Văn chính luận là gì? Các thể loại văn chính luận tại Việt Nam
Văn chính luận là gì, đặc điểm, vai trò, phân loại và các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của Việt Nam đều được Trang Tài Liệu tổng hợp đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn chính luận, áp dụng những đặc điểm nổi bật của văn chính luận để hoàn thành tốt bài viết của mình. Đồng thời cũng có thêm nhiều kiến thức, khái niệm thú vị trong văn học.
Mục lục
Văn chính luận là gì?
Văn chính luận (tiếng Pháp: articles sur la vie politique et sociale) là thể văn nghị luận viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học,văn hóa,xã hội,…
Là loại văn bản thể hiện những chánh kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.
Đặc điểm văn chính luận là gì?
Phong cách chính luận nổi bật tính khuynh hướng, tính luận chiến, tính cảm xúc, rất gần gũi với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết hay hùng biện.
- Về phương tiện ngữ âm: Phát âm rõ, hùng hồn, đúng ngữ điệu.
- Về phương tiện từ ngữ: Dùng lớp từ chính luận, chính xác.
- Phương tiện cú pháp: Chính luận và tính chiến đấu, bảo vệ chân lý. Kiên quyết chống lại những lời lẽ phản động và sai trái, nên căn cứ lý luận phải vững chắc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
Vai trò của văn bản chính luận
Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chính luận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn tuyên truyền, hùng biện.
Đặc trưng cơ bản của văn chính luận là tính chất luận thuyết.
Khác với văn học nghệ thuật, văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ. Văn chính luận đôi khi cũng tái hiện đời sống, biểu cảm các tính cách và số phận.
Nhưng người viết văn chính luận tái hiện đời sống, miêu tả tính cách, số phận chỉ nhằm mục đích đưa ra những ví dụ sinh động làm cơ sở cho lập luận thường là những hình tượng minh họa, nó chỉ chứa đựng nội dung phổ quát của chủng loại, chứ không phải là hiện tượng tiêu biểu cho cái độc đáo, không lặp lại.
Văn chính luận giữ vai trò đặc biệt trong các cuộc đấu tranh xã hội, trong lịch sử văn hóa của nhân loại nói chung, của dân tộc ta nói riêng. Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo,Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ.
Phân loại văn chính luận
- Trước đây: Hịch, cáo.
- Hiện nay: Lời kêu gọi, Các báo cáo chính trị, Xã luận, bình luận trên báo chí, phát thanh, truyền hình.
- Văn bản nói: Diễn thuyết, phát triển, báo cáo, nói chuyện thời sự…
Tác phẩm văn chính luận Việt Nam tiêu biểu
- Bình Ngô Đại Cáo (1428) của Nguyễn trãi
- Hịch tướng sĩ (1284) của Trần Quốc Tuấn
- Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thời Nhậm
- Tuyên ngôn độc lập và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) của Hồ Chí Minh
- Đạo đức và lý luận Đông Tây (1925) của Phan Châu Trinh
- Một thời đại trong thi ca (1942) của Hoài Thanh
Mục đích của văn bản chính luận là gì?
Mục tiêu phản ánh của lý luận chính trị là toàn bộ cuộc sống xưa và nay, đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội, đời thực và đời sống được thể hiện trong báo chí và nghệ thuật. Những hình ảnh về hiện thực, bản chất và số phận con người xuất hiện trong các tác phẩm chính trị với tư cách là những bằng chứng lấy từ chính cuộc sống, như một hệ thống lập luận, như một đối tượng phân tích hoặc được sử dụng như một nguồn thông tin. dựa trên cảm tính, làm tác nhân kích thích, làm lý do để lên án, buộc tội hoặc yêu cầu các bên liên quan thể hiện giá trị.
Chính luận có vai trò đặc biệt trong lịch sử văn hóa, trong các vận động xã hội, là một trong những phong cách sáng tác tiêu biểu nhất thể hiện giọng điệu, phong cách, tư tưởng của nhà văn. Văn học chính luận có vai trò đặc biệt trong đấu tranh xã hội, trong lịch sử văn hóa của dân tộc nói chung, của nước ta nói riêng. “Tướng sát thủ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính trị bất hủ.