Docly

Bị ong đốt bôi gì? Cách xử lý khi bị ong đốt tại nhà?

Bị ông đốt bôi gì? Bài viết dưới đây Trang tài liệu sẽ gợi ý các bạn Top 10 cách xử lý vết thương tại nhà khi bị ong đốt nhanh và hiệu quả nhất.

Bị ong đốt có nguy hiểm hay không?

Các loài ong thông thường thường không gây nguy hiểm khi bị đốt, trừ khi bị đốt bởi các loài ong như ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loài ong vùng rừng núi. Khi bị đốt, người bị đốt sẽ cảm thấy đau rát, và nếu tình trạng nặng có thể dẫn đến tím tái, sốc, trụy tim mạch và thậm chí tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.

Bị ong đốt bôi gì?

Theo thống kê, loài ong Châu Phi đã gây tử vong cho hơn 40 người mỗi năm do tấn công của chúng. Vì vậy, để tránh những biến cố đáng tiếc này, chúng ta cần trang bị cho mình kiến thức về cách sơ cứu khi bị ong đốt.

Cách sơ cứu cơ bản khi bị ong đốt

Bước 1: Sơ cứu cở bản – lấy ngòi ong

Dùng nhíp nhẹ nhàng lấy vòi ong tuyệt đối không bóp khiến độc tiết ra, nọc độc lây lan khiến nạn nhân đau rát.

Sơ cứu vết ong đốt

Bước 2: Dùng xà phòng và nước lạnh xử lý qua vùng da bị đốt

  • Dùng dung dịch sát khuẩn khi bị ong đốt
  • Chườm đá để giảm đau sưng
  • Cần uống thật nhiều nước để thải độc ra ngoài
  • Có cảm giác khó thở, ngứa nhiều, phù nề,… cần đến ngay cơ sở y tế.

Cách trị ong đốt tại nhà?

  • Bôi kem đánh răng: Khi vừa bị ong đốt bạn nên bôi kem đánh răng lên vết thương và để 30 phút đề giảm đau, giảm sưng.
Bôi kem đánh răng
  • Bôi giấm táo: Giấm táo có khả năng giảm đau và trị viêm rất tốt dành cho những vết thương do côn trùng cắn. Vì thế, khi xoa lên vùng bị đốt, da sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị ngứa. Cần áp dụng cách này 2 lần trong ngày để vết thương hết đau và loại bỏ các chất độc.
  • Dùng mật ong trị ong đốt: Mật ong có tác dụng giảm đau do côn trùng cắn hiệu quả. Chỉ cần bôi lên vết đốt trong 15′, vết thương sẽ nhanh chóng dịu đi và không còn cảm giác đau.
  • Dùng tỏi trị ong: Tỏi là một thực phẩm tự nhiên có khả năng chống viêm nhiễm khi bị ong cũng như các loại côn trùng khác đốt. Bạn có thể dùng vài tép tỏi bỏ vào gạc và đắp lên vết thương trong vòng 10 phút. Lưu ý, tránh để tỏi tiếp xúc với da quá lâu có thể gây bỏng.
  • Dùng đá lạnh chườm vết đốt: Khi vừa bị ong đốt, bạn nên lấy nọc độc ra ngoài và sau đó chườm đá lên vùng bị đốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm vào nước đá trong khoảng 30 phút. Với cách này có thể hạn chế những cơn đau và tình trạng viêm sưng của vết thương.
Chườm đá lên vết thương
  • Dùng hành tím trị ong đốt: Nước trong hành tím có tác dụng loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy chỗ bị đốt. Việc cần làm là cắt một vài lát hành chà nhẹ lên khu vực bị ong đốt và cứ lặp lại cách thức này đến khi vết thương dịu hẳn.
  • Dùng đu đủ trị ong đốt: Các enzym trong đu đủ có tác dụng kháng viêm giúp vết ong đốt mau chóng lành lại. Bạn chỉ cần cắt một miếng đu đủ và thoa trực tiếp lên vết ong đốt. Giữ trong vòng 15 phút và lặp lại như vậy nếu như cơn đau kéo dài liên tục.
  • Dùng lá chuối trị ong đốt: Vò nát một nắm lá chuối, lấy nước rồi bôi lên vết thương. Cách làm này chắc chắn sẽ làm giảm những cơn đau rát, khó chịu hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số khái niệm, tips chăm sóc cơ thể tại nhà tốt nhất được Trang tài liệu gợi ý:

CTA3Ăn dứa có tác dụng gì? Top 5 lợi ích của việc ăn dứa

CTA3Bóng cười là gì? Hít bóng cười có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ

CTA3Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến gen thường gặp

CTA3Hô hấp là gì? Chức năng của hệ hô hấp đối với cơ thể

CTA3Mất vị giác là gì? Nguyên nhân và cách điều trị?

CTA3Miễn dịch là gì? Cách tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể

CTA3Táo bón là gì? Cách điều trị táo bón hiệu quả