Docly

Thành phần đất trồng gồm những phần nào & Kiến thức mở rộng

Đất trồng và các thành phần của đất là nội dung sgk khoa học kĩ thuật lớp 7. Nhằm giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về đất trồng, sau đây là tài liệu ôn tập các kiến ​​thức về đất trồng gồm những thành phần chính nào? Để bạn đọc cũng nắm được khái niệm đất trồng, hiểu chức năng và thành phần của đất Trangtailieu.com đã chuẩn bị những tài liệu chi tiết cho các em học sinh tham khảo dưới đây.

Trắc nghiệm: Thành phần đất trồng gồm những gì?

Câu hỏi: Đất trồng gồm mấy thành phần chính?

  1. 02 thành phần chính.
  2. 03 thành phần chính.
  3. 04 thành phần chính.
  4. 05 thành phần chính.

Đáp án đúng B.

Đất trồng gồm 03 thành phần chính, bao gồm phần khí, phần rắn, phần lỏng, đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án B:

– Đất là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

– Đất là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển khác nhau, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và thời gian.

Đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng, chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết.

– Đất trồng bao gồm 03 thành phần chính, cụ thể như sau:

+ Phần khí: Cung cấp oxi cho cây hô hấp, lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần.

+ Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

+ Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, nitơ, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.

– Độ phì nhiêu của đất:

+ Là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thâm các điều kiện như giống tốt, chăm óc tốt và thời tiết thuận lợi.

+ Nhờ có các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

– Tiến hóa tự nhiên của đất:

+ Một ví dụ về sự tiến hóa tự nhiên của đất từ đá diễn ra trên các dòng dung nham đã nguội trong các khu vực ấm áp dưới tác động của lượng mưa nhiều và lớn. Thực vật có thể thích nghi và sinh trưởng rất mau trong những khí hậu như vậy trên các dung nham bazan đã nguội, thậm chí ngay cả khi ở đó có rất ít các chất hữu cơ.

+ Các loại đá xốp có nguồn gốc từ dung nham bên trong có chứa nước và các chất dinh dưỡng giúp cho cây sinh trưởng. Các chất hữu cơ dần được tích lũy, nhưng trước khi điều đó xảy ra, chủ yếu là các loại đá xốp trong đó rễ cây có thể mọc cũng có thể được coi là đất.

Kiến thức mở rộng: Thành phần đất trồng gồm những gì?

Ngoài ra để có thêm nhiều thông tin hữu ích và ghi điểm ở những câu hỏi nâng cao thì các em học sinh có thể tham khảo thêm kiến thức mở rộng về thành phần chính trong đất trồng được Trang Tài Liệu tổng hợp dưới đây:

thành phần đất trồng gồm thành phần đất trồng gồm

thành phần đất trồng gồm có thành phần đất trồng gồm những gì thành phần đất trồng gồm những phần nào

Trang Tài Liệu vừa gửi đến bạn đọc thông tin về khái niệm và phân loại đất canh tác, gồm mấy thành phần chính. Mọi thành phần của đất đều đóng vai trò quan trọng và thiết yếu. Các em sẽ có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về đất trồng và giành thêm được những số điểm trong câu hỏi nâng cao.