Docly

Bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bài trí hợp phong thuỷ

Bàn thờ Ông Địa được đặt tại các công ty và gia đình làm ăn kinh doanh để cầu tài lộc và may mắn. Song, bàn thờ Thần Tài gồm những gì và cách bài trí ra sao lại là vấn đề khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Trong bài viết này, Trang tài liệu sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này. 

Bàn thờ thần tài gồm những gì?

Đây là sơ đồ sắp xếp bàn thờ thần tài ông địa cơ bản nhất. Ngoài ra tùy theo địa phương khác nhau sẽ có thêm những món đồ lễ thờ khác nhau vào các ngày vía thần tài ông địa.

Khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài và Ông địa thì gia chủ bên cạnh hương đăng trà quả thì không thể thiếu các vật cúng kiếng cơ bản, giúp tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường buôn bán như sau:

  • Tượng Ông Địa Thần Tài bằng sứ: Trên bàn thờ Thần Tài đương nhiên cần có một bức tượng Thần Tài bằng sứ, song song đó người ta còn thờ thêm Ông Địa vì hai vị thần quan này thường đi chung với nhau nhằm cai quản các chuyện buôn bán và đất đai trong gia đạo. Khi sắp xếp tượng của 2 vị thần này để thờ phungj trên bàn thờ thì gia chủ cần lưu ý nên đặt ông Thần tà ở bên trái, bên phải là Ông Địa.
  • 3 hũ tam tài – gạo, muối, nước: Trên bàn thờ Thần Tài đẹp thì không thể thiếu 3 ly gạo muối nước, người ta thường quan niệm những món đồ này là vật thực cần có hàng ngày, bàn thờ Thần Tài có những vật này đều đem lại cuộc sống no đủ, yên ấm. Những hũ gạo, muối nước trên bàn thờ Thần Tài được trưng cúng từ đầu năm đến cuối năm mới thay, ý bảo phúc lộc luôn viên mãn cả năm.
  • Bát nhang: Đây là vật không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ riêng bàn thờ Thần Tài. Khi đặt bát nhang cần phải mời thầy đến để làm những thủ tục mang lại tài vận và tích tụ vận may cho gia chủ. Trong quá trình thờ cúng, tuyệt đối không di chuyển, động chạm đến bát hương, vì việc này sẽ mang lại những điều không tốt, khiến cho tài lộc bị tán đi. Chính vì vậy, nhiều nhà khi thờ cúng người ta thường dùng keo dán để cố định bát hương, tránh những di chuyển làm ảnh hưởng đến tài vận.
  • Lọ hoa tuơi: Lọ hoa tươi luôn đặt ở bên tay phải trên bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa, gia chủ không nên trưng bày hoa giả, hoa đã khô héo khiến khiến cho việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng.
  • Đĩa trái cây: Đi cùng với lọ hoa tươi là đĩa trái cây nhằm thể hiện thành ý. Dĩa trái cây thường đặt bên tay trái đối xứng với lọ hoa tươi. Gia chủ nên thắp hương và thay hoa quả hàng ngày; nhất là vào mùng 1, ngày rằm và các ngày mùng 10 âm hàng tháng vì đây được xem là những ngày vía Thần Tài.
  • Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập: Trên bàn thờ thần tài thường được bài trí 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ý muốn đại biểu chó sự phát triển, sinh sôi, giúp tài lộc được thịnh vượng.
  • 5 củ tỏi: Trên bàn thờ Thần Tài thường được trưng bày 5 củ tỏi với ngụ ý xua đuổi tà ma, ngạ quỷ và điềm xấu để không cho chúng vào nhà gây thị phí, mất tài khí. Do đó, người ta thường bày một đĩa gồm 5 củ tỏi trên bàn thờ Thần Tài để không cho ma quỷ làm phiền các vị thần này. (Đọc thêm: Bàn thờ thần tài có nên để tỏi để hiểu rõ hơn)
  • Ông Cóc: Còn được biết đến là Thiềm Thừ. Trong phong thủy của người Hoa, Thiềm Thừ là linh thú chỉ đứng sau linh thú Tì Hưu về việc mang lại tài lộc cho gia chủ. Người ta thường bày ông cóc ngậm đồng tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày để mang lại may mắn, hóa giải vận khí xấu và đón tài lộc. Ban đêm thì quay ông cóc vào trong với ý nghĩa là cóc ngậm tiền vàng nhày vào nhà để mang của cải đến cho gia đạo.
  • Phật Di Lặc: Gia chủ có thể thỉnh thêm một bức tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ, vị phật này đại biểu cho sự quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều khuất tất hoặc lơ là công vụ phù hộ trong gia đạo.
  • Bát tụ lộc: Thường là một tô sứ đẹp, đổ đầy nước và rắc cánh hoa tươi trên mặt nước để đón lấy sinh khí và tài lộc cho gia chủ.

Như vậy, dù bàn thờ Thần Tài đa phần tương đối nhỏ nhưng lại không thể thiếu các đồ vật cần bài trí kể trên để mang lại những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Những điều cần lưu ý khi bày trí đồ cúng ở bàn thờ Thần Tài

Khi bày trí những vật dụng để cúng kiến bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần nắm rõ những lưu ý sau để tránh sai sót, khiến tài vận gặp nhiều điều không may:

  • Trước khi đặt Thần Tài và Ông Địa lên bàn thờ, cần rửa sạch tượng của hai vị này bằng nước nấu với lá bưởi để xua tà khí, tránh điềm không mau.
  • Khi mới lập bàn Thần Tài tại nơi buôn bán hoặc chuyển đến nơi ở mới, mỗi ngày gia chủ nên thắp 1 nén nhang để hội tụ linh khí thỉnh các thần vào. Đến các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Đến ngày 23 tháng chạp thì tiến hành rút nhang đem đi hóa vàng cùng tiền giấy, sau đó đổ lên tàn tro vừa hóa xong một chút rượu.
  • Cần giữ cho bàn thờ, tượng của các vị thần luôn sạch sẽ. Khi trời mưa to, gia chủ phải lưu ý nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc vào một cái thau sạch, sau đó để tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút rồi mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương để cho các ngài có được khí linh của đất trời, càng linh hiển và độ trì cho gia đạo thêm sung túc.
  • Vào ngày 10, 14 âm lịch và ngày cuối cùng của tháng thì gia chủ nên tiến hành lau dọn bàn thờ bằng nước hoa bưởi, hoa lài. Chú ý, khi lau tượng Thần Tài, Ông Địa và ông Cóc thì phải sử dụng khăn sạch sẽ để lau.
  • Không gian trước bàn thờ Thần Tài, Ông Địa phải sạch sẽ, không bám bụi bẩn và có rác rưởi. Phía sau lưng bàn thờ Thần Tài nên có bức tường để bàn thờ dựa vào tạo thế vững chắc như dựa vào núi, giúp hội tụ tài vận được dễ dàng, thuận lợi.
  • Khi thờ cúng: Gia chủ khi cúng Thần Tài thì lưu ý trái cây nên chọn ngũ quả, hoa nên chọn hoa cúc, hoa đồng tiền, nên cúng đồ ngọt, thịt heo quay, bánh hỏi, chuối, bưởi, tiền vàng…
  • Khi cúng 5 chén nước thì gia chủ nên sắp xếp thành hình chữ thập, nhằm tượng trưng cho ngũ hành trong quan hệ tương sinh. Nước cúng trong chén phải là nước sạch và tinh khiết, không lấy nước bẩn đặt trên bàn Thần Tài làm cho ô uế và mắc tội với các thần.
  • Nên thắp nhang cho Thần Tài vào buổi sáng để hội tụ khí vận, cầu làm ăn buôn bán và phát tài phát lộc. Nhang đốt trên bàn Thần Tài nên chọn loại nhang giữ được tàn để tụ tài khí, giúp tài vận được hanh thông.
  • Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gần nhà vệ sinh, nhà tắm, gương, chậu rửa, đèn hoặc nơi quá nhiều ánh sáng khiến cho vượng khí và tài lộc bị tán đi, gia chủ gặp xui xẻo, làm ăn thua lỗ.
  • Gia chủ không nên đặt bàn Thần Tài – Ông Địa bên dưới hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên để tránh tạo ra sự xung khắc.
  • Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở hướng Tây Bắc và Đông Nam. Hướng Tây Bắc là cung Quý Nhân, hướng Đông Nam là Cung Thiên Lộc; khi đặt bàn thờ Thần Tài tại 2 hướng này sẽ giúp gia đạo được nhiều bình an, tấn tài tấn lộc, tiền vô như nước, mọi việc hanh thông như ý nguyện.
  • Lộc hoa quả sau khi cúng chỉ nên chia cho người trong nhà, không nên chia cho người ngoài để tránh tài lộc bị thất thoát.
  • Dùng nến hoặc đèn dầu để thắp sáng khi thờ Thần Tài, tránh dùng các loại bóng đèn có ánh sáng nhấp nháy, ánh sáng đèn điện tạo ra vận khí xấu trong gia đạo