Docly

CUOH2 kết tủa màu gì? Tính chất hóa học của Cu(OH)2

CUOH2 kết tủa màu gì? được Trang Tài Liệu biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến đến đồng hidroxit: Cu(OH)2 có phải kết tủa không, Cu(OH)2 kết tủa màu gì? Tính chất hóa học của Cu(OH)2 như thế nào sẽ được giải đáp dưới nội dung dưới đây. Mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của Trang Tài Liệu.

Cu(OH)2kết tủa màu gì?

Cu(OH)2 có phải kết tủa không?

Đồng(II) hiđroxit được kết hợp bởi ion Cu2+ và hidroxit (OH-) tạo ra kết tủa Cu(OH)2.

Phương trình ion như sau:

Cu2+ + OH- → Cu(OH)

Kết tủa Cu(OH)2 có màu xanh lơ.

Lưu ý: Cu(OH)2có thể tan được trong dd NaOH đặc dư

Cu(OH)2kết tủa màu gì?

Cu(OH)2 kết tủa màu xanh lơ.

Khái niệm Cu(OH)2 là gì?

Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.

Công thức phân tử: Cu(OH)2

Công thức cấu tạo: HO – Cu- OH

Tính chất vật lý và nhận biết Đồng hidroxit

– Tính chất vật lí: là chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước.

– Nhận biết: hòa tan vào dung dịch axit HCl thấy chất rắn tan dần cho dung dịch màu xanh lam.

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2 H2O

Tính chất hóa học của Cu(OH)2

Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

Tác dụng với axit

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4+ 2H2O

Phản ứng nhiệt phân

Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO + H2O

Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac

Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

 Điều chế Cu(OH)2

– Điều chế Cu(OH)2 bằng cách cho muối Cu (II) tác dụng với dung dịch bazo:

    Cu2+ + 2OH →Cu(OH)2

    CuCl2 + 2NaOH →Cu(ỌH)2 + 2NaCl

Ứng dụng của Cu(OH)2

– Dung dịch đồng(II) hiđroхit trong amoniac, có khả năng hòa tan хenluloᴢo. Tính chất nàу khiến dung dịch nàу được dùng trong quá trình ѕản хuất raуon,.

– Được ѕử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủу ѕinh ᴠì khả năng tiêu diệt các ký ѕinh bên ngoài trên cá, bao gồm ѕán, cá biển, mà không giết chết cá.

– Đồng(II) hiđroхit được ѕử dụng thaу thế cho hỗn hợp Bordeauх, một ѕố thuốc diệt nấm ᴠà nematicide.

– Một ѕố ѕản phẩm như Kocide 3000, ѕản хuất từ Kocide L.L.C. Đồng (II) hуdroхit cũng đôi khi được ѕử dụng như chất màu giốn gốm.

Một số câu hỏi liên quan Cu(OH)2

Câu 1: Phản ứng glucozơ với Cu(OH)2

– Quan sát hiện tượng.

– Đun nóng ống nghiệm quan sát. Giải thích và viết phương trình hóa học.

Trả lời:

Dụng cụ và hóa chất:

– Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, …

– Hóa chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch glucozơ 1%.

Cách tiến hành:

– Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa  Cu(OH)2.

– Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ.

– Đun nóng ống nghiệm quan sát.

Hiện tượng – giải thích:

– Khi cho thêm dung dịch glucozơ 1% vào kết tủa Cu(OH)2 xanh, thì ta thấy kết tủa tan khi lắc nhẹ tạo dung dich phức màu xanh lam đặc trưng.

– Khi đun nóng ống nghiệm ta thấy kết tủa đỏ gạch xuất hiện, kết tủa đó là Cu2O

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A . Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

– Tinh bột có phản ứng tráng bạc

– Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng

– Glucozơ bị thủy phân trong môi truờng axit

 Đáp án: Chọn đáp án A

– B sai vì tinh bột không có phản ứng tráng bạc.

– C sai vì xenlulozơ chỉ bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng.

– D sai bị glucozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân.

⇒ chỉ có A đúng ⇒ chọn A

Câu 3: Vì sao tinh bột và xenlulozo không tác dụng được với Cu(OH)2

– Về cấu tạo, tinh bột hay xenlulozo đều có 2 nhóm -OH nằm cạnh nhau ( liên kết với 2 nguyên tử C liền kề) – hình ảnh được minh họa ở dưới.Tuy nhiên, cả 2 phân tử này do đều không tan, không nằm ở dạng dung dịch ⇒ không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2Cu(OH)2 ở thể rắn (Không xảy ra phản ứng đồng thể rắn – rắn).

– Khi biến đổi  Cu(OH)2Cu(OH)2 về dưới dạng dung dịch phức đồng, [Cu(NH3)2(OH)2[Cu(nh3)2](OH)2 – hay còn gọi là dung dịch Svayde, Xenlulozo có thể tác dụng và cho hiện tượng tương tự như phản ứng của poliancol với Cu(OH)2.

Câu 4: Xenlulozơ có hòa tan được Cu(OH)2 được không?

Trả lời: Không

Về phản ứng của các chất với Cu(OH)₂

Phản ứng ở nhiệt độ thường:

Ancol đa chức có các nhóm –OH liền kề nhau, những chất có nhiều nhóm –OH kề nhau:

Hiện tượng: Tạo phức màu xanh lam

– Những chất thường gặp: etilenglicol (C₂H₄(OH)₂); glixerol (C₃H₆(OH)₂); glucozơ (C₆H₁₂O₆); fructozơ (C₆H₁₂O₆); saccarozơ (C₁₂H₂₂O₁₁); mantozơ (C₁₂H₂₂O₁₁)

– Axit cacboxylic (-COOH): phản ứng tạo dung dịch màu xanh nhạt

– Tripeptit trở lên và protein: phản ứng màu biure với Cu(OH)₂/OH- tạo thành phức màu tím

Phản ứng ở nhiệt độ cao

Phản ứng này chỉ diễn ra ở những chất có chứa nhóm chức anđehit –CHO

– Hiện tượng: Tạo kết tủa Cu₂O đỏ gạch

– Những chất chứa nhóm –CHO thường gặp: anđehit; glucozơ (C₆H₁₂O₆); mantozơ (C₆H₁₂O₁₁)

– Ngoài ra còn có frutozơ (C₆H₁₂O₆), axit fomic (HCOOH), este của axit fomic (HCOOR)

Lưu ý: Những chất chỉ có nhóm chức –CHO thì không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường do xenlulozơ không có tính chất của ancol đa chức. Mặc dù xenlulozơ có nhiều nhóm -OH nhưng những nhóm -OH này không gắn vào các nguyên tử C cạnh nhau. Do vậy, xenlulozo không thể hoà tan trong Cu(OH)2

Câu 5: Hợp chất không hòa tan được Cu(OH)₂ là:

A. propan-1,3-điol.

B. propan-1,2-điol.

C. glixerol.

D. etylen glicol.

Đáp án A. propan-1,3-điol

Giải thích

– Ancol đa chức có 2 nhóm -OH đính với 2 C liền nhau thì hòa tan được Cu(OH)₂

=>  Ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là propan-1,3-điol (HOCH₂-CH₂-CH₂OH)

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu tới các bạn tài liệu rất hữu ích giúp bạn đọc Cu(OH)2 kết tủa màu gì? cũng như giải đáp các thắc mắc các câu hỏi liên quan đến BaSO4, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học.