Docly

Tâm thức là gì? Bản chất thật sự của tâm thức

Tâm thức và khoa học là hai phạm trù như phủ định nhau, nhưng sự phát triển của khoa học không làm mất đi sức ảnh hưởng của tâm thức đến con người. Vậy tâm thức là gì? Tâm thức có phải là tận cùng của khoa học hay không? Tất cả về tâm thức sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Cùng Trang tài liệu đi tìm trong bài viết này nhé!

Tâm thức là gì?

Khái niệm: Tâm thức là danh từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ và ý thức, Tâm thức thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng. Tâm thức còn được coi là dòng ý thức.

Tâm thức bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người. Có nhiều học thuyết về tâm thức và hoạt động của nó.

Tâm thức theo quan điểm cổ xưa

Các nghiên cứu cổ xưa nhất được ghi nhận về tâm thức là của Đức Phật, Plato, Aristotle, Adi Shankara và các triết gia Hy Lạp và Ấn Độ cổ khác.
Có thể bạn quan tâm

Các học thuyết tiền khoa học tập trung vào mối quan hệ giữa tâm thức và linh hồn. Khi đó tâm thức được cho là tinh túy, siêu nhiên thần thánh, là của trời ban cho con người.

Tâm thức theo quan điểm khoa học

Các lý thuyết hiện đại, dựa vào hiểu biết khoa học về bộ não, cho rằng tâm thức là một hiện tượng của bộ não và đồng nghĩa với ý thức.

Ý nghĩa của chuyển hoá tâm thức

Để thấu hiểu những gì xảy ra trước khi đau khổ, những lý do hoặc nguyên nhân. Xác định các nguyên nhân có thể làm tăng hoặc giảm cường độ của nỗi đau. Đây là một khía cạnh của nghiên cứu về tâm trí. Nó rất cần thiết cho việc thực hành tâm linh.

Tâm trí chịu sự thay đổi của môi trường và có thể tương tác với các tác động của kinh nghiệm của chúng ta, tạo ra sự mất cân bằng trong suy nghĩ. Chuyển Hóa Tâm Thức là một cách để hiểu bản chất của tâm hồn và khám phá niềm vui thực sự của cuộc sống.

Bí mật của hạnh phúc nằm ở sức mạnh của tinh thần minh mẫn, bình an nội tâm và mức độ không đổi. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách đạt được nhận thức cũng như phát triển sự khéo léo, tình yêu thương và phản ứng với bản chất bẩm sinh của tất cả con người.

Con người có bằng lòng với những thành tựu đã đạt được hay không?

Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, loài người vẫn luôn tìm cách để chế tạo ra những dụng cụ hay phương tiện tốt nhất để phục vụ cho cuộc sống.

Tìm tòi, khám phá, phát minh vốn dĩ là bản chất của con người. Rồi chính từ thế giới vật chất đó, con người trải nghiệm nó và không ngừng tìm đến một giá trị cao hơn.

Điển hình là thí dụ về cách thức liên lạc của con người. Ngày xưa con người ta dùng lửa (khói), dùng ngựa, hay chim để đưa thư nhằm rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian.

Khi khoa học ngày càng phát triển. Để liên lạc thì con người sử dụng điện thoại và các hình thước liên lạc bằng internet khác. Và rõ ràng các hình thức liên lạc này đã giúp con người rất nhiều trong liên lạc giao tiếp, giảm lãng phí về thời gian và công sức.

Sự mong muốn của con người ngày càng phức tạp hơn khi mức sống được đòi hỏi cao hơn. Sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng là những tiêu chí mà con người mong muốn đạt tới.

Thế nhưng, nhu cầu con người có dừng lại chăng? Hay con người vẫn chấp nhận và bằng lòng với các thành quả hiện tại?

Chắc chắn con người sẽ không bao giờ dừng lại với những gì đã đạt được. Con người phải chứng minh được tính phi thường tìm ẩn trong thế giới của họ. Để rồi cái mới sẽ được sản sinh ra theo sự kế thừa của tri thức khoa học tiếp diễn.