Sân si là gì? Ý nghĩa & những điều cần biết về Tham, Sân, Si
Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta không ít lần nghe đến từ “sân si” khi nói về một người nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của từ “sân si” và sử dụng đúng. Bài viết dưới đây của Trang tài liệu sẽ giúp bạn hiểu đúng “sân si là gì” để dùng đúng nhé.
Mục lục
Sân si là gì?
Khái niệm: Sân si là một thuật ngữ có nguồn gốc từ đạo phật, khái niệm đầy đủ của nó là tham – sân – si. “Sân” được hiểu là sự tức giận, dễ nổi nóng thậm chí có thể nảy sinh thù hằn mỗi khi không vừa lòng điều gì đó hoặc khi không có được thứ mình muốn. Trong khi đó, từ “si” được hiểu là si mê, u muội, không suy xét đúng sai mà chỉ dựa trên cảm tính để phán đoán việc tốt xấu, lợi hại… làm ra những việc có hại cho cả bản thân và người xung quanh. Những người này rất bảo thủ và khó thuyết phục.
Nguồn gốc của cụm từ
Chắc hẳn ai cũng biết về Tham – Sân – Si trong Phật giáo. Sự sân và si thường đi cùng với lòng tham, tham về tài vật, sắc dục và danh vọng. Và cũng từ lòng tham mà người ta mới hình thành bản tính này, ganh tị, luôn cho mình là nhất, cứng đầu, khó thuyết phục và phiến diện.
Người có si ắt sẽ có sân và tham, sẽ bị si chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình, hại người, nghĩ đến hại cả hai, cảm giác khổ ưu thuộc về tâm. Việc thực hiện con đường đi ra khỏi “tham, sân, si” luôn luôn được quan tâm và khuyến khích mọi người thực hiện để từ đó tâm được an lạc được tăng trưởng và các khổ đau sẽ tan biến.
Sân si trên facebook là gì?
Hiện nay, sân si là một từ thường được giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ trên facebook dùng để trêu đùa hoặc phê phán nhau với nghĩa rằng: thích quan tâm, để ý đến chuyện của người khác, thích nói nhăng nói cuội về một vấn đề mà mình không hiểu. Nói cách khác, trên facebook họ là người “thích chõ mõm vào chuyện của người khác”.
Có thể thấy, giới trẻ hiện không sử dụng cụm từ “sân si” hoàn toàn đúng như nghĩa gốc. Nhưng dù là sân si ở đâu, như thế nào đi chăng nữa, thì sân si không phải là một đức tính tốt và cần phải loại bỏ.
Người có tính Tham, Sân, Si
Tham, sân, si đều là những đứa tính không nên có ở mỗi người. Bất kể cái gì quá cũng đều không tốt, không tốt cho cả người đó, cho cả cộng đồng. Người có đức tính này lúc nào cũng ở trạng thái u uất, ghen tỵ với người khác, không biết hưởng thụ cuộc sống mà lúc nào cũng ở trong tình trạng cố gắng vượt quá sức chịu đựng bản thân. Họ không biết thế nào là đủ, thế nào là điểm dừng để có một cuộc sống vẹn tròn, hạnh phúc.
Xã hội khi có quá nhiều người như này thường không thể phát triển được bởi vì khi này, mọi người ra sức vùi dập lẫn nhau, hãm hại nhau để đạt được mục đích của mình. Những người tham sân si thường đều là những người chậm tiến bộ, chậm tiếp thu, tư tưởng bảo thủ rất khó để làm cho họ hiểu được lẽ phải.
Tham, sân, si liệu có tốt hay không?
Từ cách hiểu về tham, sân, si chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho mình câu hỏi “tham, sân, si liệu có tốt hay không?”
Những đức tính này đều là những thứ vô cùng độc hại bên trong con người. Không thể khẳng định 100% rằng, không tồn tại người nào đó có đứa tính này. Bất kì ai sống trong cộng đồng này cũng đều có, họ khác nhau ở điểm người có ít, người có nhiều, người biểu hiện ra bên ngoài, người giấu kín ở bên trong, người biết tiết chế chúng hay người cố tình khiến chúng trở thành bản năng.
Cái hơn, cái đáng tuyên dương ở mỗi người là có thể biết hạn chế chúng một cách tối đa. Phát huy tính rộng lượng, hoà đồng với mọi người, học tập tiếp thu cái mới, loại bỏ cái xấu xa, cái lạc hậu.
Cách để bớt sân si
1. Hiểu được sân si cũng như những tác hại của sân si tới chính bản thân và những người mình yêu thương xung quanh; luôn ghi nhớ rằng sân si là một cảm xúc tiêu cực, và nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả bản thân cũng như những người xung quanh.
2. Hiểu rằng mỗi người đều có thành công, ưu điểm, kỹ năng riêng; chúng ta là một cá thể, và mỗi cá thể là khác nhau, và mỗi người sẽ có một sở trường, sở đoản riêng. Chúng ta nên luôn tự hào về bản thân và làm tốt công việc của mình, thay vì dành thời gian để quan tâm và ganh tị với người khác.
3. Học cách tôn trọng sự khác nhau của mỗi người. Đừng đứng núi này trông núi nọ, và luôn nhìn nhận đa chiều, tìm những điểm tốt và điểm xấu chứ không chỉ nhìn vào điểm tốt hay chỉ nhìn vào điểm xấu của sự vật, sự việc hoặc của bất cứ ai.
4. Chỉ để tâm đến công việc của mình; đừng so sánh thành quả của bản thân với người khác quá nhiều, mà hãy nhìn nhận cả quá trình của bản thân, hãy tôn trọng sự cố gắng của bản thân và tự hào rằng mình đã làm được những gì. Luôn luôn ghi nhớ rằng: tiên trách kỉ, hậu trách nhân.