Docly

Bài Tập Toán 9 Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Vuông Có Đáp Án Chi Tiết

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Bộ Đề Ôn Thi Vào 10 Môn Toán Quận 6 TPHCM Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Tiếng Anh Lớp 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Tiếng Anh Lớp 9 Giữa Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Tiếng Anh 9 Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
Bộ Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán Quận 1 TPHCM 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết

Bài Tập Toán 9 Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Vuông Có Đáp Án Chi Tiết – Toán 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

CHỦ ĐỀ 1: HỆ THỨC LIÊN HỆ TRONG ∆ VUÔNG

Cạnh góc vuông – Cạnh huyền – Đường cao – Hình chiếu cạnh góc vuông


Cạnh huyền: BC

Cạnh góc vuông AB, có hình chiếu lên cạnh huyền là BH

Cạnh góc vuông AC, có hình chiếu lên cạnh huyền là CH

Đường cao AH.

1/ Hệ thức: Cạnh góc vuông – cạnh huyền (Định lý Pitago).

BC2 = AB2 + AC2

Trong tam giác vuông, bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.

2/ Hệ thức: Cạnh góc vuông – cạnh huyền – hình chiếu của cạnh góc vuông

AB2 = BC . BH AC2 = BC . CH

Trong tam giác vuông, bình phương độ dài mỗi cạnh góc vuông bằng tích độ dài cạnh huyền với hình chiếu của cạnh góc vuông đó lên cạnh huyền.

3/ Hệ thức: Đường cao – hình chiếu của cạnh góc vuông.

AH2 = BH . CH

Trong tam giác vuông, bình phương độ dài đường cao bằng tích độ dài hình chiếu của hai canh góc vuông lên cạnh huyền.

4/ Hệ thức: Đường cao – cạnh góc vuông.

Trong tam giác vuông, nghịch đảo bình phương độ dài đường cao bằng tổng nghịch đảo bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.

4/ Hệ thức: Đường cao – cạnh góc vuông – cạnh huyền.

AB . AC = BC . AH

Trong tam giác vuông, tích độ dài hai cạnh góc vuông bằng tích độ dài cạnh huyền với đường cao tương ứng.

CÁC DẠNG TOÁN

DẠNG 1: Tính độ dài CẠNH – ĐƯỜNG CAO – HÌNH CHIẾU trong tam giác vuông.

I/ Phương pháp.

Đây là những bài toán chúng ta sẽ tính toán trực tiếp trong một tam giác vuông cho trước. Để giải bài toán này ta làm như sau:

- Xác định bài yêu cầu tính: “cạnh góc vuông” hay “đường cao” hay “hình chiếu của cạnh góc vuông”?

- Kiểm tra bài đã cho dữ kiện nào.

- Xác định hệ thức liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tính.

II/ Bài tập vận dụng.

* Bài tập cho trước hình vẽ:

Bài 1: (Trang 68 SGK – Toán 9): Tìm x và y trong mỗi hình sau:

Bài 2: (Trang 68, 69 SGK – Toán 9): Tìm x và y trong hình sau:

a) b)

c) d)

* Bài tập không cho hình vẽ.

Bài 3.

a) Biết tỉ số các cạnh góc vuông của một tam giác vuông là 5:6 ; cạnh huyền 122cm. Tính độ dài hình chiếu của mỗi cạnh góc vuông lên cạnh huyền.

a) Biết tỉ số các cạnh góc vuông của một tam giác vuông là 3:7 ; đường cao ứng với cạnh huyền là 12cm. Tính độ dài hình chiếu của mỗi cạnh góc vuông lên cạnh huyền.

Bài 4. Cho ∆ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Biết AB = 4cm, AC = 7,5cm. Tính HB, HC.

Bài 5. Cho ∆ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Biết AB = 15cm, HC = 16cm. Tính BC, AC, AH.

Bài 6. Cho ∆ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Biết AH = 12cm, BC = 25cm. Tính AB, AC.

Bài 7. Cho ∆ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Biết AB = 6cm, BH = 3cm. Tính AH, AC, CH.

Bài 8. Cho ∆ABC vuông tại A, đường cao AH. Tính diện tích ∆ABC biết AH = 12cm, BH = 9cm.

Bài 9. Cho tam giác vuông, biết tỉ số giữa các cạnh góc vuông là , cạnh huyền là 26. Tính độ dài các cạnh góc vuông và hình chiếu các cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

Bài 10. Cho ∆ABC vuông tại A. Biết . Đường cao AH = 15cm. Tính HB, HC.

Bài 11. Cho ∆ABC vuông tại A. Kẻ đường cao AH, tính chu vi ∆ABC biết AH = 14cm, .


DẠNG 2: Tam giác vuông liên quan tới các đường: phân giác, trung tuyến, trung trực.

I/ Phương pháp.

- Trong tam giác vuông, các hệ thức của tam giác vuông vẫn được áp dụng.

- Chú ý:

+ Đường phân giác => Tỉ lệ đoạn thẳng theo tính chất đường phân giác

+ Đường trung tuyến liên quan tới trung điểm

+ Đường trung trực thì liên quan tới vuông góc tại trung điểm.

II/ Bài tập vận dụng.

Bài 1. Cho ∆ABC vuông tại A, AB = 12cm, AC = 16cm, phân giác AD, đường cao AH. Tính HD, HB, HC.

Bài 2. Cho ∆ABC vuông tại A, phân giác AD, , BC = 20. Tính AB, AC.

Bài 3. Cho ∆ABC vuông tại A, phân giác AD, gọi E, F lần lượt là hình chiếu của D lên AB và AC. Biết BD = 3, DC = 4. Chứng minh ADEF là hình vuông, tính diện tích của nó?

Bài 4. Cho ∆ABC vuông tại A, góc B > C. Trong góc kẻ tia Bx tạo với BA một góc bằng góc . Tia Bx cắt AC tại M. Gọi E là hình chiếu của M lên BC. Phân giác góc cắt MC tại D. Biết và MC = 15cm.

a) Tính ME, CE.

b) Chứng minh AB2 = AM.AC

Bài 5. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 24, AC = 32. Đường trung trực BC cắt AC, BC theo thứ tự tại D và E. Tính DE?

Bài 6. Trong một tam giác vuông tỉ số giữa đường cao và đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông là 40:41. Tính tỉ số độ dài các cạnh góc vuông của tam giác vuông đó?

Bài 7. Trong một tam giác vuông, phân giác của góc nhọn chia cạnh đối diện thành hai phần tỉ lệ với 4:5 và 3:5. Biết chu vi tam giác bằng 72. Tính các cạnh của tam giác đó?

Bài 8. Trong một tam giác vuông, phân giác của góc vuông chia cạnh huyền thành hai phần có độ dài 1cm và 3cm. Hỏi đường cao tương ứng với cạnh huyền chia cạnh huyền theo tỉ số nào?

Bài 9. Tam giác ABC vuông tại A, đường phân giác BD. Tia phân giác của góc A cắt BD ở I. Biết IB = 10 cm, ID = 5 cm, tính diện tích tam giác ABC.

H ướng dẫn

Tính chất phân giác:

Đặt AD = x, CD = y => AB = 2x ; BC = 2y

vADB có BD2 = AB2 + AD2 => x

vABC có BC2 = AB2 + AC2 => y

Từ đó => AB, AB => S∆ABC =

DẠNG 3: Nhận biết tam giác vuông rồi dùng hệ thức tam giác vuông để tính.

I/ Phương pháp.

- Tính bình phương các cạnh của tam giác, nếu tổng bình phương hai cạnh bằng bình phương cạnh còn lại => tam giác đó vuông.

- Áp dụng các hệ thức của tam giác vuông để tính.

II/ Bài tập vận dụng.

Bài 1. Cho ∆ABC biết BC = 7.5cm, AC = 4.5cm, AB = 6cm.

a) ∆ABC là tam giác gì? Tính đường cao AH của ∆ABC.

b) Tính độ dài các cạnh BH, HC.

Bài 2. Cho ∆ABC biết BC = 50cm, AC = 14cm, AB = 48cm. Tính độ dài phân giác góc C?


DẠNG 4: Kết hợp tỉ số đồng dạng và hệ thức lượng để tìm dộ dài đoạn thẳng.

I/ Phương pháp.

- Có thể gọi ẩn độ dài các đoạn thẳng cần tính.

- Từ tam giác đồng dạng => Tỉ số độ dài => liên hệ giữa các ẩn độ dài (1)

- Từ hệ thức lượng => Liên hệ giữa các ẩn độ dài (2)

- Từ (1) và (2), giải hệ tìm ra các ẩn độ dài.

II/ Bài tập vận dụng.

B ài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = cm. Hình vuông ADEF cạnh 2cm có D thuộc AB, E thuộc BC, F thuộc AC. Tính các độ dài AC, AB.

Hướng dẫn

Đặt x = BD, y = FC. BDE ~ EFC =>

Lại có AB2 + AC2 = BC2 => (2 + x)2 + (2 + y)2 = 50

Từ hai phương trình trên giải tìm được x, y

=> AC, AB

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao ứng với cạnh đáy có độ dài 15,6cm, đường cao ứng với cạnh bên dài 12cm. Tính độ dài cạnh đáy BC.

Hướng dẫn

Đặt BC = 2x, từ tính chất của tam giác cân ta suy ra CH = x

Áp dụng định lí Pitago tính được AC =

Từ KBC HAC

hay

Đưa về phương trình 15,62 + x2 = 6,76x2 => x

Bài 3: Cho ABC vuông tại A. Đường cao AH, kẻ HE, HF lần lượt vuông góc với AB, AC.

a ) Chứng minh

b) Chứng minh BC . BE . CF = AH3

Hướng dẫn

a) Trong có HB2 = BE . BA (1) ;

có HC2 = CF . CA (2 )

Từ (1) và (2) có : . (1)

Trong có: AB2 = BH . BC và AC2 = HC . BC

  • (2)

Từ (1) và (2). Ta có : .

b) .

Thay (3)

Tương tự ta cũng có (4) .

Từ (3) và (4) Ta có : BE .CF = .

Mà AB. AC = BC . AH nên BC . BE . CF = = AH3


DẠNG 5: Kẻ thêm đường phụ để tạo yếu tố đặc biệt có liên quan.

I/ Phương pháp.

- Yếu tố đặc biệt thường gặp khi kẻ thêm hình:

+ Tam giác cân (đều) có chứa cạnh cần tính.

+ Tam giác vuông có chứa cạnh đã biết và cạnh cần tính.

II/ Bài tập vận dụng.

Bài 1: Tam giác ABC vuông tại A, gọi I là giao điểm của các đường phân giác. Biết AB = 5cm, IC = 6cm. Tính độ dài BC.

B ài 2: Tam giác ABC vuông tại A, gọi I là giao điểm của các đường phân giác. Biết IB = cm, IC = cm. Tính các độ dài AB, AC.

Hướng dẫn bài 1, bài 2 chung một hình vẽ.

Từ C kẻ đường thẳng vuông góc với BI tại H và cắt AB tại D

Bài 1: Có ∆CBD cân tại B => BC = BD

Góc HIC = góc IBC + góc ICB = 45o (góc ngoài tại I)

  • Tính được HC => Tính được DC = 2HC =

Gọi x = BC = BD => AD = x – 5

Ta có: AC2 = x2 - 25 và DC2 = AD2 + AC2 => x =

Bài 2: Có ∆CBD cân tại B => HC = HD

Góc HIC = góc IBC + góc ICB = 45o (góc ngoài tại I)

  • Tính được HC = HI = HD => Tính được DC = 2HC và BH = IB + HI

DHB ~ ∆DAC => Tính được => AC theo AD

Có AC2 + AD2 = CD2 => AC =

C ó BC2 = BH2 + HC2 = BA2 + AC2 => AB =

Bài 3: Tam giác ABC cân tại A, gọi I là giao điểm của các đường phân giác của góc A và góc B. Biết  IA = 2 cm, IB = 3cm. Tính độ dài AB.

Hướng dẫn

Ở bài này: Nếu kẻ AH phân giác BI tại H thì ∆AHI không phải là ∆ cân như bài 1, bài 2 ở trên, Nhưng nếu kẻ đường vuông góc với AB tại A và cắt BI tại K thì ∆IAK cân tại A.

∆IAK cân tại A => AK = AI = 2

Đặt x = HK => IK = 2HK = 2x => BK = BI + IK = 3 + 2x

vAKB có AK2 = KH.KB => x.(3 + 2x) = 20 => x => BH và BK

AB2 = BH.KB =


DẠNG 6: Các bài toán về tứ giác có dùng hệ thức của tam giác vuông để tính toán, chứng minh.

Bài 1. Cho hình chữ nhật ABCD, qua A kẻ đường vuông góc với BD tại H. Biết AB = 20, AH = 12. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD.

Bài 2. Cho hình vuông ABCD, , AB = 15cm, áp dụng các đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại O, tính:

a) OB, OD, AC

c) Diện tích hình vuông ABCD.

Bài 3. Cho hình thang ABCD vuông tại A và D. Biết AB = 45cm, cạnh đáy CD = 10cm, BC = 37cm. Tính chiều cao và diện tích hình thang.

Bài 4. Cho hình thang ABCD có chu vi là 52cm, đáy nhỏ AB bằng cạnh bên AD và BC, đáy lớn DC = 22cm. Tính chiều cao hình thang.

Bài 5. Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Chứng minh:

Bài 6. Cho hình thang ABCD có . Hai đường chéo vuông góc với nhau tại H. Biết AB = cm, HA = 3cm. Chứng minh:

a) HA : HB : HC : HD = 1 : 2 : 4 : 8

b)


Ngoài Bài Tập Toán 9 Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Vuông Có Đáp Án Chi Tiết – Toán 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bài tập toán lớp 9 về hệ thức lượng trong tam giác vuông là một tài liệu hữu ích giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và nắm vững kiến thức về các quy tắc và công thức liên quan đến lượng trong tam giác vuông. Bài tập này giúp học sinh áp dụng các hệ thức và công thức để giải quyết các bài toán liên quan đến lượng trong tam giác vuông.

Bài tập toán 9 về hệ thức lượng trong tam giác vuông bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ các bài tập căn bản đến những bài tập phức tạp hơn. Các bài tập yêu cầu học sinh áp dụng quy tắc Pythagoras, quy tắc lượng đỉnh, quy tắc đỉnh góc, và các công thức liên quan để tính toán các giá trị cần thiết trong tam giác vuông.

Bài tập này cung cấp đề bài chi tiết và đáp án chính xác cho từng câu hỏi. Đáp án đi kèm giải thích chi tiết quy trình giải quyết bài toán, từ việc áp dụng công thức, phân tích thông tin đã cho, tính toán và rút ra kết luận. Đáp án chi tiết giúp học sinh hiểu rõ quy trình giải quyết và áp dụng kiến thức vào từng bài tập cụ thể.

>>> Bài viết có liên quan:

Bộ Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán Quận 1 TPHCM 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Học Kỳ 1 Toán 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
Bộ Đề Và Đáp Án Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Quận 5 TPHCM Có Lời Giải
Bộ Đề Thi Vào 10 Môn Toán Quận 4 TPHCM 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Vào 10 Môn Toán Quận 3 TPHCM 2022-2023 Tham Khảo Có Lời Giải Chi Tiết
Bộ Đề Tham Khảo Tuyển Sinh Vào 10 Môn Toán TP Thủ Đức 2022-2023
Đề Thi HSG Toán 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán 9 Quảng Nam Có Đáp Án – Vòng 1
Đề Thi HSG Tiếng Anh 9 (Vòng 1) Huyện Thanh Oai-Đề Số 1
Bộ Đề Thi Thử Vào 10 Môn Toán TPHCM Năm 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết (Bộ 2)