Góc bẹt là gì? Kiến thức và bài tập cơ bản liên quan đến góc bẹt
Góc bẹt là kiến thức toán hình học cơ bản lớp 4, cùng với nhiều thể loại góc khác. Chính vì vậy, để giải các bài tập hình học chính xác, đòi hỏi các em phải hiểu rõ góc bẹt là gì? Tính chất của nó để phân biết với các góc khác. Chính vì vậy, để nắm được kiến thức cơ bản về góc bẹt, hãy cùng Trang Tài Liệu khám phá chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Góc bẹt là gì?
Bên cạnh góc vuông, góc nhọn, góc tù thì góc bẹt là một trong những góc đặc biệt. Trong đó, góc bẹt là góc có giá trị đúng chính bằng 180°.
Trong đó, những hình cánh quạt khi xòe tròn sẽ tạo thành một góc bẹt hoặc nửa đường tròn cũng có giá trị là góc bẹt.
Đặc điểm của góc bẹt trong hình học. (Ảnh: Sưu tầm internet)
Đặc điểm tính chất của góc bẹt
Trong kiến thức về toán hình học, góc bẹt sẽ có những đặc điểm tính chất sau:
- Góc có số đo bằng 180° là góc bẹt.
- Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
- Góc bẹt nhìn giống như một đường thẳng
- Nếu một góc có số đo bằng hai lần góc vuông thì đó chính là góc bẹt
Cách xác định giá trị góc của góc bẹt
Để có thể xác định giá trị của các góc nói chung, góc bẹt nói riêng thì mọi người có thể dựa vào những cách sau đây:
Sử dụng thước đo góc để xác định chính xác giá trị của góc. (Ảnh: Sưu tầm internet)
Cách 1: Sử dụng dụng cụ thước đo góc hoặc e-ke
Đây là cách thông dụng nhất, khi ê ke hoặc thước đo góc chính là công cụ để có thể xác định giá trị của một góc chính xác nhất. Các em chỉ cần đặt thước đúng góc, đúng đường thẳng thì việc đo giá trị góc rất dễ dàng, nhanh chóng.
Cách 2: Sử dụng các tính chất hình học.
Dựa vào đặc điểm tính chất của góc bẹt, nếu thấy góc nằm ngang có tổng số đo bằng 180° thì đó chính là góc bẹt.
Các dạng toán về góc bẹt thường gặp
Trong chương trình toán hình học, các em sẽ thường được học, làm quen và giải các bài tập sau đây:
Có nhiều dạng bài tập liên quan tới góc bẹt. (Ảnh: Sưu tầm internet)
Dạng 1: Nhận biết góc bẹt với các góc khác
Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm, tính chất và khái niệm để xác định được chính xác góc bẹt
Ví dụ: Cho biết những góc dưới đây góc nào là góc bẹt, Gọi tên góc và xác định đỉnh, các cạnh của góc đó.
Góc xOy = 135°, zAt = 180°, tBk = 90°, xCt = 2. tBk
Giải:
Dựa vào đặc điểm của góc bẹt là góc có số đo bằng 180°. Vậy nên, trong các góc trên thì góc zAt và xCt chính là góc bẹt.
Trong đó:
Góc zAt có đỉnh là A và cạnh là Az, At
Góc xCt có đỉnh C, cạnh Cx và Ct.
Dạng 2: Tính số đo góc có phải là góc bẹt không?
Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm và cách tính số đo góc để có thể giải bài tập chính xác.
Ví dụ: Trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ax, vẽ hai tia Ay và Az sao cho góc xAy = 75°, góc yAz = 105°. Hãy tính số đo góc xAz và cho biết góc đó có phải là góc bẹt không?
Giải:
Vì tia Ay và Az cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ax và góc xAy = 75°, góc yAz = 105° nên ta có:
Góc xAz = 75° + 105° = 180°.
Suy ra: góc xAz = 180°
Vậy góc xAz là góc bẹt
Dạng 3: Bài tập tổng hợp
Phương pháp giải: Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi bài tập, các em sẽ đọc và phân tích kỹ đề bài để đưa ra cách giải chính xác nhất.
Một số bài tập về góc bẹt toán lớp 4 để bé luyện tập
Tìm hiểu các góc liên quan đến góc bẹt
Ngoài việc tìm hiểu góc bẹt là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm một vài góc liên quan như góc nhọn, góc tù, góc vuông.
Mỗi loại hình học dù có số cạnh và hình dáng khác nhau thì đều có chung một đặc điểm là đều có góc và giá trị góc này khác nhau.
Góc nhọn là gì?
Góc nhọn có thể được tạo thành từ 2 đường thẳng có chung 1 giao điểm trong mặt phẳng, hoặc trong tam giác bất kỳ. Góc nhọn là góc có giá trị nhỏ hơn 90°. Giá trị của góc nhọn nằm trong khoảng > 0 và giá trị góc nhọn luôn luôn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 90 độ.
Góc tù là gì?
Góc tù cũng được tạo thành từ 2 đường thẳng trong mặt phẳng, góc tù có giá trị lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn tổng 3 góc trong tam giác. Không có hình học phẳng nào tồn tại góc tù. Góc tù có giá trị luôn nhỏ hơn 180 độ và lớn hơn 90°.
Góc vuông là gì?
Góc vuông là loại góc thông dụng nhất trong hình học phẳng. Nó có giá trị bằng 90°. Các loại hình học tồn tại góc vuông như hình thang, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông, hình thoi. Tính chất hình vuông có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong hình học, giúp giải quyết nhiều dạng bài tập về lượng giác khác nhau.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về góc bẹt. Qua đó có thể thấy từ kiến thức cho tới bài tập của góc này không quá khó hiểu, nhưng chính là nền tảng để bé học các bài học cao hơn. Chính vì vậy, bố mẹ hãy cùng trẻ tìm hiểu và áp dụng để giúp con học tập đạt thành tích tốt nhất nhé.