Docly

Trắc Nghiệm Vật Lý 8 Bài 3 Có Đáp Án: Chuyển Động Đều-Chuyển Động Không Đều

Có thể bạn quan tâm

Trắc Nghiệm Vật Lý 8 Bài 3 Có Đáp Án: Chuyển Động Đều-Chuyển Động Không Đều là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 8 BÀI 3:

CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

Câu 1: Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?

A. 25km/h B. 50km/h C. 24 km/h D. 10km/h

Câu 2: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là

A. 54 km/h B. 22,5 km/h C. 36 km/h D. 42 km/h

Câu 3: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn?

A. 1000km B. 1333km C. 3000km D. 1080km

Câu 4: Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là

A. 4,88m/s B. 40m/s C. 8m/s D. 120m/s

Câu 5: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cùng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.

A. 1h 30 phút B. 1h 15 phút C. 2h D. 2,5h

Câu 6: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.

Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác

A. Viên bi chuyển động chậm dần từ B đến C

B. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B

C. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC

D. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C

Câu 7: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là:

A. 15 m/s B. 1,5 m/s C. 9 km/h D. 0,9 km/h

Câu 8: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

A. 24km/h B. 32km/h C. 16km/h D. 21,33km/h

Câu 9: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?

A. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất

B. Chuyển động của đầu cánh quạt

C. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống

D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế

Câu 10: Một chiếc canô đi dọc một con sông từ A đến B mất hết 2h và đi ngược hết 3h. Hỏi người đó tắt máy để cho ca nô trôi theo dòng nước từ A đến B mất bao lâu.

A. 5h B. 6h C. 12h D. Không thể tính được

Câu 11: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 400m. Nửa quãng đường đầu, xe đi với vận tốc v1, nửa quãng đường sau xe đi trên cát nên vận tốc v2 chỉ bằng nửa vận tốc v1. Hãy tính v1 để người đó đi từ A đến B trong 1 phút.

A. 40km/h B. 5m/s C. 7,5 m/s D. 36km/h

Câu 12: Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng với vận tốc trung bình 48km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc 40 km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?

A. 50km/h B. 44 km/h C. 60km/h D. 68km/h

Câu 13: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1 phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:

A. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s B. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s C. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s

Câu 14: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:

A. 21km/h B. 22km/h C. 20km/h D. 18km/h

Câu 15: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?

A. 1,5s B. 1s C. 3,6s D. 36s

Câu 16: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?

A. 8m/s B. 50m/s C. 3m/s D. 4,67m/s

Câu 17: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc v1=20km/h. Trong nửa thời gian còn lại người đó đi với vận tốc v2=10km/h, nửa cuối cùng đi với vận tốc v3=5km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.

A. 10,9 km/h B. 11,67km/h C. 7,5 km/h D. 15km/h

Câu 18: Bắn một viên bi lên một máng nghiêng, sau đó viên bi lăn xuống với vận tốc 6 cm/s. Biết vận tốc trung bình của viên bi cả đi lên và đi xuống là 4 cm/s. Hỏi vận tốc của viên bi khi đi lên?

A. 3cm/s B. 3m/s C. 5m/s D. 5cm/s

Câu 19: Một tàu hỏa đi từ ga Hà Nội và ga Huế. Nửa thời gian đầu tàu đi với vận tốc 70km/h. Nửa thời gian còn lại tàu đi với vận tốc v2. Biết vận tốc trung bình của tàu hỏa trên cả quãng đường là 60 km/h. Tính v2.

A. 50km/h B. 60 km/h C. 58,33 km/h D. 55km/h

ĐÁP ÁN

1

C

5

D

9

A

13

C

17

A

2

A

6

D

10

C

14

C

18

D

3

B

7

C

11

B

15

B

19

A

4

B

8

D

12

C

16

B




“Trắc Nghiệm Vật Lý 8: Bài 3 – Chuyển Động Đều – Chuyển Động Không Đều” bao gồm một loạt câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các loại chuyển động này. Bạn sẽ được kiểm tra về cách xác định và tính toán các thông số quan trọng trong chuyển động đều và chuyển động không đều, cũng như các ví dụ và bài tập liên quan.

Đáp án chi tiết được cung cấp trong “Trắc Nghiệm Vật Lý 8: Bài 3 – Chuyển Động Đều – Chuyển Động Không Đều có Đáp Án” giúp bạn kiểm tra và đánh giá kiến thức của mình. Bạn có thể tự kiểm tra câu trả lời của mình và hiểu rõ hơn về cách giải các bài tập liên quan đến chuyển động đều và chuyển động không đều.

Tham gia “Trắc Nghiệm Vật Lý 8: Bài 3 – Chuyển Động Đều – Chuyển Động Không Đều có Đáp Án” sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức về chuyển động đều và chuyển động không đều, cũng như cải thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Bạn sẽ tự tin hơn trong việc giải quyết các bài tập và vấn đề liên quan đến chuyển động.

Ngoài Trắc Nghiệm Vật Lý 8 Bài 3 Có Đáp Án: Chuyển Động Đều-Chuyển Động Không Đều thì các tài liệu học tập trong chương trình 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Trắc Nghiệm Vật Lý 8 Bài 7 Có Đáp Án: Áp Suất
Trắc Nghiệm Vật Lý 8 Bài 6 Có Đáp Án: Lực Ma Sát