Trạng thái là gì? Phân biệt từ chỉ hành động và trạng thái?
Từ chỉ trạng thái là gì? Ví dụ và cách đặt câu có từ chỉ trạng thái? Kính mời quý bạn đọc cùng Trang tài liệu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Từ chỉ trạng thái là gì?
Khái niệm: Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không nhìn thấy ở bên ngoài (sự hướng vào bên trong), hoặc là những vận động ta không tự kiểm soát được.
Ví dụ:
– “yêu, ghét, vui, buồn, lo,…” là những hoạt động diễn ra trong con người mà người khác không thấy được nếu ta không thể hiện ra bằng lời nói, nét mặt,…
– “rơi, sống, chết,…” là những hoạt động ta không tự kiểm soát được.
Từ chỉ hành động là gì?
Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động mà có thể nhìn thấy ở bên ngoài. Có thể hiểu đó là sự vật động của con người, con vật mà chúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy những hành động đó. Chẳng hạn như: chạy, nhảy, đọc, hát, nói, cười…..
Ví dụ:
- Cô Lan dạy môn Lý
- Bạn Trung học giỏi nhất lớp 8A
- Mẹ em nấu cơm rất ngon
- Em trai tôi vẽ tranh rất đẹp
Vậy những từ dạy, học, nấu, vẽ…..đó là những từ chỉ hoạt động. Chúng ta có thể quan sát, nhìn thấy, nghe thấy, nhận biết bằng các giác quan của mình.
Phân biệt từ chỉ hành đồng và từ chỉ trạng thái
Từ chỉ trạng thái là những hoạt động không cảm nhận được bằng giác quan trực tiếp và sự vận động đó không biểu hiện ra ngoài.
Ngược lại, từ chỉ hoạt động có thể nhìn thấy, quan sát được và cảm nhận bằng giác quan một cách rõ ràng.
Ví dụ: Bé Mai thích chiếc váy mẹ mới mua
=> Từ chỉ trạng thái ở đây là “thích”. Chúng ta không thể biết được bé Mai có cảm xúc như thế nào đối với chiếc váy mẹ mới mua, trừ khi bé nói ra cảm xúc của bé.
Ví dụ: Con chó đang ngủ ngoài hiên
=> Từ chỉ hoạt động ở đây là “ngủ”. Bằng mắt thường ta cũng có thể quan sát được hoạt động ngủ của con chó.
Một số từ nội động từ cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng… Các từ này có một số đặc điểm:
+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, vừa được coi là động từ chỉ trạng thái.
+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái.
Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)
+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ
Các ngoại động từ cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu… Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ.
– Có một số động từ chỉ hành động được sử dụng như một động từ chỉ trạng thái.
Ví dụ: Trên tường treo một bức tranh.
Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ. Vì vậy chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể.
– Nội động từ: là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động. Nội động từ không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.
Ví dụ: Bố mẹ rất quan tâm em
– Ngoại động từ: là những động từ hướng đến người khác, vật khác. Ngoại động từ có khả năng bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp
Ví dụ: Bố mẹ rất thương yêu tôi
Để phân biệt nội động từ và ngoại động từ, ta đặt những câu hỏi ai? Cái gì? ngay sau động từ. Nếu có thể dùng bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ngoại động từ, nếu không được thì nó là nội động từ.