Docly

Tác phẩm văn học là gì? Thơ có phải là tác phẩm văn học không?

Trong xu thế hội nhập quốc tế, văn hóa Việt Nam có cơ hội giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới. Tuy nhiên trong giai đoạn này các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng phải đối diện với cả những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Và thách thức lớn nhất đối với nước Việt lúc này là làm sao để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa có thể giữa được bản sắc dân tộc vốn có. Có thể thấy giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Vậy tác phẩm văn học là gì, độc giả đã biết khái niệm về nó chưa? Hãy để niềm đam mê văn học của bạn được khơi gợi bởi nguồn kiến thức được Trang tài liệu cung cấp dưới đây nhé!

Tác phẩm văn học là gì?

Khái niệm: Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, là kết quả hoạt động lao động nghệ thuật của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể. Đây là đơn vị độc lập cơ bản của đời sống văn học.

Tác phẩm có thể tồn tại bằng hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật (được ghi giữ bằng văn tự); có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học (tự sự, trữ tình, kịch), một thể tài văn học nhất định. Độ dài của tác phẩm văn học có thể từ một câu (tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ,…) đến hàng ngàn vạn câu (sử thi, tiểu thuyết nhiều tập,…).

Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau (đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật, cốt truyện…). Ở những sáng tác có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác ra nó; là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm… của đời sống hiện thực; là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận (cảm thụ) văn học.

Xét từ chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể (tuy nó tồn tại thông qua những dạng vật chất, vật liệu: tiếng nói, chữ viết, trang sách in…); tác phẩm văn học chủ yếu là một thực thể tinh thần, một tổng thể những hàm nghĩa phức hợp. Vì vậy, tác phẩm tồn tại ở dạng khả biến. Ngôn bản, qua truyền miệng, văn bản qua sao chép hoặc tái bản đều phát sinh dị bản (nhiều trường hợp là những dị bản ngang quyền nhau). Sự cảm thụ bởi độc giả, sự lí giải bởi giới nghiên cứu, phê bình, bởi dư luận xã hội từng thời đại – đều làm phát sinh những phán đoán, đánh giá ít nhiều khác nhau về nội dung thẩm mĩ của tác phẩm. Như vậy, có thể coi tác phẩm văn học như là sự thống nhất giữa những hàm nghĩa thẩm mĩ tư tưởng đã được mã hóa trong văn bản và sự cảm thụ, lí giải bởi những thời đại và thế hệ công chúng khác nhau. Đây là sự thống nhất giữa cái tuyệt đối (mã hóa) và cái tương đối (sự giải mã bằng các cách đọc, lí giải, cảm thụ). Tất nhiên, chỉ có thể nói tới sự thống nhất này ở trường hợp những tác phẩm lớn, được tiếp nhận tích cực, rộng rãi. Tính xác định của tác phẩm văn học như một thực thể tinh thần chính là nằm trong tương quan giữa cái tuyệt đối và cái tương đối nói trên.

Đặc trưng của các tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa hiện thực đời sống và tâm tư, tình cảm người viết. Thông qua các ngôn từ trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ tái hiện lại được chi tiết đời sống mà mình cảm nhận được trực tiếp từ mắt thấy tai nghe mà qua đó còn truyền đạt tới xã hội một điều già đó mới mẻ, lớn lao hơn, có thể là một lời phê phán, một lời khuyên cho cách sống hiện đại, thay đổi những suy nghĩ lạc hậu cố thủ trong đầu của ai đó. Đặc trưng của một tác phẩm văn học được dùng để phân biệt với những nghệ thuật khác bằng những nét riêng biệt, nổi bật của nghệ thuật văn chương. Cái độc giả cần trong một tác phẩm văn học không phải là tường thuật lại cuộc sống hiện thực một cách khô khan, nhàm chán mà đã đi vào văn học thì tác phẩm đó phải có chất văn để họ không chỉ biết về cuộc sống lúc đó mà còn hiểu được cả bản chất của thời đại mà học chưa được trải qua hoặc đang được sống và cảm nhận. 

Ngôn từ trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật đi vào lòng người, tồn tại dưới hai dạng là lời nói hoặc văn bản viết. Là ngôn ngữ quần chúng nhưng được cách điệu hóa nhằm tạo ra ý nghĩa thẩm mỹ chứ không giống ngôn từ ta thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại được bắt nguồn từ từ ngôn ngữ của quần chúng lao động. Từ lời nói thô mộc thông thường với mục đích giao tiếp để thông báo nhất thời bằng tâm hồn bay bổng, sức sáng tạo đa màu sắc, nhà văn đã nhào nặn và tái tạo lại nó trở thành ngôn ngữ nghệ thuật có tác dụng thể hiện cái vô cùng, vô tận của cuộc đời, của tâm hồn và của cả tâm tư con người một cách hình tượng. 

Từ ngữ văn học không được lặp lại thường xuyên trong một tác phẩm văn học hoặc trong những tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả, chúng phải thường xuyên được làm mới nếu người viết văn không muốn độc giả của mình cảm thấy nhàm chán với lối viết “quanh năm chỉ có một”.  Đó là lý do vì sao các tác phẩm của những nhà văn lớn tuy có cùng chung chủ để nhưng vẫn cho người đọc nhiều cảm nhận khác nhau bởi chúng tồn tại nhiều các viết, cách truyền đạt. 

Đặc trưng của những tác phẩm văn học được thể hiện thông qua ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ văn học lại có tính khác biệt bởi những đặc điểm sau:

– Ngôn ngữ văn học có tính tự xác và tính luyện để diễn tả đúng chính xác cái hồn, cái thần của người chủ thể trong mỗi tác phẩm 

–  Ngôn ngữ văn học có tính hàm súc và đa nghĩa, điều này làm nên ý có tính cô đọc, không cần diễn đạt lan man những vẫn đảm bảo đủ ý truyền đạt. 

– Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, nhờ có đặc điểm này mà dù trong tác phẩm văn học không có hình ảnh minh họa nhưng độc giả vẫn hoàn toàn có thể mường tượng ra những hiện thức tồn tại trong tác phẩm, làm sống dậy trạng thái, tái hiện được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới. 

– Ngôn ngữ văn học có tính biểu cảm. Thay lời muốn nói, trong tác phẩm văn học ngôn ngữ là thứ tiếng duy nhất mà nhà văn muôn liên kết nội dung câu chuyện với độc giả. Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học giúp người viết thể hiện được tâm trạng, tính cách suy nghĩ của nhân vật,… Sẽ là những đêm dài thao thức, nỗi băn khoăn hay đơn giản chỉ là một cử chỉ trên khuôn mặt như một nụ cười, giọt nước mắt,…

Qua đó có thể thấy, đặc trưng của văn học thể hiện ở chính thứ cấu tạo nên nó là ngôn ngữ văn học. Vậy một tác phẩm văn học thế nào là một tác phẩm văn học hay? Trong tác phẩm văn học hay, ngôn ngữ văn học sẽ được cấu tạo nên như thế nào? Cùng khám phá tiếp nhé!

Thế nào là một tác phẩm văn học hay

Một tác phẩm văn học được đánh giá là hay sẽ dựa vào nội dung và sự phổ biến của tác phẩm đó. Thực chất, việc đánh giá một tác phẩm văn học hay hoặc không sẽ tùy vào cảm nhận riêng của mỗi người đọc. Vậy nên, không thể thấy người khác bảo hay thì đối với bạn nó hay thực sự.

Tuy nhiên, người ta sẽ đánh giá tác phẩm văn học có giá trị dựa vào những yếu tố như: nội dung, chủ đề, cách sử dụng ngôn từ, cách sử dụng nghệ thuật ngữ pháp, cách xây dựng nhân vật, ý tưởng sáng tạo, lối hành văn… Đó thường sẽ là những điều để đánh giá chất lượng tác phẩm.

Vậy nên, rất khó để đánh giá một tác phẩm là hay nếu bạn không đọc tác phẩm đó, không tự mình cảm nhận. Một tác phẩm văn học hay là tác phẩm có nội dung chạm được vào cảm xúc của con người. Độc giả có thể cảm nhận được thông điệp bên trong tác phẩm đó.

Thuật ngữ văn học là gì?

Thuật ngữ là một số từ vựng dùng trong một ngành khoa học, một lĩnh vực cụ thể dùng để chỉ những khái niệm hoặc để gọi tên một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó trong vấn đề nghiên cứu. Và thuật ngữ văn học cũng vậy, là những từ vựng dùng riêng trong lĩnh vày để gọi tên những vật thể cấu tạo nên một tác phẩm văn học hoặc liên quan tới tác phẩm văn học. Do đó sẽ có không ít những thuật ngữ khiến mọi người không biết được ý nghĩa của nó như: Văn bản học là gì? Sáng tạo văn học là gì? Hình tượng văn học?… Timviec365.vn sẽ lần lượt giải nghĩa cho bạn ngay sau đây.

– Văn bản học hay còn học là văn bản văn học là một loại hình sáng tác thể hiện dưới dạng văn bản nằm trong một hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ. Văn học còn bao hầm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên. 

– Sáng tạo văn học là thể hiện cái khác biệt, cái mới trong mỗi tác phẩm để chúng không bị trùng nhau về ngữ nghĩa, dù trong cùng một chủ đề nhưng cách truyền đạt để người đọc cảm nhận lại khác nhau. 

– Hình tượng văn học: là nét đặc trưng của các tác phẩm văn học kết hợp với ngôn ngữ nghệ thuật để mô phỏng lại hình ảnh của cuộc sống, của sự việc,… được thể hiện trong tác phẩm văn học. Một số ví dụ về hình tượng văn học mà nhà văn quan tâm lựa chọn trong tác phẩm văn học đã được ra đời như Chí Phèo, Nam Cao, Chị Dậu, Mị,… phân tích đặc điểm tính cách của những hình tượng này cho độ giả thấy được nét đặc trưng chung của một bộ phận con người thời bấy giờ, phản ánh bản chất cuộc sống lúc đó,…

Kết thúc chủ đề tìm hiểu “tác phẩm văn học là gì?” hôm nay, hy vọng những thông tin kiến thức mà Trang tài liệu đã cung cấp cho độc giả trên đây sẽ là hữu ích để củng cố lấp đầy kho tàng tri thức của mỗi người. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ!