Đề Thi Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả
Có thể bạn quan tâm
Trắc Nghiệm Sinh Học Bài 17 Lớp 7: Một Số Giun Đốt Khác Và Đặc Điểm Chung Của Ngành Giun Đốt |
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 15: Giun Đất Có Đáp Án |
Giáo Án Dạy Thêm Ngữ Văn 7 Cả Năm Cánh Diều |
Đề Thi Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
“Đề Thi Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức” là tài liệu được biên soạn đặc biệt cho học sinh lớp 7, nhằm giúp họ nắm vững kiến thức ngữ văn đã học và chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2. Tài liệu này bao gồm các đề thi có đáp án và đặc tả, giúp học sinh làm quen với cấu trúc và yêu cầu của các câu hỏi trong đề thi ngữ văn.
Cùng với đáp án chi tiết, “Đề Thi Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức” còn cung cấp các đặc tả về nội dung và cấu trúc văn bản, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn bản một cách chính xác và logic. Tài liệu này cũng giúp học sinh nắm bắt và ứng dụng các kỹ năng viết văn cần thiết trong việc trả lời câu hỏi và đặc tả nội dung văn bản.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 7 T hời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. (Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và thuyết minh. B. Tự sự và nghị luận. C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm. Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? A. Người mẹ. B. Bà và mẹ. C. Tôi và bà. D. Tôi và mẹ. Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? A. Rau khúc và bột nếp. B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh. C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn. D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”? A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Nấu. B. Rán. C. Nướng D. Xào. Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”? A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công. B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã? A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt? Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà? Phần II. Viết (4 điểm) Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7
Đáp án phần II
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 ( BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
Văn bản thông tin |
|||||||||||
2 |
Viết
|
Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20 |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản thông tin |
Nhận biết: - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. |
3 TN
|
5TN
|
2TL
|
|
|
|
Văn bản nghị luận |
Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. |
|
|
|
|
2 |
Viết |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng |
1*TL |
1* TL |
1* TL |
1* TL |
Ngoài Đề Thi Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm