Biểu đồ miền là gì? Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền
Biểu đồ miền là gì?
Biểu đồ miền (biểu đồ diên) là dạng biểu đồ thể hiện về mặt cơ cấu, tỷ lệ phát triển dành cho các đối tượng. Thông thường, hình dạng của biểu đồ là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Tùy theo sự tăng trưởng của các đối tượng khác nhau. Các đối tượng sẽ được phân chia bởi các miền nhất định.
Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền
Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền nhanh và chính xác nhất:
- Cần thể hiện cơ cấu tỷ lệ, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu.
- Cần thể hiện động thái phát triển.
- Số liệu ít nhất 4 mốc (ví dụ mốc thời gian nhiều hơn 3 năm, ta dùng biểu đồ miền).
Mẫu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ miền thường gặp:
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể : “Hãy vẽ biểu đồ miền…”
- Khi đề bài xuất hiện một số các cụm từ: “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thích hợp nhất về sự chuyển dịch cơ cấu”….
- Đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong bài.
- Trong trường hợp số liệu ít năm(1,2 năm hoặc 3 năm) thì vẽ biểu đồ tròn.
- Trong trường hợp bảng số liệu là nhiều năm, dùng biểu đồ miền. Không vẽ biểu đồ miền khi bảng số liệu không phải là theo các năm. Vì trục hoành trong biểu đồ miền luôn biểu diễn năm.
Một số dạng biểu đồ miền thường gặp
- Biểu đồ miền chồng nối tiếp
- Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ
Tổng hợp kiến thức địa lý và tips vẽ biểu đồ địa lý nhanh và chính xác nhất:
Mật độ dân số là gì? Công thức và cách tính mật độ dân số?