Docly

Bão là gì? Nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng của bão tới con người

Việt Nam là một trong những nước đón nhận nhiều bão nhất mỗi năm. Các cơn bão này thường gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Mặc dù vậy thì có thể nhiều bạn đọc vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm bão là gìnguyên nhân và sự hình thành của cơn bão như thế nào? Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu thông tin chi tiết về bão trong bài này.

Bão là gì?

Khái niệm: Bão là một loại hình thời tiết cực đoan có bản chất là sự nhiễu động của khí quyển. Thuật ngữ bão được dùng để chỉ các cơn bão, dông, tố, bão nhiệt đới, bão tuyết, bão cát,… Tuy nhiên ở Việt Nam, thuật ngữ bão lại thường được dùng để chỉ bão nhiệt đới (hiện tượng thời tiết thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn và chỉ xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới trong đó có nước ta) do các hiện tượng còn lại khá hiếm gặp. Trong bài này, chúng ta cũng sẽ chỉ xét đến bão nhiệt đới vì đây là loại bão phổ biến thường gặp ở Việt Nam.

Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ. Ở chiều cao từ 0 – 3 km, không khí chuyển động theo dạng trôn ốc, xoay ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hoặc thuận chiều kim đồng hồ (ở Nam Bán Cầu). Luồng không khí này hội tụ vào gần trung tâm của cơn bão (gọi là mắt bão). Ở đây, luồng không khí sẽ chuyển động thẳng đứng lên trên tạo thành một khu vực gọi là thành mắt bão và lại toả ra ngoài theo chiều ngược lại. Còn ở chính giữa cơn bão, không khí chuyển động đi xuống tạo thành một vùng trời quang và hầu như không có mây. Chính vì vậy nên ở những vùng đang bị ảnh hưởng bão, nhiều lúc chúng ta thấy trời quang mây tạnh, gió lặng bởi đó chính là thời điểm mà tâm bão đang đi qua.

Mắt bão là gì?

Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn như vậy nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết ở đó đa phần là bình yên. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đậy những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào. Chính vào những điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh.

Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10-20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ ( Mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Thành Mắt bão

Đây là một khối mấy bao vòng quanh sát mắt bão, đây là nơi mang nhiều điều kiện thiên tai và thời tiết xấu nhất tới những nơi mà nó đi qua. 

Những cơn mưa xoắn

 Là những dãi mưa xoắn cách tâm bão có thể lên tới hàng trăm km, chuyển động theo chiều của bão và có độ lớn có thể lên tới trên dưới 500 km. Đây cũng chính là lý do bão có sức ảnh hưởng cực kì lớn tới con người vì quy mô và tác động của bão tới chúng ta là quá lớn.

Hướng di chuyển của bão

Hướng di chuyển của bão và vận tốc của bão được quyết định bởi không chỉ hoàn lưu của chính bão mà còn của nơi bão đang ở. Tùy thuộc vào vị trí gần hay xa bờ mà tốc độ của bão có thể lên tới 25 km/h hoặc tậm chí hơn, những cũng có lúc bão đứng yên hay tự tan biến trước khi độ bộ vào đất liền.

Bão hình thành như thế nào và do đâu?

Theo các nhà khoa học phân tích, khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển sẽ làm cho nước bay hơi và tạo ra một lớp không khí ẩm phía trên mặt biển. Ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, bay cao hơn tạo thành một cột khí ẩm. Càng lên cao, cột khí ẩm này càng lạnh dần đi và đến một lúc nào đó, chúng sẽ ngưng tụ lại thành nước, làm nóng không khí xung quanh (do sự ngưng tụ hơi nước thành nước có toả nhiệt). Không khí càng nóng, hơi nước lại càng bay cao hơn, khí ẩm càng được hút vào nhiều. Ngoài ra, khi không khí ẩm được hút vào, nó sẽ bị tác động bởi sự tự quay của Trái Đất (cụ thể là bị tác động bởi lực Coriolis – Lực quán tính khiến vật bị lệch quỹ đạo khi chuyển động trong một vật thể đang quay) và chuyển động xoáy tròn hay còn gọi là hoàn lưu. Khi tốc độ xoáy tròn này lớn hơn 17 m/s, chúng sẽ tạo thành bão.

Việc không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành một vùng áp cao phía trên đám mây. Vùng áp cao này đẩy sẽ đẩy không khí vào thành mắt bão. Cùng lúc đó, một phần nhỏ của khối khí trên cao sẽ tràn vào vùng trung tâm, làm tăng áp lực không khí đến mức trọng lượng của chúng nặng hơn dòng khí bay lên. Lúc này, dòng khí bắt đầu chìm xuống, tạo ra một vùng trời quang đãng, không mây, không mưa. Và đây chính là mắt bão.

Tác hại và hậu quả của bão là gì?

Nhắc tới bão không khỏi nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc mà bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.

Vào những năm trở lại đây, VIệt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế.

Vào năm 2016  bão Mirinae đổ bộ vào Việt Nam đây tuy chỉ là một cơn bão vừa những với quỹ đạo di chuyển phức tạp làm cho chúng ta không thể phòng bị và ứng phó. Các bão Sơn Tinh, Hải Yến hay vào năm 2010 siêu bão mạnh nhất thế giới tuy đổ bộ trước vào Philippines nên đã bị giảm bớt một phần cấp độ nhưng vẫn càn quét Việt Nam ta một cách khủng khiếp.

Biện pháp phòng tránh và chống chọi trước bão

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chãi để chống chọi trước bão.
  • Cập nhật tin tức dự báo thời tiết thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về bão.
  • Thiết lập các đê hay chủ động các hình thức gia cố cho cơ sở vật chất để chống bão.
  • Ngưng mọi hoạt động đánh bắt ngoài khơi khi bão xuất hiện và dần hình thành, tránh xảy ra thiệt hại về tính mạng.
  • Cuối cùng là tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường nhằm phòng tránh biến đổi khí hậu , cũng là một nguyên nhân chính gây ra bão.

Qua bài viết trên, mình nghĩ rằng các bạn cũng đã hiểu rõ hơn phần nào về bão là gì, cũng như biết được các hình thái hay cấu trúc bão gồm những gì. Cuối cùng mình hi vọng mọi người cùng chung tay bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng là một phần làm giảm nguy cơ biến đổi khí hậu.