Docly

Đề Thi Môn Vật Lý 10 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi Chuyên Toán Vào Lớp 10 Sở GD Thành Phố HCM 2022-2023 Có Lời Giải
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán Sở GD&ĐT Thành Phố Đà Nẵng 2022-2023
Đề Thi Thử Vào 10 Môn Toán THCS Lương Thế Vinh Có Đáp Án – Lần 4
Bộ Đề Ôn Thi Vào 10 Môn Toán Quận 7 TPHCM 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết
Bộ Đề Ôn Thi Vào 10 Môn Toán Quận 6 TPHCM Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Tiếng Anh Lớp 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án

Đề Thi Môn Vật Lý 10 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)

Môn thi : VẬT LÝ

Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi : 12/7/2017


Câu 1: (2 điểm)

Một học sinh chạy lên chạy xuống nhiều lần trên một cầu thang máy (thang cuốn) ở một siêu thị và nhận thấy: Khi chạy từ đầu đến cuối theo chiều thang máy đang chuyển động tốn ít thời gian hơn so với chạy trên thang máy đứng yên là 9 giây; khi chạy từ đầu đến cuối ngược chiều thang máy đang chuyển động thì mất một khoảng thời gian là 1 phút 24 giây. Tính thời gian em học sinh chạy hết chiều dài thang máy khi nó đứng yên. Coi vận tốc của thang máy và vận tốc chạy của em học sinh so với thang máy là không đổi.


Câu 2: (2 điểm)

Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì, đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Tiếp tục đổ thêm một ca nước nóng nữa vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế khi có cân bằng nhiệt lại tăng thêm 30C. Hỏi nếu đổ tiếp vào nhiệt lượng kế 3 ca nước nóng thì khi cân bằng nhiệt xảy ra, nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, các ca nước nóng được coi là giống nhau).


C âu 3: (2 điểm)

Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24 V vào hai đầu đoạn mạch gồm: R1 = 10 Ω, R2 = 20 Ω, R3 = 30 Ω, R4 = 40 Ω và hai ampe kế A1, A2 (có điện trở không đáng kể) được mắc như Hình 1. Số chỉ ampe kế A2 là 1,2 A.

a. Xác định vị trí của các điện trở trên mạch và vẽ hình minh họa.

b. Tìm số chỉ Ampe kế A1.


C âu 4: (2 điểm)

Đặt hiệu điện thế không đổi U = 220 V vào đoạn mạch gồm 5 bóng đèn sợi đốt mắc như Hình 2. Các bóng đèn có điện trở giống nhau và đang sáng bình thường. Tổng công suất tiêu thụ của các đèn bằng 160 W.

a. Tính điện trở của các bóng đèn, công suất và hiệu điện thế định mức của mỗi đèn.

b. Nếu tháo bỏ dây nối a giữa A và C thì các đèn sáng thế nào?

Cho biết điện trở của các bóng đèn không đổi, giả sử dây tóc của bóng đèn không bị đứt khi hiệu điện thế tăng quá giá trị định mức.


C âu 5: (2 điểm)

Có hai điểm sáng S1, S2 nằm trên trục chính, ở hai bên một thấu kính hội tụ, cách thấu kính lần lượt là 12 cm và 6 cm như Hình 3. Vị trí ảnh của hai điểm sáng cho bởi thấu kính trùng nhau.

a. Vẽ hình và giải thích.

b.Tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ thấu kính đến ảnh của S1 và S2.


……………Hết……………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM


KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2017 – 2018

HDC CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ



Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

Gọi độ dài thang máy s , vận tốc của em học sinh so với thang máy là v, vận tốc của thang máy là u.

Vận tốc tổng hợp của em học sinh khi chạy cùng chiều thang máy sẽ là vc= v + u; khi ngược chiều thang máy: vn = v – u

0,25

Thời gian HS chạy hết chiều dài thang máy khi nó đứng yên là

0,25

Thời gian HS chạy hết chiều dài thang máy theo chiều chuyển động của thang là (1)

0,25

Thời gian HS chạy hết chiều dài thang máy ngược chiều chuyển động của thang là = 84(s) (2)

0,25

Theo bài ra ta có: t – tc = 9(s) (3)

Cộng hai vế các phương trình (1) và (2) và thay tc = t – 9 ta được:

0,25

(4)

0,25

Giải phương trình (4) ta được 2 nghiệm t1 = 21(s), t­2 = 72(s). Cả hai nghiệm đều có nghĩa. Thời gian học sinh chạy hết chiều dài thang máy đứng yên là t1 = 21(s) hoặc t­2 = 72(s)

0,5

Câu 2

(2 điểm)

Gọi m,c là khối lượng và nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế, m0, c0 là khối lượng và nhiệt dung riêng của 1 ca nước, t0, t lần lượt là nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế và của nước nóng.

Nhiệt độ mà nhiệt lượng kế tăng thêm khi đổ 3 ca nước là .

+ Nếu đổ 1 ca nước nóng :

Nhiệt lượng mà nhiệt lượng kế thu vào khi tăng nhiệt độ thêm 50C

Q(thu1) = mc = 5 mc (J)

Nhiệt lượng mà nước toả ra để giảm nhiệt độ từ t0C (t0 + 5)0C

Q(toả1) = m0c0 = (J)

Theo phương trình cân bằng nhiệt :

Q(thu1) = Q(toả1) 5mc = (1)

0,5

+ Nếu đổ thêm 1 ca nước nóng nữa :

Nhiệt lượng mà nhiệt lượng kế và 1 ca nước ban đầu thu vào khi tăng nhiệt độ thêm 30C

Q(thu2) = (mc + m0c0) = 3 (m0c0 + mc) (J)

Nhiệt lượng mà nước toả ra để giảm nhiệt độ từ t0C (t0+3+5)0C

Q(toả2) = m0c0 = (J)

Theo phương trình cân bằng nhiệt :

Q(thu2) = Q(toả2) 3(m0c0 + mc) = (2)

0,5


+ Nếu đổ thêm 3 ca nước nóng nữa:

Nhiệt lượng mà nhiệt lượng kế và 2 ca nước thu vào tăng nhiệt độ thêm 0C

Q(thu3) = (2m0c0 + mc) = (2m0c0 + mc) (J)

Nhiệt lượng mà nước toả ra để giảm nhiệt độ từ t0C (t0+ +8)0C

Q(toả3) = 3m0c0 = (J)

Theo phương trình cân bằng nhiệt :

Q(thu3) = Q(toả3) (2m0c0+mc) (3)

0,5

Chia các vế của (1) cho (2) ta có:

Thay 0C vào (1) mc = 3 m0c0 thay vào (3)

Nhiệt lượng kế tăng thêm khi đổ tiếp 3 ca nước nóng nữa.

0,5

Câu 3

(2 điểm)

a. Điện trở tương đương của mạch điện là

0,25

Các cách mắc có thể và điện trở toàn mạch tương ứng

(R1//R2)nt(R3//R4)

(R1//R3)nt( R2//R4)

(R1//R4) nt(R2//R3)

.

0,25








Cách mắc có điện trở tương đương bằng 20Ω là cách mắc đúng.

(Vẽ đúng một trong hai hình trên)

0,25

b. Tính số chỉ Am pe kế A1

0,25

Hiệu điện thế giữa hai đầu R1, R4 và R2, R3.

,

Dòng điện qua R1, R2 lần lượt là:

0,25


Cường độ dòng điện qua Ampe kế A1

IA = I1 – I2 = 0,24A

0,25

Đổi chổ R1 và R4:

Dòng điện qua R4

Cường độ dòng điện qua Ampe kế A1

IA = I2 – I4 = 0,48A

0,5

Câu 4

(2 điểm)

a. Mạch điện được vẽ lại:





0,25


Gọi điện trở của mỗi đèn là R:

Điện trở tương đương của bộ đèn Đ1, Đ2, Đ4, Đ5:

Dòng điện qua mạch chính là I, dòng điện qua các đèn Đ1, Đ2, Đ4, Đ5 bằng nhau và bằng I/4, dòng điện qua đèn Đ3 là I/2Công suất tiệu thụ trên mỗi đèn Đ1, Đ2, Đ4, Đ5 là:

Công suất tiêu thụ trên đèn Đ3 là:

Công suất của toàn bộ các bóng đèn là:

0,25


Công suất định mức trên các đèn:

0,25


Hiệu điện thế định mức và điện trở trên các đèn Đ1, Đ2, Đ4, Đ5

Hiệu điện thế định mức và điện trở trên các đèn Đ3

0,25


b. Tháo dây a giữa AC mạch điện được vẽ lại:

0,25

Điện trở tương đương của mạch điện:

0,25

Dòng điện qua các đèn:

0,25

Dòng điện định mức qua các đèn Đ1, Đ2, Đ4, Đ5 và đèn Đ3

, I3 = 2I1245=0,36A

So sánh với dòng điện định mức: Đèn 1 sáng hơn mức bình thường, các đèn còn lại tối hơn mức bình thường

0,25

Câu 5

(2 điểm)

0,5

Hai ảnh của S1và S2 cho bởi thấu kính trùng nhau do đó phải có một ảnh thật và một ảnh ảo. Ảnh của S1 là ảnh thật, của S2 là ảnh ảo. S1 nằm ngoài tiêu điểm F. S2 nằm trong tiêu điểm F.

0,5

Gọi S là vị trí ảnh của S1và S2.

0,25

0,25

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được kết quả: OF = 8cm, OS = 24cm

0,5


Ngoài Đề Thi Môn Vật Lý 10 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề thi môn Vật lý 10 của Sở GD&ĐT Quảng Nam, Đề 1, là một bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá kiến thức và hiểu biết của học sinh về các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực vật lý. Đề thi bao gồm các câu hỏi và bài tập đa dạng, nhằm thử thách khả năng áp dụng lý thuyết vào các tình huống thực tế.

Đề thi Vật lý 10 sẽ đặt ra các bài toán và trường hợp thực tế liên quan đến các chủ đề như động học, cơ học, nhiệt động học, điện và từ, ánh sáng và âm thanh. Những câu hỏi và bài tập trong đề thi sẽ khám phá khả năng phân tích, suy luận và vận dụng kiến thức vật lý vào việc giải quyết các vấn đề thực tế.

Việc tham gia đề thi này không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức vật lý, mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề. Đề thi Vật lý 10 của Sở GD&ĐT Quảng Nam, Đề 1, sẽ đem lại cho học sinh cơ hội thể hiện khả năng và tiềm năng của mình trong lĩnh vực này.

>>> Bài viết có liên quan:

Đề Thi Tiếng Anh Lớp 9 Giữa Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Tiếng Anh 9 Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
Bộ Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán Quận 1 TPHCM 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết
Bộ Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán Quận 1 TPHCM 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Học Kỳ 1 Toán 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề Số 1
Bộ Đề Và Đáp Án Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Quận 5 TPHCM Có Lời Giải
Bộ Đề Thi Vào 10 Môn Toán Quận 4 TPHCM 2022-2023 Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Vào 10 Môn Toán Quận 3 TPHCM 2022-2023 Tham Khảo Có Lời Giải Chi Tiết
Bộ Đề Tham Khảo Tuyển Sinh Vào 10 Môn Toán TP Thủ Đức 2022-2023
Đề Thi HSG Toán 9 Tỉnh Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án