Docly

Sao băng là gì? Lý giải hiện tượng mưa sao băng

Sao băng là mẫu thiên thạch có kích thước rất nhỏ chỉ bằng một hòn đá cuội, vô tình đi ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất. Từ xa xưa, con người đã nhìn thấy và có rất nhiều ghi chép về sao băng. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều lời đồn thổi về ý nghĩa điềm báo của hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Vậy trên thực tế có đúng là như vậy và theo khoa học thì ý nghĩa của sao băng là gì? Cùng Trang tài liệu lý giải qua bài viết sau nhé!

Sao băng là gì?

Khái niệm: Sao băng còn được gọi là sao sa, sao rơi hay sao đổi ngôi, trong tiếng Anh được biết đến với những cái tên như meteorfalling star hay shooting star. Khi nhìn lên bầu trời đêm, nếu bạn đột nhiên quan sát thấy một vệt sáng thoáng xuất hiện thì đó chính là sao băng đấy. Song… dù có chữ “sao” trong tên gọi nhưng sao băng lại không phải là một vì sao đâu.

Thực sự thì sao băng chỉ là đường chuyển động nhìn thấy được dưới dạng vệt sáng được tạo ra khi thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái Đất mà thôi. Vệt sáng này thường có đường kính dưới 1 mét nhưng chiều dài có thể lên tới cả 10km.

Có lẽ vì vệt sáng này cũng lấp lánh như ánh sao mà chúng ta thường nhìn thấy trên bầu trời đêm nên người ta hình dung nó như một ngôi sao đang băng xuyên qua bầu trời hay đang sa từ trên trời xuống và đặt cho nó cái tên là sao băng, sao sa…

Sao băng và sao chổi khác nhau như thế nào?

Người ta thường hay quan niệm rằng gặp được sao băng sẽ mang lại may mắn còn nếu gặp phải sao chổi cũng đồng nghĩa với việc gặp điều xui xẻo. Vậy sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào mà lại dẫn đến quan niệm đó? 

Về bản chất

Kích thước của sao chổi to gấp hàng trăm lần sao băng và chúng có quỹ đạo di chuyển cố định xung quanh mặt trời theo hình elip dẹp hoặc hyperbol. Trong quá trình di chuyển, sao chổi có thể đâm vào một hành tinh nào đó và tan biến hoặc bị đốt cháy khi đến gần mặt trời. Mỗi loại sao chổi đều có hình dạng, màu sắc không giống nhau vì có cấu tạo về thành phần khác nhau và chúng thường chỉ xuất hiện đơn lẻ.

Sao băng ngược lại có kích thước cực kỳ nhỏ nên chúng không có một quỹ đạo di chuyển cụ thể và sẽ nhanh chóng bị vụt tắt. Dưới áp suất của khí quyển tác động, sao băng sẽ phát ra ánh sáng khi di chuyển. Khác với sao chổi, sao băng vừa có thể xuất hiện đơn lẻ, vừa có thể xuất hiện chung với số lượng lớn hay còn gọi là hiện tượng mưa sao băng.

Về cấu tạo

Cấu tạo của sao chổi gồm lõi, sợi và đuôi sao chổi. Lõi được tạo thành từ 80% là nước, có kích thước khổng lồ lên đến vài trăm kilomet. Bên ngoài lõi sao chổi có lớp ánh sáng phát ra gọi là sợi sao chổi. Còn đuôi sao chổi được tạo ra từ bạc được thổi vào từ những cơn gió khi sao chổi đi ngang qua mặt trời, khiến sao chổi luôn có những chiếc đuôi lấp lánh kéo dài tới hàng triệu kilomet.

Cấu tạo của sao băng tuy khá giống với sao chổi nhưng phần đuôi lại không sáng rõ và kéo dài được như sao chổi mà chỉ là một vệt sáng nhỏ thoáng qua là do kích thước quá của sao băng quá nhỏ bé.

Trong lịch sử, sao chổi thường gắn với những tai họa, xui xẻo, dịch bệnh lớn của nhân loại. Chính vì điều đó, người ta cho rằng sự xuất hiện của sao chổi chính là điềm báo cho những điều xui xẻo. Tuy nhiên, sau này khi khoa học được phát triển, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng sao chổi hoàn toàn không liên quan đến các thảm họa đã từng xảy ra.

Sao băng thường xuất hiện khi nào?

Sao băng thường xuất hiện khi nào?

Khi nào có sao băng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm nhằm mục đích muốn chứng kiến sao băng thực tế bằng mắt. Thực chất, những trận mưa sao băng mỗi năm chỉ xuất hiện được vài lần, thậm chí còn hiếm hơn nữa. Nhưng sao băng không thật sự hiếm tới vậy, như năm 2008 được ghi nhận là có tới 30 trận mưa sao băng.

Và việc quan sát được các sao băng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trời mây hay độ ô nhiễm không khí của của thành phố đó. Nếu như bầu trời hôm đó nhiều mây thì việc quan sát sao băng là điều không thể, hay thành phố có quá nhiều bụi bẩn ô nhiễm hay ánh sáng thì việc quan sát sao băng cũng gặp nhiều khó khăn.

Tại sao lại có sao băng

Lý do chúng ta có thể quan sát được sao băng – đường chuyển động của thiên thạch khi đi vào khí quyển là bởi nhiệt phát sinh từ áp suất nén.

Thiên thạch trôi nổi trong không gian, khi đến Trái Đất đủ gần thì nó sẽ bị hấp dẫn bởi trọng lực và bị hút vào bầu khí quyển. Khi thiên thạch đi vào khí quyển ở vận tốc rất cao (từ 11 km/s đến 72 km/s), không khí ở phía trước của thiên thạch sẽ bị nén nhanh chóng. Áp suất nén khiến không khí xung quanh thiên thạch nóng lên và bắt đầu phát sáng và cùng lúc đó, không khí nóng cũng sẽ khiến thiên thạch nóng lên và bị tan chảy, hóa hơi dần trên đường di chuyển, vì thế mà đường di chuyển của thiên thạch có thể quan sát được dưới dạng một vệt sáng – chính là sao băng.

Phần lớn thiên thạch đi vào khí quyển đều nhỏ nên sẽ hóa hơi hoàn toàn trong khí quyển rất nhanh, đồng thời luồng khí quanh thiên thạch cũng bị lạnh đi và phân tán nhanh chóng. Do đó, thường thì vệt sáng sao băng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có khi chưa tới 1 giây, dài hơn thì khoảng vài giây. Thiên thạch càng lớn thì để lại vệt sao băng càng sáng, dài và lâu hơn.

Ngắm sao băng như thế nào?

Không giống như nhiều hiện tượng thiên văn khác, bạn hoàn toàn có thể quan sát được nhiều sao băng bằng mắt thường. Để ngắm sao băng bằng mắt thường, bạn nên chọn những ngày trời càng trong, càng tối càng tốt và nên chọn vị trí thoáng đãng, không bị chắn tầm nhìn. Nếu muốn quan sát những hiện tượng thiên văn khác trên bầu trời, bạn hãy trang bị thêm ống nhòm hoặc kính thiên văn nhé.

Trong những ngày bình thường không có mưa sao băng, nếu bạn muốn chụp ảnh sao băng thì sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và may mắn. Bạn cũng lưu ý là hãy chọn một địa điểm trời thật tối và trong, càng xa thành phố lớn, các khu công nghiệp càng tốt. Với máy ảnh, bạn nên sử dụng máy có chế độ manual mode và khả năng phơi sáng ít nhất 30 giây, tiện nhất là sử dụng máy DSLR. Một số lưu ý khác khi setup máy để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp của sao băng như sau:

  • Sử dụng ống kính góc rộng;
  • Đặt khẩu độ mở càng rộng càng tốt;
  • Đặt tiêu điểm thành vô cực (có thể chuyển máy sang chế độ lấy nét thủ công);
  • Cài đặt độ nhạy sáng từ trung bình đến cao (400 – 1000 ISO);
  • Giữ thẻ nhớ trống, pin được sạc đầy và có sẵn phụ kiện dự phòng;
  • Sử dụng chân đế máy ảnh.