Docly

Key opinion leader là gì? Cách để trở thành KOL chuyên nghiệp?

Key opinion leader là gì? KOL marketing đang là một xu hướng rất nổi trội và mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Vậy bạn đã biết về KOL là gì? hay KOL là viết tắt của từ gì chưa? Cùng Trang tài liệu tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết này nhé.

Key opinion leader là gì?

Khái niệm: KOL là viết viết tắt của từ gì? – Key Opinion Leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

KOL có thể được phân loại theo ngành nghề – nhà phê bình phim, cây bút chuyên nghiệp, chính trị gia; hoặc theo lĩnh vực – thời trang, ẩm thực, kinh doanh, nghệ thuật. Điều đặc biệt là, KOL không nhất thiết phải sử dụng tài khoản mạng xã hội hoặc có lượng người theo dõi lớn trên trang cá nhân.

Có những dạng KOL nào?

Nhóm Celebrity

Celebrity thường được gọi tắt là Celeb. Nhóm này bao gồm những người nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, yêu thích và thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông như ca sĩ, diễn viên hạng A, các nghệ sĩ trong showbiz,… Tùy thuộc vào lĩnh vực các KOL đang hoạt động, các nhãn hàng sẽ lựa chọn những KOL phù hợp với sản phẩm của họ. Tuy nhiên, mức phí phải trả cho mỗi lần hợp tác với một Celeb sẽ tỷ lệ thuận với độ nổi tiếng của họ.

Influencer

Influencer được coi là một nghề “hái ra tiền” cho các bạn trẻ, bởi bất kỳ ai, bất cứ ngành nghề nào cũng có thể thành một Influencer. Những KOL thuộc nhóm này sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích lên mạng xã hội về một lĩnh vực nào đó như ẩm thực, du lịch, âm nhạc, giáo dục,… Những chia sẻ của họ sẽ xuất phát từ góc nhìn cá nhân, từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống đa dạng,

Dựa vào lượng theo dõi, Influencer được chia thành 5 loại chính:

  • Nano Influencer: Nhóm này có từ 3K – 10K lượt theo dõi, chủ yếu là người thân, bạn bè của họ. Họ hoạt động rất năng nổ trên mạng xã hội và có xu hướng chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống lên mạng xã hội.
  • Micro Influencer: Lượng theo dõi của nhóm này khoảng 10K – 50K người. Không phải là những bài viết ngẫu nhiên như nhóm Nano, nội dung của họ sẽ được đầu tư chỉnh chu và khai thác đến những mục đích cụ thể.
  • Power Middle Influencer: Họ sở hữu 50K – 100K người theo dõi. Đây được xem là nhóm Influencer chuyên nghiệp nhất. Những KOL trong nhóm này đã tập trung khai thác, phát triển sâu một hướng đi cụ thể. Có nhiều nhãn hàng lựa chọn nhóm Power Middle để hợp tác bởi khi đó có thể tiếp cận được lượng fan lớn của họ – cũng chính là khách hàng mục tiêu của nhãn hàng thay vì chọn những KOL nổi tiếng với những nhóm fan dàn trải.
  • Macro Influencer: Số lượng người theo dõi nhóm này lên tới 100K – 500K. Họ là những “chuyên gia” nổi bật trong một lĩnh vực nào đó và có khả năng tạo ra những xu hướng mới, định hướng suy nghĩ và hành vi của fan.
  • Mega Influencer: Nhóm này thường là những nghệ sĩ nổi tiếng, CEO, nhà hoạt động xã hội,… với trên 500K lượt theo dõi. Mega Influencer sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo để tăng độ phủ sóng, nâng tầm giá trị thương hiệu và đặc biệt là định hướng hành vi người tiêu dùng.
  • Mass Seeder
  • Không có sức ảnh hưởng rộng lớn như Celeb và Influencer, Mass Seeder chỉ ảnh hưởng đến một cộng đồng nhỏ hơn. Họ sẽ chia sẻ lại các nội dung của Celeb và Influencer bằng lối tiếp cận gần gũi, thân thiện, từ đó tạo được thiện cảm và sự tin tưởng của mọi người.

Những lợi ích KOL trong Marketing

Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Hầu hết những người theo dõi và quan tâm 1 KOLs nào đó đều thuộc 1 nhóm khách hàng cụ thể.

Ví dụ 1 người thích nấu ăn sẽ theo dõi 1 đầu bếp nổi tiếng. Vì vậy, các KOLs sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đúng với tệp khách hàng của mình hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

Tăng độ phủ sóng cho thương hiệu

Với những thông tin mà các KOLs đưa ra để đánh giá, nhận định về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ nâng cao uy tín trong lòng khách hàng.

Bên cạnh đó, các KOLs này sẽ giúp thương hiệu được lan tỏa đến nhiều người trong cùng lĩnh vực, từ đó nhận diện thương hiệu được nâng cao.

KOLs mang thương hiệu trực tiếp đến với cộng đồng của mình, cộng đồng càng lớn, mức độ phủ sóng càng mạnh, KOLs trực tiếp tăng độ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tăng độ tin cậy cho sản phẩm

Để trở thành một KOLs đòi hỏi người đó phải là một chuyên gia, am hiểu và có kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Cho nên một lời giới thiệu về sản phẩm từ họ hoặc một đoạn quảng cáo có sự xuất hiện của KOLs giúp khách hàng tin tưởng hơn về sản phẩm.

KOLs lấy thương hiệu cá nhân của mình để quảng cáo cho sản phẩm đó. Từ đó người theo dõi/người hâm mộ sẽ có mức độ quan tâm và tin tưởng với sản phẩm cao hơn.

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Khi lựa chọn sản phẩm, khách hàng thường phân vân và tìm đến nhưng bài đánh giá, review. Lúc này họ có thể tìm đến những người có chuyên môn, kinh nghiệm, KOLs trong lĩnh vực đó để lắng nghe những lời khuyên. Và theo tâm lý, khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm người nổi tiếng đang sử dụng.

Cải thiện SEO

Xét về hiệu quả SEO, KOLs tăng thứ hạng cho link website doanh nghiệp khi chia sẻ bài viết có chứa link dẫn về website. Bởi số lượng khách hàng tiềm năng từ KOLs rất lớn nên sẽ giúp tăng lượng traffic, tăng thứ hạng từ khóa trên google.

Cách trở thành KOL chuyên nghiệp

KOL và KOC vẫn giống về tính chất công việc là đánh giá về dịch vụ/sản phẩm. Tuy nhiên, KOL thường quảng bá sản phẩm trên diện rộng và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về sản phẩm. Còn KOC họ sẽ đưa ra đánh giá thực tế thông qua việc dùng sản phẩm và không đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu.

Có thể thấy mức giá thuê KOL mắc hơn KOC rất nhiều. Ngoài ra, các KOC phải chủ động tìm kiếm nhà tài trợ (Sponsor), đối tác khách hàng, hoặc do các nhãn hàng tiếp cận và mời về làm việc cùng.