Docly

Tài liệu Giáo Dục Công Dân 10: cộng đồng là gì gdcd 10

Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu “Cộng đồng là gì GDCD 10” dưới đây nhé của Trang Tài Liệu.

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 13

1/ Công dân và vai trò của cộng đồng đối với đời sống của con người

a/ Cộng đồng là gì?

– Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

b/ Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người

– Cộng đồng chăm lo cuộc sống cho cá nhân

– Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển

– Cộng đồng giải quyết các mối quan hệ hợp lý giữa lợi ích riêng chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi các nhân trong cộng đồng.

– Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo sức mạnh cho cộng đồng

2/ Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng

a/ Nhân nghĩa

– Là lòng thương người và đối với người theo lẽ phải

– Ý nghĩa

+ Giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.

+ Con người thêm yêu thương cuộc sống, có sức mạnh để vượt qua khó khăn và thử thách.

+ Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

– Biểu hiện

+ Nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau

+ Nhường nhịn, đùm bọc nhau

+ Vị tha, bao dung độ lượng

– Trách nhiệm của học sinh

+ Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ

+ Quan tâm giúp đỡ mọi người

+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha

+ Tích cực tham gia hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”

+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những anh hùng có công với cách mạng, với đất nước.

+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

b/ Hòa nhập

– Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa không cách xa mọi người. Không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác. Có ý thức tham gia hoạt động chung của cộng đồng

– Ý nghĩa: Thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn

– Trách nhiệm của học sinh

+ Tôn trọng, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bạn bè, thầy cô và mọi người

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức. Đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.

c/ Hợp tác

-Là cùng chung sức làm việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung

– Biểu hiện

+ Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng

+ Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau

+ Sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ

– Ý nghĩa

+ Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất

+ Đem lại chất lượng hiệu quả cao

+ Là yêu cầu đạo đức quan trọng của mỗi con người trong xã hội hiện tại

– Nguyên tắc hợp tác

+ Tự nguyện, bình đẳng

+ Hai bên cùng có lợi

– Các loại hợp tác

+ Hợp tác song phương, đa phương

+ Hợp tác giữa cá nhân, nhóm, dân tộc, quốc gia.

– Trách nhiệm của học sinh

+ Cùng nhau bàn bạc, đóng góp ý kiến, phân công xây dựng kế hoạch cụ thể

+ Nghiêm túc thực hiện

+ Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ đóng góp ý kiến cho nhau

+ Đánh giá và rút kinh nghiệm

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 13

Câu 1: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khói trong sinh hoạt được gọi là

  1. Cộng đồng
  2. Tập thể
  3. Dân cư.
  4. Làng xóm

Câu 2: Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?

  1. Nhân dân trong khu dân cư
  2. Người Việt Nam ở nước ngoài
  3. Tổ học tập
  4. Trường học

Câu 3: Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội

  1. Của con người
  2. Của đất nước
  3. Của cán bộ, công chức.
  4. Của tập thể người lao động.

Câu 4: Mỗi người là một thành viên, một tế bào

  1. Của cộng đồng
  2. Của Nhà nước.
  3. Của thời đại.
  4. Của nền kinh tế đất nước.

Câu 5: Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?

  1. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
  2. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
  3. Sống vô tư trong cộng đồng.
  4. Sống giữ mình trong cộng đồng.

Câu 6: Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc

  1. Của cuộc sống.
  2. Của cộng đồng.
  3. Của đất nước.
  4. Của thời đại.

Câu 7: Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của

  1. Sống có trách nhiệm.
  2. Sống hòa nhập.
  3. Sống hợp tác.
  4. Sống tích cực.

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?

  1. Sống tự do trong xã hội.
  2. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.
  3. Sống theo sở thích cá nhân.
  4. Sống phù hợp với thời đại.

Câu 9: Nhân nghĩa thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của

  1. Quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân.
  2. Quan hệ giữa người với người.
  3. Quan hệ giữa các giai cấp khác nhau.
  4. Quan hệ giữa các địa phương.

Câu 10: Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?

  1. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
  2. Nhân ái, thương yêu con người.
  3. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.
  4. Sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.

Câu 11: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tạo thành một

  1. Tập thể.
  2. Hội nhóm.
  3. Cộng đồng.
  4. Xã hội.

Câu 12: Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để

  1. Hoàn thiện.
  2. Phát triển.
  3. Giàu có hơn.
  4. Sống yên ổn.

Câu 13: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động để đời sống cộng đồng luôn phát triển lành mạnh là

  1. Công bằng, dân chủ, văn minh.
  2. Dân chủ, kỉ luật, pháp luật.
  3. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
  4. Bình đẳng, dân chủ, kỉ luật.

Câu 14: Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở lên

  1. Văn minh.
  2. Lịch sự.
  3. Lớn mạnh.
  4. Phát triển.

Câu 15: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là

  1. Nhân nghĩa.
  2. Yêu thương.
  3. Hợp tác.
  4. Hòa nhập.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không nói về nhân nghĩa?

  1. Lá lành đùm lá rách.
  2. Ba que xỏ lá.
  3. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  4. Đồng cam cộng khổ.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?

  1. Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
  2. Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
  3. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  4. Dùng mọi cách để giành chiến thắng.

Câu 18: Hành động nào sau đây thể hiện lòng nhân nghĩa?

  1. Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
  2. Thấy người bị tai nạn không quan tâm vì không liên quan.
  3. Gay gắt chỉ trích người mắc lỗi dù họ biết hối cải.
  4. Không nhường nhịn người khác vì như vậy là tạo tính xấu cho họ.

Câu 19: Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu Bác cũng được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  1. Nhân nghĩa.
  2. Hòa nhập.
  3. Nhân ái.
  4. Hợp tác.

Câu 20: Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói lên điều gì?

  1. Hợp tác.
  2. Nghĩa vụ.
  3. Hòa nhập.
  4. Nhân nghĩa.

Câu 21: Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là

  1. Sống thân thiện.
  2. Sống hòa nhập.
  3. Sống vô tư.
  4. Sống hợp tác.

Câu 22: Để chuẩn bị cho tiết thao giảng, sau khi cô giáo giao nhiệm vụ thực hiện dự án. Các thành viên của các nhóm đã thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của nhóm trưởng. Cuối cùng các nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất kết quả chung. Việc làm của các nhóm là biểu hiện nào dưới đây trong học tập?

  1. Hợp tác
  2. Khoa học
  3. Làm viêc có kế hoạch.
  4. Làm việc nghiêm túc
Câu12345678910
Đáp ánACAABBBBBC
Câu11121314151617181920
Đáp ánCBCCABDABA
Câu2122
Đáp ánBA

Với nội dung bài viết trên đây thì bạn đã hiểu rõ hơn cộng đồng là gì GDCD 10. Nếu thấy nội dung bài viết này hữu ích đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin, khái niệm hữu ích khác.