 200 – ( 6 526 300 + 3 514 500) = 12 810 400 (người)

Đáp số : 12 810 400 người

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.

- Hoàn thành nốt các bài tập và làm thêm Bài 1.19.

- Chuẩn bị bài mới “ Phép nhân và phép chia số tự nhiên



























Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 5,6 §5.PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được thừa số, tích ; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư.

- Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân (dấu "x" hoặc dấu ".")

2. Năng lực

* Năng lực riêng:

- Sử dụng linh hoạt các ký hiệu của phép nhân ( axb; a.b; ab) tùy hoàn cảnh cụ thể.

- Tìm được tích của hai thừa số; tìm được thương và số dư (nếu có) của một phép chia.

- Vận dụng được các tính chất của phép nhân và phép cộng trong tính toán.

- Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.

* Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi khám phá và sáng tạo cho học sinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Một túi gạo 10kg, trên vỏ ghi 20 000đ/1kg và 6 tờ tiền 50 000.

2 - HS : Mang đầy đủ đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1:

1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5')

a) Mục đích: HS biết sử dụng phép nhân trong thực tế đời sống hàng ngày.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình ảnh và hỏi: Mẹ em mua một túi gạo 10 kg gạo ngon loại 20 nghìn đồng một kilogam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Phép nhân số tự nhiên (21')

a) Mục đích:

+ Nhắc lại định nghĩa phép nhân; tích, thừa số. Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân.

+ HS giải quyết được bài toán thực tiễn

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK , hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

+ HS sử dụng được tính chất của phép nhân trong tính toán.

+ HS hoàn thành được phần Luyện tập 1, vận dụng 1.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS tự tìm hiểu thông tin phần đọc hiểu trong sgk/17

GV: Giới thiệu các trường hợp không viết dấu nhân giữa các thừa số .

+ GV lấy thêm ví dụ: abc là thể tích khối hộp chữ nhật, 4a là chu vi của hình vuông, ...

GV: trình chiếu ví dụ 1

* HS hoàn thành Luyện tập 1;

Vận dụng 1

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi phần luyện tập 1.

.+ HS hoạt động nhóm cặp đôi chia sẻ làm phần vận dụng 1

+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Đại diện 1 nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả học sinh nêu ra

1. Phép nhân số tự nhiên

a . b = c

(thừa số) . (thừa số) = (tích)

* Chú ý: SGK/ 17

Ví dụ: a.b = ab ; 4.x.y = 4xy;




Ví dụ 1: Sgk/ 17


Luyện tập 1

a) 834.57 = 475 38

b) 603. 295 = 177 885


Vận dụng 1:

Bác Thiệp phải trả số tiền là:

350. 250 = 875 000 đồng


Hoạt động 2.2: Tính chất của phép nhân:(18')

a) Mục đích:

+ HS trải nghiệm dẫn đến nhận biết các tính chất quen thuộc của phép nhân. Củng cố được kỹ năng tính nhẩm.

+ HS sử dụng được phép nhân trong cuộc sống.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV phát phiếu học tập. Yêu cầu HS hoạt động nhóm. ( tg 2')

Nhóm 1: Hđ 1

Nhóm 2: Hđ 2

Nhóm 3: Hđ 3

? Các nhóm đổi chéo phiếu học tập.

? Hs tự tìm hiểu phần chú ý

?HS đứng tại chỗ trả lời:

2.5 = 4.25= 8. 125=

GV: Khi tính các tích có các cặp thừa số như thế ta nên nhóm chúng lại với nhau

? GV chiếu ví dụ 2

- GV yêu cầu HS hoàn thành luyện tập 2, vận dụng 2

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu của phiếu học tập

+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.

+Đại diện các nhóm nhận xét bài nhóm bạn.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức

* Tính chất của phép nhân



Phép nhân có các tính chất:

+ Giao hoán: ab = ba

+ Kết hợp: (ab)c = a(bc)

+ Phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a(b+c) = ab+ ac

* Chú ý: Sgk/18




* Ví dụ 2: SGK/18


Luyện tập 2:

125. 8001.8 = (125.8). 8001

= 1000. 8001

= 8001000



Vận dụng 2:

Nhà trường phải trả số tiền là: 32.8.96 000 = 24576 000 đồng


Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)

- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

- Học thuộc: Tính chất của phép nhân cùng các chú ý.

- Làm bài tập 1.23, bài tập 1.25 SGK trang 19

Tiết 2:

Hoạt động 2.3: Phép chia hết và phép chia có dư (34')

a) Mục đích:

+ Ôn lại phép tính đặt chia, giúp HS liên hệ đến các khái niệm. Củng cố phép đặt tính chia.

+ HS vận dụng bài toán thực tế và giải quyết bài toán mở đầu.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1:

+ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm hđ4

+ 2 HS lên bảng làm

? Trả lời hđ 5

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi phần hđ 5.

+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.

+ HS nhận xét bài bạn.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức

GV: a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.

* GV chiếu ví dụ 3

-GV chuyển giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS làm luyện tập 3 theo nhóm bàn (2')

-HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo hình thức nhóm bàn (2')

GV dùng điện thoại chiếu trực tiếp bài HS qua máy chiếu

- Báo cáo, thảo luận : 

- Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và đánh giá.

Đại diện nhóm khác nhận xét

- Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả.

GV nhận xét, đánh giá

Gv chiếu nội dung ví dụ 4:

?Vậy cần dùng ít nhất bao nhiêu xe ô tô?

2. Phép chia hết và phép chia có dư

* Chia hai số tự nhiên:





a = b. q + r (0 r < b)



+Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết

a : b = q

+ Nếu r 0 thì ta có phép chia có dư a : b = q ( dư r)



* Ví dụ 3: Sgk /19



* Luyện tập 3:

a) 945: 45 = 21

b) 3 121 : 51 = 61 (dư 10)










*Ví dụ 4: Sgk/19

3. Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập (5')

a) Mục đích: Học sinh củng cố kỹ năng đặt tính chia.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài 1.27 a, b

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân: 2 HS lên bảng làm

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động 4 . Hoạt động vận dụng (4')

a) Mục đích: Học sinh giải quyết bài toán mở đầu.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu bài toán mở đầu, yêu cầu HS hoàn thành

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án:

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Phương pháp hỏi đáp

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Giao nhiệm vụ về nhà: Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.

- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

- Làm bài tập 1.27, bài tập 1.30 SGK trang 19

- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.

- Chuẩn bị bài mới : Tự tìm hiểu “ Luyện tập chung” và cho biết có những dạng toán nào?



















Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 7 LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố và gắn kết các kiến thức từ bài 1 đến bài 5, vận dụng được các kiến thức đã học từ bài 1 – 5 vào giải bài tập.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu và làm bài tập trong SGK

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng làm việc, thảo luận nhóm, cặp đôi.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có thể đề xuất bài toán mới từ bài toán ban đầu.

- Năng lực toán học:

+ Sử dụng các ngôn ngữ, kí hiệu toán học vào trình bày lời giải bài tập.

+ Vận dụng kiến thức về tập hợp; các phép tính với số tự nhiên để giải bài tập, vào cuộc sống. Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, có tinh thần tự học, tự đọc SGK, tài liệu tham khảo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( 4 màu xanh hoặc đen và 1 màu đỏ)

2 - HS :- SGK; đồ dùng học tập; giấy A1 theo tổ.

- Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 5.

- Nghiên cứu và làm bài tập về tập hợp và về các phép tính với số tự nhiên.

- Nghiên cứu để đề xuất các câu hỏi mới cho mỗi bài toán.

III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu:HS nêu lại được các kiến thức cơ bản từ Bài 1 -> bài 5.

b) Hoạt động của học sinh: Học sinh phát biểu lại được các kiến thức đã được học.

c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức cơ bản từ bài 1 ->bài 5.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, trình bày vào giấy A1 đã chuẩn bị và hoàn thành theo yêu cầu như sau: HĐN 5p

+ Nhóm 1 và nhóm 3 : Hai cách mô tả một tập hợp và ví dụ; nội dung kiến thức phép cộng, phép nhân và các tính chất.

+ Nhóm 2 và nhóm 4: Tập hợp số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên trong hệ thập phân.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HSthảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình ( tại vị trí phân công trong lớp – kĩ thuật phòng tranh). Đại diện lần lượt nhóm 1, 3 báo cáo. Các nhóm còn lại thảo luận, chia sẻ, bổ xung thông tin.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, chốt kiến thức (chiếu lên máy chiếu hoặc bảng phụ tổng hợp kiến thức). Trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để giải bài tập về tập hợp số; bài toán vận dụng các phép tính, toán vận dụng vào thực tế.

- Học sinh bước đầu biết đề xuất bài toán đơn giản, tương tự.

b) Nội dung: HS làm bài tập 1.31;1.32;1.33;1.34; 1.35 ( sgk) và thực hiện các nhiệm vụ học tập giáo viên giao.

c) Sản phẩm: Học sinh trình bày lời giải các bài tập và trả lời đuọc các câu hỏi của giáo viên ( Ở cột sản phẩm cần đạt)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS

Sản phẩm dự kiến

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD 1; chữa bài tập 1.31 ; 1.32 ; 1.33 đã đc giao về nhà làm từ các buổi trước.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS HĐ cặp đôi nghiên cứu VD và làm các bài tập.

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả.

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

* Kết luận, nhận định

- GV chốt lại kết quả cuối cùng, yêu cầu HS xác định kiến thức đã áp dụng.

- GV YCHS đưa ra bài tập tương tự với các bài vừa chữa. Yêu cầu về nhà thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD 2,3 ( đã giao về nhà) chữa bài tập 1.34;

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu VD

- Làm bài 1.34

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV cho HS thảo luận tìm hiểu đại lượng đã biết, đại lượng chưa biết, phương án giải bài tập.

- YCHS lên bảng giải bài tập, HS khác làm vào vở.

* Kết luận, nhận định

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

- GV chốt lại kết quả cuối cùng.

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS chữa bài tập 1.35

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Làm bài 1.35

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV cho HS thảo luận phân tích tổng sản lượng 115 số điện theo bậc thang quy định; tìm phương án giải bài tập.

- YCHS lên bảng giải bài tập, HS khác làm vào vở.

* Kết luận, nhận định

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

- GV chốt lại kết quả cuối cùng

- Đưa ra bài tập được suy ra từ bài 1.35.

* Giáo viên tổng kết:

- Chốt lại kiến thức trọng tâm đã học từ bài 1 đến bài 5.

- Lưu ý những sai làm dễ mắc phải khi giải từng dạng bài tập.

- Nhấn mạnh việc học sinh dần làm quen với khai thác, mở rộng bài tập đơn giản.

1. Bài tập về tập hợp

Bài 1.31 :

a) C1­: A = { 4; 5; 6; 7}

C2: A = {x   N| 3 < x   7}

b) B = { x   N| x < 10, x   A} = { 0; 1; 2; 3; 8; 9}

Bài 1.32 :

a) 1000

b) 1023

c) 2046

d) 1357

Bài 1.33: Chữ số 0

* Bài tập tương tự:

2. Bài tập vận dụng các phép toán với số tự nhiên

Bài 1.34 :

Giải :

Khối lượng của 30 bao gạo là :

50   30 = 1500 ( kg)

Khối lượng của 40 bao ngô là :

60   40 = 2400 (kg)

Ô tô chở tất cả số kilogam gạo và ngô là :

1500 + 2400 = 3900(kg)

Đáp số : 3900kg.




Bài 1.35 : Có 115 = 50 + 50 + 15

Ông Khánh phải trả số tiền điện cho 115 số điện là :

50   1 678 + 50   1 734 + 15   2 014 = 200 810 ( đồng)

Đáp số : 200 810 đồng.









* Hãy về tính lại số tiền điện nhà em vừa phải trả trong tháng 8.








IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại nội dung kiến thức đã học từ bài 1 - 5

- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp : Hãy về tính lại số tiền điện nhà em vừa phải trả trong tháng 8.

- Chuẩn bị bài mới “ Lũy thừa với số mũ tự nhiên”.















Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT 8- BÀI 6. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết này HS

- HS nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ.

- HS nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

- HS nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số.

- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực riêng: HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị của các lũy thừa, biết nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.

- Năng lực chung:Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, SGV, thước kẻ. Bàn cờ vua, bảng bình phương, lập phương của mười số tự nhiên đầu tiên

2 - HS : Đồ dùng học tập; Bài tập luyện tập (sgk/ 24), máy tính bỏ túi, thước kẻ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục đích:HS cảm thấy khái niệm lũy thừa gần gũi với đời sống hàng ngày.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c. Sản phẩm: Từ bài toánHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “bàn cờ vua”và gọi 1 hs đọc bài mở đầu.

- GV giới thiệu sợ về àn cờ vua ( có bàn cờ vua thật cho HS xem)

- Gv trình chiếu video giới thiệu môn cờ vua

- GV đặt vấn đề “ Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng, người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau:

+ Ô thứ nhất 1 hạt thóc

+ Ô thứ 2 để 2 hạt

+ Ô thứ 4 để 4 hạt

+ Ô thứ 4 để 8 hat

+......

Cứ như thế, số hạt ở ô sau gấp đôi ô trước. Liệu nhà vua có đủ thóc để thưởng cho nhà phát minh đó hay không?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về lũy thừa với số mũ tự nhiên và cách nhân chia lũy thừa cùng cớ số”

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phép nâng lên lũy thừa

a. Mục tiêu:

+ HS phát biểu được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và mũ. Biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị các lũy thừa.

b. Nội dung:

+ GV giảng, trình bày.

+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Chiếu slie bảng sau đây chỉ ra cách tính số hạt thóc ở một số ô trong bàn cờ trong bài toán mở đâu:

Ô thứ

Phép tính tìm số hạt thóc

Số hạt thóc

1

1

1

2

2

2

3

2.2

4

4

2.2.2

8

5

2.2.2.2

16






Gv giải thích với ô 1 ta được 1 hạt thóc, với ô thứ 2 ta được 2 hạt thóc, với ô thứ 3 ta được 2.2 = 4 hạt thọc…. Vậy để tìm số thóc ở ô thứ 8, ta thực hiện phép nhân của bao nhiêu só 2?

Gv: Ta thường hay viết gọn

2. 2. 2 = 23; a. a. a. a. a = a5

Vậy để viết

2.2.2.2.2.2.2 thu gọn ta viết như thế nào?

GV: Hướng dẫn cho học sinh cách đọc: 73: đọc là 7 mũ 3 hoặc 7 lũy thừa 3, hoặc lũy thừa bậc 3 của 7

(?)Tương tự em hãy đọc b4; a4; an ?

 GV: Dựa vào các ví dụ trên em hãy định nghĩa lũy thừa bậc n của a.

Gv : Nêu chú ý: Ta có  

  •  cũng được gọi là a bình phương ( hay bình phương của a)

  •   cũng được gọi là a lập phương ( hay lập phương của a)

Gv cho hs đọc vd 1/ SGK/trang 23

Gv cho HS làm luyện tập 1.

GV cho hs làm vận dụng :

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân

  • Gv quan sát và trợ giúp các em nếu HS cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Hs đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình

  • Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chột lại kiến thức trọng tâmGV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó

dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

  1. Phép nâng lên lũy thừa:

- Số thóc ở ô số 8 là: 2.2.2.2.2.2.2= 128

- 2. 2. 2.2.2.2.2 = 27




















b4 đọc là b mũ 4 ( b lũy thừa 3); a4: đọc là a mũ 4 hoặc a lũy thừa 3, an  đọc là a lũy thừa n ( hoặc a mũ n)

Lũy thừa bặc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:

n thừa số

  đọc là “ a mũ n: hoặc “ a lũy thừa n”, a là cơ số, n là số mũ



a

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

4

9

16

25

36

49

64

81

100


  1. Số hạt thóc có trong ô thứ 7 là: 64

  1.  

  2.  





C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1.36 và 1.37 SGK – tr24

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án

1.36.

1.37

Lũy thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của lũy thừa

4

3

64

3

5

243

2

7

128

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục đích:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu Slide và yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng trang 1.39–SGK-tr24.

a) 

b) 

c) 

d) 


IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Hướng dẫn bài tập về nhà:

  • Ôn tập kiến thức đã học.

  • Chuẩn bị bài sau : ” Luỹ thừa với số mũ tự nhiên”











Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT 9 - BÀI 6. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết này HS

- HS nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ.

- HS nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

- HS nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số.

- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực riêng: HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị của các lũy thừa, biết nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.

- Năng lực chung:Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, SGV, thước kẻ. Chuẩn bị 10 miếng bìa (trong đó 5 miếng bìa ghi số 7, 2 bìa ghi dấu “ =” 1 bìa ghi 72, 1 bìa ghi 73, 1 bìa ghi 2+3)

2 - HS : Đồ dùng học tập; Bài tập luyện tập (sgk/ 24;25), máy tính bỏ túi, thước kẻ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục đích:HS cảm thấy khái niệm lũy thừa gần gũi với đời sống hàng ngày.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu.

Bài 1: Em hãy viết tích sau dưới dạng lũy thừa:

a) 9.9.9.9.9 b) a.a.a.a.a.a

Bài 2: GV: Áp dụng định nghĩa về lũy thừa hãy viết tích của hai lũy thừa thành một lũy thừa a) 23. 22;  b) a4. a3

c. Sản phẩm: Từ bài toánHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Bài 1: Em hãy viết tích sau dưới dạng lũy thừa:

a) 9.9.9.9.9 = 95 b) a.a.a.a.a.a = a6

Bài 2: GV: Áp dụng định nghĩa về lũy thừa hãy viết tích của hai lũy thừa thành một lũy thừa

a) 23. 22 = (2.2.2). (2.2) = 25;  b) a4. a3 = (a.a.a.a) .(a.a.a) = a7

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu bài tập sau.

Bài 1: Em hãy viết tích sau dưới dạng lũy thừa:

a) 9.9.9.9.9 b) a.a.a.a.a.a

Bài 2: Áp dụng định nghĩa về lũy thừa hãy viết tích của hai lũy thừa thành một lũy thừa:

a) 23. 22;  b) a4. a3

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi một HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ bài tập 2 thấy số mũ của kết quả bằng tổng số mũ của các lũy thừa thì đây chính là phép nhân của hai lũy thừa cùng cơ số

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

a. Mục tiêu:

+  Hs biết được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số

b. Nội dung:

+ GV giảng, trình bày.

+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv chiếu lên slie bài tập sau:

  1. Viết kết quả phép nhân sau dưới dạng một lũy thừa của 7:

72. 73 = (7.7).(7.7.7)= ?

b) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa các số mũ của 7 trong hai thừa số và trong tích tìm được ở câu a)

c) Sau kết quả trên để nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào?

Gv cho HS đọc vd2 SGK/tr23 và cho học sinh làm luyện tập 2

*Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân

- Giáo viên quan sát, trợ giúp các HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đứng tại chỗ trình bày câu hỏi của mình

- Một số HS khác nhau nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, và nhận định

GV chột lại kiến thức trọng tâmGV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó

dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

2) Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

a) 72. 73 = (7.7).(7.7.7)= 75

b)Số mũ của kết quả bằng tổng số mũ của các lũy thừa

c) Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ :

am. an = am+n

*Luyện tập 2


Hoạt động 3: Chia hai lũy thừa cùng cơ số

a. Mục tiêu:

+  Hs biết được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số. Biết chia hai lũy thừa cùng cơ số.

b. Nội dung:

+ GV giảng, trình bày.

+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv chiếu lên slie bài tập sau:

a)Giải thích vì sao có thể viết 65 = 63.62 ?

b) Sử dụng câu a) để suy ra 65: 63= 62. Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa các số mũ của 6 trong số bị chia, số chia, và thương.

c) Viết thương của phép chia 107: 104 dưới dạng lũy thừa của 10

d) Sau kết quả trên để chia hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào?

GV chú ý học sinh: a0 = 1 ( với a khác 0)

Gv cho HS đọc vd3 SGK/tr24 và cho học sinh làm luyện tập 3

*Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân

- Giáo viên quan sát, trợ giúp các HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đứng tại chỗ trình bày câu hỏi của mình

- Một số HS khác nhau nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, và nhận định

GV chột lại kiến thức trọng tâmGV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó

dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

3) Chia hai lũy thừa cùng cơ số

a) Sử dụng công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

b) Số mũ của thương bằng hiệu số mũ của số bị chia với số chia

c) 107: 104 = 103

d) Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ :

am: an = am-n ( với a khác 0, m  n).

*Luyện tập 3





C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1.42 SGK – tr24

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án

Bài tập 1.42. Tính  

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục đích:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu Slide và yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng trang 1.44 và 1.45/SGK-tr24.

- GV nhận xét đánh giá , chuẩn kiến thức

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Hướng dẫn bài tập về nhà:

  • Ôn tập kiến thức đã học.

  • Chuẩn bị bài sau : ” Thứ tự thực hiện phép tính”




















Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 10 §7.THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:

-Nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện các phép toán.

-Biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.

2. Năng lực

-Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực phân tích.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu và các loại dấu ngoặc.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3, phấn màu...

2. HS: SGK, nháp, bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động (6 phút)

a)Mục tiêu: Ôn tập thứ tự thực hiện các phép tính đã học ở tiểu học.

b) Nội dung: HS1: Nhắc lại các phép tính đã học. Nêu thứ tự thực hiện các phép tính đã học ở tiểu học.

Áp dụng: Tính 4.9-5.6

c) Sản phẩm: Trình bày bảng.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN


- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu câu hỏi và bài tập.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS lên bảng trả lời câu hỏi và giải bài tập.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Khi tính toán, chúng ta cần phải chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính. Ta đã được biết thứ tự thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ở cấp 1. Ở lớp 6, ta học thêm một phép tính nữa đó là nâng lên lũy thừa. Vậy thứ tự thực hiện các phép tính này như thế nào thì ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.



Trong một biểu thức, chúng ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

Tính: 4.9-5.6 = 36-30 = 6

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (23 phút)

Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức

a) Mục tiêu: Nắm được thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

b) Nội dung: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Giải ?, ví dụ a,b

c) Sản phẩm: - Phiếu học tập 1,2,3

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra câu hỏi: Nếu biểu thức chỉ chứa phép cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự như thế nào ?

-GV phát phiếu học tập số 1 : Hãy thực hiện các phép tính sau:

a/ 42-32+15

b/ 60 : 5.4

- GV đưa ra câu hỏi: Nếu biểu thức có cả các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm như thế nào?

- Nếu biểu thức có phép tính nâng lên luỹ thừa ta làm thực hiện nâng lên luỹ thừa trước, sau đó nhân, chia và cuối cùng là cộng trừ.

- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện các phép tính.

- GV phát phiếu học tập số 2: Hãy tính giá trị của biểu thức

a)4.32 – 5.6 b) 33.10 + 22.12

- GV đưa ra câu hỏi: Nếu biểu thức có chứa các dấu ( ), [ ] và { } thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự như thế nào ?

- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện các phép tính.

- GV phát phiếu học tập số 3: Hãy tính giá trị của biểu thức:

a/ 100 :{2 .[52 – (35 – 8)]} b/

- Gọi HS trình bày phiếu 1,2.

- Gọi đại diện nhóm trình bày phiếu 3.

-Gọi HS trả lời câu hỏi đầu bài, 2 bạn Tròn và Vuông bạn nào trả lời đúng.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe,làm cá nhân, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó khắc sâu kiến thức vừa học.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

1.Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức

a. Đối với biểu thức không có ngoặc:

- Chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia ta thực hiện từ trái sang phải.

Phiếu học tập số 1:

a) 42-32+15=10+15=25

b) 60 : 5.4 = 12 .4 = 48

- Có các phép toán + , -, . , : và lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên luỹ thừa trước rồi đến nhân chia cuối cùng là cộng và trừ.

Phiếu học tập số 2:

a)4.32 – 5.6 = 4.9 – 5.6

= 36 – 30 = 6

b) 33.10 + 22.12 = 27.10 + 4.12

=270 +48 = 318


b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc

ta thực hiện phép từ .

Phiếu học tập số 3:

a/ 100 :{2 .[52 – (35 – 8)]}

= 100 :{2 .[52 – 27]}

= 100 :{2 . 25}

= 100 : 50 = 2

b/

? Bạn Vuông đã trả lời đúng

Tổng quát: sgk /25

Hoạt động 3: Luyện tập 1 (10 phút)

  1. Mục tiêu: Học sinh thành thạo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

b) Nội dung: - HS thực hiện: Luyện tập 1,2

c) Sản phẩm:- Luyện tập 1,2

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Luyện tập 1: Tính giá trị các biểu thức sau:

Luyện tập 2:

a/ Lập diện tích tính diện tích hình chữ nhật ABCD.

b/ Tính diện tích của hình chữ nhật khi a=3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

-Luyện tập 1

- Luyện tập 2

a/ Diện tích hình chữ nhật ABCD là

b/ Khi a=3, ta có diện tích hình chữ nhật là

Hoạt động 4: Vận dụng(4 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về thức về thứ tự các phép tính trong tập hợp.

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành bài tập vận dụng

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Học sinh hoàn thành bài tập sau:

Một người đi xe đạp trong 5 giờ. Trong 3 giờ đầu người đó đi với vận tốc 14km/h, 2 giờ sau người đó đi với vận tốc 9km/h.

a/ Tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu.

b/ Tính quãng đường người đó đi được trong 5 giờ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, HDVN

a/ Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là 3.14=42 (km/h)

b/ Quãng đường người đó đi được trong 5 giờ là:

42+2.9=60 (km/h)


* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Ôn tập lại kiến thức về tập hợp và cách mô tả tập hợp.

- Làm các bài tập 1.46; 1.47; 1.48, 1.49/sgk – 26

- Tìm hiểu trước bài luyện tập chung.



Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 11 LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Củng cố kiến thức bài 8 &9 và rèn luyện cho HS các kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập và các vấn đề thực tế.

2. Năng lực hình thành:

- Thông qua các ví dụ và bài tập, Hs được khắc sâu hơn việc thực hiện các phép tính về lũy thừa với số mũ tự nhiên, khắc sâu hơn quy tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức, qua đó hình thành năng lựctư duy, và suy luận, tính toán.

- Học sinh thông qua hoạt động nhóm, hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp toán học.

- Từ các ví dụ, bài tập liên quan đến các vấn đề thực tế, qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Thông qua quá trình tìm hiểu, suy luậntính toán,hình thành phẩm chất chăm chỉ.

- Thông qua hoạt động nhóm, hình thành phẩm chất trách nhiệm, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:Phấn màu, bảng phụ ghi nội dung ví dụ 2 (bảng chiếu), MTCT.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, MTCT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về lũy thừa với số mũ tự nhiên, về thứ tự thực hiện phép tính để thực hiệnphép tính,giải quyết vấn đề.

b. Nội dung:Gv yêu cầu Hs gấp sgk và làm bài toán:

c. Sản phẩm: Trả lời bài toán:

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Làm bài toán

Hình khối bên được ghép bằng những khối lập phương có cạnh 3cm.

a) Lập biểu thức tính số khối lập phương tạo thành hình khối.

b) Tính thể tích của hình khối.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS.

a) Biểu thức tính số khối lập phương tạo thành hình khối:

4.4 + 5.4 + 6.4 + 7.4 = 88 (khối) (tính từ trên xuống)

b) Thể tích của hình khối: 33.88 = 27.88 = 2 376 (cm3).



2.Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về các phép tính nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên, thứ tự thực hiện các phép tính để tính giá trị của biểu thức.

b. Nội dung: HS thực hiện bài tập:

c. Sản phẩm: kết quả trên phiếu,bảng

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tính giá trị của biểu thức:

a) 2.32 + 24 : 6.2

b) 5.8 – (17 + 8) : 5

c){23 + [1 +(3 – 1)2 ]}: 13

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS.


a) 2.32 + 24 : 6.2

= 2. 9 + 4.2

=18 + 8

= 26

b) 5.8 – (17 + 8) : 5

= 5.8 – 25: 5

= 40 – 5

= 35

c) {23 + [1 +(3 – 1)2 ]}: 13

= {23 + [1 + 22]} : 13

= {23 + [1 + 4]}: 13

= {23 + 5} : 13

= {8 + 5} : 13

= 13 : 13

= 1

3.Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu:Hs thấy được tính ứng dụng của toán học trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.

b. Nội dung: Hs thực hiện các bài tập Bài tập 1.44/ 1.48/1.49/sgk.

c. Sản phẩm: Trả lời

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hs thực hiện :

Bài tập 1.44/ 1.48/1.49/sgk.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS.

Bài tập 1.44/sgk.

Thời gian Mặt Trời cần để tiêu thụ một lượng khí hydrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất là: (giây)

Bài tập 1.48/sgk.Trong cả năm, trung bình mỗi tháng đó bán được:

(1 264 + 4. 164 ): 12 = 160 (chiếc ti vi)

Bài tập 1.49/sgk

+ Diện tích sàn cần lát:105 – 30 (m2)

+ Tổng tiền công: 30.(105 – 30) (nghìn đồng)

+ 18m2 gỗ loại 1 có giá: 18. 350 (nghìn đồng)

+ Còn lại[(105 – 30) – 18] m2 gỗ loại 2 có giá170.[(105 – 30) – 18] (nghìn đồng)

+ Tổng chi phí Bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ là:

30.(105 – 30) + 18. 350 + 170.[(105 – 30) –18]

= 30. 75 + 18.350 + 170.[75 – 18]

= 30.75 + 18.350 + 170. 57

= 2 250 + 6 300 + 9 690

= 18 240 (nghìn đồng)

= 18 240 000 (đồng).

4. Hướng dẫn tự học ở nhà.

- Ôn tập, ghi nhớ các quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên, ghi nhớ thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc.

- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.

- Làm các bài tập 1.50a, c; 1.51; 1.52; 1.53a, b, d/sgk trang 27.

- Chuẩn bị cho nội dung tiết sau: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1.



Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 12 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I




Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG II.

TÍNH CHẤT CHIA HẾT TRONGTẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Tiết 13,14 §8.QUAN HỆ CHIA HẾT VÀ TÍNH CHẤT

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Nhận biết quan hệ chia hết và nắm được các khái niệm về ước, bội, kí hiệu và các tính chất chia hết của một tổng.

2. Nănglực

- NL chung: Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- NL toán học: Tìm các ước và bội của một số tự nhiên; Tìm được các ước số và bội số nhỏ và dễ nhận biết như số chẵn, số chia hết cho 3, cho 5 hoặc cho 9; Nhận biết tính chất chia hết của một tổng cho một số.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu .

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Chuẩn bị sẵn một số đồ dùng hay hình vẽ , các phiếu học tập.

2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục đích: Nhận biết và hiểu ý nghĩa về quan hệ chia hết và tính chất của nó trong thực tế đời sống.

b) Nội dung: HS theo dõi tình huống đặt vấn đề GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra..

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu tình huống đặt ra trong phần mở đầu và đưa ra yêu cầu:“ Theo các em nếu chúng ta không biết số bút trong mỗi hộp thì có thể chia đều số bút cho 4 tổ được không ? ”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi đưa ra dự đoán.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số nhóm HS đưa ra ý kiến.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Quan hệ chia hết và tính chất? ” Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Quan hệ chia hết

a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm chia hết và biết sử dụng kí hiệu .

Hình thành khái niệm mới ước và bội của số tự nhiên.

b) Nội dung: Học sinh thực hiện theo các chỉ dẫn của GV: Giao trong phiếu 1 và Luyện tập

c) Sản phẩm: - Phiếu học tập 1, 2 ; Luyện tập 1:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS thực hiện các phép chia 15: 3 và 16 : 3, xác định phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư.

+ Cách sử dụng kí hiệu

- Học sinh thực hiện phiếu học tập số 1

a) Điền kí hiệu vào chỗ trống thích hợp:

24 .... 6; 45....10 ; 35....5; 42....4

b) Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0).

Nếu có số tự nhiên k sao cho a = kb thì ta nói.......

- HS quan sát ví dụ 1 GV đưa ra, trả lời câu hỏi.

+ Từ ví dụ HS nhận biết được trong một tích, nếu có một thừa số chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó.

+ GV giới thiệu khái niệm và kí hiệu ước và bội của một số tự nhiên.

Yêu cầu HS trả lời và giải thích bạn tròn hay vuông trả lời đúng trong phần ?/SGK

+ HS thực hiện phiếu học tập số 2:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

  1. 5 là...... của 15 b) 18 là........ của 6

c) 45 là ...... của 9 c) 8 là........ của 72

GV chiếu phiếu học tập số

+ HS thực hiện HĐ 1 và HĐ 2 để từ đó biết được cách tìm ước và bội của một số tự nhiên.

+ GV chốt lại kiến thức.

+ HS tìm hiểu VD2 theo hướng dẫn của GV.

- Làm bài tập: Luyện tập 1

a) Hãy tìm tất cả các ước của 20.

b) Hãy tìm tất cả các bội nhỏ hơn 50 của 4.

- GV cho HS thực hiện thử thách nhỏ theo nhóm.

+ Đại diện các nhóm trình bày, nhóm còn lại theo dõi bổ sung, nhận xét.

GV thưởng cho nhóm làm nhanh và đúng nhất

=> Chốt lại vấn đề.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS nắm chắc các kiến thức đã học.

1. Quan hệ chia hết

* Cho a N, b N, k N, nếu

a = kb thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là a b

Nếu a không chia hết cho b ta kí hiệu là a b.

  • Phiếu 1

- Phiếu học tập số 1:

a) Điền kí hiệu vào chỗ trống thích hợp:

24 6; 45 10; 35 5;42 4

b) Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0).

Nếu có số tự nhiên k sao cho

a = kb thì ta nói a chia hết cho b.

Ví dụ 1

* Khái niệm ước và bội:

Nếu a b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.

Kí hiệu: Ư(a) tập hợp ước của a.

B(b) là tập hợp bội của b

  • Phiếu 2

- Phiếu học tập số 2:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

a) 5 là ước của 15

b) 18 là bội của 6

c) 45 là bội của 9

c) 8 là ước của 72

* Cách tìm ước và bội:

Muốn tìm các ước của a (a>1) ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 tới a, a chia hết cho số nào thì số đó chính là ước của a.

Muốn tìm bội của một số khác 0 ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3; ....

- Luyện tập 1:

a) Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

b) Các bội nhỏ hơn 50 của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 3; 36; 40; 44; 48.

* Thử thách nhỏ


2. Tính chất chia hết của một tổng

a) Mục tiêu: HS biết và vận dụng được tính chất chia hết của một tổng.

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để hình thành kiến thức về tính chất chia hết của một tổng.

c) Sản phẩm:

- Các tính chất 1, 2. Phiếu học tập số 2; luyện tập 2, 3; vận dụng 1, 2.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Trường hợp chia hết:

- GV cho HS thực hiện HĐ 3 và HĐ 4, từ đó rút ra tính chất 1.

- GV chốt lại kiến thức, nêu chú ý tính chất 1 cũng đúng với một hiệu.

- HS đọc và tìm hiểu ví dụ 3 theo hướng dẫn của GV.

- GV trình bày lại cách giải chi tiết làm mẫu cho HS.

- GV cho HS hoạt động theo nhóm đôi phiếu học tập số 3:

Không cần tính kết quả, các tổng hoặc hiệu dưới đây chia hết cho 5 không? Vì sao?

25 + 40 85 - 25 - 10

65 – 30 18 + 40 + 30

+ Đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trả lời.

+ Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung ý kiến.

+ GV nhận xét, sửa chữa nếu sai.

- GV cho HS làm việc cá nhân thực hiện luyện tập 2, đại diện 2 HS lên trình bày trên bảng.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

GV chốt lại kiến thức.

- HS thảo luận nhóm làm vận dụng 1.

GV chọn một số kết quả của các nhóm chiếu lên màn chiếu.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV chốt lại.

* Trường hợp không chia hết.

- GV cho HS thực hiện HĐ5 và HĐ 6, từ đó rút ra tính chất 2.

GV chốt lại kiến thức, nêu chú ý tính chất 2 cũng đúng với một hiệu.

- HS đọc và tìm hiểu ví dụ 4 theo hướng dẫn của GV.

- GV trình bày lại cách giải chi tiết làm mẫu cho HS.

- GV cho HS hoạt động theo nhóm đôi phiếu học tập số 4:

Không cần tính ra kết quả, tìm các tổng hoặc hiệu chia hết cho 6:

  1. 35 – 12 B. 40 + 6 + 18

C. 54 – 24 – 12 D. 180 + 66

+ Đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trả lời.

+ Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung ý kiến.

+ GV nhận xét, sửa chữa nếu sai.

- Ví dụ 5: GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải bài toán trong phần mở đầu.

Đại diện lớp 1 HS đứng dậy trả lời.

GV nhận xét.

- GV cho HS làm việc cá nhân thực hiện luyện tập 3, đại diện 2 HS lên trình bày trên bảng.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

GV chốt lại kiến thức.

- HS làm vào vở vận dụng 2.

GV chọn một số kết quả của HS chiếu lên màn chiếu.

Các HS khác nhận xét, bổ sung.

GV kết luận.

  • GV tổ chức lớp thành các nhóm gồm 6 HS tiến hành tranh luận xem thử bạn tròn, vuông, pi ai đúng ai sai?

GV kết luận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghthảlamf việc cá nhân, thảo luận nhóm đôi, theo nhóm hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

2. Tính chất chia hết của một tổng

*Trường hợp chia hết

Tính chất 1:

+ Nếu a m và b m thì (a + b) m

+ Nếu a m, b m và c m thì (a+b +c) m

Chú ý:

+ Nếu a m và b m thì (a – b) m

+ Nếu a m, b m và c m thì (a -b–c) m

Ví dụ 3

Phiếu 3: Các tổng

25 + 40 85 - 25 - 10

65 – 30 18 + 40 + 30

đều chia hết cho 5

Luyện tập 2:

  1. 24 + 48 chia hết cho 4.

  2. 48 + 12 – 36 chia hết cho 6

  • Vận dụng 1: Vì 21 7 nên để (x + 21) 7 thì x 7. Do đó x {14; 28}

* Trường hợp không chia hết.

Tính chất 2:

+ Nếu a m và b m thì (a + b) m

+ Nếu a m, b m và c m thì (a+b +c) m

Chú ý:

+ Nếu a m và b m thì (a - b) m

+ Nếu a m, b m và c m thì (a- b-c) m

Ví dụ 4

Phiếu học tập số 4: Các tổng hoặc hiệu chia hết cho 6:

C. 54 – 24 – 12 D. 180 + 66

Ví dụ 5

Luyện tập 3:

  1. 20 + 81 không chia hết cho 5

  2. 34 + 28 – 12 không chia hết cho 4

Vận dụng 2: Vì 20 5 và 45 5 nên để 20 + 45 – x không chia hết cho 5 thì x 5. Do đó x {39; 54}.

Tranh luận

Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)

a) Mục tiêu: Củng hai quan hệ chia hết và tính chất chia hết của một tổng.

b) Nội dung: - HS thực hiện luyện tập 4 (phiếu học tập số 5); luyện tập 5 (Phiếu học tập số 6)

c) Sản phẩm:- Luyện tập 4, 5

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập số 5 và số 6.

+ Các nhóm thảo luận

+ Mỗi bài GV chọn ra 3 nhóm lên trình bày.

+ HS các nhóm còn lại quan sát theo dõi, nhận xét.

  • GV kết luận

Phiếu học tập số 5 - Luyện tập 4:

  1. Tìm tất cả các ước của 30.

  2. Tìm các bội của 5 không vượt quá 63.

  3. Tìm các bội của 6 mà lớn hơn 6 nhưng nhỏ hơn 80.

Phiếu học tập số 6: Luyện tập 5

Không cần tính kết quả, hãy điền vào chỗ trống kí hiệu thích hợp:

  1. (20 + 14)....2 b) (40 – 12 – 4).....4

c)(56 + 35 + 40)....5 d) (88 – 16)....8

e) (66 -12 – 4).....6 f) (135 + 27)....9

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS củng cố kiến thức .

GV: Yêu cầu HS hiểu phần đóng khung .

  • Luyện tập4

  1. Ư(30) = {1;2;3;5;6;10; 15;30}

  2. Các bội của 5 mà không vượt quá 63 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60.

  3. Các bội của 6 mà lớn hơn 6 nhơn nhỏ hơn 80 là: 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60; 66; 72; 78.

Phiếu học tập số 6: Luyện tập 5

Không cần tính kết quả, hãy điền vào chỗ trống kí hiệu thích hợp:

  1. (20 + 14) 2

  2. b) (40–12–4) 4

c)(56 + 35 + 40) 5

d) (88 – 16) 8

e) (66 -12 – 4) 6

f) (135 + 27) 9


Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về quan hệ chia hết và tính chất.

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 2.1; 2.3; 2.4; 2.8.

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Học sinh hoàn thành các bài tập sau:

Bài 2.1 (trang 33 SGK)

Hãy tìm các ước của mỗi số sau: 30; 35 ; 17

Bài 2.3 (trang 33 SGK)

Tìm các số tự nhiên x, y sao cho:

a) x B(7) và x < 70

b) y Ư(50) và y > 5

Bài 2.4 (trang 33 SGK)

Không thực hiện phép tính, hãy cho biết tổng nào sau đây chia hết cho 5?

a) 15 + 1 975 + 2 019

b) 20 + 90 + 2 025 + 2 050

Bài 2.8 (trang 33 SGK)

Đội thể thao của trường có 45 vận động viên. Huấn luyện viên muốn chia thành các nhóm để luyện tập sao cho mỗi nhóm có ít nhất 2 người và không quá 10 người. Biết rằng các nhóm có số người như nhau, em hãy giúp huấn luyện viên chia nhé.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, HDVN

Bài 2.1:

Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

Ư(35) = {1; 5; 7; 35}

Ư(17) = {1; 17}

Bài 2.3:

a) x {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63}

b) y {10; 25; 50}

Bài 2.4:

a) (15 + 1975 + 2019) 5 vì 15 5; 1975 5 nhưng 2019 5

b) (20 + 90 + 2025 + 2050) 5 vì tất cả các số hạng trong tổng đều chia hết cho 5

Bài 2.8:

Gọi số người mỗi nhóm được chia là x.

Ta có mỗi nhóm có ít nhất 2 người và không quá 10 người nên x  Ư(45) và 2 < x ≤ 10

Do đó x  {3; 5; 9}

Ta có bảng sau:

Số người 1 nhóm (x)

Số nhóm

3

15

5

9

9

5



* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Ôn tập lại kiến thức về quan hệ chia hết và tính chất.

- Làm các bài tập 2.2; 2.5; 2.6; 2.7; 2.9/sgk

- Đọc phần có thể em chưa biết

- Tìm hiểu trước bài 9 Dấu hiệu chia hết”

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm)



Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 15,16 §9.DẤU HIỆU CHIA HẾT

I. Mục tiêu

1.Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5. Nhận biết được một số có chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5.

- Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5,cho cả 2 và 5 để xác định một số, một tổng, hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5.

2.Năng lực:

- NL chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ. Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- NL toán học:

Năng lực mô hình hóa toán học: từ các ví dụ thực tế mô tả về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5 học sinh tự tìm được cácsố chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5.

Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu về chia hết, không chia hết.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của cá nhân, nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:Máy chiếu (bảng phụ), máy tính(minh họadấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 cho cả 2 và 5),các phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của HS:Bộ đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Nêu vấn đề (7 phút)

a) Mục tiêu:Ôn tập cho HS về tính chất chia hết của một tổng. HS thấy được dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5.

b) Nội dung: Quan sát ví dụ bằng cách phân tích số đã cho thành tích của 2 nhân 5 với một số bất kì... qua đó lấy được VD về các số chia hết cho cả 2 và 5. Từ đó nêu được dấu hiệu một số chia hết cho cả 2 và 5

c) Sản phẩm:Các ví dụ về những số chia hết cho cả 2 và 5.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động (  4 phút)

? Cho biểu thức : 

246 + 30 + 12

 Không làm phép tính, xét xem tổng trên có chia hết cho 6 không?

- GV chiếu hình ảnh trên màn hình giới thiệu một số tròn chục.

Sau đó yêu cầu HS kiểm tra xem có chia hết cho 2 và 5 không?

GV trình bày sơ đồ phân tích số có tận cùng là 0 thành tích của 2 và 5 với một số.

Những số như thế nào luôn chia hết cho 2 và 5?

Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

HS quan sát, nghe.

246 

30 

12 

=>(246 + 30 + 12) 


HS nghe hiểu và thực hiện





-KL: Những số có tận cùng là 0 luôn chia hết cho 2 và 5.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(18 phút)

1. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

a) Mục tiêu: Nhận biết được một số khi nào chia hết cho 2, cho 5.

b) Nội dung:

Học sinh thực hiện HĐ1, HĐ2 theo các chỉ dẫn sau:

n =   = 230 + *

Thay * bằng các chữ số sao cho  

+  2 =>Nếu thay * = 0; 2; 4; 6; 8 thì n chia hết cho 2

+  5 =>Nếu thay * = 0; 5 thì n chia hết cho 5

Kết luận 1: Số có chữ số tận cùng là chữ số Chẵn thì chia hết cho 2

Kết luận 2: Số có chữ số tận cùng là chữ số lẻ thì không chia hết cho 2.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập số 1:

a) Các số chia hết cho 2 là: 230; 232; 234; 236; 238

b) Các số chia hết cho 5 là: 230; 235

* Số có chữ số tận cùng là chữ số Chẵn (là các số 0; 2; 4; 6; 8) thì chia hết cho 2

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

n =   = 230 + *

GV: Vậy thay * bằng số nào thì n chia hết cho 2?


GV: Vậy thay * bằng số nào thì n không chia hết cho 2?


Hãy rút ra dấu hiệu chia hết cho 2





GV yêu cầu HS tự đọc VD 1, 2

Nếu thay * = 0, 2, 4, 6, 8 thì n chia hết cho 2

Nếu thay * = 1, 3, 5, 7, 9 thì n không chia hết cho 2

Dấu hiệu chia hết cho 2:

Các số có tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ có những số đó mới chia hết cho 2

HS tự đọc VD 1, 2 (Sgk/38)

2. Luyện tập

a) Mục tiêu: HS biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5 để xét một tổng (hiệu) có chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5 không).

b) Nội dung hoạt động:

- GV yêu cầu HS đọc bài toán luyện tập 1.

- Học sinh thực hiện phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 2

1)Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không?

  1. 1954 + 1975

  2. 2020 - 938

2) Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho 5 không?

  1. 1945 + 2020

  2. 1954 - 1930

3) Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho cả 2 và 5 không?

a) 1982 + 2020 – 2010 b) 1980 - 1930 + 24 310

c) Sản phẩm:

1) a) 1954 + 1975

Số1954 có chữ số tận cùng là 4 nên chia hết cho 2 (hay 1954 

Số1975có chữ số tận cùng là 5 nên không chia hết cho 2 (hay 1975 2)

Vậytổng 1954 + 1975 không chia hết cho 2 (hay 1954 + 1975 2)

b) 2020 - 938

Số2020 có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho 2 (hay 2020 )

Số938có chữ số tận cùng là 8 nên chia hết cho 2 (hay 938  )

Vậy hiệu 2020 - 938 chia hết cho 2 ( hay 2020 - 938  )

2) a)1945 + 2020

Số 1945 có chữ số tận cùng là 5 nên chia hết cho 5 (hay 1945 )

Số 2020  )

Vậy tổng 1945 + 2020 chia hết cho 5 (hay 1945 + 2020 )

b)1954 - 1930

Số 1954 có chữ số tận cùng là 4 nên không chia hết cho 5 (hay 1954 5)

Số 1930 có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho 5 (hay 1930  )

Vậy hiệu 1954 - 1930 không chia hết cho 5 (hay 1954 - 1930 5)

3) a) 1982 + 2020 - 2010

Số 1982 có chữ số tận cùng là 2 nên chia hết cho 2, không chia hết cho 5

(hay 1982  ; 1982 5)

Số 2020 có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho cả 2 và 5

(hay 2020  ; 2020 )

Số 2010 có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho cả 2 và 5

(hay 2010  ; 2010 )

Vậy 1982 + 2020 - 2010 không chia hết cho cả 2 và 5

(hay 1982 + 2020 - 2010  ; 1982 + 2020 - 2010 5)

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- GV phát phiếu BT, giao cho cá nhân nghiên cứu và thực hiện. Sau đó trao đổi, thảo luận theo nhóm về kết quả làm được.

- Yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 2

Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chốt kiến thức

- HS quan sát, nghe, ghi chép.


- HS hoạt động cá nhân


- HS báo cáo chia sẻ.

- HS nghe - hiểu

Hoạt động 3: Luyện tập(13 phút)

a) Mục tiêu:Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5.

b) Nội dung:

- HS thực hiện:

Luyện tập 2: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5?

324 ; 248 ; 2 020 ; 2 025

Luyện tập 3: Dùng cả bốn chữ số 7; 0; 4; 5 hãy viết thành số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau sao cho số đó thỏa mãn:

  1. Số lớn nhất chia hết cho 2;

  2. Số nhỏ nhất chia hết cho 5;

  3. Số chia hết cho cả 2 và 5.

c) Sản phẩm:

- Luyện tập 3

  1. Số lớn nhất chia hết cho 2 là 7 540

  2. Số nhỏ nhất chia hết cho 5 là: 4 075

  3. Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 4 750; 4 570; 5 470; 5 740; 7 450; 7 540

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- GV chiếu nội luyện tập 2yêu cầu HS hoạt động cá nhân.

GV chiếu nội luyện tập 2yêu cầu HS hoạt động nhóm.

Nhận xét, đánh giá bài làm của HS.

- GV yêu cầu hoàn thành luyện tập 2 trên phiếu học tập.

GV yêu cầu đổi bài, kiểm tra chéo theo cặp

Nhận xét, đánh giá bài làm của HS.

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

HS hoạt động cá nhân LT2

1 HS lên bảng thực hiện LT2

HS dưới lớp nhận xét

HS hoạt động cá nhân

HS hoạt động nhóm LT3

Đại diện nhóm trình bày


Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.

b) Nội dung:

Học sinh hoàn thành bài tập sau:

Điền chữ số thích hợp vào dấu * để số A =  

  1. Chia hết cho 2;

  2. Chia hết cho 5;

  3. Chia hết cho cả 2 và 5.

c) Sản phẩm:

A =  

  1. Chia hết cho 2

+ A = Nếu thay * = 0; 2; 4; 6; 8 thì A chia hết cho 2

  1. Chia hết cho 5

+ A =  =>Nếu thay * = 0; 5 thì A chia hết cho 5

  1. Chia hết cho cả 2 và 5

+ A =  =>Nếu thay * = 0 thì A chia hết cho cả 2 và 5

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- GV chiếu nội bài tập và yêu cầu HS đọc và thực cá nhân.

Nhận xét, đánh giá bài làm của HS.

Trong các số vừa tìm đuọc số 270 và 276 chia hết cho 3. Trong đó 270 còn chia hết cho 9. Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 3, cho 9 chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học sau.

HS quan sát, đọc và thực hiện yêu cầu


HS hoạt động cá nhân

HS trả lời, nhận xét.

HS nghe, hiểu ghi vở

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Ôn tập lại kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.

- Làm các bài tập 2.15/Sgk-40

- Đọc phần có thể em chưa biết

- Tìm hiểu trước nội dung dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.


PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1:

n =   = 230 + *

Thay * bằng các chữ số sao cho  

a) Chia hết cho 2;

b) Chia hết cho 5;

c) Chia hết cho cả 2 và 5.


Phiếu học tập số 2: Luyện tập 1

1) Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không?

a) 1954 + 1975 b) 2020 – 938

2) Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho 5 không?

a)1945 + 2020 b)1954 – 1930

3) Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho cả 2 và 5 không?

a)1982 + 2020 – 2010 b) 1980 - 1930 + 24 310


Phiếu học tập số 3: Luyện tập 2

Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5?

324 ; 248 ; 2 020 ; 2 025

Bài 2: Dùng cả bốn chữ số 7; 0; 4; 5 hãy viết thành số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau sao cho số đó thỏa mãn:

  1. Số lớn nhất chia hết cho 2;

  2. Số nhỏ nhất chia hết cho 5;

  3. Số chia hết cho cả 2 và 5.

Bài 3:Điền chữ số thích hợp vào dấu * để số A =  

  1. Chia hết cho 2;

  2. Chia hết cho 5;

  3. Chia hết cho cả 2 và 5.












Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 17,18 §10.SỐ NGUYÊN TỐ

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các khái niệm về số nguyên tố và hợp số.

- Nhận biết được số nguyên tố, hợp số.

- Bước đầu biết vận dụng số nguyên tố vào giải quyết vấn đề thực tiễn

2. Nănglực:

- NL chung: Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- NL toán học:Năng lực mô hình hóa toán học: từ các ví dụ thực tế mô tả về tập hợp học sinh thấy được sự tương tự đối với tập hợp số tự nhiên.

Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu về tập hợp.

3.Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV:Đồ dùng hay hình ảnh, phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu(3 phút)

a) Mục tiêu:HS thấy được khái niệm số nguyên tố và hợp số rất gần với đời sống hằng ngày.

b) Nội dung: HS đọc và giải thích vì sao cắm được hay không cắm được?

c) Sản phẩm: Trả lời được tình huống đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN


- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- YCHS đọc và giải thích tình huống

  • YCHS trả lời trong 2 trường hợp sau:

+ Nếu bỏ ra 1 bông.

+ Bỏ ra 2 bông.


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới



  • Không cắm được vì số 11 không chia hết cho bất kì số nào ngoài 1 và 11.

  • Khi bỏ đi 1 bông thì còn 10 bông thì cắm được vào 2 lọ mỗi lọ 5 bông hoa...

Tương tự đốivới TH còn lại.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(25 phút)

a) Mục tiêu:HS nắm được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

b) Nội dung: Thực hiện các hoạt động 1, 2, 3.

c) Sản phẩm: HS nắmđược khái niệm số nguyên tố, hợp số.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

YC HS hoạt động nhóm làm hoạt động 1, 2, 3.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêucầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV chọn 2 nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả.

- Nhóm khác quan sát, lắng nghe và nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

(Lưu ý cho HS: Số 2 là số nguyên tố nhỏ nhất và là số nguyên tố chẵn duy nhất.)

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

  1. 1, Số nguyên tố và hợp số

HĐ1

Số

Các ước

Số ước

2

1; 2

2

3

1; 3

2

4

1; 2; 4

3

5

1; 5

2

6

1; 2; 3; 6

4

7

1; 7

2

8

1; 2; 4; 8

4

9

1; 3; 9

3

10

1; 2; 5; 10

4

11

1;11

2

HĐ2

  • Nhóm A: 2, 3, 5, 7, 11.

Nhóm B: 4, 6, 8, 10.

HĐ3

a,Số 1 có một ước.

b, Số 0 chia hết cho 2, 5, 7, 2017, 2018. Số 0 có vô số ước.

* Kết luận:

  • Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

  • Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và không là hợp số.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:Củng cố khái niệm số nguyên tố và hợp số.

b) Nội dung: Làm luyện tập 1,2 và VD1

c) Sản phẩm: Hoàn thành ND và mục tiêu.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

HĐ1

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV YC HS hoạt động cặp đôi làm luyện tập 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêucầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV chọn 1 HS hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả.

HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, rút kinh nghiệm.

HS chú ý lắng nghe và ghi bài.

HĐ2

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

YC HS hoạt động cá nhân tìm hiểuví dụ1.

Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5. Từ đó chỉ ra số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, đôi hoàn thành yêucầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV chọn 1 HS hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả.

HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, rút kinh nghiệm.

HS chú ý lắng nghe và ghi bài.

HĐ3

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

YC HS hoạt động nhóm làm luyện tập 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành yêucầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV chọn 1 nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả.

HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, rút kinh nghiệm.

HS chú ý lắng nghe và ghi bài.


L uyện tập 1











Ví dụ 1

a, Số 1975 có ước là 1, 5,1975 nên nó là hợp số.

b, Số 17 chỉ có ước là 1 và chính nó nên nó là số nguyên tố.



Lưu ý: Để khẳng định một số là hợp số, ta thường sử dụng các dấu hiệu chia hết để tìm ra một ước khác 1 và chính nó,





Luyện tập 2

a, Số 1930 là hợp số vì nó có ước là 1, 2, 5....

b, Số 23 là số nguyên tố vì chỉ có ước là 1 và 23,

Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về số nguyên tố, hợp số.

b) Nội dung:Học sinh hoàn thành thử thách nhỏ và BT 2.20.

c) Sản phẩm:Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

YCHS làm thử thách nhỏ và BT 2.20

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêucầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

Thử thách nhỏ

Có nhiều cách đi, Hà có thể đi như sau: 7-19-13-11-23-29-31-41-1-2.


Bài tập 2.20

Số nguyên tố là: 89, 97, 541, 2013

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Học thuộc khái niệm số nguyên tố, hợp số.

- Làm bài tập 2.26, 2.31

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNHGIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )



Phiếu học tập số 1

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Đọc trước Bài 10: Số nguyên tốvà trả lời các câu hỏi sau đây:

Bài 1.Viết các tập hợp:

Ư(1), Ư(2), Ư(3), Ư(4), Ư(5), Ư(6), Ư(7), Ư(8),Ư(9),Ư(10),Ư(11)

Bài 2.Vì sao không thể cắm 11 bông hoa vào các lo nhỏ sao cho số hoa trong mỗi lọ là như nhau? Nhưng khi có 9 hoặc 10 bông hoa lại thể thực hiện được yêu cầu?

Bài 3. Số 0 có chia hết cho 2, 3, 4, 5 , 2021, 2022 không?

Bài 4.Em có nhận xét gì về số ước của số 0 và số 1?


Phiếu học tập số 2

BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO

Bài 1.Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.

Bài 2.Số 123 có là số nguyên tố hay hay hợp số?

Bài 3.Số 2019 có viết được thành tổng của hai số nguyên tố được không?Giải thích?

Bài 4.Viết tất cả các ước của a, b, c biết rằng:

  1. a = 11.13

  2. b = 625

  3. c = 121

Bài 5.Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho CB = 3cm. So sánh độ dài AC và CB.

Bài 6.Trên tia Oa, lấy điểm M và N sao cho OM = 5cm, ON = 10cm.

  1. Tính đoạn MN?

  2. So sánh OM và ON?

  3. Trên tia đối của tia Oa lấy điểm P sap cho OP = 5cm. Tính đoạn MP và NP?

Bài 7.a) Tìm số tự nhiên p sao cho p + 1; p + 2; p + 3 là số nguyên tố.

b) Tìm số nguyên tố p sao cho p + 10 và p + 14 cũng là số nguyên tố.















Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 19 LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố và gắn kết các kiến thức từ bài 8 đến bài 10, vận dụng được các kiến thức đã học từ bài 8đến bài 10 vào giải bài tập.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự nghiên cứu và làm bài tập trong SGK

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng làm việc, thảo luận nhóm, cặp đôi để thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể đề xuất bài toán mới từ bài toán ban đầu.

- Năng lực toán học:

+ Sử dụng các ngôn ngữ, kí hiệu toán học vào trình bày lời giải bài tập.

+ Vận dụng kiến thức về quan hệ chia hết và phân tích một số ra thừa số nguyên tố để giải bài tập.

+ Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

+ Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, có tinh thần tự học, tự đọc SGK, tài liệu tham khảo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( 4 màu xanh hoặc đen và 1 màu đỏ)

2 - HS :

- SGK; đồ dùng học tập; giấy A1 theo tổ.

- Ôn tập kiến thức từ bài 8 đến bài 10.

- Nghiên cứu và làm bài tập vềtìm ướcvà bội của một số tự nhiên, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 và phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

- Nghiên cứu để đề xuất các câu hỏi mới cho mỗi bài toán.



III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) ( 10p)

a) Mục tiêu:HS nêu lại được các kiến thức cơ bản từ bài 8 đến bài 10.

b) Hoạt động của học sinh: Học sinh phát biểu lại được các kiến thức đã được học.

c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức cơ bản từ bài 8 đến bài 10.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, trình bày vào giấy A1 đã chuẩn bị và hoàn thành theo yêu cầu như sau: hoạt động nhóm 5phút

+ Nhóm 1 và nhóm 3 : Ước và bội và cách tìm ước và bội của một số tự nhiên.

+ Nhóm 2 và nhóm 4: Các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 và phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HSthảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình ( tại vị trí phân công trong lớp). Đại diện lần lượt nhóm 1, 3 báo cáo. Các nhóm còn lại thảo luận, chia sẻ, bổ xung thông tin.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, chốt kiến thức (chiếu lên máy chiếu hoặc bảng phụ tổng hợp kiến thức). Trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG ( 32p)

a) Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để giải bài tập về bài toán vận dụng tìm ước và bội của một số, dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 và phân tích một số ra thừa số nguyên tố, toán vận dụng vào thực tế.

- Học sinh bước đầu biết đề xuất bài toán đơn giản, tương tự.

b) Nội dung: HS làm bài tập 2.25; 2.26; 2.27; 2.28; 2.29 ( sgk) và thực hiện các nhiệm vụ học tập giáo viên giao.

c) Sản phẩm: Học sinh trình bày lời giải các bài tập và trả lời được các câu hỏi của giáo viên ( Ở cột sản phẩm cần đạt)

d) Tổ chức thực hiện:



Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm học tập

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD1 chữa bài tập2.27 ; 2.28  được giao về nhà làm từ các buổi trước.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS HĐ cặp đôi nghiên cứu các ví dụ và làm các bài tập.

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả.

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

* Kết luận, nhận định

- GV chốt lại kết quả cuối cùng, yêu cầu HS xác định kiến thức đã áp dụng.

- GV yêu cầu học sinh đưa ra bài tập tương tự với các bài vừa chữa. Yêu cầu về nhà thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD 2 (đã giao về nhà) chữa bài tập 2.25;

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu VD

- Làm bài 2.25

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV cho HS thảo luận tìm hiểu yêu cầu của bài toán tìmphương án giải bài tập.

- YCHS lên bảng giải bài tập, HS khác làm vào vở.

* Kết luận, nhận định

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

- GV chốt lại kết quả cuối cùng.

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD 3 (đã giao về nhà) chữa bài tập 2.26;

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu VD

- Làm bài 2.26

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV cho HS thảo luận cách phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

- YCHS lên bảng giải bài tập, HS khác làm vào vở.

* Kết luận, nhận định

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

- GV chốt lại kết quả cuối cùng

- Đưa ra bài tập được suy ra từ bài 2.26.

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu nghiên cứu nội dung bài tập 2.29

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Làm bài 2.29 theo nhóm 4 em

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV cho HS thảo luận để tìm các cặp nguyên tố sinh đôi.

- Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên trình bài, các nhóm khác theo dõi góp ý .

* Kết luận, nhận định

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

- GV chốt lại kết quả cuối cùng

* Giáo viên tổng kết:

- Chốt lại kiến thức trọng tâm đã học từ bài 8 đến bài 10.

- Lưu ý những sai làm dễ mắc phải khi giải từng dạng bài tập.

- Nhấn mạnh việc học sinh dần làm quen với khai thác, mở rộng bài tập đơn giản.

1. Bài tập về quan hệ chia hết

Bài 2.27 :

a) Ta có: 100 – x chia hết cho 4. Mà 100 chia hết cho 4 nên x chia hết cho 4.

Do đó x là bội của 4 và không vượt quá 22

Vậy x  {0; 4; 8; 12; 16; 20}

b) Ta có: 18 + 90 + x chia hết cho 9. Mà 18 và 90 chia hết cho 9 nên x chia hết cho 9.

Do đó x là bội của 9 và không vượt quá 22

Vậy x  {0; 9; 18}.

Bài 2.28 :

Giải

Số người mỗi nhóm phải lớn hơn 3 và là ước của 40.

Mà Ư(40) = 

Nên mỗi nhóm có thể có 4; 5; 8; 10; 20; hoặc 40 người.

Bài 2.25:

Giải

a) Số cần viết chia hết cho 5 nên nó có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. Vậy các số cần tìm là: 510; 150; 310; 130; 350; 530; 105; 305; 315; 135.

b) Số cần viết chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 3.

Từ các chữ số 5; 0; 1; 3, ta có hai cách nhóm thành bộ ba số có tổng chia hết cho 3:

  • 5 + 0 + 1 = 6 chia hết cho 3.

  • 5 + 1 + 3 = 9 chia hết cho 3.

Vậy các số cần tìm là: 501; 510; 105; 150; 513; 531; 135; 153; 351; 315.

2. Bài tập về số nguyên tố

Bài 2.26 :

Giải

A = 

Tương tự, ta có:

B = 

Bài 2.29 :

Giải

Các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 40 là:

  • 3 và 5

  • 5 và 7

  • 11 và 13

  • 17 và 19

  • 29 và 31.








IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.


3. HOẠT ĐỘNG 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3P)

- Ôn lại nội dung kiến thức đã học từ bài 8 đến bài 10

- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp

- Chuẩn bị bài mới “ Ước chung. Ước chung lớn nhất”.





















Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 20,21 §11.ƯỚC CHUNG-ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

2. Nănglực

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a)Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

a) Mục tiêu:

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )

















Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT 22, 23 - BÀI 12. BỘI CHUNG. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết này HS

- HS biết tìm bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp.

- HS biết tìm bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các bội chung của hai hay nhiều số.

- Sử dụng bội chung nhỏ nhất để qui đồng mẫu các phân số và cộng, trừ phân số.

2. Năng lực

- Năng lực riêng: Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp BC, BCNN. Qui đồng được mẫu các phân số và thực hiện được cộng, trừ phân số.

- Năng lực chung:Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán, tư duy logic.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Nghiên cứu chương trình SGK, tài liệu tham khảo.

2 - HS : SGK, Vở ghi, ĐDHT, nghiên cứu §18 SGK, ôn các các kiến thức về bội chung và bội chung nhỏ nhất

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 22

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục đích:: HS nêu được thế nào là BC của hai hay nhiều số. Biết cách tìm bội của một số.

b. Nội dung: Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập BC của hai hay nhiều số

c. Sản phẩm: HS tìm được số khác 0 là số nhỏ nhất trong các bội chung của hai số.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu Hs đọc đề bài: Mai mua đĩa giấy và cốc giấy (SGK/49)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Nhóm nào làm nhanh nhất lên trình bày bài và giải thích.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bội chung. Bội chung nhỏ nhất”.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Bội chung và bội chung nhỏ nhất

a. Mục tiêu:HS biết được thế nào là bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số

b. Nội dung:

+ Thực hiên được yêu cầu của ví dụ, từ ví dụ rút ra được định nghĩa và nêu được nhận xét.

+ GV giảng, trình bày.

+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm: Nêu được định nghĩa BC, BCNN, viết được kí hiệu và các kết quả hoạt động của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

*Tìm tòi – khám phá

- GV cho cá nhân HS thực hiện HĐ1, HĐ2, HĐ3 sau đó cặp đôi kiểm tra bài cho nhau và thống nhất kết quả.

* Kiến thức trọng tâm

Từ 3 HĐ trên GV giới thiệu về BC, BCNN của hai hay nhiều số

GV yêu cầu HS cá nhân nhắc lại

* Ví dụ

VD1: GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện đọc và hiểu được kí hiệu của bạn Tròn đưa ra.

VD2: Vậy bây giờ bạn nào có thể giải thích chính xác về kết quả ở hoạt động mở đầu không?

* Đọc hiểu:

GV yêu cầu cá nhân HS đọc nội dung: Tìm BCNN trong TH đặc biệt

Nhóm trưởng hỏi các bạn trong nhóm :

- Trong các số đã cho, nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đó là bao nhiêu?

- BCNN(a,1) =? BCNN(a,b,1) = ?

- Cá nhân thực hiện tìm BCNN(36,9) và giải thích?

* Luyện tập 1:

GV yêu cầu cá nhân hoạt động thực hiện bài Lt a, b

* Vận dụng:

GV cho Hs hoạt động nhóm, nhóm nào làm nhanh nhất, cử bất kì 1 bạn trong nhóm lên trình bày bài làm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ của từng hoạt động GV đưa ra.

- GV quan sát và trợ giúp nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chính xác hóa các nội dung, ghi các kiến thức trọng tâm lên bảng cho HS ghi chép vào vở

1. Bội chung và bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số

B(6)={0; 6;12;18; 24;30;36;42; …}

B(9)= {0; 9; 18; 27; 36; 45;54 ; …}

BC(6, 9) = {0; 18; 36; …}

Số nhỏ nhất khác 0 trong tập BC(6, 9) là 18


* Định nghĩa: SGK/49

* Kí hiệu:

- BC(a,b): tập hợp các bội chung của a và b

- BCNN(a,b): bội chung nhỏ nhất của a và b

- x BC(a,b) nếu x a, x b

x BC(a,b,c) nếu x a, x b, x c


* Nhận xét:

- Nếu a b thì BCNN(a,b) = a

-BCNN(a,1) = a

BCNN(a,b,1) = BCNN(a,b)

BT: Tìm BCNN(36,9)

36 9 nên BCNN(36,9) = 36

* Luyện tập 1:

a)

B(6)={0; 6;12;18; 24;30;36;42; 48; …}

B(8)= {0; 8; 16; 24; 32; 40;48 ; …}

BC(6, 8) = {0; 24; 48; …}

BCNN(6,8) = 24

b) Vì 72 8; 72 9 nên

BCNN(8, 9, 72) = 72

* Vận dụng:

Gọi số tháng ít nhất hai máy bay lại được bảo dưỡng trong cùng một tháng là x (tháng)

x = BCNN(6,9) = 18

Vậy số tháng ít nhất hai máy bay lại được bảo dưỡng trong cùng một tháng là 18 (tháng)

Hoạt động 2: Cách tìm bội chung nhỏ nhất

a. Mục tiêu:HS tìm được BCNN của 2 hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Và tìm được BC thông qua BCNN.

b. Nội dung: Thông qua các hoạt động trong ví dụ, hs nêu được các bước tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Từ đó vận dụng để tìm BCNN của hai hay nhiều số từ đó tìm được BC.

c. Sản phẩm: Nêu được các bước tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Nêu được các bước tìm BC thông qua BCNN, hoàn thành nội dung điền vào chỗ trốngvà đưa ra được kết quả của các hoạt động GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu cá nhân HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 51.

Sau khi đọc xong, GV yêu cầu nhóm trưởng hỏi các bạn trong nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Nêu các bước tìm BCNN của hai hay nhiều số lớp hơn 1 bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố?

+ Tìm BCNN(9, 15) = ?

+ Nêu cách tìm BC từ BCNN ?

+ BCNN(8,6) = 24. Tìm các BC(8,6) nhỏ hơn 100?

Các bạn trong nhóm trả lời, cả nhóm thống nhất, thư kí điền kết quả vào bảng phụ (bảng phụ số 1)

- Phần luyện tập 2:

GV cho hs hoạt động cá nhân, sau đó cặp đôi kiểm tra bài cho nhau và thống nhất kết quả. Cặp đôi nào làm nhanh nhất thì cặp đoa lên bảng trình bày bài. (mỗi bạn làm 1 phần).

- Thử thách nhỏ:

GV yêu cầu hs hoạt động nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho mỗi bạn trong nhóm thực hiện 1 bước giải, sau đó thống nhất để hoàn chỉnh bài giải vào bảng phụ.

Nhóm nào làm nhanh nhất, phân công 1 bạn bất kì lên bảng trình bày bài giải

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS thực hiện theo các hoạt động GV đưa ra trong mỗi phần.

+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp đỡ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.

+Ứng với mỗi phần luyện tập, một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Cách tìm BCNN

* Các bước tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1:

B1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

B2: chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

B3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất. Tích đó là BCNN cần tìm.

* Tìm BCNN(9, 15)

9 = 32

15 = 3.5

TSNTC: 3; TSNTR: 5

BCNN(9, 15) = 32.5 = 45

* Tìm BC từ BCNN

B1: Tìm BCNN của các số

B2: Tìm các bội của BCNN đó.


* Tìm các bội chung nhỏ hơn 100 của 8 và 6

BCNN(8,6) = 24

B(24) = {0; 24; 48; 72; 96; 120; …}

Vậy: Các bội chung nhỏ hơn 100 của 8 và 6 là: 0; 24; 48; 72; 96.

* Luyện tập 2:

- Tìm BCNN(15, 54)

15 = 3.5

54 = 2.33

TSNTC: 3; TSNTR: 2; 5

BCNN(15, 54) = 2.33.5 = 270

- Tìm các bội chung nhỏ hơn 1000 của 15 và 54

BCNN(15, 54) = 270

B(270) = {0; 270; 540; 810; 1080; …}

Vậy: Các bội chung nhỏ hơn 1000 của 15 và 54 là: 0; 270; 540; 810.

* Thử thách nhỏ:

Gọi số phút cả 3 xe lại cùng xuất bến một lúc là x (phút)

Ta có: x 15; x 9; x 10

=> x BC(15, 9, 10)

và 0 < x < 685

15 = 3.5

9 = 32

10 = 2.5

BCNN(15, 9, 10) = 2.32.5 =90

B(90) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540; 630; 720; ...}

BC(15, 9, 10) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540; 630; 720; ...}

Mà: x BC(15, 9, 10)

và 0 < x < 685

Nên: x {90; 180; 270; 360; 450; 540; 630}

Vậy: các thời điểm trong ngày (từ 10h35p đến 22h) các xe buýt lại xuất bến cùng một lúc là: 12h5p; 13h35p; 15h5p; 16h35p; 18h5’; 19h35’; 21h5p

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 2.36a và 2.38a SGK – tr53

- HS cá nhân tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm đưa ra đáp án

2.36. Tìm bội chung nhỏ hơn 200 của

a) 5 và 7

BCNN(5,7) = 5.7 = 35

BC(5,7) = B(35) = {0; 3 ; 70; 105; 140; 175; 210; ...}

Vậy : Bội chung nhỏ hơn 200 của 5 và 7 là 0; 3 ; 70; 105; 140; 175.

2.38. Tìm BCNN(30, 45)

30 = 2.3.5 ; 45 = 32.5

BCNN(30, 45) = 2.32.5 = 90

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục đích:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng 2.42 trang 53-SGK.

- Cá nhân HS suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi

Gọi số ngày ít nhất nữa cún vừa được đi dạo, vừa được tắm là x (ngày)

x = BCNN(2,7) = 2.7 = 14

Vậy : số ngày ít nhất nữa cún vừa được đi dạo, vừa được tắm là 14 (ngày)

- HS nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Phiếu học tập ở hoạt động 2:

Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (...):

* Các bước tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1:

B1: ....................................................................................................................

B2: ................................................................................................................

B3: ………………………………………………………………………………..

* Tìm BCNN(9, 15)

9 = …

15 = …

TSNTC: …………………..; TSNTR: ………………….

BCNN(9, 15) = …………….. = ………………….

* Tìm BC từ BCNN

B1: ………………………………………………………………………………

B2: ………………………………………………………………………………

* Tìm các bội chung nhỏ hơn 100 của 8 và 6

BCNN(8,6) = 24

B(24) = ……………………………………………………………………………

Vy: Các bi chung nh hơn 100 ca 8 và 6 là: …………………………………



Ngày soạn: .../.../202..

Ngày dạy: .../.../202...

Tiết… LUYỆN TẬP CHUNG

(Luyện tập chung sau bài 12: Bội chung và bội chung nhỏ nhất)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Củng cố và rèn luyện cho Hs kỹ năng:

- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

- Tìm ƯCLN và BCNN.

- Vận dụng ƯCLN và BCNN trong một số bài toán thực tiễn.

2. Năng lực hình thành:

- Thông qua các ví dụ và bài tập, Hs được khắc sâu hơn việc thực hiện phân tích một số ra thừa số nguyên tố, khắc sâu hơn quy tắc tìm ƯCLN và BCNN, nắm được sự giống và khác nhau trong các bước tìm ƯCLN và BCNN.Qua đó hình thành năng lựctư duy, suy luận và tính toán.

- Học sinh thông qua hoạt động nhóm, hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp toán học.

- Từ các ví dụ, bài tập liên quan đến các vấn đề thực tế, qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Thông qua quá trình tìm hiểu, suy luậntính toán,hình thành phẩm chất chăm chỉ.

- Thông qua hoạt động nhóm, hình thành phẩm chất trách nhiệm, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:Phấn màu, bảng phụ ghi nội dungVd1; vd2; vd3 (hoặc slide trình chiếu), MTCT.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, MTCT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã họcđể tìm ƯCLN và BCNN

b. Nội dung:Gv yêu cầu Hs gấp sgk và làm ví dụ 1

Tìm ước chung lớn nhất của 60 và 90.

c. Sản phẩm:

Trả lời bài toán:

Phân tích 60 và 90 ra thừa số nguyên tố:

;

Nên

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của Hs

- Gv trình chiếu đề bài, yêu cầu Hs hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của bài toán.

- Gv gọi 1 vài Hs nêu kết quả (chú ý giải thích rõ cách thực hiện).

- Gv gọi Hs nhận xét kết quả.

- Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs.

- Hs hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu.

- Hs nêu kết quả.


- Hs theo dõi.

2.Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về Hs việc vận dụng các kiến thức đã học để tìm ƯCLN và BCNN. Hiểu được sự giống và khác nhau trong quá trình tìm ƯCLN và BCNN.

b. Nội dung:Hs thực hiện bài tập 2.46/sgk:Tìm ƯCLN và BCNN.

a) b) ;

c. Sản phẩm: kết quả

a)

ƯCLN =

BCNN =

b) ;

ƯCLN =

BCNN =

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của Hs

- Gv yêu cầu Hs làm bài tập vào vở.

- Gv gọi 2 Hs lên bảng thực hiện (nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức đã làm).

- Gv gọi Hs nhận xét kết quả.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs.

- Hs làm bài tập vào vở.

- Hs lên bảngthực hiện.

- Hs nhận xét bài làm của bạn.

- Hs theo dõi.

3.Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu:Hs thấy được tính ứng dụng của toán học trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.

b. Nội dung:Hs thực hiện các bài tập sau:

Bài tập 2.48/sgk.Hai vận động viên chạy xung quanh một sân vận động.Hai vận động viên xuất phát tại cùng một thời điểm, cùng vị trí và chạy cùng chiều. Vận động viên thứ nhất chạy một vòng sân hết 360 giây, vận động viên thứ hai chạy một vòng sân mất 420 giây. Hỏi sau bao nhiêu phút họ gặp lại nhau, biết tốc độ di chuyển của họ không đổi?

Bài tập 2.50/sgk.Từ ba tấm gỗ có độ dài là 56 dm, 48 dm và 40 dm, bác thợ mộc muốn cắt thành các thanh gỗ gỗ có độ dài như nhau mà không để thừa mẩu gỗ nào. Hỏi bác cắt như thế nào để được các thanh gỗ có độ dài lớn nhất có thể?

Bài tập 2.51/sgk.Học sinh lớp 6A khi xếp thành hàng 2, hàng 3, hàng 7 đều vừa đủ hàng. Hỏi số học sinh lớp 6A là bao nhiêu, biết rằng số học sinh nhỏ hơn 45?

c. Sản phẩm:

Bài tập 2.48/sgk.

Vận động viên thứ nhất chạy mất 6 phút để hết một vòng sân, vận động viên thứ hai chạy mất 7 phút để hết một vòng sân.Thời gian mà hai người gặp nhau chính là BCNN(6,7) = 42 phút

Bài tập 2.50/sgk.Độ dài lớn nhất của thanh gỗ là ƯCLN(56, 48, 40) = 8 dm

Bài tập 2.51/sgk

Số học sinh lớp 6A khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 7 đều vừa đủ hàng chính là:

BCNN(2, 3, 7) = 42

Vậy lớp 6A có 42 học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của Hs

Bài tập 2.48/sgk.

- Gv gọi Hs đọc đề.

? Vận động viên thứ nhất chạy hết một vòng sân trong bao nhiêu phút?

?Vận động viên thứ hai nhất chạy hết một vòng sân trong bao nhiêu phút?

? Thời gian mà hai người gặp nhau là ƯCLN hay BCNN

- Gọi Hs lên bảng làm bài tập.

- Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs và chốt vấn đề.

Bài tập 2.50/sgk.

- Gv gọi Hs đọc đề.

- Gv yêu cầu Hs trao đổi nhóm 2 theo bàn làm bài tập.

- Gv kiểm tra bài làm của một số Hs và yêu cầu Hs lên bảng thực hiện.

- Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn.

- Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs và chốt lại vấn đề.

Bài tập 2.51/sgk.

- Gv gọi Hs đọc đề.

- Gv cùng Hs phân tích bài toán:

? Số học sinh của lớp khi xếp vừa đủ 2 hàng thì số học sinh có chia hết cho 2 không?

? Số học sinh của lớp khi xếp vừa đủ 3 hàng thì số học sinh có chia hết cho 2 không?

? Số học sinh của lớp khi xếp vừa đủ 7 hàng thì số học sinh có chia hết cho 2 không?

? Số học sinh phải chia hết cho những số nào?

? Số học sinh cần tìm là ƯCLN hay BCNN

- Gv cho Hs hoạt động nhóm làm bài tập.

- Gv kiểm tra, gọi 3 nhóm báo cáo kết quả.

- Cho các nhóm nhận xét.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs và chốt vấn đề.


- Hs đọc đề.

- Hs trả lời.


-


- Hs lên bảng làm bài tập.

- Hs theo dõi.





- Hs đọc đề.

- Hs trao đổi nhóm theo bàn làm bài tập.


- Hs nêu kết quả, lên bảng làm bài tập.


- Hs nhận xét bài làm của bạn.

- Hs theo dõi.





- Hs đọc đề.

- Hs cùng phân tích bài toán theo hướng dẫn của Gv.







- Hs hoạt động nhóm làm bài tập.

- Hs báo cáo kết quả.

- Hs nhận xét kết quả của nhóm bạn.

- Hs theo dõi.


4. Hướng dẫn tự học ở nhà.

- Ôn tập, ghi nhớ các bước tìm ƯCLN và BCNN, hiểu và phân tích được các bài toán thực tế.

- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.

- Làm các bài tập 2.45; 2.47; 2.49; 2.52 sgk trang59.

- Chuẩn bị cho nội dung tiết sau: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG II.





























Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 24 LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

Củng cố và rèn luyện cho Hs kỹ năng:

- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

- Tìm ƯCLN và BCNN.

- Vận dụng ƯCLN và BCNN trong một số bài toán thực tiễn.

2. Năng lực:

- Thông qua các ví dụ và bài tập, Hs được khắc sâu hơn việc thực hiện phân tích một số ra thừa số nguyên tố, khắc sâu hơn quy tắc tìm ƯCLN và BCNN, nắm được sự giống và khác nhau trong các bước tìm ƯCLN và BCNN. Qua đó hình thành năng lực tư duy, suy luận và tính toán.

- Học sinh thông qua hoạt động nhóm, hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp toán học.

- Từ các ví dụ, bài tập liên quan đến các vấn đề thực tế, qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Thông qua quá trình tìm hiểu, suy luận tính toán, hình thành phẩm chất chăm chỉ.

- Thông qua hoạt động nhóm, hình thành phẩm chất trách nhiệm, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Phấn màu, bảng phụ ghi nội dung Vd1; vd2; vd3 (hoặc slide trình chiếu).

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a)Mục tiêu: Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học để tìm ƯCLN và BCNN.

b) Nội dung: Gv yêu cầu Hs gấp sgk và làm ví dụ 1

Tìm ước chung lớn nhất của 60 và 90.

c) Sản phẩm:

Trả lời bài toán:

Phân tích 60 và 90 ra thừa số nguyên tố:

;

Nên

  1. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv trình chiếu đề bài, yêu cầu Hs hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của bài toán.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào tiết luyện tập.

Phân tích 60 và 90 ra thừa số nguyên tố:

;

Nên


Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập (10 phút)

a) Mục tiêu: Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về Hs việc vận dụng các kiến thức đã học để tìm ƯCLN và BCNN. Hiểu được sự giống và khác nhau trong quá trình tìm ƯCLN và BCNN.

b) Nội dung: Hs thực hiện bài tập 2.46/sgk: Tìm ƯCLN và BCNN.

a) b) ;

c) Sản phẩm: Kết quả

a)

ƯCLN =

BCNN =

b) ;

ƯCLN =

BCNN =

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv yêu cầu Hs làm bài tập vào vở.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Gv gọi 2 Hs lên bảng thực hiện (nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức đã làm).

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó khắc sâu giúp hs ghi nhớ kiến thức.

a)

ƯCLN =

BCNN =

b) ;

ƯCLN =

BCNN =


Hoạt động 3: Vận dụng (25 phút)

a) Mục tiêu: Hs thấy được tính ứng dụng của toán học trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.

b) Nội dung: Hs thực hiện các bài tập sau:

Bài tập 2.48/sgk. Hai vận động viên chạy xung quanh một sân vận động. Hai vận động viên xuất phát tại cùng một thời điểm, cùng vị trí và chạy cùng chiều. Vận động viên thứ nhất chạy một vòng sân hết 360 giây, vận động viên thứ hai chạy một vòng sân mất 420 giây. Hỏi sau bao nhiêu phút họ gặp lại nhau, biết tốc độ di chuyển của họ không đổi?

Bài tập 2.50/sgk. Từ ba tấm gỗ có độ dài là 56 dm, 48 dm và 40 dm, bác thợ mộc muốn cắt thành các thanh gỗ gỗ có độ dài như nhau mà không để thừa mẩu gỗ nào. Hỏi bác cắt như thế nào để được các thanh gỗ có độ dài lớn nhất có thể?

Bài tập 2.51/sgk. Học sinh lớp 6A khi xếp thành hàng 2, hàng 3, hàng 7 đều vừa đủ hàng. Hỏi số học sinh lớp 6A là bao nhiêu, biết rằng số học sinh nhỏ hơn 45?

c) Sản phẩm:

Bài tập 2.48/sgk.

Vận động viên thứ nhất chạy mất 6 phút để hết một vòng sân, vận động viên thứ hai chạy mất 7 phút để hết một vòng sân. Thời gian mà hai người gặp nhau chính là BCNN(6,7) = 42 phút

Bài tập 2.50/sgk. Độ dài lớn nhất của thanh gỗ là ƯCLN(56, 48, 40) = 8 dm

Bài tập 2.51/sgk

Số học sinh lớp 6A khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 7 đều vừa đủ hàng chính là:

BCNN(2, 3, 7) = 42

Vậy lớp 6A có 42 học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập 2.48/sgk.

- Gv gọi Hs đọc đề.

? Vận động viên thứ nhất chạy hết một vòng sân trong bao nhiêu phút?

?Vận động viên thứ hai nhất chạy hết một vòng sân trong bao nhiêu phút?

? Thời gian mà hai người gặp nhau là ƯCLN hay BCNN

Bài tập 2.50/sgk.

- Gv gọi Hs đọc đề.

Bài tập 2.51/sgk.

- Gv gọi Hs đọc đề.

- Gv cùng Hs phân tích bài toán:

? Số học sinh của lớp khi xếp vừa đủ 2 hàng thì số học sinh có chia hết cho 2 không?

? Số học sinh của lớp khi xếp vừa đủ 3 hàng thì số học sinh có chia hết cho 2 không?

? Số học sinh của lớp khi xếp vừa đủ 7 hàng thì số học sinh có chia hết cho 2 không?

? Số học sinh phải chia hết cho những số nào?

? Số học sinh cần tìm là ƯCLN hay BCNN

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bài tập 2.48/sgk.

- Gọi Hs lên bảng làm bài tập.

Bài tập 2.50/sgk.

- Gv gọi Hs đọc đề.

Bài tập 2.51/sgk.

- Gv cho Hs hoạt động nhóm làm bài tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bài tập 2.48/sgk.

- Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs và chốt vấn đề.

Bài tập 2.50/sgk.

- Gv yêu cầu Hs trao đổi nhóm 2 theo bàn làm bài tập.

- Gv kiểm tra bài làm của một số Hs và yêu cầu Hs lên bảng thực hiện.

Bài tập 2.51/sgk.

- Gv cho Hs hoạt động nhóm làm bài tập.

- Gv kiểm tra, gọi 3 nhóm báo cáo kết quả.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

Bài tập 2.48/sgk.

- Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs và chốt vấn đề.

Bài tập 2.50/sgk.

- Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn.

- Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs và chốt lại vấn đề.

Bài tập 2.51/sgk.

- Gv kiểm tra, gọi 3 nhóm báo cáo kết quả.

- Cho các nhóm nhận xét.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs và chốt vấn đề.

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Ôn tập, ghi nhớ các bước tìm ƯCLN và BCNN, hiểu và phân tích được các bài toán thực tế.

- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.

- Làm các bài tập 2.45; 2.47; 2.49; 2.52 sgk trang 59.

- Chuẩn bị cho nội dung tiết sau: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG II.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )



































Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 25 ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG II

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

2. Nănglực

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a)Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

a) Mục tiêu:

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )























Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 26 ÔN TẬP GIỮA KÌ I

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

2. Nănglực

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a)Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

a) Mục tiêu:

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )

























Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 27,28 KIỂM TRA GIỮA KÌ I

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

2. Nănglực

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a)Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

a) Mục tiêu:

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )







Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

Tiết 29, 30: BÀI 13. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS

- Nhận biết được số nguyên dương (số dương), số nguyên âm (số âm) và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế.

- Nhận biết được tập hợp các số nguyên Z và thứ tự trong Z.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm.

+ Biểu diễn được các số nguyên không quá lớn trên trục số.

+ So sánh được hai số nguyên cho trước.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh có số nguyên âm, thước kẻ, phấn màu

2 - HS : Tìm hiểu trước về số nguyên âm.

Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt dộng 1: KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục đích: HS thấy được số nguyên âm thường gặp đời sống hàng ngày.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c. Sản phẩm: Lấy được ví dụ về số nguyên âm.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Cho HS đọc phần thông tin về số âm trong SGK. Giáo viên giới thiệu nội dung chương III.

+ Chiếu hình 3.1 và 3.2 SGK cho HS quan sát thấy được ngoài các số quen thuộc, còn có các số với dấu “-“ đằng trước, đó là các số âm.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hãy lấy thêm ví dụ về số âm mà em biết

+ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêucầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới

Vậy số âm có ý nghĩa gì trong đời sống và có quan hệ thế nào với các số đã học, ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

  1. Làm quen với số nguyên âm

a, Mục tiêu

Nhận biết số nguyên âm, số nguyên dương, tập hợp các số nguyên; biết cách đọc, viết số nguyên.

Nhận biết ý nghĩa của số âm trong một số tình huống thực tế.

b, Nội dung

HS thực hiện theo các chỉ dẫn của giáo viên

c, Sản phẩm: Luyện tập 1

d, Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu số -3 đọc là “âm 3”

- Yêu cầu HS thực hiện HĐ 1, tương tự hãy đọc các số nguyên âm trong hình 3.1, 3.2

- Yêu cầu HS thực hiện HĐ2, viết các số nguyên âm trong hình 3.3

- GV giới thiệu về số nguyên dương, số nguyên âm, tập hợp Z.

- Giới thiệu chú ý SGK, nhấn mạnh số 0 không là số nguyên dương cũng không là nguyên âm.

- HS làm luyện tập 1

- GV chiếu phần đọc hiểu – nghe hiểu: Khi nào người ta dùng số âm, yêu cầu HS đọc

HS nghiên cứu ví dụ SGK

HS lấy thêm 2 ví dụ tương tự

- Yêu cầu HS đọc và thực hiện trả lời ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

1. Làm quen với số nguyên âm

- Các số tự nhiên (khác 0) 1; 2; 3; 4 ...còn được gọi là các số nguyên dương

- Các số -1; -2; -3; ...gọi là các số nguyên âm.

- Tập hợp số nguyên kí hiệu là Z, gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương

Chú ý

- Số 0 không là số nguyên dương cũng không là nguyên âm.

- Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn số 6 còn viết là +6

Luyện tập 1



? Nam nói “Mình còn âm mười nghìn đồng” nghĩa là Nam nợ mười nghìn đồng.


Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố cách đọc và viết số nguyên âm, ý nghĩa của số nguyên âm trong một số tình huống cụ thể.

b) Nội dung: HS thực hiện: bài 3.1, 3.2 SGK

c) Sản phẩm: Bài 3.1, 3.2 (phiếu học tập 1)

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài 3.1

GV chiếu hình vẽ và yêu cầu HS phát biểu, HS khác nhận xét.

Bài 3.2 (Phiếu học tập 1)

Hãy sử dụng số nguyên âm dể diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau đây

a) Độ sâu trung bình của vịnh Thái Lan khoảng 45m và độ sâu lớn nhất là 80m dưới mực nước biển.

b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 250C dưới 00C.

c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ sâu 700m dưới mực nước biển.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS củng cố kiến thức .



Bài 3.1

-90C; 300C; 00C; -210C


Bài 3.2


a) Độ cao trung bình của vịnh Thái Lan là -45m và độ cao thấp nhất là -80m.

b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là -250C.

c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ cao -700m.


Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS biết số âm được sử dụng như thế nào trong giao dịch tài chính.

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành phần vận dụng 1.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập 2

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS làm phần vận dụng 1- Phiếu học tập 2 (GV chiếu trên màn hình)

Ông M nhận được hai tin nhắn từ một ngân hàng với nội dung như sau:

  1. “Tài khoản …010. Số tiền giao dịch +160 000…”

  2. “Tài khoản …010. Số tiền giao dịch -4 000 000…”

Em hãy giải thích ý nghĩa của số âm và số dương trong mỗi tin nhắn trên.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm bàn hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, HDVN




Vận dụng 1

1. “Số tiền giao dịch +160 000” nghĩa là số tiền vào là 160 000.

2. “Số tiền giao dịch -4 000 000…” nghĩa là số tiền ra là 4 000 000.


Hướng dẫn về nhà

  • Ôn tập lại kiến thức về số nguyên, cách đọc số nguyên âm, số nguyên dương.

  • Đọc trước phần 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên.

  • Làm bài tập ...SBT


TIẾT 2

Hoạt dộng 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS nhớ lại tia số và thứ tự của các số tự nhiên.

b. Nội dung: Quan sát trên máy chiếu, nghe GV nhắc lại.

c. Sản phẩm: Nhớ lại thứ tự của các số tự nhiên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV vẽ tia số. Yêu cầu HS biểu diễn số 2 và 5 trên tia số. Từ đó so sánh 2 và 5.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêucầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới:

Cho hai số tự nhiên a và b. Trên tia số nếu điểm a nằm trước điểm b thì a < b. Đối với số nguyên thì điều đó còn đúng không?



Trên tia số, điểm 2 nằm trước điểm 5

So sánh: 2 < 5

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

(2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên)

a) Mục tiêu:

Tìm hiểu về biểu diễn các số trên trục số

Biêt so sánh hai số nguyên dựa vào vị trí của điểm biểu diễn trên trục số.

b) Nội dung:

Đọc thông tin SGK, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận trao đổi

c) Sản phẩm: - Phiếu học tập 1 ; Luyện tập 2:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN


- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV vẽ và giới thiệu về trục số, HS kết hợp thông tin trong mục đọc hiểu – nghe hiểu.


- Chiếu hình 3.7 và giới thiệu ngoài ra ta cũng có thể vẽ trục số thẳng đứng như hình 3.7


- Yêu cầu HS trả lời ?, HS phát biểu và nhận xét

- Yêu cầu HS làm luyện tập 2.

- Khám phá – tìm tòi: Yêu cầu HS thực hiện HĐ 3, HĐ 4

Trục số

Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.

Điểm biểu diễn số nguyên a gọi là điểm a.


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Chú ý HS kí hiệu  

?

a) Điểm 2 cách gốc O hai đơn vị

b) Điểm -4 cách gốc O bốn đơn vị

Luyện tập 2

a) Điểm 5

b) Điểm -5

HĐ 3

Trên trục số, số nguyên âm nằm trước số 0.

-1 < 0 < 1

HĐ 4

-12 > -15

Chú ý: Kí hiệu a   b có nghĩa là a < b hoặc a = b.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

HS biết so sánh hai số nguyên âm.

Luyện kĩ năng so sánh hai số nguyên (không dùng trục số)

b) Nội dung: - HS thực hiện: ví dụ 1, phiếu học tập 1, luyện tập 3(phiếu học tập 2)

c) Sản phẩm: Ví dụ 1, phiếu học tập 1, phiếu học tập 2

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS tự nghiên cứu ví dụ 1

Ví dụ 1:

  1. 10 là số nguyên dương, -29 là số nguyên âm nên -29 < 10

  2. Vì 57 > 1 nên -57 < -1

- Tương tự yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 1:

Điền vào chỗ trống trong các câu sau:

  1. – 5 là số …, 12 là số ….nên -5 …12

  2. Vì 35 … 50 nên -35 … -50

Luyện tập 3 ( Phiếu học tập 2)

  1. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần : 2 ; -4 ; 0 ; 5 ; -11 ; -3 ; 9

  2. Trong tập  những số nào lớn hơn -1.

Yêu cầu HS hoạt động nhóm (2 bàn là 1 nhóm)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, chốt lại kiến thức.







Phiếu học tập 1

a) – 5 là số nguyên âm, 12 là số nguyên dương nên -5 < 12

b) Vì 35 < 50 nên -35 > -50


Luyện tập 3

a) -11 ; -4 ; -3 ; 0 ; 2 ; 5 ; 9

b) 0 ; 1 ; 2


Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng so sánh số nguyên âm vào tình huống thực tế.

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành phần vận dụng 2.

c) Sản phẩm: Vận dụng 2

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu phần vận dụng 2, yêu cầu HS hoàn thành cá nhân.

Hãy sắp xếp ba thành phố trên theo thứ tự giảm dần về nhiệt độ. Theo em thời tiết ở nơi nào lạnh hơn cả.

- Nếu còn thời gian cho HS thực hiện phần tranh luận, nêu ý kiến cá nhân.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thực hiện cá nhân hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV chiếu đáp án, 2 HS kiểm tra chéo bài.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,HDVN


Vận dụng 2

a) Saint Peterburg, Moscow, Vladivostok.

b) Thời tiết ở thành phố Vladivostok là lạnh hơn cả.


Tranh luận

a) Kiến A bò được 12 đơn vị có nghĩa là bò được 12 đơn vị theo chiều dương.

Kiến B bò được -15 đơn vị có nghĩa là bò được 15 đơn vị theo chiều âm.

b) Em không đồng ý với ý kiến của An.

Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn tập kiến thức về số nguyên, thứ tự trong tập hợp số nguyên.

  • Làm bài tập 3.3 đến 3.8 SGk/61

  • Đọc trước bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên.








Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 31,32,33 §14.PHÉP CỘNG &PHẾP TRỪ SỐ NGUYÊN

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

- Quy tắc cộng, trừ số nguyên, tính chất phép cộng, trừ số nguyên.

- Một số bài toán thực tiễn liên quan đến phép cộng, trừ số nguyên.

2. Nănglực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực đặc thù bộ môn: cộng trừ số nguyên, tính nhanh, các bài toán thực tế.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a) Mục tiêu: Tiếp cận phép cộng trừ số nguyên.

b) Nội dung: Bài toán: Nhiệt độ ban ngày ở đỉnh mẫu sơn vào ngày mùa đông là -30C nếu ban đêm giảm thêm 50C thì nhiệt độ lúc này bao nhiêu?

c) Sản phẩm: HS trả lời bài toán.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giao cho HS thảo luận và trả lời bài toán

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

2.1: Cộng hai số nguyên cùng dấu.

a) Mục tiêu: HS nêu được quy tắc cộng hai số nguyên âm, thực hiên được cộng hai số nguyên cùng dấu.

b) Nội dung: Tìm hiểu ví dụ 1, tổng quát quy tắc cộng hai số nguyên âm, vận dụng bài toán thực tiễn.

c) Sản phẩm: Quy tắc cộng hai số nguyên âm, ví dụ 1, luyện tập 1.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS quan sát thực hiện trên trục số. Giao nhiệm vụ HS thực hiện.

Giao nhiệm vụ HS đọc và phân tích ví dụ 1

Giao nhiệm vụ HS làm luyện tập 1.


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

  • Số -2 là số nguyên dương hay nguyên âm, nó nằm ở đâu trên trục số. Từ điểm O di chuyển ntn để được điểm biễu diễn -5; từ đó di chuyển ntn để được phép toán (-2)+ (-5)? Kết quả bao nhiêu?

  • Người ta cộng hai số nguyên âm âm người ta cộng phần nào và giữ nguyên phần nào?

  • Kết quả bao nhiêu

  • HS phát biểu thành lời quy tắc.

  • HS thảo luận làm luyện tập 1.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.





(+3)+ (+5)= +8







(-2)+(-5)= -7

Quy tắc: (SGK/TR)


Ví dụ 1:

(-28)+ (-27)= -(28+27)= - 65

Luyện tập 1:

a. (-12)+ (-48) = -(12+48) = -60

b. (-236) + (- 1025)

= -(236 + 1025) = - 1261

Ghi nhớ: (SGK)

2.2: Cộng hai số nguyên khác dấu

a) Mục tiêu: HS nhận biết 2 số đối nhau, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

- TÌm hiểu hai số đối nhau trên trục số

- Thực hiện phép cộng hai số nguyên khác dấu.

c) Sản phẩm: Xác định số đối của số nguyên, phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, ví dụ 2, luyện tập 2.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • Yêu cầu HS làm câu hỏi ?

  • Thông qua ví dụ nêu tổng quát thế nào là số đối của số nguyên. Thực hiện luyện tập 2.

  • Giao nhiệm vụ cho nhóm nửa lớp thực hiện hđ 3, nửa lớp thực hiện hđ 4.

  • Giao HS thảo luận cặp phân tích ví dụ 2, từ đó tổng quát quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Thực hành luyện tập 3.


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

  • GV hướng dẫn ? trên trục số biễu diễn 3 và -3; 3 và -3 phần nào giống và phần nào khác.

  • Tổng quát thế nào là hai số đối.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Trên trục số hai số 3 và -3 có cùng khoảng cách đến O. Ta gọi hai số 3 và -3 là hai số đối.

số đối của 4 là -4

Số đối của -5 là 5.

Tổng quát: (SGK/TR)

Quy tắc: Cộng hai số nguyên khác dấu(SGK)

Ví dụ 2:

  1. 9 + (-9) = 0

  2. 9 + (-5) = 9 – 5 = 4

  3. (-12) + 9 = - ( 12- 9) = -3

Luyện tập 2

  1. 203 + (-195) = 203 -195 = 8

  2. (-137) + 86 = - (137 -86)= -51

2.3: Tính chất của phép cộng

a) Mục tiêu: Nhận biết tính chất phép cộng số nguyên, vận dụng làm các bài toán tính nhanh.

b) Nội dung: Phát biểu tính chất phép cộng số nguyên, ví dụ 3, luyện tập 4, hoạt động 5, hoạt động 6.

c) Sản phẩm: Tính chất phép cộng số nguyên, thực hành 3, ví dụ 3, luyện tập 4, hoạt động 5, hoạt động 6.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • Giao HS nửa lớp làm hoạt động 5, nửa lớp làm hoạt động 6.

  • Gọi HS đọc tính chất phép cộng.

  • Giao nhiệm vụ HS phân tích ví dụ 3, thực hiện luyện tập 4.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS làm Hđ 5, 6

  • Tìm hiểu các tính chất của phép cộng.

  • HS đọc và phân tích ví dụ 3

  • HS làm luyện tập 4

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hđ 5:

a+ b = (-7) + 11 = 4

b + a = 11 + (-7) = 4

vậy a + b = b + a

Hđ 6:

(a + b) + c = (2 + (-4)) + (-6)

= -8

a+ (b + c) = -8

Vậy (a + b) + c = a+ (b + c)

TÍnh chất phép cộng: (SGK)

Ví dụ 3:

  1. 137 + (-40) + 2020+ (-157)

= (137 +(-157))+(2020-40)= -20+ 1980= 1960

  1. 5 + (-7)+ 9 + (-11) + 13 + (-15)

= (-7 + 5)+ (-11+ 9)+ (-15 + 13)= -2 + (-2) + (-2)

= -6

Luyện tập 4:

  1. (-2019) + (-550) + (-451)

= - (2019 + 550 + 451)

= -3000

  1. (-2) + 5 + (-6) + 9

= (5-2) + (9 -6) = 3 + 3

= 6


2.4: Trừ hai số nguyên

a) Mục tiêu: Nhận biết phép trừ số nguyên, vận dụng làm phép trừ số nguyên.

b) Nội dung: Thực hiện Hđ 7, 8, ví dụ 4, luyện tập 5.

c) Sản phẩm: Phép trừ số nguyên, Hđ 7, 8, ví dụ 4, luyện tập 5.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • HS thực hiện Hđ 7, 8

  • Gọi HS tổng quát quy tắc phép trừ hai số nguyên.

  • HS nghe GV hướng dẫn dựa vào ví dụ 4 để làm luyện tập 5.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS thảo luận HĐ 7, 8

  • Làm luyện tập 5.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hđ 7:

Câu 1: Hiệu số giữa số tiền lãi và lỗ là: 5 – 2 = 3.

Câu 2: 5 + (-2) = 3 (triệu)

Hđ 8:

3 – 4 = 3 + (-4)

3 -5 = 3 + (-5)

Quy tắc: Trừ hai số nguyên(SGK)

Luyện tập 5

  1. 5 – (-3) = 5 + 3 = 8

  2. (-7) – 8 = (- 7) + (-8)

= -15


Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: Giải bài tập 3.9, 3.10, 3.12, 3.16.

c) Sản phẩm: bài tập 3.9, 3.10, 3.12, 3.16.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS làm bài tập sgk

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS làm bài tập, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

GV hướng dẫn HS.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS.

3.9

a. (-7) + (-2) = - (7 + 2) = -9

b. (-8 + -15) = - (8 + 15)= - 23

3.10

a. 6 + (-2) = (6 -2) = 4

b. (-10) + 4 = - (10 - 4) = - 6

3.12

a. 9 – (-2) = 9 + 2 = 11

c. 27 – 30 = 27 + (-30) = - (30 -27) = -3

3 .16

  1. 152 + ( -73) – (-18) -127

= 152 + 18 + ((-73)+ (-127))

= 170 -200 = -30

  1. 7 + 8 + (-9) + (-10)

= (-9 + 7) + (-10 + 8)

= -2 + (-2) = -4


Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: HS làm quen với một số kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành vận dụng 1, 2, 3.

c) Sản phẩm: vận dụng 1, 2, 3.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao HS đọc và làm các vận dụng.

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

Vận dụng 1:

(-135) + (-45) = -(135 + 45)

= - 180

Vậy điểm A nằm ở độ cao

-180 m

Vận dụng 2:

Máy thăm dò ở độ cao:

(-946) + 55 = -891 m

Vận dụng 3:

Nhiệt độ chênh lệch:

27 – (-48) = 750C

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- HS nắm vững quy tắc cộng, trừ, tính chất phép cộng số nguyên.

- LÀm bài tập 3. 14 – 3.16.


IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm





















Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 34 §15.QUY TẮC DẤU NGOẶC

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: - Nhận biết được quy tắc dấu ngoặc

2. Năng lc:

- NL toán học:

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy, quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt các ví dụ cụ thể.

+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học:Áp dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.

+ Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu các thuật ngữ toán học.

-NL chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học:Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: nghe hiểu, đọc hiểu, ghichép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán họckết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tácvới người khác.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của cá nhân (hoặc nhóm) .

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Các miếng bìa nhỏ: +a, -a, a, +b, - b, b, +c, -c, c, (,) , các phiếu học tập.

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (4 phút)

a) Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết khi bỏ dấu ngoặc trong một số trường hợp.

b) Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS trả lời được theo yêu cầu của GV

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV thực hiện phép tính sau bằng cách hợp lý:

(259-394)+394

- Bước 2: Thực hiện nhiệm v

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV mời 1 HS trình bày cách làm HS khác nhận xét: Trong cách làm trên bạn đã thực hiện những bước nào?

- Bước 4: GV đưa ra kết luận- dẫn dắt vào bài mới

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (24 phút)

Hoạt động 2.1: Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

a) Mục tiêu:

-HS làm quen với việc bỏ dấu ngoặc trong trường hợp ngoặc chỉ có một số âm hoặc dương.

- Mở rộng khái niệm tổng:

b) Nội dung: HS làm việc với sgk, lắng nghe GV thuyết trình thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thực hiện được câu hỏi đánh giá, nắm được nội dung theo yêu cầu

d) Tổ chức thực hiện

HOT ĐNG CA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS quan sát thông tin sgk tại mục kết hợp với lắng nghe gv thuyết trình sau đó thực hiện

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

1. Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản.

Vì phép trừ thực chất cũng là phép cộng nên ta cũng xem một biểu thức với phép cộng và phép trừ là một tổng.

VD: 3-7-4+8 là một tổng

3, -7, -4, 8 là các số hạng.

(-23) -15-(-23)+5+(-10)

= -23-15+23+5-10

= -23+23-15+5-10

= 0-10-10= -(10+10)


Hoạt động 2.2: Dấu của một số hạng khi bỏ dấu ngoặc

a) Mục tiêu: Khám phá quy tắc dấu ngoặc

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện, học sinh thảo luận nhóm phiếu học tập, rút ra quy tắc dấu ngoặc

c) Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập 1A,1B, 2 rút ra quy tắc dấu ngoặc.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1,2: Thực hiện phiếu học tập số 1A (phụ lục)

+ Nhóm 3,4: Thực hiện phiếu học tập số 1B(phụ lục)

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 3 phút

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV mời đại diện nhóm 1 và nhóm 3 trình bày kết quả, nhóm 2, 4 nhận xét bổ sung.

rút ra kết luận điền vào phiếu học tập 2 (phụ lục) (trong quá trình thực hiện yêu cầu HS gấp sách giáo khoa)

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học, lắng nghe GV phân tích ví dụ.

2. Quy tắc dấu ngoặc.

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”

VD: + (a+b-c) = a+b-c

-(a+b-c) = -a+b-c



Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:Hình thành kỹ năng vận dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán, tính hợp lý.

b) Nội dung: HS thực hiện các bài tập trong phần luyện tập 1, 2 sgk, kết hợp với đàm thoại vấn đáp – trực quan – tái hiện.

c) Sản phẩm:Đáp án các bài tập, nắm được cách thay đổi tùy ý vị trí các số hạng, nhóm các số hạng.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

*Luyện tập 1:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm luyện tập 1 theo cặp đôi

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS nêu chú ý:GV dùng các miếng bìa minh họa trực quan cho HS.

*Luyện tập 2:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS dựa vào chú ý, làm các bài tập luyện tập 2.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS

Luyện tập 1

Giải:

a) (-385 + 210) + (385 - 217) = -385 + 210 + 385 - 217 = -7

b) (72 - 1 956) - (-1 956 + 28) = 72 - 1 956 + 1956 - 28 = 44

Chú ý: SGK

Luyện tập 2:

Giải:

a) 12 + 13 + 14 - 15 - 16 - 17 = (12 - 15) + (13 - 16) + (14 - 17) = (-3) + (-3) + (-3) = -9

b) (35 - 17) - (25 - 7 + 22) = 35 - 17 -25 + 7 - 22 = (35 - 25) - (17 - 7) - 22 = 10 - 10 - 22 = -2


Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài

b) Nội dung: HS áp dụng quy tắc dấu ngoặc hoàn thành bài tập 3.22a, 3.23a

c) Sản phẩm: Bài làm của HS được trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOT ĐNG CA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 3.22a và 3.23a vào vở nháp.

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ, gv hỗ trợ HS nếu cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi 2 HS lên bảng trình bày HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

3.22a

a) 232 - (581 + 132 - 331)

= 232 - 581 - 132 + 331

= (232 - 132) - (581 - 331)

= 100 - 250 = -150

3.23

a) Với x = 7

(23 + x) - (56 - x) = (23 + 7) - (56 - 7) = 30 - 49 = -19


* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- HS làm phần thử thách nhỏ, các bài tập còn lại trong SGK.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP 1A.

Tính và so sánh kết qủa

a) 4+ (12-15) và 4+12-15


PHIẾU HỌC TẬP 1B.

Tính và so sánh kết qủa

b) 4 - (12 - 15) và 4 - (12 - 15)


PHIẾU HỌC TẬP 2

Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " + " đằng trước, ta ……………………… của các số hạng trong ngoặc

+ (a+b-c) = ………..

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước, ta phải ………… tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu " + " đổi thành ……  và dấu " - " đổi thành ………

-(a+b-c) = ……….

Đáp án:

PHIẾU HỌC TẬP 1A.

a) 4 + (12 - 15) = 4 + (-3) = 1

    4 + 12 - 15 = 16 - 15 = 1

Vậy 4 + (12 - 15) = 4 + 12 – 15


PHIẾU HỌC TẬP 1B.

b) 4 - (12 - 15) = 4 - (-3) = 7

    4 - 12 + 15 = -8 + 15 = 7


PHIẾU HỌC TẬP 3.

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " + " đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

+ (a+b-c) = a+b-c

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu " + " đổi thành " - "  và dấu " - " đổi thành " + "

-(a+b-c) = -a+b-c



































Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 35,36 LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

2. Nănglực

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a)Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

a) Mục tiêu:

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.

Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.

c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )


























Ngày soạn: /2021.

Ngày dạy: /2021.

Tiết 37 + 38: Bài 16: PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN (2 Tiết )

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: Nhận biết được quy tắc nhân hai số nguyên, tính chất của phép nhân các số nguyên.

2) Kĩ năng:

- Thực hiện được phép nhân hai số nguyên.

- Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhẩm, tính nhanh giá trị của biểu thức.

- Giải quyết được một số bài toán thực tế có sử dụng các phép toán cộng, trừ, nhân các số nguyên.

3) Định hướng phát triển phẩm chất:

- Bồi dưỡng Hs hứng thú học tập, chăm chỉ,phát huy tính tự học, ý thức tự tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho Hs.

- Rèn cho Hs tính chính xác, kiên trì,nhân ái.

- Rèn cho Hs tính có trách nhiệm (thông qua hoạt động và sản phẩm làm việc của nhóm).

4) Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Hs có cơ hội phát triển NL giao tiếp Toán học tự học, NL giải quyết vấn đề Toán học, NL hợp tác.

- Năng lực đặc thù: Giúp Hs phát triển NL tính toán,NL tư duy và lập luận Toán học.

II. Phương tiện,kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học:

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

- Phương tiện, thiết bị dạy học:

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Máy chiếu bài toán mở đầu, phần thách thức nhỏ, phiếu học tập, bảng phụ.

- Học sinh: SGK, nghiên cứu bài, vở ghi, bút viết.

III. Tiến trình dạy học:

  1. Ổn định tổ chức, kiểm diện:

  2. Các hoạt động dạy học trên lớp:

Hoạt động 1: Hoạt động Khởi động( phút ).

a) Mục tiêu:Hs thấy được sự cần thiết tìm hiểu cách nhân hai số nguyên.

b) Nội dung: Hs quan sát thực hiện yêu cầu.

c) Sản phẩm:Từ bài toán Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi Gv đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Gv chiếu bản chi tiêu cá nhân của bạn Cao trong một tháng lên máy chiếu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Hs đọc và suy nghĩ, trả lời câu hỏi của Gv trong 2 phút.

- Gv nêu câu hỏi:

CH1: Để biết tháng đó bạn Cao đã chi tiêu hết bao nhiêu tiền ta phải làm phép toán nào?

Hs: (-15000) + (-15000) + (-15000) = -45000.

TL: Tháng đó bạn Cao đã tiêu hết 45000 đồng.

CH2: Giả sử tháng tiếp theo bạn Cao chi tiêu nhiều hơn, VD tháng tiếp theo bạn cao đã tiêu hết số tiền là: (-15000) + (-15000) +… + (-15000) ( có 20 số hạng ). Thì theo cách tính như trên là rườm rà và có khó khăn.

CH3: Có thể giải bài toán trên mà không dùng phép toán cộng không ?

( Gv gợi ý tương tự phép cộng n số tự nhiên a: a + a + … + a = a.n ( có n số hạng )

Hs: (-15000) + (-15000) + (-15000) = (-15000).3 = -45000 ( theo kq trên )

(-15000) + (-15000) +… + (-15000) ( có 20 số hạng ) = (-15000).20

CH4: Tính (-15000).20 như thế nào ?

Bước 3: Kết luận, nhận định:

Gv đánh giá kết quả của Hs, trên cơ sở đó dẫn dắt Hs vào bài học mới:

“ Tính tích (-15000).20 như thế nào” => Bài mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( phút )

I. Nhân hai số nguyên khác dấu( phút ).

a) Mục tiêu: - Hs nhớ lại phép nhân 2 số tự nhiên.

- Từ đó tìm hiểu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu.

- Luyện kĩ năng nhân hai số nguyên khác dấu.

b) Nội dung:Hs quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của Gv.

c) Sản phẩm: Hs nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, kết quả của Hs.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv – Hs.

Sản phẩm dự kiến.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Cho Hs tự đọc,nghiên cứu phần nhân 2 số tự nhiên ở trang 70 SGK.



- Thực hiện các hoạt động để tìm ra quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.






- Nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

- Đọc VD1 để nắm cách trình bày nhân hai số nguyên khác dấu. Và áp dụng làm luyện tập 1.






- Tích của 2 số nguyên khác dấu có kết quả như thế nào?

- Vận dụng kt để giải bài toán phần Khởi động.



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Hs tiếp nhận kiến thức, hoạt động cá nhân theo hướng dẫn của Gv ở trong Bước 1.

- Gv quan sát và trợ giúp Hs nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs thực hiện các hoạt động trong Bước 1.

- Ứng với mỗi HĐ và VD1 thì mỗi Hs đứng tại chỗ trả lời 1 ý, Gv ghi bảng. Mỗi ý của Luyện tập 1 Gv gọi Hs lần lượt lên bảng trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv chính xác hóa kiến thức.

- Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả học tập và chốt kiến thức.


- Với a, b N:

a . 1 = 1. a = a

a. b = b.a = a . a…. a

b thừa số a

- HĐ1:

(-11).3= (-11)+(-11)+(-11) = … =-33

-(11.3) = -33

Kết quả: (-11).3= -(11.3)

2: Dự đoán:

5.(-7) = -(5.7) = -35

(-6).8 = -(6.8) = -48

- Quy tắc: ( trang 70/SGK)

- VD1: ( trang 70/SGK)

- LT1:

1) a) Kq: (-12).12 = … = -144

b) Kq: 137.(-15) = … = -2055

2) Kq:

5.(-12) = -(5.12) = -[5(10 + 2)]

= … = -60

- PI: Tích 2 số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

- VD1:

(-15000).3 = -(15000.3) = -45000

(-15000).20 = … = - 300000


II. Nhân hai số nguyên cùng dấu.

a) Mục tiêu: - Tìm hiểu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu.

- Luyện kĩ năng nhân hai số nguyên cùng dấu.

- Khắc sâu quy luật về dấu của tích hai số nguyên.

b) Nội dung: Hs quan sát, nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của Gv.

c) Sản phẩm: Hs nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, kết quả của Hs.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv – Hs.

Sản phẩm dự kiến.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Hs thực hiện các HĐ3, HĐ4để tìm ra quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu âm.


+ Khi đổi dấu 1 thừa số (-3), 7 trong tích thì kết quả của tích thay đổi như thế nào.

- Nêu quy tắc nhân hai số nguyên âm.

- Hs đọc VD2 để nắm cách trình bày nhân hai số nguyên âm. Và áp dụng làm luyện tập 2 theo cá nhân. Hai Hs cùng lên bảng trình bày LT2.


- Hs đọc chú ý trang 71 SGK.

- Hs đọc đề, suy nghĩ và thực hiện thách thức nhỏ.


- Gv hướng dẫn Hs xây dựng bảng tổng kết về dấu

(-) . (-) (+) (-) . (+) (-)

(+) . (+) (+) (+) . (-) (-)

Tích của một số chẵn các số âm là một số dương,tích của một số lẻ các số âm là một số âm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Hs tiếp nhận kiến thức, hoạt động cá nhân, nhóm theo hướng dẫn của Gv trong Bước 1.

- Gv quan sát và trợ giúp Hs nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs thực hiện các hoạt động trong Bước 1.

- Ứng với mỗi HĐ và VD2 thì mỗi Hs đứng tại chỗ trả lời 1 ý, Gv ghi bảng. Mỗi ý của Luyện tập 2 Gv gọi Hs lần lượt lên bảng trình bày.

- Cho Hs thảo luận nhóm bàn để tìm ra số ở vị trí nào sẽ tìm được trước, vì sao.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv chính xác hóa kiến thức.

- Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả học tập và chốt kiến thức.


- Với a, b cùng dương trở về phép nhân 2 số tự nhiên.

- Với a, b là hai số nguyên âm:

3:

4: Dự đoán: (-3).(-7) = 21

- Quy tắc: (trang 71/SGK)

- VD2: ( trang 71/SGK)

- LT2:

a) Kq: (-12).(-12)= … = 144

b) Kq: (-137).(-15) = … = 2055

- PI: Tích 2 số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương.

- Chú ý: Với a Z: a.0 = 0.a = 0

- Thách thức nhỏ:

Đáp án: Kết quả:

dòng cuối cùng là: -1; 1; -1; -1

tương tự cho các dòng còn lại.


III. Tính chất của phép nhân.

a) Mục tiêu: - Hiểu được tính chất của phép nhân các số nguyên.

- Vận dụng được tính chất của phép nhân các số nguyên để tính nhẩm, tính nhanh giá trị của biểu thức.

b) Nội dung: Hs quan sát, nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của Gv.

c) Sản phẩm: Hs nắm vững tính chất của phép nhân các số nguyên để vận dụng tính nhanh giá trị của biểu thức, kết quả của Hs.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv – Hs.

Sản phẩm dự kiến.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Hs trả lời tính chất của phép nhân các số tự nhiên

Từ đó đọc trang 71 SGK để nắm được tính chất của phép nhân các số nguyên và rút ra được kết luận tính chất của phép cộng các số tự nhiên cùng giống t/c phép nhân các số nguyên.

- Hs trả lời điểm giống nhau của phép cộng và phép nhân các số nguyên.


- Hs áp dụng làm ? ở trang 71 SGK theo cá nhân và trả lời được tính theo cách nào cho kết quả nhanh hơn, đỡ sai sót hơn.

- Hs đọc chú ý trang 71 SGK.

- Hs tự nghiên cứu VD3 ở trang 72 để nắm được cách áp dụng tính chất của phép nhân khi tính nhanh giá trị của một biểu thức qua các câu hỏi của Gv.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Hs tiếp nhận kiến thức, hoạt động cá nhân, nhóm.

- Gv quan sát và trợ giúp Hs nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs thực hiện các hoạt động trong bước 1.

- Ứng với mỗi HĐ và VD2 thì mỗi Hs đứng tại chỗ trả lời 1 ý, Gv ghi bảng. Mỗi ý của Luyện tập 2 Gv gọi Hs lần lượt lên bảng trình bày.

- Cho Hs thảo luận nhóm bàn để tìm ra số ở vị trí nào sẽ tìm được trước, vì sao.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv chính xác hóa kiến thức.

- Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả học tập và chốt kiến thức.


- Tính chất của phép nhân các số nguyên (trang 71/SGK)





- Phép cộng và phép nhân các số nguyên đều có tính chất giao hoán và kết hợp.

- Kq ?: a(b + c)= -2.[14 + (-4)]=-20

ab + ac = (-2).14 + (-2).(-4)=…=-20



- VD3: ( trang 72/SGK)


Hoạt động 3: Hoạt động Luyện tập.

a) Mục tiêu: Hs được củng cố các kiến thức trong bài thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của Hs.

d) Tổ chức thực hiện:

- Gv yêu cầu Hs hoàn thành Luyện tập 3 và các bài tập 3.32; 3.33 trang 72/SGK.

- Hs: + Tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng quy tắc nhân 2 số nguyên làm theo cá nhân 2 bài

3.32; 3.33.

+ Thảo luận nhóm (6 nhóm) đưa ra kết quả 2 bài ở phần luyện tập 3.

Nhóm 1; 2; 3 làm ý 1. Nhóm 4; 5; 6 làm ý 2. ( 2 nhóm làm cùng 1 ý xoay vòng đổi kết quả kiểm tra chéo cho nhau )

Đáp án Luyện tập 3:

  1. a) P = 3.(-4).5.(-6) = [(-4).5].[3.(-6)] = (-20).(-18) = 20.18 = 360.

b) Nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số trong tích,thì kết quả của P không đổi dấu vì P có 4 số hạng (theo KL về bảng tổng kết dấu ở mục 2)

2) Tính Q = 4.(-39) – 4.(-14) = 4.(-39) + [-4.(-14)] = 4.(-39) + 4.14 = … = -100.

- Gv đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Gv cung cấp thêm kiến thức: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ. a.(b – c) = a.b – a.c

Hoạt động 4: Hoạt động Vận dụng.

a) Mục tiêu: Hs vận dụngđượccác kiến thức trong bài để giải một số bài tập từ đó khắc sâu hơn kiến thức trong bài.

b) Nội dung: Hs vận dung kiến thức đã học vào làm bài tập của Gv đưa ra.

c) Sản phẩm: Kết quả của Hs.

d) Tổ chức thực hiện:

- Gv cho Hs đọc đề, suy nghĩ và trao đổi nhóm làm các bài 3.34; 3.35 trang 72/SGK.

- Hs giải thích các tính chất đã vận dụng đểtính nhanh bài 3.35.

Đáp án:

Bài 34 (SGK):

a) Một tích có 3 thừa số mang dấu âm, các thừa số còn lại đều mang dấu dương thì tích mang dấu âm.

b) Một tích có 4 thừa số mang dấu âm, các thừa số còn lại đều mang dấu dương thì tích mang dấu dương.

Bài 35 (SGK):Tính hợp lí:

  1. 4.(1930 + 2019) + 4.(-2019) = 4.1930 + 4.2019 + 4.(-2019) = … = 4.1930 = 7720.

  2. (-3).(-17) + 3.(120 – 17) = 3.17 + 3.120 + 3.(-17) = … = 3.120 = 360.

- Gv đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá:

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá.

Công cụ đánh giá

Chú ý

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực,chủ động của Hs trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của Hs khi thamgia các hoạt động học tập.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể )

- Phương pháp quan sát:

+ Gv quan sát quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, quá trình tương tác với Gv, với bạn bè, …)

+ Gv quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của Hs.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập.

- Trao đổi, thảo luận.



V. Hồ sơ học tập:( Đính kèm các phiếu học tập/Bảng kiểm).

VI. Hướng dẫn về nhà:

- Học kĩ lí thuyết, xem lại các bài tập đã làm, nắm chắc cách trình bày.

- Làm các bài tập: 3.36; 3.37; 3.38 (trang 72/SGK).

- Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 17: “ Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên ”

VII. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:































Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 37,38 §16 PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được quy tắc nhân hai số nguyên. Nhận biết được các tính chất của phép nhân số nguyên.

2.Về năng lực:

2.1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được phép nhân hai số nguyên. Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhẩm, tính hợp lí. Giải được một số bài toán thực tế có sử dung các phép tính cộng, trừ, nhân số nguyên.

2.2. Năng lực chung:

- Năng lực tư duy; năng lực giao tiếp toán học; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3.Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi khám phá và sáng tạo cho học sinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1 - GV: SGK, bài giảng, giáo án. máy tính, máy chiếu (tivi) nếu cần.

2 - HS : Đồ dùng học tập; ôn lại tính chất phép nhân số tự nhiên; phép cộng, phép trừ số nguyên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

+ HS nhớ lại định nghĩa và tính chất phép nhân hai số tự nhiên. Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu:

+ Nhắc lại kiến thức phép nhân hai số tự nhiên và tính chất của phép nhân số tự nhiên.

+ GV đặt vấn đề vào bài như sgk hoặc bài toán tương tự.

+ GV giới thiệu qua nội dung sẽ học trong bài 16: Phép nhân số nguyên có 3 phần.

c) Sản phẩm:

Định nghĩa nhân hai số tự nhiên a và b là một tích của a và b, kí hiệu a . b.

Tính chất: Giao hoán, kết hợp, phân phối giữa phép nhân với phép cộng

Với bài toán mở đầu HS có thể nêu được là (-15000) . 3

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của Hs

- Gv trình chiếu các yêu cầu, cho HS hoạt động cá nhân thực hiện.

- Yếu cầu HS chú ý lắng nghe, hoạt động cá nhân để trả lời

- GV gọi một vài HS trả lời

+ Gv gọi Hs nhận xét kết quả.

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giải bài toán trên mà không dùng phép cộng các số âm được không? Cách làm như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.

- Lắng nghe, chú ý quan sát


- HS hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu.

- HS nêu kết quả.



- Hs theo dõi.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên khác dấu

a) Mục tiêu: Tìm hiểu cách nhân hai số nguyên khác dấu bằng cách đưa về phép cộng. Hình thành kĩ năng nhân hai số nguyên khác dấu. Giải được bài toán mở đầu.

b) Nội dung: + HS dựa vào phép cộng các số nguyên âm để tìm hiểu nội dung kiến thức nhân hai số nguyên khác dấu thông qua HĐ 1, HĐ 2 (SGK).

+ HS nghiên cứu cách giải ví dụ 1và vận dụng làm bài luyện tập 1, vận dụng 1 (SGK)

c) Sản phẩm: Kết quả của HS

+ HĐ1: (-11) . 3 = (-11) + (-11) + (-11) = -(11+11+11) = -33 = -(11 . 3)

+ HĐ2: 5 . (-7) = -(5 . 7) = -35; (-6) . 8 = -(6 . 8) = -48

+ Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

+ Luyện tập 1: a) (-12) . 12 = -(12 . 12) = - 144 b) 137 . (-15) = -(137 . 15) = - 2055

+ Vận dụng 1: Trong ba lần chi -15000 thì bạn Cao đã chi tất cả (-15000) . 3 = -45000 đồng

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV chiếu nội dung học tập và cho HS hoạt động nhóm thực hiện các nội dung theo yêu cầu của GV

- GV có thể đặt câu hỏi về việc có thể giải bài toán mở đầu bằng cách dùng phép nhân hai số nguyên khác dấu.

- GV cho HS hoạt động nhóm tìm hiểu nội dung thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV trình bày bài làm vào bảng nhóm

- GV quan sát và trợ giúp HS.

- GV gọi 2 nhóm HS trình bày trên bảng

Gv gọi Hs nhận xét kết quả.

- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. GV có thể thưởng cho nhóm có kết quả tốt nhất và nhanh nhất

Nhấn mạnh tích hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

1. Nhân hai số nguyên khác dấu:


- Lắng nghe, chú ý quan sát


- HS hoạt động nhóm thực hiện các yêu cầu và trình bài kết quả vào bảng nhóm (phiếu học tập)


- 2 nhóm HS nêu kết quả.

- HS nhận xét chung


- Hs theo dõi, ghi nhớ kiến thức


Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên cùng dấu

a) Mục tiêu:

+ Tìm hiểu cách nhân hai số nguyên âm.

+ Hình thành kĩ năng nhân hai số nguyên âm. Khắc sâu quy luật về dấu của một tích hai số.

b) Nội dung: HS quan sát sự thay đổi dấu của các thừa số trong các phép nhân hai số nguyên và dựa vào nhận xét đó để tìm hiểu nội dung kiến thức nhân hai số nguyên âm thông qua HĐ 3, HĐ 4.

- HS nghiên cứu cách giải ví dụ 2. Vận dụng và quan sát kết quả luyện tập 1 để làm bài tập luyện tập 2, thử thách nhỏ.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS

+ HĐ 3: Quan sát và nhận xét: Sự thay đổi dấu của tích hai số mỗi khi đổi dấu chỉ một trong hai thừa số của nó.

+ HĐ 4: Kết quả (-3) . (-7) = 21 vì ở tích 3 . (-7) = -21 nên thay đổi dấu của tích vì thừa số 3 thay đổi dấu thành (-).

+ Quy tắc nhân hai số nguyên âm.

+ Luyện tập 2: a) (-12) . (-12) = 144; b) (-137) . (-15) = 2055

+ Thử thách nhỏ: Dòng cuối: -1; 1; -1; -1;

Dòng thứ 3: -1; -1; 1;

Dòng thứ 2: 1; -1;

Dòng thứ nhất: -1.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- GV chiếu nội dung học tập và yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện các yêu cầu của GV

- GV cho HS hoạt động nhóm tìm hiểu nội dung thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV và trình bày bài làm vào bảng nhóm (phiếu học tập)

GV quan sát và trợ giúp HS.

- GV gọi 2 nhóm HS trình bày trên bảng

GV gọi HS nhận xét kết quả.

- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Quy tắc nhân hai số nguyên âm. GV có thể thưởng cho nhóm có kết quả tốt nhất và nhanh nhất.

Nhấn mạnh tích hai số nguyên âm là một số nguyên dương. Tích một số nguyên với 0 thì bằng 0.

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu:

- Lắng nghe, chú ý quan sát


- HS hoạt động nhóm thực hiện các yêu cầu và trình bài kết quả vào bảng nhóm (phiếu học tập)

- 2 nhóm HS nêu kết quả.

- HS nhận xét chung


- Hs theo dõi, ghi nhớ kiến thức

Hoạt động 3: Tính chất của phép nhân

a) Mục tiêu:

+ Nhắc lại tính chất của phép nhân số nguyên tương tự đối với nhân số tự nhiên.

+ Vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán.

+ Luyện kĩ năng xác định dấu và tính tích của nhiều thừa số, tính nhẩm.

b) Nội dung:

+ HS đọc phần tính chất trong khung màu vàng.

+ Làm câu hỏi đánh giá đọc - hiểu: Tính a(b + c) và ab + ac khi a = -2, b = 14, c = -4.

+ So sánh với tính chất tính chất với phép nhân nhiều số tự nhiên và so sánh với tính chất phép công nhiều số tự nhiên.

+ Đọc và nghiên cứu cách giải ví dụ 3.

+ Vận dụng làm bài tập luyện tập 3.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS

+ Tính chất của phép nhân:

Giao hoán: a . b = b . a ; Kết hợp: a . (b . c) = (a . b) . c

Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a(b + c) = ab + ac

+ Luyện tập 3

  1. a) P = 3 . (-4) . 5 . (-6) = 3 . [(-4) . 5 . (6)] = 3 . 120 = 360;

b) Tích P = 3 . (-4) . 5 . (-6) có 2 thừa số âm, 2 thừa số dương nên khi thay đổi dấu tất cả các thừa số thì tích P = (-3) . 4 . (-5) . 6 = 360 không thay đổi.

2) 4 . (-39) – 4 . (-14) = 4 . [(-39) – (-14)] = 4 . (-39 + 14) = 4 . (-25) = -(4 . 25) = -100

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nhắc lại các tính chất của phép nhân số tự nhiên.

GV chiếu các tính chất của phép nhân số nguyên tương tự như phép nhân số tự nhiên.

+ Đọc và nghiên cứu cách giải ví dụ 3

+ Vận dụng giải bài tập luyện tập 3

- GV cho HS hoạt động cá nhân tìm hiểu tính chất thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV và hoạt động nhóm trình bày bài làm luyện tập 3 vào bảng nhóm (phiếu học tập)

+ GV quan sát và trợ giúp HS.

- GV gọi 2 HS đứng tại chỗ trình bày tính chất

+ GV kết luận tính chất nhân số nguyên cũng tương tự tính chất nhân số tự nhiên

+ GV gọi 2 nhóm HS trình bày trên bảng

+ GV gọi HS nhận xét kết quả.



- GV chính xác hóa tính chất và cách vận dụng để tính toán nhanh, hợp lí, tính nhẩm

+ Gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính

+ GV có thể thưởng cho nhóm có kết quả tốt nhất và nhanh nhất

1. Nhân hai số nguyên cùng dấu:


- Lắng nghe, chú ý quan sát




- HS hoạt động cá nhân nêu tính chất phép nhân số tự nhiên và lắng nghe tính chất nhân số nguyên

- HS hoạt động nhóm thực hiện ví dụ 3, luyện tập 3, trình bài kết quả luyện tập 3 vào bảng nhóm (phiếu học tập)



- 2 nhóm HS nêu tính chất

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.

HS nhận xét chung


- HS theo dõi, ghi nhớ kiến thức


C. LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Rèn luyện cho HS vận dụng các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân số nguyên, tính chất phép tính nhân số nguyên để tính giá trị của biểu thức. Nâng cao kĩ năng giải toán.

b) Nội dung: HS thực hiện:

Bài 3.32. (sgk) Nhân hai số nguyên khác dấu: a) 24 . (-25); b) (-15) . 12.

Bài 3.33. (sgk) Nhân hai số nguyên cùng dấu: a) (-298) . (-4); b) (-10) . (-135).

Bài 3.35. (sgk) Tính một cách hợp lí: a) 4 . (1930 + 2019) + 4 . (-2019);

b) (-3) . (-17) + 3 . (120 – 17).

c) Sản phẩm: HS có kết quả:

Bài 3.32. a) 24 . (-25) = -(24 . 25) = - 600; b) (-15) . 12 = -(15 . 12) = -180.

Bài 3.33. a) (-298) . (-4) = 298 . 4 = 1192; b) (-10) . (-135) = 10 . 135 = 1350.

Bài 3.35. a) 4 . (1930 + 2019) + 4 . (-2019) = 4 . [(1930 + 2019 + (-2019)]

= 4 . 1930 = 7720;

b) (-3) . (-17) + 3 . (120 – 17) = (-3) . [(-17) – 120 + 17]

= (-3) . [(-17) + 17 – 120]

= (-3) . (-120) = 3 . 120 = 360.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV chiếu nội dung bài tập 3.32, yêu cầu HS hoạt động cá nhân

- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS, có thể khen thưởng học sinh để động viên.

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 3.33.

- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS, có thể khen thưởng học sinh để động viên.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập 3.35 trên bảng nhóm.

- Nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm HS.

có thể khen thưởng nhóm học sinh nhanh, chính xác nhất để động viên.

- HS hoạt động cá nhân

- 2 HS lên bảng thực hiện

HS dưới lớp nhận xét


- HS hoạt động cá nhân

- 2 HS lên bảng thực hiện

HS dưới lớp nhận xét


- HS hoạt động nhóm

- 2 nhóm HS trình bày trên bảng

HS dưới lớp nhận xét


D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS tính nhẩm, tính nhanh, tính hợp lí và vận dụng để giải các bài toán thực tiễn liên quan đến phép nhân số nguyên.

b. Nội dung: HS thực hiện các bài tập sau:

Bài tập 3.34 (sgk). Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu dương hay âm nếu trong tích đó có:

  1. Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

  2. Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

Bài tập 3.36 (sgk). Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n . (-m) và (-n) . (-m) bằng bao nhiêu?

Bài tập 3.33 (sbt). Một xí nghiệp may chuyển đổi may mẫu quần áo kiểu mới. Biết rằng số vải để may mỗi bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm x (dm) so với mẫu cũ. Hỏi trong mỗi trường hượp sau, số vải dùng để may 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm bao nhiêu đề-xi-mét?

a) x = 18; b) x = -7

c. Sản phẩm: HS có kết quả:

Bài tập 3.34 (sgk).

a) Vì tích có lẻ thừa số âm nên tích ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương mang dấu âm.

b) Vì tích có chẵn thừa số âm nên tích bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương mang dấu dương

Bài tập 3.36 (sgk). Vì tích của hai số tự nhiên n và m là 36.

Tích n . (-m) có thay đổi dấu một thừa số nên kết quả thay đổi dấu. Do đó n . (-m) = -36.

Tích (-n) . (-m) ) có thay đổi dấu một thừa số so với tích n . (-m) nên kết quả thay đổi dấu so với tích n . 9-m). Do đó (-n) . (-m) = 36 bằng bao nhiêu?

Bài tập 3.33 (sbt).

Vì số vải để may mỗi bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm x (dm) so với mẫu cũ nên số vải dùng để may 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm 420 . x (dm)

  1. Với x = 18 thì số vải dùng để may 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm:

  1. x = 420 . 18 = 7560 (dm)

b) Với x = -7 thì số vải dùng để may 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm:

420 . x = 420 . (-7) = 2940 (dm)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Bài tập 3.34 (sgk).

- Gv gọi Hs đọc đề.

a) ? Tích ba số âm mang dấu gì? Tích lẻ thừa số âm mang dấu gì? Kết quả?

b) ? Tích bốn số âm mang dấu gì? Tích chẵn thừa số âm mang dấu gì? Kết quả?

- Gọi Hs lên bảng làm bài tập.

Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs và chốt vấn đề.

Bài tập 3.36 (sgk).

- Gv gọi Hs đọc đề.

- Gv yêu cầu Hs trao đổi cặp đôi theo bàn làm bài tập.

Gv kiểm tra bài làm của một số Hs và yêu cầu 2 Hs lên bảng thực hiện.

- Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn.

Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs và chốt lại vấn đề (chú ý cho Hs hiểu rõ khi thay đổi dấu một thừa số trong tích thì tích sẽ thay đổi dấu).

Bài tập 3.33 (sbt).

- Gv gọi Hs đọc đề.

Gv hướng dẫn Hs phân tích bài toán:

+ Theo mẫu mới mỗi bộ quần áo tăng thêm x (dm) thì 420 bộ quần áo thì số vải sẽ tăng thêm bao nhiêu?

+ Vận dụng thay số x = 18 (x = -7) để tính số dm vải tăng thêm.

- Gv cho Hs hoạt động nhóm làm bài tập.

- Gv kiểm tra, gọi 3 nhóm báo cáo kết quả.

- Cho các nhóm nhận xét.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs và chốt vấn đề.


- Hs đọc đề.

- Hs trả lời.




- Hs lên bảng làm bài tập.

Hs theo dõi.



- Hs đọc đề.

Hs trao đổi cặp đôi làm bài tập.


- Hs nêu kết quả, lên bảng làm bài tập.

Hs nhận xét bài làm của bạn.

- Hs theo dõi.




- Hs đọc đề.

- Hs cùng phân tích bài toán theo hướng dẫn của Gv.




- Hs hoạt động nhóm làm bài tập.

- Hs báo cáo kết quả.

- Hs nhận xét kết quả của nhóm bạn.

- Hs theo dõi.

4. Hướng dẫn tự học ở nhà.

- Ôn tập, ghi nhớ các quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, hai số nguyên cùng dấu; tính chất của phép nhân số nguyên.

- Xem lại các ví dụ và bài tập đã giải.

- Làm các bài tập 3.37; 3.38 trang 72 sgk.

- Chuẩn bị bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên.

+ Tìm hiểu thế nào là phép chia hết? Đọc và nghiên cứu cách giải ví dụ 1.

+ Tìm hiểu thế nào là thế nào là ước và bội của một số nguyên





























































Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 39 §17.PHÉP CHIA HẾT-ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ

I. Mục tiêu

1.Yêu cầu cần đạt:

-Nhận biết được quan hệ chia hết trong tập hợp các số nguyên.

- Nhận biết được khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên.

- Thực hiện được phép chia hết của hai số nguyên.

2.Năng lực:

- NL chuyên biệt:

+ Tìm được các ước và các bội của một số nguyên cho trước.

+ Tìm được ước chung của hai số nguyên cho trước.

- NL chung: Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:Máy chiếu, máy tính, bảng phụ,các phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của HS:Bộ đồ dùng học tập, ôn lại quan hệ chia hết, ước và bội trong số nguyên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1:Mở đầu(3 phút)

a) Mục tiêu:giúp học sinh ôn lại quan hệ chia hết trong tập hợp số tự nhiên từ đóliên hệ được quan hệ chia hết trongtập hợp số nguyên.

b) Nội dung:

Câu 1.Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiênb (b 0) ?

Câu 2. Viết số 12; -35 thành tích của hai số nguyên?

c) Sản phẩm:

Câu 1. Nếu có số tự nhiên k sao cho a = kb thì ta nói a chia hết cho b (a, b   N và b   0).

Câu 2.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- Trình chiếu/treo bảng phụ 2 câu hỏi trên cho HS hoạt động cá nhân.



- Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS => GV giới thiệu quan hệ chia hết trong số nguyên dẫn vào bài.

- 1 HS trả lời câu 1 tại chổ, HS lớp nhận xét.

1 HS lên bảng viết câu trả lời của câu 2, HS lớp nhận xét.

- HS nghe – hiểu


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(25 phút)

1. Phép chia hết

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm chia hết a = bq và quan hệ chia hết   trong Z.

- Thực hiện được phép chia hết của hai số nguyên.

b) Nội dung: PhầnĐọc hiểu – Nghe hiểu, Ví dụ 1, Phiếu học tập số 1: Luyện tập 1 trong SGK.

c) Sản phẩm:

- Cho a, b   Z với b   0. Nếu có số nguyên q sao choa = bq thì ta có phép chia hết a : b = q (trong đó ta cũng gọi asố bị chia, bsố chia qthương). Khi đó ta nói a chia hết cho b, kí hiệu  .

Ví dụ 1:

  1. . Ta có .

  2. . Ta có .

- HS xác định được dấu của thương khi chia hai số cùng dấu và hai số khác dấu.

Phiếu học tập số 1: Luyện tập 1:

1) ; ;

2) a) ; b)

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- GV giới thiệu phần Đọc hiểu – Nghe hiểu: phép chia hết trong số nguyên.

- GV giới thiệu Ví dụ 1 và Nhận xét SGK thông qua đó hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia của hai số nguyên: Chia phần số tự nhiên của hai số rồi đặt trước kết quả dấu “+” hoặc dấu “” tùy theo hai số đã cho cùng dấu hay khác dấu.

Cho HS xác định nếu chia hai số cùng dấu và hai số khác dấu thì dấu của thương sẽ là gì.

- Cho HS thực hiện cá nhân Phiếu học tập số 1: Luyện tập 1, chiếu bài làm của vài HS lên máy chiếu.

Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chốt kiến thức

HS nghe, ghi chép.


HS quan sát, nghe, ghi chép.




HS trả lời tại chỗ, HS lớp nhận xét.

HS thực hiện.



HS đổi bài kiểm tra chéo nhau.

HS nghe – hiểu

2. Ước và bội

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm ước và bội trong Z.

- Tìm được ước và bội của một số nguyên.

- Nhận biết được ước chung của hai số nguyên.

b) Nội dung hoạt động: Phần Đọc hiểu – Nghe hiểu, Ví dụ 2, Nhận xét, Ví dụ 3, Chú ý, Ví dụ 4, Luyện tập 2; Tranh luận trong SGK.

c) Sản phẩm:

- Khi  , ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.

Ví dụ 2:

3 là một ước của   .

  là một bội của   .

- HS biết được: + Nếu a là một bội của b thì   cũng là một bội của b.

+ Nếu b là một ước của a thì   cũng là một ước của a.

Ví dụ 3: Tìm các ước của 4 và các ước của 6.

Các ước của 4 là: .

Các ước của 6 là:

- HS nhận ra được các số là vừa là ước của 4 và vừa là ước của 6. Chúng được gọi là những ước chung của 4 và 6.

Ví dụ 4: Tìm các bội của 7

Các bội của 7 là:

Luyện tập 2:

Các ước của   là:

Các bội của 4 lớn hơn   và nhỏ hơn 20 là:

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- GV cho HS nhắc lại khái niệm ước và bội trong tập hợp số tự nhiên.

- GV giới thiệu phần Đọc hiểu – Nghe hiểu:khái niệm ước và bội trong số nguyên, Ví dụ 2 và phần Nhận xét. Cho HS lấy vị dụ minh họa cho từng đơn vị kiến thức.

- GV chiếu Ví dụ 3, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm ước của một số tự nhiên.

- GV nhận xét và hướng dẫn cách tìm ước của một số nguyên: Để tìm các ước của số nguyên a, ta tìm các ước của a (giống như tìm ước của số tự nhiên) cùng với các số đối của chúng. Cho HS làm Ví dụ 3.


- GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS.

- GV giới thiệu phần Chú ý và hướng dẫn cách tìm ước chung cho HS: Muốn tìm ước chung của hai số nguyên, ta tìm ước chung của hai số tự nhiên tương ứng rồi lấy thêm các số đối của chúng.

- GV cho HS nhắc lại cách tìm bội của số tự nhiên, từ đó giới thiệu cách tìm bội của số nguyên: Muốn tìm bội của một số nguyên a, ta tìm các bội dương của a (giống như tìm bội của số tự nhiên) cùng với các số đối của chúng, cho HS làm Ví dụ 4.

- GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS.

- Gv cho HS làm Luyện tập 2 theo cặp đôi.

- Nhận xét bài làm của HS.

- GV chốt kiến thức.

HS trả lời tại chỗ, HS lớp nhận xét.

HS nghe, ghi chép, lấy ví dụ theo yêu cầu.



HS trả lời tại chỗ, HS lớp nhận xét.

HS nghe, 1 HS lên bảng trình bày Ví dụ 3.

HS lớp nhận xét, chia sẻ, báo cáo bài làm.


HS nghe, quan sát.




HS trả lời tại chổ, 1 HS lên bảng trình bày Ví dụ 4.






HS thực hiện theo cặp đôi.

HS báo cáo.


HS nghe – hiểu.

Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)

a) Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học thực hiện phép chia hết trong số

b) Nội dung:

Phiếu học tập số 3

1) Thực hiện phép chia:

2) Tìm các ước của  

3) Tìm các bội khác 0 của số 11, lớn hơn   và nhỏ hơn 100.

c) Sản phẩm:

Phiếu học tập số 2:

1)a)  ; b) 44; c)  

2)

3)

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

Phát phiếu học tập 2 cho HS thực hiện.

GV hỗ trợ nếu cần.

Chiếu bài làm của vài HS lên máy chiếu, nhận xét bài làm của HS.

HS thực hiện.



HS lớp kiểm tra bài chéo nhau.

Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)

a) Mục tiêu:Tạo sự hứng thú, ngạc nhiên cho HS.

b) Nội dung:Phần Tranh luận

c) Sản phẩm:HS trả lời được: Đó là hai số đối nhau.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

Chiếu phần Tranh luận cho HS thực hiện theo nhóm bàn.


GV nhận xét, kết luận.

HS thực hiện, đại diện nhóm lên bảng trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.


* Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)

- Ôn lại kiến thức phép chia hết, ước và bội của một số nguyên.

- Làm các bài tập 3.41; 3.42; 3.43 SGK lưu ý bài 3.43 chỉ yêu cầu phát biểu mà không yêu cầu phải chứng minh mệnh đề tổng quát.

- Ôn lại kiến thức của chương III để chuẩn bị cho bài Luyện tập chung.

PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1:

Luyện tập 1

1.Thực hiện phép chia . Từ đó suy ra thương của các phép chia .

2.Tính:


Phiếu học tập số 2:

1) Thực hiện phép chia:

2) Tìm các ước của  

3) Tìm các bội khác 0 của số 11, lớn hơn   và nhỏ hơn 100.

















Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 40,41 LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và gắn kết các kiến thức của bài 16; bài 17, vận dụng được các kiến thức đã học từ bài 16; bài 17 vào giải bài tập.

2. Nănglực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu và làm bài tập trong SGK, SBT

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng làm việc, thảo luận nhóm, cặp đôi.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có thể đề xuất bài toán mới từ bài toán ban đầu.

- Năng lực toán học:

+ Sử dụng các ngôn ngữ, kí hiệu toán học vào trình bày lời giải bài tập.

+ Vận dụng kiến thức về số nguyên; các quy tắc, các phép tính về số nguyên để giải bài tập, vào cuộc sống. Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, có tinh thần tự học, tự đọc SGK, tài liệu tham khảo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SBT, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( 4 màu xanh hoặc đen và 1 màu đỏ)

2 - HS :- SGK, SBT; đồ dùng học tập; giấy A1 theo tổ.

- Ôn tập kiến thức từ bài 13 đến bài 17.

- Nghiên cứu và làm bài tập về phép nhân số nguyên và về phép chia hết, ước và bội của một số nguyên

- Nghiên cứu để đề xuất các câu hỏi mới cho mỗi bài toán.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động mở đầu (10 phút)

a) Mục tiêu: HS nêu lại được các kiến thức cơ bản của Bài 16 Bài 17.

b) Nội dung: Học sinh phát biểu lại được các kiến thức đã được học.

c) Sản phẩm: HS các nhóm trả lời được các nội dung ở phiếu học tập 1A và 1B

- BT 3.44: a) Dấu “ - ”

b) Tích đổi dấu

- Bài 3.48. a) Các ước của 15 là: ; Các ước của -25 là:

b) Các ước chung của 15 và -25 là:

d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, trình bày vào giấy A4 đã chuẩn bị và hoàn thành theo yêu cầu như sau:

+ Nhóm 1 và nhóm 3 thực hiện phiếu học tập 1A: Phép nhân các số nguyên. Tính chất của phép nhân và làm BT 3.44(SGK-80)

+ Nhóm 2 và nhóm 4 thực hiện phiếu học tập 1B: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên và làm BT 3.48(SGK-80)

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình. Đại diện lần lượt nhóm 1, 2 báo cáo. Các nhóm còn lại thảo luận, chia sẻ, bổ xung thông tin.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, chốt kiến thức (chiếu lên máy chiếu hoặc bảng phụ tổng hợp kiến thức). Trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

2. Hoạt động 2: Luyện tập (70ph)

a) Mục tiêu: - Rèn luyện cho HS việc vận dụng các kiến thức đã học về số nguyên; các quy tắc, các phép tính về số nguyên để giải bài tập, để tính giá trị của biểu thức.

- Học sinh bước đầu biết đề xuất bài toán đơn giản, tương tự.

b) Nội dung: HS làm bài tập 3.44 3.49 (SGK) và thực hiện các nhiệm vụ học tập giáo viên giao:

c) Sản phẩm: Học sinh trình bày lời giải các bài tập và trả lời đuọc các câu hỏi của giáo viên (Ở cột sản phẩm cần đạt)

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD 1; chữa bài tập 3.45; 3.46; 3.47 đã đc giao về nhà làm từ các buổi trước.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS HĐ cặp đôi nghiên cứu VD và làm các bài tập.

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả.

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

* Kết luận, nhận định

- GV chốt lại kết quả cuối cùng, yêu cầu HS xác định kiến thức đã áp dụng.

- GV y/c HS đưa ra bài tập tương tự với các bài vừa chữa. Yêu cầu về nhà thực hiện










* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD 2 (đã giao về nhà) chữa bài tập 3.49;

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu VD2

- Làm bài 3.49; 3.33(SBT)

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV cho HS thảo luận tìm hiểu đại lượng đã biết, đại lượng chưa biết, phương án giải bài tập.

- y/c HS lên bảng giải bài tập, HS khác làm vào vở.

* Kết luận, nhận định

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

- GV chốt lại kết quả cuối cùng.

1. Bài tập về tính giá trị của biểu thức

Bài 3.45

a)

b)

Bài 3.46.

với a = 4, b = -3

Bài 3.47

a)

b)

2. Bài tập vận dụng các phép tính với số nguyên

Bài 3.49

Số tiền lương được lĩnh trong tháng đó là:

230.50 000 + 8.(-10 000) = 11 420 000 (đồng)


Bài 3.33(SBT)

Một bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm x(dm)

420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm 420.x (dm)

a) x = 18

420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm: 420.18 = 7 560 (dm)

b) x = -7

420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm: 420.(-7) = -2 940 (dm)

3. Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp; phép nhân, phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

b) Nội dung: HS làm bài tập 3.38; 3.39(SBT) trên phiếu học tập 2

c) Sản phẩm: Phiếu học tập 2

Bài tập 3.38(SBT): P =

Bài tập 3.39(SBT): 21= 3.7 = (-3).(-7) = 1.21 = (-1).(-21)

d) Tổ chức thực hiện

- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm hoạt động (theo bàn), trình bày vào phiếu học tập đã chuẩn bị

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

- Báo cáo, thảo luận: - Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả.

- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, chốt kiến thức (chiếu lên máy chiếu hoặc bảng phụ tổng hợp kiến thức). Trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC



PHIẾU HỌC TẬP 1A

Nhóm:…………………………………………………………………………..

Thành viên:……………………………………………………………………..

1. Nêu quy tắc nhân các số nguyên

2. Trình bày tính chất của phép nhân các số nguyên

3. BT 3.44:

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….



PHIẾU HỌC TẬP 1B

Nhóm:…………………………………………………………………………..

Thành viên:……………………………………………………………………..


1. Phép chia hết

2. Ước và bội của một số nguyên

3. Bài 3.48:

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….



PHIẾU HỌC TẬP 2

Nhóm:…………………………………………………………………………..

Thành viên:……………………………………………………………………..


Bài tập 3.38(SBT): Liệt kê các phần tử của tập hợp sau: P =

………………………………………………………………………………………..


Bài tập 3.39(SBT): Hãy phân tích số 21 thành tích của hai số nguyên

……………………………………………………………………………………….


* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Ôn tập, ghi nhớ về tập hợp số nguyên; các quy tắc của các phép toán trong tập hợp số nguyên; quy tắc dấu ngoặc; ước và bội của một số nguyên

- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.

- Làm các bài tập 3.50 3.56 (sgk-82).

- Chuẩn bị cho nội dung tiết sau: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG III.

































Ngày soạn: .../... /...

Ngày dạy: .../.../...

Tiết 42 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG III ( 1 tiết)

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học về tập hợp Z.Vận dụng được các kiến thức đã học vào bài tập. Rèn luyện, bổ sung kịp thời các kiến thức chưa vững.

2. Nănglực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ; NL tư duy, hệ thống các kiến thức đã học về số nguyên.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGK, máy chiếu để chiếu sơ đồ tổng kết chương 3 và bài tập.

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, Bảng nhóm.SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)

a) Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức đã học của chương 3.

b) Nội dung: Khi học xong chương 3 – số nguyên, các em được học những kiến thức nào?

c) Sản phẩm:

+) Nhận biết được tập hợp số nguyên, biết so sánh 2 số nguyên.

+ ) Các phép toán trong tập hợp số nguyên: Phép cộng, trừ, phép nhân số nguyên.

+) Ước và bội trong Z

d)Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ

Khi học xong chương 3 – số nguyên, các em được học những kiến thức nào?

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận

Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới


SẢN PHẨM DỰ KIẾN

+) Nhận biết được tập hợp số nguyên, biết so sánh 2 số nguyên.

+ ) Các phép toán trong tập hợp số nguyên: Phép cộng, trừ, phép nhân số nguyên.

+) Ước và bội trong Z

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức (15 phút)

a) Mục tiêu : Hs được hệ thống hóa các kiến thức liên quan để làm bài tập

b) Nội dung:

+ Tập hợp số nguyên là gì? Số dương và số âm dùng để làm gì?

+ Trên trục số nằm ngang, nếu a < b (a,b Z thì điểm a nằm ở vị trí nào so với điểm b?

+ Nêu quy tắc cộng 2 số nguyên âm và quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu?

+ Nêu tính chất của phép cộng số nguyên và quy tắc dấu ngoặc?

+ Nêu quy tắc trừ 2 số nguyên?

+ Nêu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu (âm và dương) và nhân 2 số nguyên khác dấu? Nêu tính chất của phép nhân số nguyên?

+ Với a,b Z, b 0 khi nào a là 1 bội của b và b là 1 ước của a?

c) Sản phẩm: Nêu được các quy tắc và các tính chất đã học.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Chuyển giao nhiệm vụ

Củng cố các quy tắc và tính chất đã học bằng sơ đồ

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, rồi hoàn thành yêu cầu.

Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS

GV: Chốt kiến thức trên sơ đồ tổng kết.


- Các quy tắc cộng, trừ nhân số nguyên.

- Các tính chất của phép cộng và phép nhân

- Quy tắc dấu ngoặc

- Khái niệm ước và bội cuae số nguyên

Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)

a) Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.

b) Nội dung: Các bài tập 3.35;3.52; 3.53;3.54/sgk

c) Sản phẩm: Trình bày được các bài tập

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Giao nhiệm vụ

Hoàn thành các bài tập 3.50; 3.51 trên phiếu học tập 1

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu

Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, tuyên dương các nhóm làm bài tập tốt, động viên các nhóm còn sai sót.

Chuyển giao nhiệm vụ

Hoàn thành các bài tập 3.52 ( hoạt động cá nhân);Bài 3.53b,c /SGK( nhóm 4 người)

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành yêu cầu

Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện 2HS lên bảng làm bài 3.52 ,và giải thích cách làm bài 3.53 b,c. Sau đó HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, tuyên dương các bạn làm bài tập tốt, động viên các bạn còn sai sót.

GV giao nhiệm vụ học tập.

Làm việc cá nhân bài tập 3.46/SBT; bài 3.47/SBT.

Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS

GV chốt lại kiến thức

Bài 3.50 (trang 76 SGK )

a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến -600C

b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã thu về - 2 triệu đồng.

Bài 3.51 (trang 76 SGK )

Các số dương là: a, c

Các số âm là: b, d

Bài 3.52 (trang 76 SGK )

a) S = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}

Tổng các phần tử trong S bằng 5

b) T = {-7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0}

Tổng các phần tử trong T bằng -28

Bài 3.53 (trang 76 SGK )

a)15.(-236) + 15.235 = 15.(-236 + 235)

= 15.(-1) = -15

b)237.(-28) + 28.137 = 237.(-28) - (-28).137

= (-28).(237 - 137)

= (-28).100 = -2800

c) 38.(27 - 44) - 27.(38 - 44)

= 38.27 - 38.44 - 27.38 + 27.44

= 44.(27 - 38) = 44.(-11) = -484

Bài 3.46/SBT

Các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là:

Bài 3.47/SBT

Ư(36)=

Ư(42)=

Ước chung của 36 và 42 là:

Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng (5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về số nguyên

b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 3.55 và 3.56/SGK.

c) Sản phẩm: Trình bày bài vào vở…

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu hoàn thành 2 bài 3.55 và 3.56/ SBT (hoạt động cặp đôi )

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.

Bài 3.55/SGK

a)Có. Ví dụ a = 3 và b = -7 thì hiệu a - b = 10 lớn hơn cả a và b.

b)Có. Ví dụ a = -7 và b = -2 thì hiệu a - b = -5 lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b.

Bài 3.56/SGK:Ta chia 15 số thành 3 nhóm mỗi nhóm 5 số thì được tích mỗi nhóm mang dấu âm.Do đó tích của cả 15 số mang dấu âm.

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Xem lại các dạng bài tập đã giải.

- Làm bài tập 3.42;3.43;3.44;3.45/SBT và 3.54/SGK

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm )

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành cột bên trái

Câu hỏi

Câu trả lời

Bài 3.50/SGK: Dùng số âm để diễn tả thông tin sau:

  1. Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 600C dưới 00C.


  1. Do dịch bệnh, một công ti trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng.


Bài 3.51.Trong các số a,b,c số nào dương, số nào âm nếu:

  1. a > 0


  1. b< 0


  1. c ≥ 1


  1. d ≤ -2


Trả lời

Câu hỏi

Câu trả lời

Bài 3.50/SGK: Dùng số âm để diễn tả thông tin sau:

  1. Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 600C dưới 00C.

- 600C

  1. Do dịch bệnh, một công ti trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng.

- 2 tiệu đồng

Bài 3.51.Trong các số a,b,c số nào dương, số nào âm nếu:

  1. a > 0

Số dương

  1. b< 0

Số âm

  1. c ≥ 1

Số dương

  1. d ≤ -2

Số âm







Ngoài Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Môn Số Học 6 (Bộ 2)  – Toán 6-Kết Nối Tri Thức thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Sách bao gồm một bộ sưu tập các công thức toán học quan trọng và phổ biến trong chương trình học Toán 6. Các công thức được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu, kèm theo các ví dụ minh họa và bài tập ứng dụng. Điều này giúp học sinh hiểu rõ cách sử dụng và áp dụng các công thức vào giải quyết các bài toán toán học.

Các chủ đề chính trong sách bao gồm các công thức liên quan đến phép tính số học, phân số, tỷ lệ, đại số, hình học và thống kê. Học sinh sẽ được tìm hiểu và làm quen với các công thức cơ bản như công thức tính diện tích, công thức tính chu vi, công thức tính tỷ lệ, công thức tính giá trị trung bình, và nhiều công thức khác.

Sách Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 mang lại cho học sinh một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy để nắm vững các công thức toán học cần thiết. Nó giúp học sinh phát triển kỹ năng toán học cơ bản và ứng dụng chúng vào việc giải quyết các bài toán.

>>> Bài viết có liên quan

Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Kết Nối Tri Thức Phép Cộng Phép Trừ Trong Tập Hợp Số Nguyên
Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Sách Cánh Diều Học Kỳ 1 File Word Rất Hay
Giáo Án Giáo Dục Công Dân 6 Kết Nối Tri Thức Trọn Bộ Năm Học 2022-2023
Tài Liệu Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Toán 6 Năm Học 2022-2023 Theo Từng Chủ Đề
Giáo Án Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Học Kì 2 Phương Pháp Mới (Bộ 1)
Giáo Án Giáo Dục Công Dân 6 Sách Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2 (Bộ 3)
Bài Tập Trắc Nghiệm Lớp 6 Tiếng Anh Global Success Bài 1 My New School Có Lời Giải
Giáo Án Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo Học Kì 1 Phương Pháp Mới (Bộ 1)
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Học Kỳ 2 Kèm Đáp Án Chi Tiết