Call margin là gì? Dấu hiệu bị Margin Call trong chứng khoán
Call Margin là gì? Thuật ngữ Call Margin trong chứng khoán được hiểu là một thông báo mà sàn giao dịch gửi đến nhà đầu tư để cảnh báo bạn có thể bị thua lỗ hoặc khi toàn bộ lệnh giao dịch của bạn có nguy cơ bị đóng hoặc thanh lý. Call Margin còn được gọi là lệnh ký quỹ, đây là điều mà không một nhà đầu tư nào mong muốn gặp phải. Vậy cụ thể như thế nào là Call Margin, tài khoản lỗ bao nhiêu thì bị call margin, làm cách nào để phòng tránh việc này? Tất cả thắc mắc trên sẽ được Trang tài liệu giải đáp thông qua bài viết ngay sau đây, cùng với những kiến thức thiết yếu khác liên quan. Nhà đầu tư hãy cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích giúp cho việc đầu tư hiệu quả hơn nhé!
Mục lục
Call Margin là gì?
Khái niệm: Margin có nghĩa đen là tiền đặt cọc, hiểu theo lĩnh vực chứng khoán thì đây là đòn bẩy tài chính hoặc tỷ lệ cho vay của Công ty Chứng khoán, cho phép các nhà đầu tư dùng khoản tiền vay này để mua cổ phiếu, sau đó lấy số cổ phiếu này để làm tài sản thế thấp.
Khái niệm: Call Margin là cụm để chỉ sự thông báo từ Công ty Chứng khoán đối với nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán. Tuy nhiên, vào tại thời điểm chứng khoán của nhà đầu tư bị giảm gần dưới mức an toàn so với tài sản đảm bảo. Call Margin có mục đích yêu cầu nhà đầu tư phải nộp thêm tiền hoặc bán ra chứng khoán để tỷ lệ vay Margin đạt ngưỡng an toàn.
Cách tính Call Margin trong chứng khoán
Mỗi Công ty Chứng khoán sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ Margin Call khác nhau. Dưới đây là cách tính và giải quyết khi xảy ra Call Margin.
Trước tiên, bạn cần xác định con số giá trị cụ thể khiến Call Margin xảy ra bằng công thức: Giá trị thực có / Tổng giá trị chứng khoán
Gọi A là giá trị cổ phiếu hiện tại, B là số tiền vay. Khi thị trường suy giảm, A sẽ giảm dẫn đến Margin giảm. Do tỷ lệ này sẽ được tính bằng thương của A chia B. Gọi C là tỷ lệ Call Margin của công ty chứng khoán. Nếu tỷ lệ A/B < Z thì sẽ xảy ra 2 trường hợp cần giải quyết sau:
- Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền
(A+ số tiền nộp thêm)/(B+số tiền nộp thêm) > C
- Trường hợp 2: Bán cổ phiếu
(A + số lượng cổ phiếu*giá)/Y >Z
Ví dụ: Bạn đang có 100 triệu đồng và muốn mua số cổ phiếu tổng cộng 200 triệu đồng, mỗi cổ phiếu có giá là 100 nghìn đồng. Để đủ tài chính, bạn tiến hành ký quỹ Margin theo tỷ lệ 1:2 ở công ty A. Bạn đã sở hữu được 2000 cổ phiếu. Công ty chứng khoán A có tỷ lệ Call Margin là 30%. Sau một thời gian giá trị cổ phiếu giảm xuống còn 140 triệu đồng, nếu trừ phần vay từ quỹ Margin thì bạn còn lại 40 triệu. Lúc này, Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán = 40/140 = 28,5% và nhỏ hơn 30%.
Khi đó Call Margin sẽ xảy ra, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để giải quyết. Cụ thể:
- Trường hợp 1: Nộp bổ sung 10 triệu đồng
(40 triệu+10 triệu)/(140 triệu +10 triệu) = 33.33% > 30%
- Trường hợp 2: Bán bớt 200 cổ phiếu
(40 triệu + 100 nghìn*200)/140 triệu = 42.8% > 30%
Vậy bạn phải nộp thêm 10 triệu vào tài khoản, hoặc bán đi 200 cổ phiếu để không bị Call Margin.
Khi nào thì bị Call Margin trong chứng khoán?
Những nhà đầu tư đang có giao dịch ký quỹ đối với một công ty cho việc mua chứng khoán, sẽ đối mặt với nguy cơ bị Call Margin.
Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn mức yêu cầu, bạn không thể chủ động tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo – tức cổ phiếu. Việc đưa tài khoản về ngưỡng an toàn thực hiện theo hướng xử lý của công ty chứng khoán.
Đến lúc đó, bạn đã nhận luôn email hoặc cuộc gọi xác nhận rằng tài khoản của bạn đang bị Call Margin. Vậy trước đó làm thế nào để xác định nguy cơ bị Call Margin của mình. Bạn có thể tham khảo nội dung sau:
- Khi có sự biến động của thị trường làm thay đổi giá cổ phiếu. Bạn mua phải chứng khoán kém chất lượng, công ty phát hành có kế hoạch kinh doanh không tốt làm giảm lợi nhuận và cổ tức cho cổ đông, rủi ro lãi suất,…. Từ đó kéo theo giá chứng khoán giảm sâu.
- Khi thị trường giảm điểm cũng sẽ tác động ít nhiều đến giá trị cổ phiếu. Tỷ lệ Margin có thể quyết định sự bám trụ của nhà đầu tư, khi toàn bộ nền kinh tế đảo chiều lao dốc.
Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn sử dụng Margin trong quá trình đầu tư. Đối với những người mới tham gia không khuyến khích đăng ký, vì những rủi ro tiềm ẩn mà bạn chưa thể nắm bắt được toàn diện. Bên cạnh đó, Margin sẽ mang lại cảm giác bị động, khi quyết định xử lý đối với việc xảy ra Call Margin hoàn toàn phụ thuộc vào công ty chứng khoán.
Trong trường hợp bạn chưa kịp bổ sung tài sản ký quỹ, hệ thống sẽ tự động sử dụng số chứng khoán làm tài sản thế chấp và đưa vào diện bị bán giải chấp. Lúc đó bạn có thể mất toàn bộ tài sản, bị thiệt hại nhiều về tài chính.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Call Margin và những vấn đề có liên quan. Hy vọng bạn đọc đã cập nhật được thêm nhiều thông tin hữu ích cho công cuộc đầu tư của mình. Chúc bạn thành công.