Giáo Án Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 1
Có thể bạn quan tâm
Chào các bạn học sinh lớp 7! Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục hành trình khám phá lịch sử với chủ đề “Trắc nghiệm bài 13 Lịch sử 7: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII”. Trong bài học này, chúng ta sẽ đi sâu vào thời kỳ quan trọng của lịch sử Việt Nam, thế kỉ XIII, để hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của nước Đại Việt.
Giáo Án Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 1 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
Ngày soạn: Chương 1:: SỐ VÔ TỈ – SỐ THỰC
§1. TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
(Thời gian thực hiện:2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.
- Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ .
- Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.
- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.
2. Về Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
- Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
+ Biểu diển được một số hữu tỉ trên trục số.
+ So sánh được hai số hữu tỉ.
+ Viết được một số hữu tỉ bằng nhiều phân số bằng nhau
3. Về phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
- HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: (....phút) Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục đích:
- HS ôn lại các tập hợp số đã học.
- Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dẫn dắt, đặt vấn đề: + “ Chúng ta đã được học những tập hợp số nào?” GV chiếu slide bản đồ minh họa các tập hợp số đã học: + “ Phép cộng, phép trừ, phép nhân hai số nguyên có kết quả là một số nguyên. Theo em, kết quả của phép chia số nguyên a cho số nguyên b (b ≠ 0) có phải là một số nguyên không?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi trên, cũng như hiểu rõ hơn về tập hợp các số hữu tỉ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”. |
|
2. Hoạt động: (40ph) Hình thành kiên thức mới
2.1. Hoạt động 1: Số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về số hữu tỉ thông qua việc viết các số đã cho dưới dạng một phân số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện HĐKP1 viết các số vào vở. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu HS thảo luận nhóm. HS trả lời, cả lớp nhận xét HS đọc phần kiến thức trọng tâm. GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức khái niệm số hữu tỉ. - GV yêu cầu đọc Ví dụ 1, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: - Có thể viết bao nhiêu phân số bằng các số đã cho? - GV dẫn dắt để HS rút ra nhận xét: + Có vô số phân số bằng các phân số đã cho. + Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số hữu tỉ. - GV lưu ý HS kí hiệu tập hợp số hữu tỉ . - GV đặt vấn đề: Vậy số nguyên có phải là một số hữu tỉ không? HS trao đổi và rút ra nhận xét như trong SGK. - GV cho HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 1. (HS viết được các số đã cho dưới dạng phân số và giải thích được vì sao các số đó là các số hữu tỉ) HS nhận xét, GV đánh giá - GV hướng dẫn HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua việc viết số đo các đại lượng đã cho dưới dạng với để hoàn thành Vận dụng 1. HS hoàn thành Vận dụng 1. HS viết và trình bày kết quả vào vở theo yêu cầu. Lớp nhận xét, - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bạn giơ tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. GV sửa bài chung trước lớp. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các khái niệm số hữu tỉ, kí hiệu và lưu ý. |
1. Số hữu tỉ
HĐKP1:
Kết luận: Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số , với . Các phân số bẳng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số hữu tỉ. Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là .
Nhận xét: Mỗi số nguyên là một số hữu tỉ.
Thực hành 1: Các số -0,33; 0; ; 0,25 là các số hữu tỉ.
Vận dụng 1: a) 2,5 kg đường = kg đường. b) 3,8 m = m. |
2.2. Hoạt động 2: Thứ tự trong tập hợp số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Giúp HS so sánh được hai số hữu tỉ.
- HS biết sử dụng phân số để so sánh hai số hữu tỉ.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành HĐKP2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành HĐKP2. HS trả lời
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt, sau đó chốt kiến thức: Trong các số hữu tỉ đã cho, số nào là số hữu tỉ dương, số nào là số hữu tỉ âm, số nào không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm? - GV cho 1-2 HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm. HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm - GV yêu cầu HS đọc, thảo luận, trao đổi hỏi đáp cặp đôi Ví dụ 2 để hiểu kiến thức. HS đọc, thảo luận, trao đổi hỏi đáp cặp đôi Ví dụ 2 để hiểu kiến thức. - HS thực hành nhận biết số hữu tỉ dương, số hữu tỉ âm, số không là số hữu tỉ dương cũng không lả số hữu tỉ âm và dùng phân số để so sánh hai số hữu tỉ thông qua đọc, hoàn thành Thực hành 2
- GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Thứ tự trong tập hợp số hữu tỉ
HĐKP2: a) Có: b) i) Có 0oC > -0,5oC ii) 12oC > -7oC + Với hai số hữu tỉ bất kì x, y ta luôn có: hoặc x = y hoặc x < y hoặc x > y. +Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương. + Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm. Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
Thực hành 2: a) +) Có: +) Có: b) + Số hữu tỉ dương: ; 5,12 + Số hữu tỉ âm: ; ; . + Số không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
|
2.3. Hoạt động 3: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
a) Mục tiêu:
- Qua việc ôn lại cách biểu diễn số nguyên trên trục số, HS có cơ hội trải nghiệm để biết cách biễu diển số hữu tỉ trên trục số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP3. HS trả lời, GV chốt kiến thức: Tương tự như đối với số nguyên, ta có thể biểu diễn mọi số hữu tỉ trên trục số. - GV cho 1-2 HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm. - GV yêu cầu HS đọc, thảo luận, trao đổi hỏi đáp nhóm 3 Ví dụ 3, Ví dụ 4, Ví dụ 5 để hiểu kiến thức. HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm. HS đọc, thảo luận, trao đổi hỏi đáp nhóm 3 Ví dụ 3, Ví dụ 4, Ví dụ 5 để hiểu kiến thức. - HS trao đổi nhóm thực hành nhận biết các điểm đã cho trên trục số biểu diễn các số hữu tỉ nào và mỗi HS tự thực hiện việc biểu diển các số hữu tỉ trên trục số thông qua việc hoàn thành Thực hành 3. - HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
3. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
HĐKP3: a) b) Điểm A biểu diễn số hữu tỉ: Kết luận + Trên trục số, mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một điểm. Điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x. + Với hai số hữu tỉ bất kì x, y nếu x < y thì trên trục số nằm ngang, điểm x ở bên trái điểm y.
Thực hành 3: a) Các điểm M, N, P trong hình 6 biểu diễn các số hữu tỉ: b) Biểu diễn các số hữu tỉ: |
Hoạt động 4: Số đối của một số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm nhận biết số đối của một số hữu tỉ.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành HĐKP4. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành HĐKP4. HS trả lời, lớp nhận xét, GV đánh giá: HS phát biểu khung kiến thức trọng tâm.
GV
cần lưu ý cho HS về số đối của hỗn số: Số đối
của là và ta viết là. - HS thực hành tìm số đối của mỗi số hữu tỉ và vận dụng kĩ năng tổng hợp để giải quyết vấn để thực tiễn liên quan đển số hữu tỉ.thông qua việc hoàn thành Thực hành 4. - HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV dẫn dắt, chốt kiến thức, Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
Số đối của một số hữu tỉ
HĐKP4: Điểm và trên trục số cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O. Kết luận: + Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số và cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O là hai số đối nhau, số này là số đối của số kia. + Số đối của số hữu tỉ x kí hiệu là -x. * Nhận xét: a) Mọi số hữu tỉ đều có một số đối. b) Số đối của số 0 là số 0. c) Với hai số hữu tỉ âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn. * Chú ý: Số đối của là và ta viết là
Thực hành 4. Số đối của các số 7; 0; lần lượt là: -7; ; 0,75; 0 ; . |
3. Hoạt động: (…..phút) Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Sản phẩm |
LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1 : Hoàn thành BT1 - GV tổ chức cho HS hoàn thành cá nhân BT1 (SGK - tr9), sau đó trao đổi, kiểm tra chéo đáp án. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày miệng. Các HS khác chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng và hoàn thành vở. HS trình bày miệng. HS khác chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng và hoàn thành vở. - GV chữa bài, lưu ý HS những lỗi sai. Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT2 vào vở, sau đó hoạt động cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. HS trình bày giơ tay trình bày bảng. - GV mời 2 HS trình bày giơ tay trình bày bảng. HS hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng. HS đọc đề và hoàn thành BT3 bài cá nhân. HS trình bày bảng. HS hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn ra kết quả chính xác. Nhiệm vụ 3 : Hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT3 bài cá nhân. - GV mời 2 HS trình bày bảng. HS đọc đề và hoàn thành BT3 theo cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. HS trình bày bảng. HS khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - GV chữa bài, chốt lại đáp án, lưu ý HS các lỗi sai hay mắc. Nhiệm vụ 4 : Hoàn thành BT4 - GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT4 theo cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. - GV mời 2 HS trình bày bảng. Các HS khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - GV chữa bài, chốt lại đáp án, lưu ý HS các lỗi sai hay mắc.
|
B ài 1 :
Bài 2:
Bài 3 :
Bài 3
Bài 4.
|
4. Hoạt động: (.........ph) Vận dụng
4.1. Hoạt động 1: Bài tập vận dụng
a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống. HS biết thêm về độ cao của bốn rãnh đại dương so với mực nước biển.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập Vận dụng 2 (SGK -tr9) và bài 7 (SGK-tr10).
Vận dụng 2.
Phát biểu của bạn Hồng sai. Vì -4,1 < -3,5.
Bài 7.
Lời giải chi tiết
Ta có: −10,5<−8,6<−8,0<−7,7
Vậy ta có thứ tự các độ cao từ thấp đến cao là: Rãnh Philippine, rãnh Puerto Rico, rãnh Peru-Chile, rãnh Romanche.
Những rãnh có độ cao cao hơn rãnh Puerto Rico là:
Rãnh Peru-Chile, rãnh Romanche vì -7,7 > -8,0 > -8,6
b) Rãnh đại dương nào có độ cao thấp nhất trong bốn rãnh trên là:
Rãnh Philippine vì - 10,5 < - 8,6 < - 8,0 < - 7,7
GV chiếu Slide , tổ chức củng cố HS qua trò chơi trắc nghiệm.
Câu 1: Tập hợp các số hữu tỉ kí hiệu là:
N; b. N*; c. Q; d. R
Lời giải : Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là Q.
Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N.
Tập hợp số tự nhiên khác 0 kí hiệu là N*
Đáp án cần chọn là: c
Câu 2: Chọn câu đúng:
a. ; b. ; c. ; d.
Lời giải: Ta có: N ⊂ Z ⊂ Q Do đó N ⊂ Q suy ra a đúng.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 3. Số nào sau đây là số hữu tỉ âm:
Lời giải: Ta có: > 0 ; = >0 ; = >0; < 0 Vậy số hữu tỉ âm là .
Đáp án cần chọn là: d
Câu 4. Với điều kiện nào của b thì phân số , a ∈ Z là số hữu tỉ?
a. b ∈ Z; b ≠ 0 b. b ≠ 0 c. b ∈ Z d. b ∈ N; b ≠ 0
Lời giải: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số , với a,b ∈ Z, b ≠ 0
Đáp án cần chọn là: a
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
4.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học ở nhà
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành các bài tập 5, 6 (SGK-tr10)+ các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới “ Bài 2. Các phép tính với số hữu tỉ”.
Tuần: 02,03,04 Tiết (PPCT): 03-04-05-06-07 |
Họ và tên giáo viên: Lê Thị Cẩm Hà Môn học: Đại số; lớp: 7 Thời gian thực hiện: 5 tiết |
Bài 2. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ HỮU TỈ
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp các số hữu tỉ.
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp. phân phối của phép nhân đối với phép cộng của các số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẫm, tính nhanh một cách hợp lí).
- Giải quyết được những vấn đề thực tiển gắn với thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia hai số hữu tỉ.
Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
- Giải quyết những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia hai số hữu tỉ.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- HS ôn lại kiến thức đã học.
- Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề:
Ở Bài 1 đã giới thiệu các hỗn số là số hữu tỉ. Như vậy với thì được hiểu là số hữu tỉ âm. (Lớp 6 HS không học hỗn số âm.)
Phép nhân và phép chia số hữu tỉ đều dựa trên cơ sở phép nhân và phép chia phân số. Do đó các bài tập thực tế giúp HS có cơ hội trải nghiệm và giãi quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính với số hữu tỉ.
Với điều kiện nào của b thì phân số , a ∈ Z là số hữu tỉ?
Để cộng trừ hai số và , ta làm như sau:
• Viết x,y dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương (quy đồng mẫu số dương)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi trên, cũng như hiểu rõ hơn về thực hiện các phép tính số hữu tỉ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.
Bài 2: Các phép tính với các số hữu tỉ.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cộng, trừ hai số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, trong tập hợp các số hữu tỉ
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm phép cộng, phép trừ hai số hữu tỉ dựa trên phép cộng, phép trừ hai phân số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện HĐKP1 -Từ mặt nước biên, một thiêt bị khảo sát lặn xuống m. Sau đó thiết bị tiếp tục lặn xuống thêm 5,4 m nữa. Hỏi khi đó thiết bị khão sát ở độ cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?
GV đánh giá, chốt lại kiến thức.
- GV cho HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 1 Tính. a) b) GV hướng dẫn HS
- GV cho HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 2 Nhiệt độ hiện tại trong một kho lạnh là -5.8 °C. Do yêu cầu bảo quản hàng hoá, người quản lí kho tiếp tục giảm độ lạnh của kho thêm °C nữa. Hỏi khi đó nhiệt độ trong kho là bao nhiêu độ c? - GV: quan sát và trợ giúp HS. GV sửa bài chung trước lớp. GV đánh giá Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu HS thảo luận nhóm.
HS trả lời, cả lớp nhận xét
HS đọc phần kiến thức trọng tâm.
HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 1. HS Thực hành cộng, trừ số hữu tỉ
HS nhận xét
HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 2. -HS có cơ hội trải nghiêm và giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính với số hữu tỉ. HS nhận xét Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bạn giơ tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS
|
1. Cộng, trừ hai số hữu tỉ HĐKP1:
Kết luận: Thiết bị khảo sát ở độ cao so với mực nước biển là:
Vậy thiết bị khảo sát ở độ cao so với mực nước biển.
Nhận xét:
Nhận xét:
|
Hoạt động 2: Tính chất của phép cộng số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết các tính chất của phép cộng số hữu tỉ trên cơ sở tính chất của phép cộng phân số
- HS nêu được nhận xét đã thực hiện tính chất nào trong các tính chất cũa phép cộng.
- Áp dụng kiến thức liên môn vận dụng tổng hợp các kỉ năng thông qua việc tính toán.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành HĐKP2.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt, sau đó chốt kiến thức: - GV cho 1-2 HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. GV đánh giá. - GV hướng dẫn HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua việc tính lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó để hoàn thành Vận dụng 1.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - GV: quan sát và trợ giúp HS. - GV sửa chung trước lớp - GV đánh giá Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành HĐKP2. HS trả lời. HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm. - HS thực hành thông thực hiện phép tính, hoàn thành Thực hành 3. HS hoàn thành Vận dụng 1. HS viết và trình bày kết quả vào vở theo yêu cầu. Lớp nhận xét. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
|
2.Tính chất của phép cộng số hữu tỉ HĐKP2:
Thực hành 3:
Vận dụng 1
Kết quả
Kết luận
|
Hoạt động 3: Nhân hai số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- HS có cơ hội trãi nghiệm khám phá phép nhân hai số hữu tỉ dựa trên phép nhân hai phân số
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP3.
GV yêu cầu HS tính toán và trà lời kết quả của nội dung khám phá, GV đánh giá. GV chốt kiến thức
- GV yêu cầu HS thực hành tính kết quả phép nhân hai số hữu tỉ - GV: quan sát và trợ giúp HS. GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP3. HS trả lời, Lớp nhận xét. -HS thực hành tính kết quả phép nhân hai số hữu tỉ để rèn luyện kĩ năng tính theo yêu cầu cẩn đạt. HS tự thực hiện thông qua việc hoàn thành Thực hành 4. - HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. HS ghi chép đầy đủ vào vở. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
3. Nhân hai số hữu tỉ HĐKP3:
Kết quả
K ết quả
Kết luận
|
Hoạt động 4: Tính chất của phép nhân số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm khám phá tính chất cũa phép nhân hai số hữu tỉ trên cơ sở tính chất của phép nhân hai phân số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành HĐKP4.
GV tổ chức hoạt động nhóm. GV đánh giá.
GV yêu cầu HS thực hành áp dụng tính chất của phép nhân hai số hữu tỉ để thực hiện tính nhanh, hợp lí giúp HS rèn luyện kì năng theo yêu cầu cần đạt. - GV: quan sát và trợ giúp HS. - GV hướng dẫn HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua Vận dụng 2. Giải bài toán phần khởi động (trang 11) Một tòa nhà cao tầng có hai tầng hầm. Tầng hầm B1 có chiều cao 2,7 m. Tầng hầm B2 có chiều cao bằng tầng hầm B1. Tính chiều cao của tòa nhà so với mặt đất. -GV tổ chức thảo luận nhóm hoặc HS trả lời yêu cầu vào vở. GV sửa chung trước lớp - GV chốt kiến thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, HS thực hiện nội dung HĐKP4, trả lời kết quả, lớp nhận xét. HS phát biểu khung kiến thức trọng tâm. HS thực hành áp dụng tính chất của phép nhân hai số hữu tỉ để thực hiện tính nhanh, hợp lí thông qua phép nhân hai số hữu tỉ hoàn thành Thực hành 5. - HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS. HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua Vận dụng 2. HS thảo luận nhóm HS trả lời yêu cầu vào vở. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. HS ghi chép đầy đủ vào vở. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
4. Tính chất của phép nhân số hữu tỉ HĐKP4:
Kết luận:
Thực hành 5. Kết quả
Vận dụng 2. Kết quả
|
Hoạt động 5: Chia hai số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm khám phá tính chất cũa phép chia hai số hữu tỉ dựa ttên phép chia hai phân số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS trả lời. lớp nhận xét, GV đánh giá HĐKP5.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. - GV đánh giá:
Yêu cầu HS thực hiện thực hành 6 và 7
- GV: quan sát và trợ giúp HS. GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
- GV hướng dẫn HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua
- GV chốt kiến thức Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành HĐKP5. HS trả lời, lớp nhận xét. HS thực hành 6 và 7 - HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét. HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua Vận dụng 3. HS thảo luận nhóm HS trả lời yêu cầu vào vở. HS phát biểu khung kiến thức trọng tâm. - HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. HS ghi chép đầy đủ vào vở. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
5. Chia hai sô hữu tỉ
HĐKP5: Kết quả
K ết quả thực hành 6
Kết quả thực hành 7
Vận dụng 3 Kết quả
Kết luận:
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT 1 sgk/15.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm |
* GV giao nhiệm vụ học tập : - GV tổ chức cho HS hoàn thành cá nhân BT1 (SGK – tr15), sau đó trao đổi, kiểm tra chéo đáp án. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày miệng. Các HS khác chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng và hoàn thành vở. - GV chữa bài, lưu ý HS những lỗi sai. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện cá nhân lên trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương cá nhân làm đúng. |
Luyện tập Bài 1 SGK/15:
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 6 và bài tập 7 sgk/16.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập 6 và bài 7 (SGK-tr16).
Bài 6.
Lời giải chi tiết
B ài 7.
*Giao nhiệm vụ 2:
GV chiếu Slide, tổ chức củng cố HS qua trò chơi trắc nghiệm.
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: "Muốn nhân hai phân số với nhau thì ta ...."
A. nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau
B. nhân các tử với nhau và cộng các mẫu với nhau
C. cộng các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau
D. cộng các tử với nhau và cộng các mẫu với nhau
Lời giải:
Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.
Đáp án cần chọn là: A
C âu 3: Biểu thức có giá trị:
A. 1 B. 2 C. 0 D. 3
L ời giải:
Vậy P = 0
Đáp án cần chọn là: C
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành các bài tập 2, 4 (SGK-tr15) + các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới: “ Bài 3: Luỹ thừa của một số hữu tỉ”.
Chương 1: SỐ HỮU TỈ
§3. lŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về Kiến thức:
- Mô tả được phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính đó.
- Vận dụng được các phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ trong tính toán và giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
2. Về Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, tự chủ trong tìm tòi khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới.
+ Năng lực hợp tác và giao tiếp trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
+ Năng lực báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình, làm việc nhóm.
+ Năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù:
+ Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
+ Tính được giá trị của một lũy thừa.
+ Thực hiện phép nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số hữu tỉ với số mũ tự nhiên.
+ Thực hiện được quy tắc lũy thừa của lũy thừa của cơ số hữu tỉ với số mũ tư nhiên.
3. Về phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Tài liệu giảng dạy; SGK; SBT; Giáo án PPT, bảng phụ.
- Học sinh: Đồ dùng học tập; SGK; SBT. Ôn lũy thừa của một số tự nhiên với số mũ tự nhiên; các quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: (5 phút) Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục đích:
- Học sinh bước đầu liên hệ kiến thức đã học, quy lạ về quen chuyển từ lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số tự nhiên sang lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ.
- Học sinh phát biểu được khái niệm lũy thừa của một số hữu tỉ với số mũ tự nhiên
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi mở đầu
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Phát biểu định nghĩa lũy thừa của một số tự nhiên với số mũ tự nhiên. - Giáo viên dẫn dắt đặt vấn đề: “ Tính thể tích một khối rubik hình lập phương có cạnh dài 5,5 cm.” + Thể tích V của khối rubik được tính như thế nào? + Có thể viết lại được hay không? - Học sinh nhắc lại khái niệm một số hữu tỉ - Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh quan sát, nhớ lại kiến thức, trao đổi và trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Giáo viên gọi một học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên đánh giá kết quả từ học sinh. Trên cơ sở đó đặt vấn đề và dẫn dắt học sinh vào bài mới. - 5,5 có thể được viết dưới dạng số hữu tỉ. Vậy lũy thừa của mốt số hữu tỉ được định nghĩa như thế nào?
|
với , Có thể viết lại .
|
2. Hoạt động: (50ph) Hình thành kiên thức mới
2.1. Hoạt động 1: Lũy thừa với số mũ tự nhiên.
a) Mục đích:
- Tiếp cận được kiến thức mới dựa vào kiến thức cũ ở lớp 6; hình thành khái niệm lũy thừa của một số hữu tỉ.
- Nhận biết được biểu thức lũy thừa, cơ số, số mũ, biết cách đọc lũy thừa từ đó biết cách tính lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ.
b) Nội dung:
- Giáo viên trình bày bài giảng.
- Học sinh chú ý theo dõi SGK và bài giảng; hoàn thành các yêu cầu đặt ra.
c) Sản phẩm:
- Học sinh cơ bản nắm được kiến thức, kết quả.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Tương tự như lũy thừa của một số tự nhiên, đưa ra định nghĩa lũy thừa của một số hữu tỉ - Giới thiệu công thức và yêu cầu học sinh nêu cách đọc kí hiệu lũy thừa, quy ước, và yêu cầu học sinh cho các ví dụ và tính các lũy thừa của một số hữu tỉ. - Nếu viết dưới dạng ( ; ), thì được viết như thế nào? - Tính bằng định nghĩa: và và so sánh. - Tính: a) ; b) - Học sinh làm bài tập nhanh trong phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Theo dõi, trao đổi và thực hiện các yêu cầu của GV. - GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả. - Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
|
Lũy thừa bậc của một số hữu tỉ , kí hiệu , là tích của thừa số . ( , , ) đọc là “ x mũ n” hoặc “ x lũy thừa n” trong đó : x là cơ số. n là số mũ. Quy ước : ( ) Ví dụ: , , , .
Ta có:
. Tính:
Thực hành 1: Tính ; ; ; ; ; .
|
2.2. Hoạt động 2: Tích và thương hai lũy thừa cùng cơ số.
a) Mục đích:
- Học sinh xây dựng được quy tắc tính tích, thương của hai lũy thừa cùng cơ số.
- Bước đầu nắm được và vận dụng các quy tắc tích, thương hai lũy thừa cùng cơ số vào giải quyết các bài tập cơ bản.
b) Nội dung:
- Giáo viên trình bày bài giảng.
- Học sinh chú ý theo dõi SGK và bài giảng; tổ chức hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu đặt ra.
c) Sản phẩm:
- HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nhắc lại quy tắc tính tích, thương của hai luỹ thừa cùng cơ số tự nhiên đã học ở lớp 6? Từ đó đưa ra dự đoán cho HĐKP1. Tìm số thích hợp thay vào dấu “?” trong các câu dưới đây: a) b) - Vậy với , ta sẽ có công thức như thế nào? - Yêu cầu học sinh nhắc lại điều kiện để thực hiện được phép chia hai lũy thừa cùng cơ số. - GV thực hiện:
;
; ; ; . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Tổ chức hoạt động nhóm, các nhóm trình bày bài giải vào bảng phụ và nhận xét kết quả của các nhóm khác. - GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. Đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức cho HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận - Các học sinh khác theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định:
|
Dự đoán thay số thích hợp vào “?”: a) b) * Quy tắc: Với một số hữu tỉ , ta có: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ.
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0, ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi số mũ của lũy thừa chia. ( , )
;
|
2.3. Hoạt động 3: Lũy thừa của lũy thừa.
a) Mục đích:
- Học sinh xây dựng công thức lũy thừa của một lũy thừa.
- Bước đầu nắm được và vận dụng quy tắc lũy thừa của một lũy thừa vào giải quyết các bài tập cơ bản.
- Biết sử dụng lũy thừa để viết những số có giá trị lớn. Bước đầu vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế, tích hợp liên môn.
b) Nội dung:
- Giáo viên trình bày bài giảng.
- Học sinh chú ý theo dõi SGK và bài giảng; tổ chức hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu đặt ra.
c) Sản phẩm:
- HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
và ; và . + Có nhận xét gì về các số mũ 2; 3 và 6 ở câu a), cũng như các số mũ 2; 2 và 4 ở câu b) ? + Đưa ra dự đoán quy tắc tính lũy thừa của một lũy thừa.
;
; ; .
Để viết những số có giá trị lớn, người ta thường viết các số ấy dưới dạng tích của lũy thừa cơ số 10 với một số lớn hơn hoặc bằng 1 nhưng nhỏ hơn 10. Chẳng hạn khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất là 149600000 km được viết là km. Hãy dùng cách viết trên để viết các đại lượng sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Tổ chức hoạt động nhóm, các nhóm trình bày bài giải vào bảng phụ và nhận xét kết quả của các nhóm khác. - GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. Đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức cho HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận - Các học sinh khác theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định:
|
Nhận xét: 2.3=6 và 2.2=4. * Quy tắc: Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ. .
; ;
|
3. Hoạt động: (20 phút) Luyện tập
a) Mục đích:
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập cụ thể.
b) Nội dung:
- Giải bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm:
- HS giải được các bài toán cơ bản trong SGK.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện BT 2a) SGK Tr20. GV hướng dẫn và đánh giá kết quả ( HS ở tại chỗ thực hiện).
|
BT 2a) SGK Tr20: Tính
|
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện BT 3 SGK Tr20. GV hướng dẫn và đánh giá kết quả ( HS ở tại chỗ trả lời). -Gợi ý: Khi làm toán ta thường biến đổi bài toán đưa luỹ thừa về cùng cơ số hoặc cùng số mũ rồi sử dụng công thức
|
BT 3 SGK Tr20: Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa của một số hữu tỉ.
|
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện BT 4 SGK Tr20. GV quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS lên bảng thực hiện).
|
BT 4 SGK Tr20: Tìm x, biết:
|
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện BT 10 SGK Tr21. GV hướng dẫn và đánh giá kết quả ( HS ở tại chỗ thực hiện). -Gợi ý: Khi làm toán ta thường biến đổi bài toán đưa luỹ thừa cơ số 10 về cùng số mũ nhỏ hơn rồi tính toán hoặc so sánh.
|
BT 10 SGK Tr21
(kg).
(kg).
(km)
|
4. Hoạt động: (15ph) Vận dụng
4.1. Hoạt động 1: Bài tập vận dụng
a) Mục đích:
- HS vận dụng được kiến thức vừa học để giải toán, giải bài toán có nội dung thực tiễn.
b) Nội dung:
- Giải bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm:
- HS hoàn thành tốt lời giải các bài tập trên bảng và tập bài tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện BT 5 SGK Tr21. GV đánh giá kết quả ( HS thực hiện trong phiếu học tập).
|
BT 5 SGK Tr21 Viết các số , , dưới dạng lũy thừa cơ số 0,5. |
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện BT 7 SGK Tr21. GV đánh giá kết quả ( HS thực hiện trong phiếu học tập).
|
BT 7 SGK Tr21 Tính: |
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện BT 9 a; b SGK Tr20. GV đánh giá kết quả ( HS thực hiện trong phiếu học tập).
|
BT 9 a; b SGK Tr20. Tính giá trị các biểu thức
|
4.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học ở nhà
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Hoàn thành các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài học sau.
Chương 1: SỐ HỮU TỈ
§4. QUY TẮC DẤU NGOẶC VÀ QUY TẮC CHUYỂN VẾ ...................................................................
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về Kiến thức:
- Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.
- Vận dụng được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế tron tập hợp số hữu tỉ để tính toán hợp lí.
2. Về Năng lực
- Năng lực chung: biết chủ động, tích cực thực hiện công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy, quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt các ví dụ cụ thể.
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Áp dụng quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tính toán
+ Năng lực giao tiếp toán học: Học sinh nghe, đọc hiểu các thuật ngữ toán học.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng.
- Học sinh: SGK,nháp, bảng nhóm, tìm hiểu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: (10 phút) Mở đầu
a) Mục đích:
- Học sinh trải nghiệm về quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp số hữu tỉ và cho thấy việc cần thiết bỏ dấu ngoặc trong một số trường hợp.
b) Nội dung:
- GV đưa ra các tình huống mở đầu. HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- HS trả lời được theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm bàn thực hiện HĐKP1: Tính rồi so sánh kết quả của: và và Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm và thực hiện phép tính cần yêu cầu Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chọn hai nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên bảng trình bày kết quả phép tính. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của học sinh và xác nhận tính chính xác của các phép tính. - GV đưa ra kết luận; dẫn dắt vào bài mới: Đối với một biểu thức có dấu ngoặc, ta thường thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước. Nhưng đôi khi việc bỏ đi dấu ngoặc sẽ làm cho việc tính toán trở nên thuận lợi hơn.
|
HĐKP1:
Vậy
Vậy |
2. Hoạt động: (35ph) Hình thành kiên thức mới
2.1. Hoạt động 1: Quy tắc dấu ngoặc
a) Mục đích: HS biết được quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp số hữu tỉ cũng giống như quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp số nguyên (đã học ở Toán 6 CTST tập 2).
b) Nội dung:
- HS làm việc với SGK, lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:
- Quy tắc dấu ngoặc.
- Bài Thực hành 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp số nguyên - Thông qua hai bài toán ở HĐKP 1, em hãy tự phát biểu quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp số hữu tỉ. - Yêu cầu học sinh xem ví dụ 1 và làm Thực hành 1/ sgk trang 22. Cho biểu thức Hãy tính giá trị của A bằng cách bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh thực hiện các yêu cầu của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - GV gọi một học sinh lên bảng làm bài - Cả lớp chú ý, quan sát, lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra kết luận và thống nhất cách trình bày bài cho học sinh. - Lưu ý học sinh: nếu trước đấu ngoặc là dấu thì ta phải đổi dấu TẤT CẢ các số hạng trong ngoặc
|
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
Thực hành 1:
|
2.2. Hoạt động 2: Quy tắc chuyển vế
a) Mục đích:
- Học sinh phát hiện quy tắc chuyển vế
b) Nội dung:
- Học sinh lắng nghe GV giảng bài và rút ra quy tắt chuyển vế
c) Sản phẩm:
- Học sinh làm HĐKP 2, từ đó rút ra quy tắc chuyển vế
- Học sinh làm Thực hành 2 để có cơ hội sử dụng phương pháp chuyển vế.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh làm HĐKP2/ SGK trang 23 Thự hiện bài toán tìm x, biết theo hướng dẫn: B1: Cộng hai vế với B2: Rút gọn hai vế; B3: Ghi kết quả
-GV: theo em nếu thêm hoặc bớt số hạng vào hai vế của một đẳng thức thì kết quả như thế nào? GV đưa vào toán về dạng đơn giản hơn và yêu cầu học sinh quan sát bài toán và trả lời câu hỏi: -GV: em có nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của đẳng thức? -GV: giới thiệu quy tắc chuyển vế và yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc chuyển vế. -GV yêu cầu học sinh xem vd2 và làm Thực hành 2/ skg trang 23. Tìm x, biết:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh thực hiện các yêu cầu của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. +Nếu thêm hoặc bớt số hạng vào hai vế của một đẳng thức thì kết quả của hai vế không thay đổi. +Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của đẳng thức, ta phải đổi dấu của số hạng đó. + Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu (+) đổi thành dấu (-); dấu (-) đổi thành dấu (+) hay Với mọi -Cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, bổ sung, đánh giá tính đúng, sai của câu trả lời. - Giới thiệu quy tắc chuyển vế
|
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó. Với mọi Thực hành 2:
|
2.3. Hoạt động 3: Thứ tự thực hiện các phép tính
a) Mục đích:
- Học sinh nắm được quy ước về thứ tự thực hiện phép tính. HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn gợi ý của GV.
c) Sản phẩm:
- quy tắc về thứ tự thực hiện phép tính trên tập hợp số hữu tỉ.
- Làm bài Thực hành 3
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chuyển vế đã học ở lớp 6 quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ. - GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ 3 và nêu lại các bước thực hiện. - Yêu cầu học sinh làm bài Thực hành 3/ sgk trang 24. Tính:
-GV: nêu cách thực hiện phép tính ở câu a? câu b? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh lắng nghe và tiếp nhận các nhiệm vụ từ GV - GV hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - GV gọi lần lượt hai học sinh lên bảng trình bày bài tính. - Cả lớp chú ý lắng nghe, quan sát và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra kết luận về thứ tự thực hiện phép tính: tương tự như trong tập hợp số nguyên - GV nhận xét và thống nhất cách trình bày bài cho học sinh.
|
( tương tự như trong tập hợp số nguyên):
Lũy thừa Nhân; chia Cộng; trừ.
TH3/ sgk trang 24
|
3. Hoạt động: ( 15 phút) Luyện tập
a) Mục đích:
- Học sinh củng cố quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế
b) Nội dung:
- HS áp dụng quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế để giải các bài tập theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm:
- Bài 1a; b/ sgk trang 24
- Bài 4a, b/ sgk trang 25
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn, thực hiện bài Bài 1a; b/ sgk trang 24 và Bài 4a, b/ sgk trang 25 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu được giao từ GV. - GV hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chọn hai nhóm hoàn thành sớm nhất lần lượt lên bảng làm bài - Cả lớp chú ý, quan sát và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV thống nhất kết quả và cách trình bày cho HS.
|
4/ Luyện tập: Bài 1:
Bài 4:
|
4. Hoạt động: ( 30 ph) Vận dụng
4.1. Hoạt động 1: Bài tập vận dụng
a) Mục đích:
- HS vận dụng các quy tắc dấu ngoặc và thứ thự thực hiện phép tính để giải quyết các bài tập dạng tổng hợp.
b) Nội dung:
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm:
- Bài 2a; 2c/ sgk trang 25
- Bài 3/ sgk trang 25
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn, thực hiện bài Bài 2a; c/ sgk trang 25 và Bài 3/ sgk trang 25 - nêu các bước thực hiện bài tính. - theo em, tính theo cách nào ở bài 3 thì hợp lí hơn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu được giao từ GV. - GV hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chọn hai nhóm hoàn thành sớm nhất lần lượt lên bảng làm bài - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV 2a/ đổi SHT dạng hỗn số về dạng phân số thực hiện phép tính trong ngoặc tính kết quả 2b/ đổi SHT dạng số thập phân về dạng phân số thực hiện phép tính trong dấu ngoặc lũy thừa nhân, chia cộng, trừ. 3: thực hiện tính giá trị của A theo cách 2 hợp lí hơn . - Cả lớp chú ý, quan sát và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV thống nhất kết quả và cách trình bày cho HS.
|
Bài 2:
Bài 3: Cách 1:
Cách 2:
|
4.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học ở nhà
- Xem lại các quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, thứ tự thực hiện phép tính.
- Làm các bài tập: bài 1c; 1d; 2b; 2d; 4c; 4d; 5; 6/ sgk trang 25
- Mỗi em chuẩn bị 1 hóa đơn thanh toán tiền điện; xem trước nội dung bài 5: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: THỰC HÀNH TÍNH TIỀN ĐIỆN.
Bài 5: THỰC HÀNH TÍNH TIỀN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng với các trường hợp đơn giản.
-Hiểu được ý nghĩa của việc thực hành tiết kiệm điện.
-Trân trọng những thành quả đạt được của nước ta về sản xuất điện.
Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học.Sử dụng công cụ toán học.Các năng lực này thể hiện thông qua:
- Nhận xét, đánh giá yêu cầu bài tập và hình thành bài giải.
- Lựa chọn phương pháp thích hợp trong tính toán tiền điện cũng như thuế GTGT.
- Phân tích, lập luận tìm lời giải khi giải quyết bài toán ứng dụng thực tiễn.
Phẩm chất:Chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực
Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao
Trách nhiệm ý thức , tích cực thực hiện nhiêm vụ
Trung thực khi nhận xét đánh giá kết quả bài làm của bạn
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập, bảng phụ, 4 hóa đơn đóng tiền điện
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
1- Mục tiêu - HS bước đầu hình dung về số tiền điện phải trả trong mỗi tháng thông qua các hóa đơn đóng tiền điện . - Gợi tâm thế, tạo hứng thú tìm hiểu, khám phá những vấn đề thực tiễn 2-Nội dung hoạt động Hs: quan sát hóa đơn đóng tiền điện rồi trả lời các câu hỏi của Gv GV: Đưa câu hỏi và nhận xét, đánh giá câu trả lời 3-Sản phẩm Câu trả lời của học sinh Khả năng trình bày ý kiến của học sinh 4-Tổ chức hoạt động |
|
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện các yêu cầu sau: Quan sát hóa đơn tính tiền điện rồi trả lời các câu hỏi sau 1)Số tiền điện khách hàng phải trả là bao nhiêu? Được tính như thế nào? 2)Số tiền thuế GTGT là bao nhiêu? Được tính như thế nào? 3)Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán là bao nhiêu? Được tính như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs chia lớp thành 4 nhóm Hs quan sát hóa đơn thảo luận nhóm trong 5 phút. Bước 3: Báo cáo thảo luận Sau 5 phút Nhóm 1:Trả lời câu hỏi 1) Nhóm 2 : Trả lời câu hỏi 2) Nhóm 3 :Trả lời câu hỏi 3) Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của học sinh. Giới thiệu nội dung bài thực hành và ý nghĩa của việc thực hiện bài thực hành -Giúp các em vận dụng kiến thức các phép tính về số hữu tỉ để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. -Giúp các em có ý thức tiết kiệm điện để tiết kiệm kinh phí cho gia đình nói riêng và tránh lãng phí nguồn năng lượng nói chung. |
Bài tập khởi động:
1) Số tiền điện khách hàng phải trả là : 511.730 đồng Số tiền đó được tính như sau: 50.1549 +50.1600+100.1858+72.2340 2)Số tiền thuế GTGT:51.173 đồng Tiền thuế được tính : 511730.10% 3)Tổng số tiền phải thanh toán:562903 đồng Được tính bằng cách: 511 173 +51 173=
|
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : THỰC HÀNH TÍNH TIỀN ĐIỆN
1- Mục tiêu -Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng với các trường hợp đơn giản. 2-Nội dung hoạt động Hs: Thực hiện bài thực hành tính tiền điện SGK/26 GV: nhận xét , đánh giá kết quả hoạt động 3-Sản phẩm Khả năng phân tích và trình bày bài giải ứng dụng thực tiễn của học sinh Tính chính xác tiền điện theo yêu cầu 4-Tổ chức hoạt động |
|||||||||||||||||||||||||||||
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện tính tiền điện thông qua bài toán SGK/26 -GV giao mỗi nhóm 1 phiếu học tập có đề bài thực hành. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs chia lớp thành 4 nhóm Hs thảo luận nhóm thực hiên hoạt động trong 10 phút. Bước 3: Báo cáo thảo luận Sau 10 phút Hs1: đọc đề Hs2: Phân tích đề. Nói rõ đề cho gì? yêu cầu làm gì? Đại diện nhóm 1:Trình bày két quả thảo luận của nhóm Đại diện nhóm 2 : Trình bày két quả thảo luận của nhóm Đại diện nhóm 3 : Trình bày két quả thảo luận của nhóm Đại diện nhóm 4 : Trình bày két quả thảo luận của nhóm Hs khác nêu ý kiến bổ sung ( nếu có) Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của mỗi nhóm. Gv cho Hs tự nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm thông qua các tiêu chí sau: RUBRIC ĐÁNH GIÁ CHO HOẠT ĐỘNG
Gv đưa câu hỏi; học sinh trả lời Hỏi : Cho biết tiền điện là a đồng. thuế VAT : 10%. Hãy nêu công thức tính tiền thuế? Hỏi: Các em phải làm thế nào để tiết kiệm điện? GV cho học sinh quan sát một số công trình sản xuất điện của nước ta : Thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện năng lượng mặt trời thông qua các hình ảnh trên bảng phụ |
Tiền điện tháng 9 nhà bạn Dung phải trả : 50.1678+ 50.1734+54.2014 =279 356 đồng Tiền thuế: 279 356.10%=27 935,6 đồng Tổng số tiền nhà ban Dung phải thanh toán: 279 356 + 27 935,6 =307 291,6 đồng
Tiền điện là a đồng. thuế VAT : 10%. Tiền thuế : a. 10% |
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Gv yêu cầu học sinh thực hiện các phần việc sau:
Xem lại kiến thức trọng tâm của chương 1
Giải các bài tập cuối chương 1 SGK/27,28
Chuẩn bị ôn tập chương 1
BÀI 1: SỐ VÔ TỈ. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC
Môn: Toán học- Lớp: 7
Thời gian thực hiện: tiết
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học. Tính căn bậc hai số học bằng máy tính cầm tay
2. Năng lực:
a) Năng lực toán học
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được số thập phân hữu hạn và sổ thập phân vô hạn tuần hoàn, số vô tỉ, khái niệm căn bậc hai số học của một số không âm. Tính được giá trị căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng bảng bình phương các số nguyên từ 1 đến 10. Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay
- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với số vô tỉ,căn bậc hai
- Giao tiếp và hợp tác: Nêu được cách biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ. Trình bày được ý tưởng một cách liền mạch khi đã biết hướng giải quyết vấn đề. Thảo luận, trao đổi để xác định một số thuộc tập hợp số nào?
- Mô hình hoá toán học: Trải nghiệm chuyển bài toán thực tế và bài toán hình học về bài toán toán học liên quan đến số vô tỉ,căn bậc hai.
- Sử dụng công cụ và phương tiện: Sử dụng được thước để vẽ dấu gạch ngang của phân số. Sử dụng máy tính bỏ túi để tính và kiểm tra kết quả tính
b) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Biết tự nghiên cứu bài học, thực hiện tốt hoạt động cá nhân khi giáo viên yêu cầu
- Giao tiếp và hợp tác: Nêu và trình bày được ý tưởng một cách liền mạch khi đã biết hướng giải quyết vấn đề. Thảo luận và trao đổi trong quá trình hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất giải pháp phù hợp dựa trên các thông tin đã có. Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn
- Tự tin, tự chủ: Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: KH bài dạy, phấn ghi bảng, thước thẳng, SGK, Side, laptop, phiếu học tập
2. Học sinh: Thước thẳng, bút, SGK, máy tính bỏ túi .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động ( phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận đề khám phá ra số vô tỉ.
b) Nội dung: HS đọc câu hỏi và đứng tại chỗ trả lời. GV tổ chức cho HS nhận xét, GV đánh giá kết quả thực hiện
Câu hỏi: Có số hữu tỉ nào bình phương bằng 2 hay không?
c) Sản phẩm: HS trả lời tốt câu hỏi khởi động
Không có số hữu tỉ nào bình phương lên bằng 2.
d) Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi trên màn hình
- Yêu cầu HS trả lời (Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
- Có tồn tại số nào mà bình phương của số đó bằng 2 hay không thì bài học hôm nay sẽ trả lời chính xác cho câu hỏi này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.( phút)
Hoạt động 1: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ
a) Mục tiêu: giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về số thập phân hữu hạn và vô hạn tuần hoàn. Biết diễn thập phân của số hữu tỉ
b) Nội dung: HS thực hiện cá nhân KP1. GV giới thiệu số thập phân hữu hạn và vô hạn toàn hoàn thông qua KP. HS đọc và tìm hiểu nội dung VD trong mục 1 của bài. thực hiện cá nhân Thực hành 1. GV tổ chức cho HS nhận xét, GV đánh giá kết quả thực hiện
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tốt KP1, biết được số thập phân hữu hạn và vô hạn tuần hoàn, hoàn thành tốt thực hành 1
Khám phá 1
a) Hãy thực hiện các phép chia sau đây:
3:2 = ?; 37:25 = ?;
5:3 = ?; 1:9 = ?.
b) Dùng kết quả trên để viết các số dưới dạng số thập phân.
Trường hợp 1: Nếu bằng một phân số thập phân thì kết quả của phép chia là số thập phân bằng với phân số thập phân đó, và được gọi là số thập phân hữu hạn
VD: (sgk)
Trường hợp 2: Nếu không bằng bắt cứ phân số thập phân nào thì kết quả của phép chia không bao giờ dừng và có chữ số hoặc cụm chữ số sau dầu phẩy lặp đi lặp lại, và được gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn
VD: (sgk)
* KTTT:
Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
VD1: (sgk)
Thực hành 1: Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
d) Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân KP1. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
- GV giới thiệu
Trường hợp 1: Nếu bằng một phân số thập phân thì kết quả của phép chia là số thập phân bằng với phân số thập phân đó, và được gọi là số thập phân hữu hạn
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu VD sgk
Trường hợp 2: Nếu không bằng bắt cứ phân số thập phân nào thì kết quả của phép chia không bao giờ dừng và có chữ số hoặc cụm chữ số sau dầu phẩy lặp đi lặp lại, và được gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu VD sgk
- Yêu cầu HS đọc KTTT sgk
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu VD1 sgk
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân Thực hành 1. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS đúng tại chỗ trả lời)
Hoạt động 2: Số vô tỉ
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được số vô tỉ, phân biệt được số vô tỉ và số hữu tỉ.
b) Nội dung: HS thực hiện cá nhân KP2, nghe GV giới thiệu về số vô tỉ. HS đọc và tìm hiểu VD2 sgk, hoàn thành cá nhân thực hành 2.
c) Sản phẩm: Hoàn thành tốt nội dung KP2 và thực hành, biết được số vô tỉ và kí hiệu
Khám phá 2: Cho hai hình vuông ABCD và AMBN như hình bên. Cho biết cạnh AM = 1dm.
- Em hãy cho biết diện tích hình vuông ABCD gấp mấy lần diện tích hình vuông AMBN.
- Tính diện tích hình vuông ABCD.
- Hãy biểu diễn diện tích hình vuông ABCD theo độ dài đoạn AB.
* KTTT
Mỗi số thập phân vô hạn không tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số, số đó gọi là số vô tỉ.
Tập hợp số vô tỉ được kí hiệu là: I
VD2: (sgk)
Thực hành 2: Hoàn thành các phát biểu sau:
a) Số a = 5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số .?.
b) Số b = 6,15555…. = 6, 1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số .?.
c) Người ta chứng minh được π=3,14159265...π=3,14159265... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số .?.
d) Cho biết số c = 2,23606… là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số .?.
d) Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân KP2. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
- GV giới thiệu
Trong bài toán trên, nếu gọi x (dm) (x > 0) là độ dài cạnh AB của hình vuông ABCD, thì ta có x2 = 2. Người ta đã chứng minh được rằng không có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 và đã tính được: x = 1,414213562...
Người ta chứng minh được số này là một số thập phân vô hạn mà ở phần thập phân của nó không có một chu kì nào cả, Đó là một số rñập phân vô hạn không tuần hoàn.
Ta gọi những số như vậy là số vớ tỉ.
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu VD2 sgk
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân thực hành 2. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả (Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
Hoạt động 3: Căn bậc hai số học
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xây dựng và biết khái niệm căn bậc hai số học
b) Nội dung: HS thực hiện cá nhân KP3, đọc và tìm hiểu VD3 và chú ý sgk, thực hiện cá nhân thực hành 3. GV tổ chức cho HS nhận xét, GV đánh giá kết quả thực hiện
c) Sản phẩm: HS biết thế nào là căn bậc hai số học hoàn thành tốt hoạt động cá nhân KP3, thực hành 3
Khám phá 3:
a) Tìm giá trị của x2 với x lần lượt bằng 2; 3; 4; 5; 10.
b) Tìm số thực không âm x với x2 lần lượt bằng 4; 9; 16; 25; 100.
* KTTT
Căn bậc hai số học của số a không âm là số không âm sao cho . Ta dùng kí hiệu để chỉ căn bậc hai số học của a.
Một số không âm a có đúng một căn bậc hai số học
VD3: (sgk)
Chú ý: (sgk)
Thực hành 3: Viết các căn bậc hai số học của 16; 7; 10; 36.
d) Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân KP3. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
- Ta có: 5 > 0 và 52 = 25. Ta nói căn bậc hai số học của 25 là 5. Yêu cầu HS đọc KTTT sgk
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu VD3 và chú ý sgk
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân thực hành 3. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả (Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
Hoạt động 4: Tính căn bậc hai số học bằng máy tính cầm tay
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết biết cách dùng máy tính cầm tay để tìm căn bậc hai (đúng hoặc gần đúng) của một số không âm.
b) Nội dung: HS thực hiện cá nhân KP4, thực hành 4. GV tổ chức cho HS nhận xét, GV đánh giá kết quả thực hiện
c) Sản phẩm: HS biết tính căn bậc hai số học bằng máy tính cầm tay, hoàn thành tốt nội dung KP4, thực hành 4
Khám phá 4 trang 33 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Sử dụng máy tính cầm tay bấm liên tiếp các nút
Em hãy đọc kết quả x trên màn hình rồi tính x2.
b) Sử dụng máy tính cầm tay bấm liên tiếp các nút
Em hãy đọc kết quả x trên màn hình rồi tính x2.
Thực hành 4: Dùng máy tính cầm tay để tính các căn bậc hai số học sau:
d) Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân KP4. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả (Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
- Qua KP 4, Ta có thể tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân thực hành 4. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả (Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
C. Hoạt động luyện tập ( phút)
a) Mục tiêu: HS Nhận biết được số thập phân hữu hạn và sổ thập phân vô hạn tuần hoàn, số vô t. Tính được giá trị căn bậc hai số học của một số nguyên dương. Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân giải các bài tập BT 1; 2; 3; 4; 5 SGK Tr33.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tốt lời giải các bài tập trên bảng và tập bài tập của HS
BT1 SGK Tr33
a) Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
b) Trong các số thập phân vừa tính được, hãy chỉ ra các số thập phân vô hạn tuần hoàn.
BT2 SGK Tr33. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
a) b) c) d)
BT3 SGK Tr33: Tính
BT4 SGK Tr33
Hãy thay dấu ? bằng các số thích hợp.
n |
121 |
? |
169 |
? |
|
? |
12 |
? |
146 |
BT5 SGK Tr34 Dùng máy tính cầm tay để tính các căn bậc hai số học sau (làm tròn đến 3 chữ số thập phân)
d) Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT1 SGK Tr33. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS lên bảng thực hiện)
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT2 SGK Tr33. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi đứng tại chỗ trả lời)
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT3 SGK Tr33. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS lên bảng thực hiện)
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT4 SGK Tr33. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS đứng tại chỗ trả lời)
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT5 SGK Tr34. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS lên bảng thực hiện)
D. Hoạt động vận dụng ( phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vừa học để giải toán, giải bài toán có nội dung thực tiễn
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân Vận dụng 1; 2; 3. BT6, 7, 8 SGK Tr34
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tốt lời giải các bài tập trên bảng và tập bài tập của HS
Vận dụng 1 SGK Tr31. Hãy so sánh hai số hữu tỉ: 0,834 và
Vận dụng 2 SGK Tr32. Tính độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là 169m2.
Vận dụng 3 SGK Tr33. Dùng máy tính cầm tay để:
a) Tính độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là 12 996 m2.
b) Công thức tính diện tích S của hình tròn bán kính R là S = πR2. Tính bán kính của một hình tròn có diện tích là 100cm2.
BT6 SGK Tr34
Bác Thu thuê thợ lát gạch một cái sân hình vuông hết tất cả là 10 125 000 đồng. Cho biết chi phí cho 1 m2 (kể cả công thợ và vật liệu) là 125 000 đồng. Hãy tính chiều dài của cái sân.
BT7 SGK Tr34
Tính bán kính của một hình tròn có diện tích là 9869 m2 (dùng máy tính cầm tay).
BT8 SGK Tr34
Tìm số hữu tỉ trong các số sau:
d) Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành vận dụng 1 SGK Tr31. GV chú ý quan sát và đánh giá (Gọi HS lên bảng thực hiện)
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành vận dụng 2 SGK Tr32. GV chú ý quan sát và đánh giá (Gọi HS lên bảng thực hiện)
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành vận dụng 3 SGK Tr33. GV chú ý quan sát và đánh giá (Gọi HS lên bảng thực hiện)
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT6 SGK Tr34. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS lên bảng thực hiện)
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT7 SGK Tr34. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS lên bảng thực hiện)
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân BT8 SGK Tr34. Chú ý quan sát và đánh giá kết quả ( Gọi HS lên bảng thực hiện)
* Nhiệm vụ về nhà: 1p
- Học bài và xem lại tất cả các bài tập đã giải
- Hoàn thành tốt tất cả các bài tập trong sgk
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài tiếp theo để tiết sau học
Ngày tháng năm
|
Họ và tên giáo viên: Tổ chuyên môn: |
TÊN BÀI DẠY: Bài 2. SỐ THỰC. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ THỰC
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được số thực và tập hợp các số thực.
- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số thực.
- Nhận biết được trục số thực và biểu diễn được số thực trên trục số trong trường hợp thuận lợi.
- Nhận biết được số đối của một số thực
- Nhận biết được giá trị tuyệt đối của một số thực
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Tìm được số đối của một số.
+ Tìm được giá trị tuyệt đối của một số.
+ Thực hiện được bài toán tính giá trị .
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giáo án, giáo án ppt
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP/ MỞ ĐẦU (Dự kiến thời gian: 5’)
a) Mục tiêu:
- Gây sự chú ý của HS vào chủ đề bài học.
- Giúp HS có cơ hội nhận biết tập số thực R.
b) Nội dung: HĐKĐ1 trong SGK: Người ta gọi tập hợp gồm các số hữu tỉ và số vô tỉ là gì?
c) Sản phẩm:
* Sản phẩm dự kiến
HĐKĐ1 trong SGK: Số thực.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide hoặc cho HS quan sát SGK đọc và trả lời câu hỏi phần HĐKĐ1 trong SGK:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi, thảo luận hoàn thành câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ/THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐẶT RA TỪ HOẠT ĐỘNG 1
Hoạt động 2.1: Số thực và tập hợp các số thực
a) Mục tiêu: - Nhận biết được số thực và tập hợp các số thực.
b) Nội dung:
HS thực hiện được HĐKP1 và Thực hành 1
c) Sản phẩm:
* Sản phẩm dự kiến
HĐKP1:
Các số là số hữu tỉ là
Các số là số vô tỉ là ;− ; π.
Ta gọi chung số hữu tỉ và số vô tỉ là số thực.
Tập hợp các số thực được kí hiệu là R.
Thực hành 1:
Lời giải:
a) ∈ Q đây là một phát biểu sai vì không phải số hữu tỉ.
Phát biểu đúng là: ∈R hoặc ∈ I hoặc ∉ Q.
b) ∈R đây là một phát biểu đúng vì là số thực.
c) ∉R đây là một phát biểu sai vì là số hữu tỉ nên là số thực
Phát biểu đúng ∈R hoặc ∈Q.
d) −9 ∈ Rđây là một phát biểu đúng vÌ -9 là số hữu tỉ nên nó là số thực.
● Trong tập hợp các số thực, ta cũng có các phép tính với các tính chất tương tự như các phép tính trong tập hợp các số hữu tỉ mà ta đã biết.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi
- GV lưu ý cho HS phần Nhận xét như trong SGK.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoàn thành HĐKP1, thực hành 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát SGK, chú ý lắng nghe và hoàn thành theo yêu cầu của GV
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS: Lắng nghe, ghi chú, phát biểu
- HS nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá quá trình học tập và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Thứ tự trong tập hợp các số thực
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số thực.
b) Nội dung: Hs thực hiện HĐKP2, Thực hành 2, Vận dụng 1
c) Sản phẩm:
* Sản phẩm dự kiến
* HĐKP2:
+) Ta so sánh 3,14 và 3,1415
Ta có: 3,14 = 3,140
Kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số hàng phần nghìn. Mà 1 > 0 nên 3,140 < 3,1415 hay 3,14 < 3,1415.
+) Ta so sánh 3,1415 và 3,141515
3,1415 = 3,14150
Kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số hàng phần trăm nghìn. Mà 0 < 1 nên 3,14150 < 3,141515 hay 3,1415 < 3,141515
Theo tính chất bắc cầu thì 3,14 < 3,141515
Sắp xếp: 3,14 < 3,1415 < 3,141515.
● Với hai số thực x, y bất kì, ta luôn có hoặc x < y hoặc x > y hoặc x = y.
Chú ý: Với hai số thực dương a và b, ta có: Nếu a > b thì
Thực hành 2:
a) 4,(56) và 4,56279
Ta có:
4,(56) = 4,5656…
Ta đi so sánh 4,5656… và 4,56279.
Kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số hàng phần nghìn.
Mà 5 > 2 nên 4,5656… > 4,56279 hay 4,(56) > 4,56279.
b) -3,(65) và -3,6491
Ta có: -3,(65) = -3,6565…
Ta đi so sánh 3,6565… và 3,6491
Kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số hàng phần trăm.
Mà 5 > 4 nên 3,6565… > 3,6491 hay -3,6565… < -3,6491 nên -3,(65) < -3,6491.
c) 0,(21) và 0,2(12)
Ta có: 0,(21) = 0,212121… và 0,2(12) = 0,21212121…
Vậy 0,(21) = 0,29(12).
d) và 1,42
Ta có: ≈1,414213562...2≈1,414213562...
Do 1,414213562… < 1,42 nên <1,42.
Vận dụng 1:
Độ dài a của cạnh hình vuông là:
a= =2,236067977...(m)
Ta đi so sánh độ dài cạnh hình vuông a = 2,236067… m và độ dài b = 2,361m.
Ta có:
a = 2,236067…
b = 2,361
Kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số hàng phần mười.
Vì 2 < 3 nên 2,236067… < 2,361. Do đó độ dài a bé hơn độ dài b.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc, trao đổi theo cặp và làm HĐKP2.
- GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 2, 3 các HS khác tham gia thảo luận, đặt câu hỏi tìm hiểu.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm, hoàn thành Vận dụng 1 vào bảng phụ, cử đại diện trình bày
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày; HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động, ghi điểm thường xuyên cho một số học sinh và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3: Trục số thực
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được trục số thực và biểu diễn được số thực trên trục số trong trường hợp thuận lợi.
b) Nội dung: Hs thực hiện HĐKP3, Thực hành 3, Vận dụng 2
c) Sản phẩm:
* Sản phẩm dự kiến
* HĐKP3:
Ta quan sát thấy hình vuông trong hình có độ dài cạnh là 1 nên độ dài đường chéo của nó là . Mặt khác, ta thấy độ dài đường chéo của hình vuông bằng độ dài cạnh OA. Do đó độ dài cạnh OA = .
Mà không phải số hữ tỉ nên độ dài OA không phải số hữu tỉ.
● Trục số là trục số thực.
Thực hành 3:
Vận dụng 2:
Ta có: =1,41421... và = 1,5 nên > do đó, và đều nằm về bên phải điểm 0 và nằm gần về phía 0 hơn . Do đó, ta nói nằm trước hay nằm sau .
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc, trao đổi theo cặp và làm HĐKP3, Vận dụng 2.
- GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 4 các HS khác tham gia thảo luận, đặt câu hỏi tìm hiểu.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm, hoàn thành Thực hành 3vào bảng phụ, cử đại diện trình bày
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày; HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động, ghi điểm thường xuyên cho một số học sinh và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.4: Số đối của một số thực
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được số đối của một số thực
b) Nội dung: Hs thực hiện HĐKP4, Thực hành 4, Vận dụng 3 .
c) Sản phẩm:
* Sản phẩm dự kiến
* HĐKP4:
Độ dài đoạn thẳng OA là 4,5 đơn vị.
Độ dài đoạn thẳng OA’ là 4,5 đơn vị.
Do đó, độ dài OA bằng với độ dài OA’.
● Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau, số này gọi là số đối của số kia.
Số đối của số thực x kí hiệu là -x. Ta có x + (-x) = 0
Thực hành 4:
Số đối của số 5,12 là -5,12.
Số đối của số π là số π là −π.
Số đối của số - là số
Vận dụng 3:
Ta có:
Số đối của là -
Số đối của là - .
Vì 3 > 2 nên > . Do đó, − >−
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc, trao đổi theo cặp và làm HĐKP4, Vận dụng 3.
- GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 5 các HS khác tham gia thảo luận, đặt câu hỏi tìm hiểu.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm Thực hành 4 vào bảng phụ, cử đại diện trình bày
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày; HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động, ghi điểm thường xuyên cho một số học sinh và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.5: Giá trị tuyệt đối của một số thực
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được giá trị tuyệt đối của một số thực
b) Nội dung: Hs thực hiện HĐKP5, Thực hành 5, Vận dụng 4 .
c) Sản phẩm:
* Sản phẩm dự kiến
* HĐKP5:
Khoảng cách từ điểm 0 đến điểm là .
Khoảng cách từ điểm 0 đến điểm - là .
Do đó khoảng cách từ điểm 0 đến điểm và khoảng cách từ điểm 0 đến điểm − là bằng nhau vì đều bằng .
● Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số. Giá trị tuyệt đối của một số thực x được kí hiệu là .
Nhận xét: Ta có: =
Giá trị tuyệt đối của một số thực x luôn là số không âm: 0 với mọi số thực x.
Thực hành 5:
Giá trị tuyệt đối của -3,14 là 3,14 hay ta viết là |-3,14| = 3,14.
Giá trị tuyệt đối của 41 là 41 hay ta viết là |41| = 41.
Giá trị tuyệt đối của -5 là 5 hay ta viết là |-5| = 5.
Giá trị tuyệt đối của 1,(2) là 1,(2) hay ta viết là |1,(2)| = 1,(2).
Giá trị tuyệt đối của - là hay ta viết là |- | = .
Vận dụng 4:
Ta có: |x|=
|x|=∣ ∣=∣- ∣
Do đó x = hoặc x = −
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc, trao đổi theo cặp và làm HĐKP5, Vận dụng 4.
- GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 5 các HS khác tham gia thảo luận, đặt câu hỏi tìm hiểu.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận cặp đôi Thực hành 5 vào bảng phụ, cử đại diện trình bày
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày; HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động, ghi điểm thường xuyên cho một số học sinh và chốt kiến thức.
3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP (Dự kiến thời gian: )
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT 1, 2,3,4 ( SGK – tr38)
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
* Sản phẩm dự kiến
Bài 1 : 5∈Z; −2∈Q; √2∉Q; ∈Q;
2,31(45)∉I; 7,62(38)∈R; 0∉I.
Bài 2:
Ta có sắp xếp sau: − < < < < π< 3,2 < 4,1
Bài 3: a) là một khẳng định đúng.
b) là một khẳng định sai.
c) là một khẳng định đúng.
d) d là một khẳng định sai vì số 0 là số hữu tỉ không phải số vô tỉ.
e) e là một khẳng định đúng.
Bài 4: a)? cần điền là số 0 b) ? cần điền là 9.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 ;2 ; 3 ; 4 ( SGK – tr58)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG (Dự kiến thời gian: )
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức, làm được bài 5 ( SGK – tr56)
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
* Sản phẩm dự kiến
Bài 5:
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ như sau: –51 oC < -15 oC < –2 oC < 8 oC < 12 oC.
Vậy các địa điểm có nhiệt độ theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là: Alaska (A-la-xca); New York (Niu Oóc); Montana (Mon– ta–na); Florida (Phlo-ra-đa); Hawaii (Ha–oai).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đã yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng :Bài 8, 9 (SGK – tr56) ngoài giờ trên lớp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đã tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, nộp báo cáo vào đầu tiết sau
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS nộp báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm cho học sinh thực hiện tốt
Chương 2: SỐ THỰC
ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG II
(Thời gian thực hiện: 04 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về Kiến thức:
- Hệ thống lại cho học sinh các khái niệm về số vô tỉ, số thực, căn bậc hai số học, giá trị tuyệt đối của một số thực, số đối, ước lượng và làm tròn số.
- Củng cố các kiến thức về số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn, tập hợp số hữu tỉ, số vô tỉ và số thực, thứ tự trong tập số thực.
- Củng cố cho hs cách tìm căn bậc hai số học, mối liên hệ giữa các phần tử và các tập hợp số, tìm giá trị tuyệt đối, số đối,...
- Vận dụng các kiến thức đã được học để giải các bài toán thực tế về làm tròn số, bài toán tìm x.
2. Về Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: Nêu được khái niệm về căn bậc hai số học của một số nguyên dương, quy tắc làm tròn số.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay giải quyết các bài toán thực hiện phép tính và tìm căn bậc hai số học của một số nguyên dương.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, … để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
-Tích hợp: Toán học và cuộc sống
3. Về phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái: Biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia đơn vị, bảng phụ, máy chiếu, phiếu bài tập (các bài tập bổ sung), máy tính cầm tay.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, máy tính cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Hoạt động: (10 phút) Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục đích:
- Củng cố lại các kiến thức trọng tâm của chương II.
b) Nội dung:
- Quan sát sơ đồ tư duy chương II và trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá sơ đồ tư duy của từng nhóm.
c) Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy của chương II về tập hợp số thực, các phép tính tìm giá trị tuyệt đối, tìm số đối, căn bậc hai số học,…
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân nhớ lại các nội dung đã học. - GV nêu yêu cầu Các nội dung đã học của chương II là gì? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát sơ đồ tư duy ôn tập chương II và trả lời các câu hỏi của GV. * Báo cáo, thảo luận: - Mỗi hình ảnh GV yêu cầu khoảng 2 HS trả lời miệng. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV treo sơ đồ tư duy mà HS các nhóm chuẩn bị sẵn ở nhà lên bảng để HS nhóm khác nhận xét * Kết luận, nhận định: - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của HS |
|
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động 2.1: Dạng 1: Các dạng toán về tập hợp (7 phút)
a) Mục đích:
Hệ thống lại cho học sinh các dạng toán về tập hợp.
b) Nội dung:
- Thực hiện Bài tập 4 trong SGK trang 45 và làm một số bài toán bổ sung.
c) Sản phẩm:
- Kết quả Bài tập 4 trong SGK trang 45 và bài toán bổ sung.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: GV yêu cầu mỗi cá nhân đọc đề và làm bài tập sau Bài toán về tập hợp: Bài tập 4: Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai, hãy phát biểu lại cho đúng.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Cho HS lần lượt lên bảng làm bài tập 4. - Hướng dẫn, hỗ trợ - Yêu cầu phát biểu lại câu sai. * Báo cáo kết quả nhiệm vụ 1: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phản biện. - HS quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa kết quả của bài tập 4. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động của lớp, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. |
Bài tập 4: Giải:
Phát biểu lại câu c)
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: - GV yêu cầu hai bạn cùng bàn một nhóm đọc bài toán (bảng phụ) Bài toán: Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS thực hiện bài toán - Thảo luận nhóm và rút ra câu trả lời. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu 2 HS nêu kết quả. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét hoạt động của nhóm, chuẩn hóa kết quả nhóm - GV củng cố lại các cách viết của một tập hợp. |
|
Hoạt động 2.2: Dạng 2: Tìm giá trị căn bậc hai số học của một số nguyên dương: (15 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố các phép tính để tìm căn bậc hai số học của một số nguyên dương
- Sử dụng thành thạo máy tính để tìm căn bậc hai số học.
b) Nội dung:
- Thực hiện nội dung bài tập 3 trong SGK trang 45.
- Làm bài tập tự luận 3 trong SGK trang 45 và một số bài tập thêm.
c) Sản phẩm:
- Kết quả bài tập 3 trong SGK trang 45 và một số bài tập thêm.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Hoạt động nhóm 2 bạn cùng bàn một nhóm. - Đọc bài tập 3 trong SGK trang 45 và thực hiện * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện đọc bài tập 3 trong SGK trang 45 vào phiếu học tập Bài tập 3: Tính
- Thảo luận nhóm và rút ra câu trả lời. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 2 HS nêu kết quả. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét hoạt động nhóm, chuẩn hóa kết quả. |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài toán về tìm căn bậc hai số học của một số nguyên dương HS thực hiện theo cá nhân. Bài toán : Tìm căn bậc hai số học của các số sau: 36, 81, 9 Giáo viên gọi 3 HS lên bảng làm bài tập Hỏi: Hãy nêu cách tìm bằng máy tính cầm tay và trả lời. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS trả lời câu hỏi GV. - 3 Hs lên bảng thực hiện bài tập. * Báo cáo, thảo luận 2: - HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các bài tập trong vở. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét tính chính xác, đánh giá mức độ thực hiện của HS. |
- Căn bậc hai số học của 36 là 6 - Căn bậc hai số học của 81 là 9 - Căn bậc hai số học của 9 là 3 |
Hoạt động 2.3: Dạng 3: Tìm giá trị tuyệt đối, số đối của một số thực: (10 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố các phép tính để tìm giá trị tuyệt đối, số đối của một số thực
b) Nội dung:
- Làm một số bài tập thêm.
c) Sản phẩm:
- Kết quả một số bài tập thêm.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Hoạt động cá nhân. - Đọc bài toán và thực hiện * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện Bài tập: Tìm giá trị tuyệt đối của các số sau:
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 2 HS nêu kết quả. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét hoạt động, chuẩn hóa kết quả. |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài toán về tìm số đối của các số thực HS thực hiện theo cá nhân. Bài toán : Tìm số đối của các số sau
Giáo viên gọi 3 HS lên bảng làm bài tập * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS trả lời câu hỏi GV. - 3 Hs lên bảng thực hiện bài tập. * Báo cáo, thảo luận 2: - HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các bài tập trong vở. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét tính chính xác, đánh giá mức độ thực hiện của HS. |
- Số đối của – 9 là 9 - Số đối của - Số đối của 7 là – 7 - Số đối của |
Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút):
- Xem lại các bài tập đã sửa, ôn lại các cách viết tập hợp, các tính chất của các phép tính trong tập hợp số tự nhiên.
- Làm bài tập sau: Đọc trước các bài tập còn lại SGK trang 45.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn lại các phép tính về số thập phân, làm tròn số và ước lượng.
Tiết 2
Hoạt động 2.4: Dạng 4: Viết các phân số dưới dạng số thập phân, thứ tự trong tập hợp số thực (20 phút)
a) Mục đích:
Củng cố cho học sinh cách viết phân số dưới dạng số thập phân, thứ tự trong tập hợp số thực.
b) Nội dung:
- Thực hiện bài tập tự luận 1và một số bài tập bổ sung.
c) Sản phẩm:
- Kết quả bài tập tự luận 1 và một số bài tập bổ sung.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận 1 sgk/45 (a, b) vào vở. Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm bài tập (nhóm 1, 2, 3 làm câu 1a ; nhóm 4, 5, 6 làm câu 1b) * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS hoạt động nhóm 6. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện chính xác các bài tập. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu đại diện 6 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 1: Giáo viên nhận xét và đánh giá. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS GV chốt lại kiến thức |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận GV ra đề vào vở. Bài tập 1: Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:
Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm bài tập (nhóm 1, 2, 3 làm câu a ; nhóm 4, 5, 6 làm câu b) * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS hoạt động nhóm 6. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện chính xác các bài tập. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu đại diện 6 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 2: Giáo viên nhận xét và đánh giá. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS GV chốt lại kiến thức |
|
Hoạt động 2.5: Dạng 5: Áp dụng quy tắc làm tròn số để giải các bài tập liên quan. (23 phút)
a) Mục đích:
Củng cố quy tắc làm tròn số.
b) Nội dung:
- Thực hiện bài tập tự luận 2,7 sgk/45 và một số bài tập bổ sung.
c) Sản phẩm:
- Kết quả thực hiện bài tập tự luận 2,7 sgk/45 và một số bài tập bổ sung.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: GV yêu cầu mỗi HS làm bài tập 2/sgk 45 vào vở Gọi 1 hs lên bảng trình bày. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 2/sgk 45 vào vở * Báo cáo, thảo luận 1: Hs lên bảng trình bày bài làm, các hs còn lại kiểm tra chéo bài làm của nhau. GV trình chiếu kết quả đúng trên bảng. * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét tính chính xác bài làm của hs. |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: GV yêu cầu mỗi HS làm bài tập 7/sgk 45 vào vở Gọi 2 hs lên bảng trình bày theo 2 cách. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 7/sgk 45 vào vở * Báo cáo, thảo luận 2: Hs lên bảng trình bày bài làm, các hs còn lại kiểm tra chéo bài làm của nhau. GV trình chiếu kết quả đúng trên bảng. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét tính chính xác bài làm của hs. |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận vào vở. - Gọi 4 Hs lên bảng trình bày bài tập bổ sung. Bài tập 2: Làm tròn các số thập phân sau đến hàng phần trăm:
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: - 4 HS lên bảng trình bày bài tập 2 . * Báo cáo, thảo luận 3: - Yêu cầu HS nhận xét trên bảng, kiểm tra chéo bài 2 trong vở của nhau. - GV chiếu kết quả đúng lên bảng. * Kết luận, nhận định 3: - GV nhận xét tính chính xác của HS. |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận vào vở. - Gọi 2 Hs lên bảng trình bày bài tập bổ sung. Bài tập 3: Hãy ước lượng kết quả phép tính sau:
* HS thực hiện nhiệm vụ 4: - 2 HS lên bảng trình bày bài tập 3 . * Báo cáo, thảo luận 4: - Yêu cầu HS nhận xét trên bảng, kiểm tra chéo bài 2 trong vở của nhau. - GV chiếu kết quả đúng lên bảng. * Kết luận, nhận định 4: - GV nhận xét tính chính xác của HS. |
Nên
Nên |
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Ghi nhớ quy tắc làm tròn số.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Tìm hiểu trước nội dung các bài tập 5, 6; 8 SGK trang 45.
Tiết 3
Hoạt động 2.6: Dạng 6: Các bài toán tìm x (43 phút)
a) Mục đích:
Hs áp dụng kiến thức đã học của chương II để giải bài toán tìm x
b) Nội dung:
Làm bài tập tự luận 5 sgk/45 và một số bài tập bổ sung
c) Sản phẩm:
- Kết quả bài tập tự luận 5 sgk/45 và một số bài tập bổ sung
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận 5 trong SGK trang 45. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS đọc đề tự luận 5 trong SGK trang 45 và suy nghĩ cách thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu khoảng 2 HS nêu cách làm bài, 1 HS lên bảng trình bày. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. |
Bài tập tự luận 5/SGK/45.
hoặc hoặc Vậy ;
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận bổ sung 1 vào vở. Bài tập 1: Tìm x biết:
- 3 hs lên bảng trình bày sau khi thực hiện xong trong vở. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS đọc, phân tích đề tự luận bài tập bổ sung và làm vào vở. - 3 hs lên bảng trình bày bài giải, hs còn lại quan sát, theo dõi. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu 3 HS lên bảng viết lời giải. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. |
hoặc Vậy ;
Vậy
hoặc hoặc Vậy ; |
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi bài tập bổ sung 2 trên phiếu học tập. Bài tập 2: Tìm x biết:
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS hoạt động nhóm nhóm cặp đôi bài tập bổ sung 2 trên phiếu học tập - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện chính xác các thao tác. * Báo cáo, thảo luận 3: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 3: - GV chính xác hóa kết quả của hoạt động của bài tập bổ sung 2. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. |
hoặc hoặc Vậy ;
hoặc hoặc Vậy |
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Tìm hiểu trước nội dung các bài tập 6; 8 SGK trang 45.
Tiết 4
Hoạt động 2.7: Dạng 7: Các bài toán thực tế (37 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng được các kiến thức trọng tâm của chương II vào giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn.
b) Nội dung:
Làm bài tập tự luận 6; 8 sgk/ 45 và một số bài tập bổ sung.
c) Sản phẩm:
- Kết quả bài tập tự luận 6; 8 sgk/ 45 và một số bài tập bổ sung.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận 6 trong SGK trang 45. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS đọc, phân tích đề tự luận 6 trong SGK trang 46 và tìm lời giải. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài - HS dưới lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. |
Dân số TP Hồ Chí Minh tính đến tháng 1 năm 2021 được làm tròn đến hàng nghìn là: (người) |
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận 8 trong SGK trang 45. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS đọc, phân tích đề tự luận 8 trong SGK trang 46 và tìm lời giải. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Tổng điểm kiểm tra thường xuyên của Bích? Tính điểm trung bình môn Toán của Bích được tính như thế nào? Làm tròn số đến hàng phần mười? * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu khoảng 2 HS nêu cách làm bài, 1 HS lên bảng viết lời giải. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. |
Bài tập tự luận 8/SGK/45. Giải Tổng điểm kiểm tra thường xuyên của Bích:
Điểm trung bình môn Toán của Bích là:
Điểm trung bình môn Toán của bạn Bích xấp xỉ 8,3
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: - Yêu cầu HS thực hành bài tập bổ sung: Bài tập: Tính bán kính của một cái bàn tròn có chu vi 26 dm. Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm. * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS đọc, phân tích đề tự luận bài tập bổ sung và tìm lời giải. * Báo cáo, thảo luận 3: - GV yêu cầu khoảng 2 HS nêu cách làm bài, 1 HS lên bảng viết lời giải. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 3: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. |
Bán kính của cái bàn tròn có chu vi 26 dm là:
Vậy bán kính của cái bàn tròn xấp xỉ 4,14 dm. |
3. Hoạt động 3: Vận dụng (6 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng các kiến thức để giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
- Giao nhiệm vụ tự học cho HS.
b) Nội dung:
- Giải quyết bài toán thực tiễn.
- Thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân.
c) Sản phẩm:
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ 1:
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 ngoài giờ học giải quyết bài toán thực tiễn: Cho biết chỉ số BMI của một người được tính như sau: (m là khối lượng cơ thề tính theo kg, h là chiều cao tính theo mét). Hãy tính chỉ số BMI của bạn An biết bạn An cao 163cm và nặng 58kg. Hãy cho biết với chỉ số BMI của bạn An, bạn An có bị thừa cân không?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ.
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm trong các tiết học.
- Ghi nhớ các dạng bài tập, cách thực hiện.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước nội dung bài:” Thu thập và phân loại dữ liệu”.
Ngày soạn: |
|
BÀI 1 : HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp và hình lập phương.
- Tích hợp toán học với cuộc sống: GD sức khỏe cho HS thông qua gói thuốc lá (hình hộp).
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học: Giải quyết được các vấn đề gắn với thực tiễn như tính diện tích, thể tích
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ, Tivi, mô hình.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: GV giới thiệu và làm quen Hình học trực quan và các hình khối trong thực tiễn
b) Nội dung:
- Giới thiệu và làm quen Hình học trực quan: các hình khối trong thực tiễn và HĐKĐ
c) Sản phẩm: HĐKĐ: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập: Hãy đọc và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKĐ
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và đưa ra câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận: Hs thay phiên nhau để trả lời để thỏa yêu cầu bài toán; HS khác nêu nhận xét
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS.
- GV đặt vấn đề vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (40 phút)
Hoạt động 1: Hình hộp chữ nhật
a) Mục tiêu:
- Mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp
b) Nội dung: Hãy lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi phần:
-Tìm hiểu về hình hộp CN: GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, hình 3 để mô tả các góc, đỉnh, cạnh và đường chéo hình hộp CN.
c) Sản phẩm:
- HĐKP 1: hình b
* Thực Hành 1: …
* Thực Hành 2: …
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau:
- Hãy đọc đề và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKP 1
- Hãy đọc đề và thảo luận chung (cả lớp) để trả lời cá nhân các câu hỏi phần Tìm hiểu về hình hộp CN
- Hãy đọc đề và thảo luận nhóm nhỏ để trả lời cá nhân các câu hỏi phần TH 1 và TH 2 tr47 sgk.
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và lần lượt đưa ra câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận: Hs thay phiên nhau để trả lời báo cáo HĐ nhóm nhỏ để thỏa yêu cầu bài toán; HS khác nêu nhận xét
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS.
- GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần).
Hoạt động 2: Hình lập phương
a) Mục tiêu:
- Mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình lập phương.
- Tích hợp toán học với cuộc sống: GD sức khỏe cho HS thông qua gói thuốc lá (hình hộp).
b) Nội dung: Hãy lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi phần:
-Tìm hiểu về hình lập phương: GV hướng dẫn HS quan sát hình 6, hình 7 để mô tả các góc, đỉnh, cạnh và đường chéo hình lập phương.
- Tích hợp toán học với cuộc sống:
+ Gói thuốc lá có dạng hình gì?
+ GD sức khỏe cho HS thông qua gói thuốc lá (hình hộp).
c) Sản phẩm:
* HĐKP 2: Hình 5b
* Tìm hiểu về hình lập phương: GV hướng dẫn HS quan sát hình 6, hình 7 để mô tả các góc, đỉnh, cạnh và đường chéo hình lập phương.
* Thực Hành 3: …
* Vận dụng:
- Hình 9a gấp thành hình lập phương.
- Hình 9b gấp thành hình CN.
* Tích hợp toán học với cuộc sống:
+ Gói thuốc lá có dạng hình hộp chữ nhật
+ GD sức khỏe cho HS: hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người và mọi người xung quanh.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau:
- Hãy đọc đề và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKP 2
- Hãy đọc đề và thảo luận chung (cả lớp) để trả lời cá nhân các câu hỏi phần Tìm hiểu về hình lập phương.
- Hãy đọc đề và thảo luận nhóm nhỏ để trả lời cá nhân các câu hỏi phần TH 3 và vận dụng tr49 sgk.
- Hãy đọc đề và trả lời cá nhân phần Tích hợp toán học với cuộc sống.
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và lần lượt đưa ra câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận: Hs thay phiên nhau để trả lời, báo cáo HĐ nhóm nhỏ để thỏa yêu cầu bài toán; HS khác nêu nhận xét
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS.
- GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần)
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 35phút)
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học như mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp và hình lập phương.
b) Nội dung: HS lần lượt làm các BT1,2,3 tr 49+50 sgk
c) Sản phẩm: Đáp án các BT 1,2,3 tr 49+50 sgk
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ giải các BT 1,2,3 tr 49+50 sgk bằng HĐ nhóm nhỏ.
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS HĐ nhóm nhỏ lần lượt giải các BT 1,2,3 tr 49+50 sgk.
* Báo cáo, thảo luận: HS lần lượt báo cáo HĐ nhóm nhỏ; HS khác nêu nhận xét
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại đáp án của các BT; nhận xét tinh thần tham gia HĐ nhóm của HS.
- GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần)
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
b) Nội dung: HS lần lượt làm BT 4 tr 50 sgk
c) Sản phẩm: Đáp án BT 4 tr 50 sgk: Hình 13b
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS làm BT 4 tr 50 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoạt động nhóm nhỏ, sau đó HS trình bày bài giải.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV có thể ghi điểm khuyến khích cho HS nếu cần (làm đúng ghi điểm khá-giỏi, không đúng không ghi điểm)
* Hướng dẫn về nhà
- Xem lại bài học (các kiến thức trọng tâm), làm lại các bài tập trong sgk vào vở BT.
- Mỗi HS làm một mô hình hình hộp chữ nhật có các kích thước như Hình 12a tr 50 sgk
- Làm thêm các BT trong SBT
- Xem và soạn trước ở nhà nội dung bài học tiếp theo là §2
Ngày dạy: |
Ngày soạn: |
Tiết theo KHBD:
BÀI 2: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Học sinh (HS) nêu được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, mô hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1:
1. Hoạt động 1: Khởi động (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ tạo hứng thú học tập.
- Thông qua trò chơi học sinh nhớ lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b) Nội dung:
- Thực hiện nội dung hoạt động khởi động: HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn”
c) Sản phẩm:
- Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
- GV: chiếu sile ghi nội dung và cách thực hiện trò chơi: “Ai nhanh hơn” * GV giao nhiệm vụ học tập - GV: Chia lớp thành 6 đội. - GV: Yêu cầu học sinh chuẩn bị tư thế và đặt tên cho mỗi đội. - GV: Yêu cầu cả lớp cùng hô, tạo khí thế. - GV: Tuyên bố luật chơi: các học sinh trong mỗi đội giơ tay giành quyền ưu tiên trả lời. Đội nào giơ tay nhanh hơn sau khi có tính hiệu đọc hết câu hỏi và trả lời chính xác nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc (đội thắng sẽ được nhận một phần quà).
Câu 1: Công thức tính diện tích xung quanh (Sxq) của hình hộp chữ nhật là………… A. Sxq = 2(a + b).h B. Sxq = 4a2 C. Sxq = a.b.h D. Sxq = a3 Câu 2: Công thức tính thể tích (V) của hình hộp chữ nhật là………… A. V = 2(a + b).h B. V = 4a2 C. V = a.b.h D. V = a3 Câu 3: Công thức tính diện tích xung quanh (Sxq) của hình lập phương là………… A. Sxq = 2(a + b).h B. Sxq = 4a2 C. Sxq = a.b.h D. Sxq = a3 Câu 4: Công thức tính thể tích (V) của hình lập phương là………… A. V = 2(a + b).h B. V = 4a2 C. V = a.b.h D. V = a3 * HS thực hiện nhiệm vụ: Hai đội thực hiện trò chơi để tìm ra đáp án đúng. *Báo cáo, thảo luận: HS nhận kết quả thực hiện. * Kết luận, nhận định - GV: Nhận xét tinh thần tham gia trò chơi. - GV nhận xét các câu trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài mới: “Diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương”. |
Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Đáp án: Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. D
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động 2.1: Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b) Nội dung:
- Từ hoạt động khởi động giáo viên (GV) liên hệ và nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV cho HS thực hiện ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có độ dài hai cạnh đáy là 30m và 20m, chiều cao 50m.
c) Sản phẩm:
- Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Ví dụ minh họa.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS: + Nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hìn hộp chữ nhật, hình lập phương. + Thực hiện ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có độ dài hai cạnh đáy là 30m và 20m, chiều cao 50m. - GV gọi vài học sinh đứng tại chỗ trả lời. * HS thực hiện nhiệm vụ: Hs lắng nghe gợi ý của GV và suy nghĩ làm vào vở nháp. * Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS thực hiện ví dụ. - HS cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định những câu trả lời đúng. - GV nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. |
1. Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích * Hình hộp chữ nhật:
Diện tích xung quanh: Sxq = 2(a + b).h Thể tích: V = a.b.h = Sđáy.h * Hình lập phương:
Diện tích xung quanh: Sxq = 4.a2 Thể tích: V = a3 Ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có độ dài hai cạnh đáy là 30m và 20m, chiều cao 50m. Giải: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: Sxq = 2.(30 + 20).50 = 5 000 (m2) Thể tích hình hộp chữ nhật là: V = 30. 20. 50 = 30 000 (m3) |
Hoạt động 2.2: Một số bài toán thực tế (25 phút)
a) Mục tiêu:
- HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b) Nội dung:
- Thực hiện ví dụ 2; 3.
- Vận dụng làm bài tập thực hành SGK/trang 52.
c) Sản phẩm:
- Bài giải ví dụ 2; 3.
- Lời giải bài thực hành SGK/trang 52.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1 - Yêu cầu HS đọc ví dụ 2. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Quan sát cửa lớn, cửa sổ có dạng hình gì? + Sơn xung quanh là sơn các mặt nào của căn phòng? + Chi phí tính như thế nào? * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS hoạt động nhóm đôi. - HS ghi ví dụ 2 vào vở. * Báo cáo, thảo luận - Yêu cầu lần lượt các HS lên thực hiện. - HS khác nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS và chỉnh sửa nếu có. |
Ví dụ 2: Giải: Diện tích xung quanh của căn phòng: 2. (6 + 4). 3 = 60 (m2) Diện tích cửa sổ lớn và cửa sổ: 2. 1,5 + 1.1 = 4 (m2) Diện tích cần phải sơn: 60 – 4 = 56 (m2) Chi phí cần để sơn: 56 . 30 000 = 1 680 000 (đồng) |
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS đọc ví dụ 3 và suy nghĩ trả lời: + Để tính thể tích phần còn lại của khối gỗ ta tính như thế nào? * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS lần lượt thực hiện ví dụ 3 vào vở. * Báo cáo, thảo luận - Yêu cầu lần lượt các HS lên thực hiện. - HS khác nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS và chỉnh sửa nếu có. |
Ví dụ 3: Giải: Thể tích của khối gỗ khi chưa bị cắt là: 12.20.10 = 2 400 (cm3) Thể tích phần khối gỗ bị cắt đi là: 8.8.8 = 512 (cm3) Thể tích phần còn lại của khối gỗ là: 2 400 – 512 = 1 888 (cm3) |
* GV giao nhiệm vụ học tập 3 - Yêu cầu HS đọc thực hành SGK trang 52 và suy nghĩ trả lời: + Phân tích khối bê tông thành hai khối hộp chữ nhật nào? + Chỉ ra mặt nào không cần sơn? * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS lần lượt thực hiện thực hành vào vở. * Báo cáo, thảo luận - Yêu cầu lần lượt các HS lên thực hiện. - HS khác nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS và chỉnh sửa nếu có. |
Thực hành SGK trang 52: Giải: Diện tích của khối bê tông cần sơn là: 2.(4 + 5). 5 + 2.(10 + 6). 3 +10.6 = 246 (m2) Chi phí để sơn là: 246 . 25 000 = 6 150 000 (đồng) Thể tích của khối bê tông là: 4.5.5 + 10.6.3 = 280 (m3)
|
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài tập 1 SGK/trang 53.
- Xem trước phần vận dụng.
Tiết 2:
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30 phút)
a) Mục tiêu:
- HS biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Giải được các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
b) Nội dung: Làm các bài tập thực hành 1, 2, 3 SGK trang 53.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập thực hành 1, 2, 3 SGK trang 53.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hiện bài 1 SGK/53 Yêu cầu HS đọc đề và thảo luận nhóm 4 học sinh làm bài 1 * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thảo luận nhóm thực hiện bài 1. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện 1 nhóm lên bảng thực hiện. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương HS (nếu làm đúng). |
3. Luyện tập Bài 1 SGK/53 Giải: Diện tích của tấm bìa: 6 . 25 = 150 (cm2) Thể tích con xúc xắc: 53 = 125 (cm3) |
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hiện bài 2 SGK/53 Yêu cầu HS đọc đề và làm bài 2 * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS thực hiện bài 2. * Báo cáo, thảo luận : - 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương HS (nếu làm đúng). |
Bài 2 SGK/53 Giải: Diện tích toàn phần của hình hộp: 2.(4 + 2).3 + 2.2.4 = 52 (cm2) Thể tích của hình hộp: 4.2.3 = 24 (cm3) |
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: Thực hiện bài 3 SGK/53 Yêu cầu HS đọc đề và làm bài 3 * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS thực hiện bài 3. * Báo cáo, thảo luận : - 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương HS (nếu làm đúng). |
Bài 3 SGK/53 Giải: Thể tích còn lại của chiếc bánh kem là: 30. 20 .15 – 5. 5.5 = 8 875 (cm3) |
4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán thực tế.
b) Nội dung:
- HS quan sát hình 4 SGK trang 52.
- Em hãy giúp bạn Na tính thể tích hòn đá.
c) Sản phẩm:
- Lời giải bài vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hiện vận dụng SGK/52. Yêu cầu HS đọc đề và trả lời câu hỏi: - Giữa hình 4a và hình 4b có điểm gì khác nhau? Sự chênh lệch đó cho ta biết điều gì? * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện vận dụng. * Báo cáo, thảo luận : - HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương HS (nếu làm đúng). |
Vận dụng Thể tích hòn đá là: 20. 50 . 25 – 50.20.20 = 5 000 (cm3)
|
*Giao nhiệm vụ 2:
- GV hỏi HS: Sau bài học này các em làm được những gì?
- HS trả lời:
+ Biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
+ Tính được diện tích xung quanh và thể tích của một số hình trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
* Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân.
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Làm bài tập 1, 2 SBT trang 56.
- Chuẩn bị giờ sau: “Bài 3. Hình lăng trụ đứng tứ giác. Hình lăng trụ đứng tam giác”
Ngày soạn:.................
TÊN BÀI DẠY: §3. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
Môn học/Hoạt động giáo dục: TOÁN; lớp:7
Thời gian thực hiện: (2 tiết: 5,6)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- HS nhận biết được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao).
- Biết gọi tên, vẽ hình lăng trụ đứng trên giấy và trên App Geogebra
2.Về năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết vẽ hình lăng trụ đứng, nhận dạng hình lăng trụ đứng trong thực tế.
3. Về phẩm chất: Tập trung, cẩn thận, chính xác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ, Tivi, mô hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác, tranh vẽ một số vật thể trong không gian, thước kẻ, phấn màu, App Geogebra
2. Học sinh: SGK, các vật thể có dạng hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: GV giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễn
b) Nội dung:
- Giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễn
A. KHỞI ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
M
ục tiêu: Giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễnNội dung : Giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễn
c) Sản phẩm: HĐKĐ: Hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập: Hãy đọc và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKĐ
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và đưa ra câu trả lời
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS.
- GV đặt vấn đề vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (40 phút)
Hoạt động 1: Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Mục tiêu:
- Nhận diện và mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao của hình lăng trụ
b
)
Nội dung: Hãy lần lượt đọc và trả lời các câu
hỏi phần:
-Tìm hiểu về hình lăng trụ đứng tam giác và tứ giác: GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, hình 3 để mô tả các đỉnh, cạnh mặt bên, chiều cao và mặt đáy hình lăng trụ đứng.
* Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng Tứ giác
*
Thực Hành 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác
trong Hình 3
a) Hãy chỉ ra các mặt đáy và mặt bên của lăng trụ đứng tứ giác
b) Cạnh bên AE bằng các cạnh nào ?
*
Vận dụng 1:
c) Sản phẩm: Hình lăng trụ đứng
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau:
- Hãy đọc đề và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKP
- Hãy đọc đề và thảo luận chung (cả lớp) để trả lời cá nhân các câu hỏi phần Tìm hiểu về hình Lăng trụ đứng
- Hãy đọc đề để trả lời cá nhân các câu hỏi phần TH 1, vận dụng 1/ tr56 sgk.
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và lần lượt đưa ra câu trả lời
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS.
- GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần).
Hoạt động 2: Tạo lập Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
a) Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách vẽ và tạo hình lăng trụ đứng tam giác.
b) Nội dung:
- Lăng trụ đứng tam giác.
* Thực Hành 2:
* Thực Hành 3: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm
* Vận dụng 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm
c) Sản phẩm:
- HS biết cách vẽ lăng trụ đứng tam giác đều và hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau:
- Hãy đọc đề trả lời các câu hỏi phần TH 2, 3 và vận dụng 2/tr56 sgk.
* HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân
* Kết luận, nhận định:
- GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS vẽ đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần)
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP ( 35phút)
Mục tiêu: Củng cố kỹ năng xác định các yếu tố của lăng trụ đứng
N
ội dung : Xác định các yếu tố của lăng trụ đứng
Sản phẩm: Bài 1, 2,3,4 /56,58 sgk
Tổ chức hoạt động : Cá nhân
Hoạt động 4: VẬN DỤNG ( 10phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
- Dùng ứng dụng Geogebra vẽ tạo hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác và áp dụng thực tế ảo trong App Geogebra
b) Nội dung : Lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
- Hãy vẽ theo hình a, rồi cắt gấp lại để được lăng trụ đứng hình b
- Dùng App Geogebra 3D hoặc phần mềm Geogebra Classic vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác
c) Sản phẩm: HS biết cách vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS xem clip hướng dẫn tạo hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác qua kênh Youtube sau.
Hoặc https://youtu.be/qcfhDA2zAS4
* HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân
* Kết luận, nhận định:
- GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS vẽ đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần)
* Hướng dẫn về nhà
- Xem lại bài học (các kiến thức trọng tâm), làm lại các bài tập trong sgk vào vở BT.
- Mỗi HS làm một mô hình hình lăng trụ đứng hoặc dùng app vẽ 1 hình lăng trụ đứng
- Làm thêm các BT trong SBT
- Xem và soạn trước ở nhà nội dung bài học tiếp theo là §4
-
Giới thiệu phần Em có biết ?
Chương 4: GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
§5. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐO GÓC BẰNG PHẦN MỀM GEOGEBRA
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về Kiến thức:
- Ôn tập tính chất về góc của hai đường thẳng song song thông qua đo đạc.
- Sử dụng được các chức năng của Geogebra.
2. Về Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực sử dụng công cụ học toán: Vận dụng được các kiến đã học về Geogebra để vẽ đường thẳng song song và đo góc.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, máy tính bảng hoặc laptop có kết nối internet, chia nhóm HS để HS chủ động chuẩn bị bài nhóm.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, máy tính có cài đặt Geogebra Classic 5.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: (10 phút) Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục đích:
- Củng cố được kiến thức về hai đường thẳng song song.
b) Nội dung:
- HS làm bài tập: Cho điểm C nằm ngoài đường thẳng AB em hãy vẽ đường thẳng đi qua C và song song với đường thẳng AB.
c) Sản phẩm:
- HS vẽ được
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện vẽ đường thẳng đi qua C và song song với đường thẳng AB cho trước.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - 1-2 HS lên bảng trình bày, các HS khác bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh gía bài làm của HS và chốt kiến thức. Gv nhắc lại qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
|
Hs hoạt động cá nhân vẽ hình.
|
2. Hoạt động: (40ph) Hình thành kiên thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng các chức năng của Geogebra
a) Mục đích:
- Sử dụng được các chức năng của Geogebra.
b) Nội dung:
- Các chức năng của Geogebra.
- Cách đo góc trong Geogebra.
c) Sản phẩm:
- Bước đầu học sinh vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước.
- Đo được số đo của góc cho trước trên Geogebra.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu HS chuẩn bị sẵn từ nhà đọc trước nội dung cách hướng dẫn sử dụng các chức năng Geogebra. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm sử dụng máy tính thực hiện theo hướng dẫn trong sgk.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm hoàn thành hình vẽ trên phần mềm Geogebra và nêu cách thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV kết luận và nhận xét thái độ, tinh thần trách nhiệm các thành viên trong các nhóm |
1. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với đường thẳng AB. - Vẽ điểm C nằm ngoài đường thẳng AB.
- Dựng đường thẳng qua điểm C song song với đường thẳng AB.
- Hoàn thành hình vẽ. - Chọn điểm D thực hiện đo góc DCA.
|
2.2. Hoạt động 2: Thực hiện vẽ hình theo yêu cầu bằng phần mềm Geogebra
a) Mục đích:
- Vẽ được hình theo yêu cầu bằng phần mềm Geogebra.
b) Nội dung:
- Gv yêu cầu học sinh thực hiện bài tập trên phần mềm Geogebra.
+ Vẽ ba điểm A, B, C.
+ Vẽ đường thẳng a đi qua hai điểm A, B.
+ Vẽ đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a.
+ Vẽ điểm D trên đường thẳng b.
+ Vẽ đường thẳng c cắt a tại A và cắt b tại C.
+ Đo và so sánh hai góc so le trong và
c) Sản phẩm:
- Hình vẽ trên geogebra của học sinh gồm
+ Ba điểm A, B, C.
+ Đường thẳng a đi qua hai điểm A, B.
+ Đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a.
+ Điểm D trên đường thẳng b.
+ Đường thẳng c cắt a tại A và cắt b tại C.
- Đo được số đo của góc và trên Geogebra.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động nhóm hoàn thành bài tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm sử dụng máy tính thực hiện theo yêu cầu của gv. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm hoàn thành hình vẽ trên phần mềm Geogebra và nêu cách thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV kết luận và nhận xét thái độ, tinh thần trách nhiệm các thành viên trong các nhóm. Gv chốt lại cách vẽ trên Geogebra và nhấn mạnh lưu ý với học sinh nêu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau. |
+ Ba điểm A, B, C.
+ Đường thẳng a đi qua hai điểm A,B.
+ Đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a.
+ Điểm D trên đường thẳng b.
+ Đường thẳng c cắt a tại A và cắt b tại C.
Số đo và
Nhận xét = |
3. Hoạt động: (5 ph) Vận dụng
4.1. Hoạt động 1: Bài tập vận dụng
- Tiếp tục lấy điểm E trên đường thẳng C em hãy dự đoán số đo
- Làm bài tập sau: Hình bên là sơ đồ một số đường phố của Thành phố Hồ Chí Minh. Em hãy quan sát sơ đồ và cho biết :
a) Các đường phố song song với nhau.
b) Bạn Mi đang ở điểm A, bạn ấy muốn đi tới điểm B thì có thể đi theo những đường phố nào ?
Sản phẩm dự kiến
a) Các đường phố song song với nhau là :
• Nam Kỳ Khởi Nghĩa song song với Pasteur.
• Lê Duẩn song song với Hàn Thuyên, Nguyễn Du.
b) Bạn Mi đang ở điểm A, bạn ấy muốn đi tới điểm B thì có thể đi bằng cách :
• Đi thẳng đường Lê Duẩn, sau đó đến ngã tư Lê Duẩn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì bạn rẽ trái đi theo đường đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sẽ tới điểm B.
• [Trường hợp bạn đi bộ (vì đường Pasteur là đường một chiều)] : Đi trên vỉa hè từ đường Pasteur, đến ngã tư Pasteur và Hàn Thuyên thì bạn rẽ phải vào đường Hàn Thuyên, sau đó đi thẳng tới ngã tư Hàn Thuyên và Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi rẽ trái thì tới điểm B.
4.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học ở nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học trong Chương 4 và chuẩn bị bài: “BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 4”
Ngày dạy: |
Ngày soạn: |
Tiết theo KHBD:
BÀI 1 : THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng bảng.
Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng.
Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được.
Giải thích được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản.
Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở bảng dữ liệu.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
Năng lực giao tiếp toán học: HS thu thập dữ liệu từ các nguồn.
Năng lực lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được việc phân loại dữ liệu theo các tiêu chí, nhận xét được tính hợp lý của dữ liệu, giải quyết các bài toán thực tiễn.
3. Về phẩm chất:
Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1:
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ, tạo hứng thú học tập.
- Thông qua câu hỏi học sinh có cơ hội trải nghiệm, thảo luận các nguồn mà từ đó có thể thu thập dữ liệu như tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu...
b) Nội dung: - Ta thường thu thập dữ liệu từ các nguồn nào?
c) Sản phẩm: - Câu trả lời của Hs
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (40 phút)
Hoạt động 2.1: Thu thập dữ liệu (10 phút)
a) Mục tiêu:
Giúp Hs có cơ hội thu thập dữ liệu từ biểu đồ cột kép về tình hình dịch bệnh
Thu hút hs vào bài học
b) Nội dung:
- Hs đọc hiểu Ví dụ 1 và làm TH1
c) Sản phẩm:
- Lời giải các bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||||||||||
* GV giao nhiệm vụ học tập 1 - Yêu cầu hs đọc hiểu ví dụ 1 - Làm bài TH1 * HS thực hiện nhiệm vụ: Hs các nhóm suy nghĩ làm vào vở bảng nhóm. * Báo cáo, thảo luận: - Hs trình bày kết quả - Hs cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định những câu trả lời đúng.
|
Th1/90
|
Hoạt động 2.2: Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí ( 27 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp hs làm quen với việc phân loại dữ liệu theo hai tiêu chí định tính và định lượng
b) Nội dung:
- Hs đọc SGK và thực hiện bài tập HĐKP.
- Đọc hiểu ví dụ 2. Làm TH3 và vận dụng 1
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1 - Đọc hiểu nội dung HĐKP và ví dụ 1 - Trả lời các câu hỏi * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - Hs đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở phần HĐKP. * Báo cáo, thảo luận - Hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của hs - Chốt kiến thức trọng tâm (sgk/90) |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Làm TH2, TH3 và Vận dụng 1 theo nhóm * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - Làm vào vở theo yêu cầu của GV * Báo cáo, thảo luận - Các nhóm báo cáo kết quả - Hs khác nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm và khẳng định kết quả đúng. |
TH2/91 a) Dữ liệu định tính: Loại lồng đèn, màu sắc Dữ liệu định lượng: Số lượng lồng đèn b) Tổng số lồng đèn lớp 7A đã làm được: 5+3+4+12+14 = 24 (Lồng đèn) TH3/91 Dữ liệu định tính: a) c) Dữ liệu định lượng: b) d)
Vận dụng 1 a) Dữ liệu định tính: Khả năng tự nấu ăn Dữ liệu định lượng: Số bạn tự đánh giá b) Sĩ số lớp 7B: 20+10+6+4 = 40 (hs) |
Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút)
- Đọc lại nội dung đã học
- Làm bài tập 1, 2 SGK/trang 93, 94
- Xem trước phần 3. Tính hợp lý của dữ liệu
Tiết 2:
2. Hoạt động 2.3: Tính hợp lý của dữ liệu ( 10 phút)
a) Mục tiêu:
- Hs làm quen với việc đánh giá tính hợp lý của dữ liệu theo tiêu chí toán học đơn giản nhất
b) Nội dung:
- Đọc và hiểu nội dung ở sgk, ví dụ 3, TH4 và vận dụng 2
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời, bài giải của Hs
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu hs đọc và hiểu nội dung trong SGK trang 92 và ví dụ 3 * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Đọc và hiểu nội dung SGK trang 92 * Báo cáo, thảo luận: Gọi vài hs lên phát biểu. * Kết luận, nhận định GV kết luận |
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu hs làm TH4, vận dụng 2 theo nhóm * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - Đọc đề và suy nghĩ làm vào vở. * Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm báo cáo kết quả - Hs khác nhận xét * Kết luận, nhận định GV nhận xét và kết luận cách làm đúng và chốt kiến thức |
TH4/93. Tỉ lệ % vượt quá 100% Vận dụng 2/93 Tỉ lệ phần trăm tính sai (101%)
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút)
a) Mục tiêu:
- HS vận dụng được các kiến thức đã học để giải bài tập 1, 2, 3, 5 sgk
b) Nội dung: Làm các bài tập thực hành 1, 2, 3, 5 sgk
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập thực hành 1, 2, 3, 5 sgk
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hiện nhóm bài thực hành 2 Yêu cầu hs đọc đề và làm bài thực hành 2 Nhóm 1, 3 thực hiện câu a. Nhóm 2, 4 thực hiện câu b. a) Chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp E b) Viết tập hợp P bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện nhóm lên trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương nhóm làm đúng. |
3. Luyện tập BT1/93
a)
Có bốn loại mức độ: không thích, không quan tâm,
thích, rất thích. BT2/93 , d là dữ liệu định lượng; , c là dữ liệu định tính. BT3/93
a)
Khả năng tự nấu ăn là dữ liệu định tính, Số bạn
nữ tự đánh giá là dữ liệu định lượng. BT5/93 Tỉ lệ phần trăm tính sai, nếu tính đúng tỉ lệ vượt quá 100%
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức về tập hợp để giải quyết các bài toán thực tế.
b) Nội dung:
Hs giải quyết các vấn đề thực tiễn
c) Sản phẩm:
Bảng số liệu và bài làm của Hs
d) Tổ chức thực hiện:
Tìm hiểu về mức độ yêu thích đối với việc đọc sách trong thư viện của các bạn học sinh trong tổ và điền dữ liệu vào bảng thống kê sau:
STT |
Tuổi |
Giới tính |
Sở thích |
1 |
… |
… |
… |
2 |
… |
… |
… |
Hãy cho
biết:
a) Các loại mức độ thể hiên sự yêu thích
đối với việc đọc sách trong thư viện của các học
sinh trên.
b) Có bao nhiêu học sinh nam và nữ được
điều tra?
c) Dữ liệu nào là định tính, dữ liệu
nào là định lượng?
* Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân.
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc phần kiến thức trọng tâm.
- Làm bài tập 4, 6 SGK trang 94, 95.
- Chuẩn bị giờ sau: “Bài 2. Biểu đồ hình quạt tròn”
TRƯỜNG …. HỌ VÀ TÊN
BÀI 2: BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT TRÒN
Thời gian thực hiện:
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ hình quạt tròn
- Biểu diễn được dữ liệu tử bảng thống kê vào biểu đồ hình quạt tròn
- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng biểu đồ hình quạt tròn
- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liêu thu được ở dạng biểu đồ hình quạt tròn
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
- Biểu diển và đọc được số liệu trong biểu đồ hình quạt tròn
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, Compa
HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, compa...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- HS ôn lại biểu đồ hình quạt học ở lớp 5
- Biết cách lựa chọn biểu đồ để biểu diễn số liệu cho phù hợp
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Ở lớp 6 các em đã học về biểu đồ tranh, biểu đồ dạng cột và đã làm quen với biểu đồ hình quạt tròn ở lớp 5. Cho nên với số liệu đã cho ta có thể lựa chọn biểu đồ hình quạt tròn để biểu diễn”.
Bài 2. Biểu đồ hình quạt tròn
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Kiến thức 1: Ôn tập về biểu đồ hình quạt tròn
Mục tiêu:
Giúp HS có ôn tập, thảo luận về biểu đồ hình quạt tròn, HS cần nêu được ba loại thông tin tên biểu đó, các loại đối tượng được biểu diễn và tỉ lệ phần trăm của mỗi đối tượng.
b) Nội dung:
Hoạt động khám phá 1
c) Sản phẩm: HS tìm hiểu được thông tin về biểu đồ hình quạt tròn
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện HĐKP1 viết các số vào vở. - HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại các ý kiến thảo luận trả lời
-Yêu cầu học sinh đọc kiến thức
-Để đọc một biểu đồ hình quạt ta làm như thế nào? Để đọc một biểu đồ hình quat tròn, ta thực hiện như sau: - Xác định số đối tượng được biểu thị bằng cách đếm số hình quạt có trong hình tròn - Đọc ghi chi của biểu đồ để biết tên các đối tương -Xác định tỉ lệ phần trăm của từng đố tượng so với toàn thể bằng cách đọc số ghi trên biểu đồ.
- GV yêu cầu đọc Ví dụ 1 -Yêu cầu học sinh làm Thực hành 1. Dựa trên ví dụ 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bạn giơ tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại cách lập bảng thống kê từ biều đồ. |
1. Ôn tập về biểu đồ hình quạt tròn Biểu đồ sau cho ta biết các thông tin gì?
Kiến thức: Để biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể, ta thường sử dụng biểu đồ hình quạt tròn. Đó là biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành các hình quạt. Tỉ số diện tích của từng hình quat so với cả hình tròn biển thị tỉ lệ phần trăm của từng số liệu tương ứng.
Thực hành 1
Giải:
|
Kiến thức 2: Biểu diễn số liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh khám phá cách thực hiện các phép tính để biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
b) Nội dung: Học sinh thực hiện các phép tính để biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành HĐKP2
HS thực hiện:
- Để biểu diễn dữ liệu ta thực hiện như thế nào? - Yêu cầu hs đọc các bước xử lý dữ liệu. - GV cho 1-2 HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm. - HS thực hành biểu diễn dữ lệu từ bảng thống kê vào biểu đồ 1 hoàn thành Thực hành 2 .
-Yêu cầu học sinh thực hiện Vận dụng 1 -HS vận dụng được kiến thức vừa học vào thực tế, áp dụng kiến thức liên môn vận dụng tổng hợp các kỹ năng thông qua việc biểu diễn tỉ lệ phần trăn thời lượng các mạch toán học của lớp 7 vào biểu đồ hình quạt tròn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS lên bảng trình bày phiếu học tập của mình - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn HĐKP2:
Thực hành 2:
Giải
Vận dụng 1:
Giải
|
Kiến thức 3: Phân tích dữ liệu trên biểu đồ hình quạt
a) Mục tiêu:
HS phân tích được dữ liệu biểu diễn trên biểu đồ hình quạt
b) Nội dung: HS quan sát SGK và thực hành phân tích biểu đồ
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh đọc các đặc điểm các bước phân tích biểu đồ và nghiên cứu ví dụ 3.
HS trả lời, GV chốt lại cách phân tích số liệu trên một biểu đồ. - HS trao đổi nhóm hoàn thành Thực hành 3 và Vận dụng 2
- HS phát biểu các ý kiến phân tích, các HS khác nghe, nhận xét; GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
3. Phân tích dữ liệu trên biểu đồ hình quạt Ta chú ý các đặc điểm sau: + Biểu đồ biểu diễn thông tin về vấn đề gì? + Có bao nhiêu đối tượng được biểu diễn? + Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất? + Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất? + Tương quan về tỉ lệ phần trăm giữa các đối tượng. Ví dụ 3. SGK
Thực hành 3:
Giải Phân tích biểu đồ trên ta nhận thấy: - Biểu đồ biểu diễn các thông tin về loại nước uống yêu thích của học sinh lớp 7A - Có 5 loại nước uống được học sinh chọn: nước chanh, nước cam, nước suối, trà sữa, sinh tố. - Trà sữa có tỉ lệ cao nhất. - Nước cam và nước chanh được học sinh yêu thích tương đương nhau và có tỉ lệ thấp nhất. Vận dụng 2. Dựa theo sự phân tích biểu đồ trên, trong buổi liên hoan cuối năm, lớp 7A nên mua những loại nước uống gì? Loại nào nên mua nhiều nhất? Giải - Dựa theo sự phân tích biểu đồ trên, trong buổi liên hoan cuối năm, lớp 7A nên mua những loại nước uống là: nước chanh, nước cam, nước suối, trà sữa, sinh tố. - Trà sữa nên mua nhiều nhất.
|
4. HOẠT ĐỘNG 4. LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Nhiệm vụ 1 : Hoàn thành BT1 - GV tổ chức cho HS hoàn thành cá nhân BT1 (SGK – tr100), sau đó trao đổi, kiểm tra chéo đáp án. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày miệng. Các HS khác chú ý nhận xét về các câu trả lời và hoàn thành vở. - GV sửa bài, lưu ý HS những lỗi sai.
Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT2 vào phiếu học tập, sau đó hoạt động cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. - GV mời 2 HS trình bày kết quả biểu diễn của mình - Các HS dưới lớp hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng. - GV nhận xét và chốt lại.
Nhiệm vụ 3 : Hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT3 . - GV mời 2 HS trình bày cách phân tích biểu đồ của mình. Các HS hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng. .
CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV chú ý cho HS các lỗi khi biểu diễn, đọc và phân tích biểu đồ hình quạt tròn |
Bài 1 :
Lời giải a) Biểu đồ biểu diễn các thông tin về tỉ lê phần trăm loại trái cây yêu thích của lớp 7A. b) Có 4 đối tượng được biểu diễn: chuối; xoài; cóc; ổi. c) Tỉ lệ phần trăm của mỗi đối tượng so với toàn thể là: + Chuối: 25% + Xoài : 35% + Cóc: 20% + Ổi: 20% Bài 2:
giải
Bài 3 :
Lời giải: + Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm loại nước uống yêu thích của học sinh lớp 7A. + Có 5 loại nước uống: nước chanh; nước xam; nước suối; trà sữa; sinh tố. + Loại nước được yêu thích nhất là trà sữa (30%) + Loại nước ít được yêu thích nhất là nước chanh và nước cam (mỗi loại chiếm 10%) + Nước suối và sinh tố được yêu thích tương đương nhau
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống.
b) Nội dung: HS làm bài tập 4/106 SBT.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập 4/SBT
Giải
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành các bài tập 2, 3 (SBT trang 105
- Chuẩn bị bài mới “ Bài 3. Biểu đồ đoạn thẳng”.
Chương 5: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ
§4. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
DÙNG BIỂU ĐỒ ĐỂ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN TOÁN CỦA LỚP
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức thống kê vào việc thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu trong các tình huống thực tiễn.
- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn, biểu đồ đoạn thẳng.
2. Về Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Ngôn ngữ: đọc hiểu và phân tích bài toán; biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ, tình cảm của mình bằng lời, ngôn ngữ toán học;
+ Tính toán: có khả năng tư duy và sử dụng các công cụ toán học để giải qyết vấn đề.
+ Tích hợp: toán học và cuộc sống; toán học và các môn học khác.
3. Về phẩm chất
Chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: SGK, SGV, SBT, bảng phụ
- HS: Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: (15 phút) Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục đích:
- Bước đầu định hướng cho HS nhận biết và thảo luận về sự lựa chọn biểu đồ thích hợp để biểu diễn dự liệu;
- Gợi hứng thú tìm hiểu, khám phá những vấn đề thực tiễn cho HS.
b) Nội dung:
- HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của GV để hoàn thành phiếu học tập[1] sau
c) Sản phẩm:
- Bài 1. Biểu đồ biểu diễn xếp loại học lực HS khối 7;
- Bài 2. Bảng thống kê điểm số bài ôn luyện môn khoa học của bạn Khanh.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Yêu cầu HS đọc và phân tích bài toán và cho các em hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - 3 nhóm hoàn thành sớm nhất treo kết quả lên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV: Gọi các nhóm còn lại nhận xét KQ 3 nhóm trên bảng. GV: Kết luận và chốt vấn đề. |
Bài 1.
Bài 2. Từ biểu đồ, ta lập được bảng thống kê về điểm số ôn luyện môn khoa học của bạn Khanh:
|
2. Hoạt động: (25 phút) Luyện tập và vận dụng
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức thống kê vào việc thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu trong các tình huống thực tiễn;
b) Nội dung:
- Từ số liệu thống kê của tổ trưởng đã chuẩn bị trước mỗi tổ chia thành 2 nhóm xử lý số liệu và hoàn thành mẫu báo cáo[2].
c) Sản phẩm:
- Mẫu báo cáo kết quả thục hiện.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-
GV:
trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho
HS (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị đạy học/học
liệu đề tất cả HS đều hiều rõ nhiệm vụ phải
thực hiện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện theo phân công của nhóm trưởng và hỗ trợ từ GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS nộp báo cáo thực hành từng nhóm cho GV. - GV chiếu KQ (hoặc sử dụng bảng phụ) của 2 nhóm cùng tổ và gọi đại diện nhóm báo cáo KQ thực hiện Bước 4: Kết luận, nhận định: GV: dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp hồ trợ. - Gv nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV: Nêu kết luận về kiến thức trọng tâm.
|
Bảng 1.
Biểu đồ
Bảng 2:
Biểu đồ
|
3. Hoạt động: Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút)
- Gv yêu thu thập và xử lý liệu thống kê (có thể sử dụng lập bảng thống kê có sẵn) về vấn đề mà em quang tâm qua sách, báo, tạp chí, internet,.... Sau đó, vẽ biểu đồ tương ứng biểu diễn số liệu thống kê.
- Xem lại kiến thức trọng tâm của chương 5 và chuẩn bị các bài tập cuối chương 5 (SGK tr 116 – 117)
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1. Vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn số liệu thống kê trong bảng sau
Giải
Bài 2. Đọc thông tin từ biểu đồ sau và lập bảng thống kê thích hợp
Giải
TRƯỜNG:................................................ LỚP: .......... NHÓM: ......... |
CÁC THÀNH VIÊN:
|
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM CHƯƠNG 5
DÙNG BIỂU ĐỒ ĐỂ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN TOÁN CỦA LỚP
Bảng 1 |
Bảng 2 |
|||
Tháng |
Số lượt điểm tốt và khá môn toán trong 4 tháng |
Tổ |
Số lượt điểm tốt và khá môn toán |
Tỉ lệ phần trăm |
Tháng 9 |
|
1 |
|
|
Tháng 10 |
|
2 |
|
|
Tháng 11 |
|
3 |
|
|
Tháng 12 |
|
4 |
|
|
Tổng |
|
Tổng |
|
|
Biểu đồ .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. |
Biểu đồ .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. |
Ngoài Giáo Án Toán Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 1 – Toán 7 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm