Docly

Thuyết nhật tâm là gì?

Thuyết nhật tâm là gì? Thuyết nhật tâm (heliocentrism) là lý thuyết cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm của vũ trụ và/hay của Hệ Mặt Trời. Thuyết nhật tâm đối lập với thuyết địa tâm, cho rằng Trái Đất nằm ở trung tâm. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Trang tài liệu nhé!

Thuyết nhật tâm là gì?

Khái niệm: Thuyết nhật tâm (heliocentrism) là lý thuyết cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm của vũ trụ và/hay của Hệ Mặt Trời. Thuyết nhật tâm đối lập với thuyết địa tâm, cho rằng Trái Đất nằm ở trung tâm.

Sự phát triển của thuyết nhật tâm

Đối với bất kỳ một người nào đứng nhìn lên bầu trời, có vẻ rõ ràng rằng Trái Đất đứng yên vị trong khi mọi vật trên bầu trời mọc và lặn hay quay quanh nó hàng ngày. Quan sát trong một thời gian lâu hơn, họ sẽ thấy nhiều chuyển động phức tạp hơn. Mặt Trời chuyển động chậm chạp theo hình tròn trong năm; các hành tinh có các chuyển động tương tự nhau, nhưng thỉnh thoảng chúng quay vòng và di chuyển ngược lại trong một khoảng thời gian (chuyển động lùi). Khi các chuyển động đó ngày càng được tìm hiểu kỹ hơn, càng ngày càng cần có những miêu tả tỉ mỉ hơn, cách miêu tả nổi tiếng nhất là hệ Ptolemy, được hình thành từ thế kỷ thứ 2.

Ấn Độ cổ đại

Những dấu vết sớm nhất về một ý tưởng đi ngược trực giác cho rằng Trái Đất trên thực tế đang quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời là trung tâm của Hệ Mặt Trời (và đó chính là khái niệm của thuyết nhật tâm) đã được tìm thấy trong nhiều văn bản kinh Vệ Đà tiếng Phạn được viết trong thời Ấn Độ cổ đại. Yajnavalkya (khoảng thế kỷ 9–thế kỷ 8 TCN) ghi nhận rằng Trái Đất có hình cầu và rằng Mặt Trời là “trung tâm của vũ trụ” như được miêu tả trong kinh Vệ đà ở thời ấy. Trong bài viết về thiên văn học của mình Shatapatha Brahmana (8.7.3.10) cho rằng: “Mặt Trời treo các thế giới – Trái Đất, các hành tinh, khí quyển – vào mình bằng một sợi chỉ.” Ông nhận rằng Mặt Trời lớn hơn nhiều so với Trái Đất, và đây là điều ảnh hưởng tới khái niệm thuyết nhật tâm sơ khai này. Ông cũng đã đo chính xác các khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời và Mặt Trăng bằng 108 lần đường kính các thiên thể đó, khá gần với con số ngày nay là 107.6 với Mặt Trời và 110.6 với Mặt Trăng. Ông cũng đã miêu tả một loại lịch trong cuốn Shatapatha Brahmana.

Văn bản Vệ Đà tiếng Phạn Aitareya Brahmana (2.7) (khoảng thế kỷ 9–8 TCN) cũng nói rằng: “Mặt Trời không lặn cũng không mọc. Khi con người nghĩ rằng Mặt Trời đang lặn, nó không làm như vậy; vì thế đó là sự hiểu lầm.” Văn bản này chỉ ra rằng Mặt Trời đứng yên (vì thế Trái Đất di chuyển quanh nó), điều này đã được trình bày chi tiết hơn trong một bản bình luận thời sau Vishnu Purana (2.8) (khoảng thế kỷ thứ 1), nói rằng: “Mặt Trời luôn đứng yên, trong ngày. […] Vì Mặt Trời, luôn đứng yên tại chỗ, nên nó không lặn cũng không mọc.”

Hy Lạp cổ đại

Ở thế kỷ thứ 4 TCN, trong Chương 13 Quyển hai bộ Về bầu trời (On the heavens), Aristotle đã viết rằng “Ở trung tâm, họ [những người theo trường phái Pytago] nói, là ngọn lửa, và Trái Đất là một trong những ngôi sao, tạo nên ngày và đêm bởi các chuyển động hình tròn của chúng quanh trung tâm.” Những lý do của sự sắp đặt này là vì triết học dựa trên các nguyên tố cổ điển chứ không phải khoa học; ngọn lửa có tầm quan trọng lớn hơn Trái Đất theo quan điểm của trường phái Pytago, và vì lý do này ngọn lửa phải nằm ở trung tâm. Tuy nhiên ngọn lửa trung tâm không phải là Mặt Trời. Những người theo Pytago tin rằng Mặt Trời cũng như toàn bộ các vật thể khác đều quay quanh ngọn lửa trung tâm. Aristotle đã từ bỏ lý thuyết này và ủng hộ thuyết địa tâm.

Ấn Độ trung cổ

Nhà thiên văn học-toán học người Ấn Độ Aryabhata (476–550), trong kiệt tác Aryabhatiya của mình đã đề xuất một mô hình nhật tâm theo đó Trái Đất quay quanh trục của nó và các chu kỳ [quỹ đạo] của các hành tinh cũng được tính toán dựa trên mô hình Mặt Trời đứng yên. Ông cũng là người đầu tiên khám phá ra rằng ánh sáng từ Mặt Trăng và các hành tinh là sự phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời, và rằng cách hành tinh chuyển động theo một quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời, và vì thế đề xuất một mô hình [quỹ đạo] elíp lệch tâm của các hành tinh, dựa theo đó ông đã tính toán chính xác nhiều hằng số thiên văn học, như những khoảng thời gian nhật thực và nguyệt thực, và chuyển động ở một thời điểm nào đó của Mặt Trăng (được thể hiện như một phương trình vi phân).

Bhaskara (1114–1185) đã mở rộng mô hình nhật tâm của Aryabhata trong bản luận thiên văn học Siddhanta-Shiromani của mình, trong đó ông đã đề cập tới định luật hấp dẫn, khám phá ra rằng các hành tinh không quay quanh Mặt Trời với một tốc độ đồng nhất, và tính toán chính xác nhiều hằng số thiên văn học dựa trên mô hình đó, như nhật thực và nguyệt thực, các tốc độ và các chuyển động ở một thời điểm nào đó của các hành tinh. Bản dịch tiếng Ả Rập cuốn Aryabhatiya của Aryabhata đã có từ thế kỷ thứ 8, trong khi các bản dịch tiếng Latin mãi tới thế kỷ 13 mới xuất hiện, trước khi Copernicus viết cuốn Về chuyển động quay của các thiên thể, vì thế có lẽ tác phẩm của Aryabhata đã có ảnh hưởng trên ý tưởng của Copernicus.

Thế giới Hồi giáo

Kinh Qur’an (Surah 36. Yaseen) nói rằng:

38. Mặt Trời chạy tới điểm ngừng cố định của nó; đó là lệnh của Đấng toàn năng và Nhà tiên tri.

39. Và Mặt Trăng, chúng ta đã xác định nó trong những pha cho tới khi nó quay trở lại như một cành cọ khô.

40. Mặt Trời không chạy nhanh hơn Mặt Trăng, cũng như ngày không nhanh hơn đêm. Mỗi cái đều trôi nổi trên một quỹ đạo.

Đặc điểm thuyết nhật tâm

Trong suốt thế kỷ XNUMX và XNUMX đã có một cuộc cách mạng khoa học tìm cách trả lời tất cả những câu hỏi đó về Vũ trụ. Đó là thời điểm mà việc học hỏi và khám phá các mô hình mới chiếm ưu thế. Các mô hình được tạo ra để có thể giải thích hoạt động của hành tinh đối với toàn bộ Vũ trụ.

Nhờ vào vật lý, toán học, sinh học, hóa học và thiên văn học mà nhờ đó có thể biết rất nhiều về Vũ trụ. Khi chúng ta nói về thiên văn học, nhà khoa học nổi bật là Nicolaus Copernicus. Ông là người sáng tạo ra thuyết nhật tâm. Ông đã thực hiện nó dựa trên những quan sát liên tục về chuyển động của các hành tinh. Nó dựa trên một số đặc điểm của lý thuyết địa tâm trước đây để bác bỏ nó.

Copernicus đã phát triển một mô hình giải thích hoạt động của Vũ trụ. Ông đề xuất rằng chuyển động của các hành tinh và các ngôi sao tuân theo một đường giống như mô hình trên một ngôi sao lớn hơn cố định. Đó là Mặt trời. Để bác bỏ lý thuyết địa tâm trước đây, ông đã sử dụng các bài toán toán học và đặt nền móng cho ngành thiên văn học hiện đại.

Cần đề cập rằng Copernicus không phải là nhà khoa học đầu tiên đề xuất mô hình nhật tâm trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt trời. Tuy nhiên, nhờ vào nền tảng khoa học và sự chứng minh của nó, đây là một lý thuyết mới lạ và hợp thời.

Một lý thuyết cố gắng chỉ ra sự thay đổi trong nhận thức về một chiều như vậy ảnh hưởng đến dân số. Một mặt, đã có lúc các nhà thiên văn nói về việc giải các bài toán toán học để không gạt thuyết địa tâm sang một bên. Nhưng họ không thể phủ nhận rằng mô hình do Copernicus đóng góp đã cung cấp một tầm nhìn đầy đủ và chi tiết về hoạt động của Vũ trụ.