Docly

Chuyên Đề Giới Thiệu Và Cảm Thụ Một Số Thể Loại Tác Phẩm Trữ Tình – Ngữ Văn Lớp 7

Đề thi tham khảo

Bài Tập Thực Hành Chuyên Sâu Tiếng Anh 7 Unit 1: My Hobbies Có Lời Giải
Giáo Án Dạy Thêm Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2
Đề Cương Ôn Tập Anh Văn 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023

Chuyên Đề Giới Thiệu Và Cảm Thụ Một Số Thể Loại Tác Phẩm Trữ Tình – Ngữ Văn Lớp 7 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Thể loại trữ tình là một thể loại văn học tập trung vào những tình cảm sâu lắng và tình yêu. Những tác phẩm trữ tình thường mang đến những câu chuyện đầy cảm xúc về tình yêu, tình bạn, lòng trung thành và những trăn trở trong cuộc sống. Chúng không chỉ là những bài văn hay, mà còn là những tác phẩm thể hiện sự tình cảm và suy ngẫm về con người.

Chuyên đề “Giới thiệu và cảm thụ một số thể loại tác phẩm trữ tình” sẽ giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc về văn hóa và con người qua các tác phẩm văn học. Hãy sẵn sàng để bước vào một hành trình tuyệt vời của tình cảm và sự hiểu biết thông qua những tác phẩm trữ tình đầy ý nghĩa và sức lan tỏa của nghệ thuật văn

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

CHUYÊN ĐỀ

GIỚI THIỆU CÁCH TIẾP CẬN VÀ CẢM THỤ MỘT SỐ THỂ LOẠI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRỮ TÌNH.


Buổi 1: CẢM THỤ CA DAO


I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian.

2. Kĩ năng:

- HS biết viết đoạn văn, bài văn cảm nhận có bố cục 3 phần: mở, thân, kết.

- Diễn đạt tự nhiên, trong sáng, thể hiện cảm xúc và quan điểm riêng của mình về tác phẩm văn học, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)

3. Phẩm chất, thái độ:

- Giáo dục cho hs những tình cảm đẹp mang tính nhân văn qua các dân gian như: tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người, tình cảm gia đình, tình bạn bè...

- Học sinh biết đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài dạy:

I. Những điều cần lưu ý khi làm bài cảm thụ văn học.

- Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm nhưng tác phẩm trữ tình lại thể hiện tình cảm theo cách riêng .

Từ những câu ca dao xưa tới những bài thơ đương đại, dấu hiệu chung của tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của thế giới chủ quan của con người . Đó là cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của chính tác giả. Và biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng của con người là cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.

Muốn hiểu được một tác phẩm trữ tình thì chúng ta cần hiểu hai lớp nội dung :

- Nội dung hiện thực đời sống.

- Nội dung của những ý nghĩ, cảm xúc, suy tư ẩn sau hiện thực đời sống.

Cụ thể hơn đó chính là hiểu: cảnh và tình trong mỗi tác phẩm .

1. Với ca dao:

- Phải xác định được ca dao chính là những lời nói tâm tình, là những bài ca bắt nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những người trong cuộc sống hàng ngày: tình cảm với cha mẹ, tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng, tình cảm bạn bè ... hiểu được điều đó sẽ giúp người đọc và học sinh ý thức sâu sắc hơn về tình cảm thông thường hàng ngày .

- Phải hiểu tác phẩm ca dao trữ tình thường tập trung vào những điều sâu kín tinh vi và tế nhị của con người nên không phải lúc nào ca dao cũng giãi bầy trực tiếp mà phải tìm đường đến sự xa sôi, nói vòng, hàm ẩn đa nghĩa. Chính điều ấy đòi hỏi người cảm thụ phải nắm được những biện pháp nghệ thuật mà ca dao trữ tình thường sử dụng như : ẩn dụ so sánh ví von :

Ví dụ :

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

- Phải hiểu rõ hai lớp nội dung hiện thực - cảm xúc suy tư . “.”

Ví dụ trong bài ca dao

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .

Bức tranh đời sống trong bài ca dao được tái hiện lên rất cụ thể, sinh động :

Một vẻ đẹp “ Không gì đẹp bằng ” của hoa sen trong đầm. Đó là vẻ đẹp rực rỡ, đầy màu sắc và hương thơm, một vẻ đẹp vươn lên giữa bùn lầy mà vẫn vô cùng thanh khiết trắng trong.

Vẻ đẹp của loài hoa này đã được tác giả khảng định bằng phương thức so sánh tuyệt đối :

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Tiếp đến là mô tả cụ thể từng bộ phận của cây sen để chứng minh vẻ đẹp của nó

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng .

Cây sen , hoa sen hiện lên với dáng vẻ, màu sắc, hương thơm . Sự đối sánh bất ngờ trong liên quan với hoàn cảnh càng khảng định phẩm chất của loài sen, một phẩm chất tốt đẹp bên trong tương ứng với vẻ bên ngoài .

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .

Không chỉ dừng lại ở đó, bài ca giao còn là lời ngợi ca, khảng định, tự hào về phẩm chất không chỉ của loài hoa đẹp đẽ , giản dị , gần gũi với người lao động mà còn của những con người có phẩm chất thanh cao trong sạch , những con người không bao giờ bị tha hoá bởi hoàn cảnh.

II. Luyện tập:

Bài 1: Nêu cảm nhận sâu sắc của em về câu ca dao sau:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Gợi ý làm bài:

HS trình bày được một số ý cơ bản sau:

Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương.

- Mở đầu bằng mô típ quen thuộc: “chiều chiều” là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.

Câu ca dao thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương.

Thời gian cứ lặp đi lặp lại “ngõ sau” chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là “chiều chiều” khi cơm nước xong xuôi thì người con gái mới có thời gian để nhớ về quê mẹ. Sự lặp đi lặp lại của thời gian cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ da diết nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau”

- Cô gái đứng ở “ngõ sau” vào buổi “chiều chiều” trông ngóng về quê hương – nơi có những ngày tháng hạnh phúc êm đềm bên cha mẹ, có những bậc sinh thành đang cần người phụng dưỡng, còn mình thì phải làm dâu xứ người mà lòng thương nhớ, đau đớn, xót xa “ruột đau chín chiều”.

Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nơi ấy, cô gái được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ đây, nơi quê người đất khách lòng cô lại càng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già, với mái tóc bạc phơ đang tựa cửa ngóng đứa con xa.

Bốn tiếng “ruột đau chín chiều” diễn tả nỗi đau nhiều bề, quặn thắt, âm ỉ, dai dẳng làm héo mòn tâm hồn con người. Buổi chiều nào cô gái cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn.

- Đây cũng có thể là niềm cay đắng, xót xa cho thân phận làm dâu của cô gái dưới thời phong kiến cũ (bị nhà chồng hắt hủi, coi thường, nhiều nỗi tủi hờn mà không có ai chia sẻ). Hoặc cũng có thể là nỗi xót xa của người con gái lấy chồng xa quê không được phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.

Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỉ niệm yêu dấu tuổi thơ.

Bài 2: Đọc bài ca dao sau và trình bày suy nghĩ của em:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?

Gợi ý làm bài:

Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của đất nước Việt Nam: cảnh hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử và văn hóa.

Mở đầu bài ca là hai chữ “rủ nhau”. “Rủ nhau” là gọi nhau cùng đi, đông vui hồ hởi. Ca dao có nhiều bài sử dụng hai tiếng “rủ nhau”’. “Rủ nhau ra tắm hồ sen…”, “Rủ nhau xuống bể mò cua..”, “Rủ nhau lên núi đốt than…”, “Rủ nhau chơi khắp Long Thành... Dù cuộc đời còn nhiều mưa nắng, nhưng dân quê vẫn “rủ nhau’ lên đường, đi xem hội, đi kiếm sống, ở trong bài ca dao này là rủ nhau đi tham quan Hà Nội. Chữ “xem” được điệp lại ba lần, vừa gợi tả niềm khao khát say mê, vừa mở lòng đón chờ vẫy gọi:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn”

Kiếm Hồ là hồ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp, một vùng đất thiêng của đất “Rồng bay lên”. Cầu Thê Húc là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là một nét đẹp cổ kính của Hồ Gươm.

Hai câu đầu bài ca mở ra trong tâm hồn chúng ta nhiều liên tưởng, cùng nhau khám phá ra bao kì tích, huyền thoại của Hồ Hoàn Kiếm mà thời gian không thể làm phai mờ.

Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất thú vị:

Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Hai chữ “chưa mòn” gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy tưởng. Đài Nghiên Tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dân.Câu kết là một câu hỏi tu từ rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe.“Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, man mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh. Câu hỏi tu từ để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và nhiều cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài ca dao được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước.

Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước cho xứng đấng với truyền thống cha ông.

Bài ca dao ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa: vừa ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa của đất nước, vừa thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân một cách xúc động.

4. Tổng kết, hướng dẫn tự học.

4.1. Tổng kết:

- GV khái quát lại kiến thức.

4.2. Hướng dẫn tự học:

- Viết thành bài văn hoàn chỉnh, xem lại phần lý thuyết.



Buổi 2: CẢM THỤ CA DAO (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian.

2. Kĩ năng:

- HS biết viết đoạn văn, bài văn cảm nhận có bố cục 3 phần: mở, thân, kết.

- Diễn đạt tự nhiên, trong sáng, thể hiện cảm xúc và quan điểm riêng của mình về tác phẩm văn học, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)

3. Phẩm chất, thái độ:

- Giáo dục cho hs những tình cảm đẹp mang tính nhân văn qua các dân gian như: tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người, tình cảm gia đình, tình bạn bè...

- Học sinh biết đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài dạy:

Bài 3:

Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Gợi ý làm bài:

Bài ca dao là cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thuở trước. Mỗi câu là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian, tả ít mà gợi nhiều nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương. Cái hồn của cảnh vật mang màu sắc cổ điển.

          Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. “Gió đưa cành trúc la đà”

Chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum suê đang “la đà” sát mặt đất. Cảnh mùa thu thật đẹp. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng với gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.”Gió đưa cành trúc la đà”. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

-Nếu câu thứ nhất, ta chỉ cảm nhận vẻ đẹp của buổi sáng mùa thu bằng thị giác thì ở câu thơ thứ hai ta lại cảm nhận bằng âm thanh. Đó là tiếng chuông chùa làng Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động, là tiếng gà tàn canh báo sáng từ làng Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức. Lấy xa để nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian đã thể hiện được cuộc sống êm đềm, yên vui, thanh bình nơi Kinh thành xưa.

- Câu thứ ba là bức tranh sương khói mùa thu : Khói toả mịt mù được đảo lại “mịt mù khói toả”. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng.

- Câu thơ thứ tư: “Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống lao động, là sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Hình ảnh “mặt gương Tây Hồ” là hình ảnh trung tâm, một tứ thơ đẹp tỏa sáng toàn bài ca dao.

-Bài ca dao tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước. Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy. Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến.

Bài 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Gợi ý làm bài:

  1. Một số biện pháp nghệ thuật:

- Câu hỏi tu từ: (câu 1)

- Phép liệt kê: (câu 2 và câu 3)

- Đảo trật tự cú pháp và điệp ngữ (câu 2 và câu 3)

- Ẩn dụ: hình ảnh hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.

b. Tác dụng:

Câu mở đầu: “Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Bằng một câu hỏi tu từ khéo léo, lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình, tác giả đã khẳng định: hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm.

Câu thứ hai:Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”.

Để chứng minh cho lời khẳng định ở trên là có cơ sở, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bông trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật màu trắng tinh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ “lại” được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của hoa sen, từ “chen” nói lên sự kết hợp hài hoà giữa hoa và nhị, tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện lên dưới ngòi bút chấm phá thần tinh.

Câu thứ ba:Nhị vàng bông trắng lá xanh”

Câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài vì nó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự đột ngột, khác thường trong cách gieo vần {ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và sự thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí vể cả nội dung và hình thức.

Hai chữ “nhị vàng” ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba (điệp ngữ vòng) tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài.

Hai câu 2 và 3, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp liệt kê và đảo trật tự từ: tả thực đến từng chỉ tiết: “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” (tả đi); rồi tả lại: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính.

Câu thứ tư: “Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn”.

Dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết vẫn là tả thực về môi trường sống của cây sen. Sen thường sống ở trong ao, trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn. Ấy vậy mà hoa sen lại rất thơm, một mùi thơm thanh khiết lạ lùng! Có thể coi đây là cái nút của toàn bài ca dao. Thiếu câu ca dao này, hình tượng của hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa. Nếu câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng của hoa sen thì đến câu kết của bài ca dao, hình tượng bông sen trong tự nhiên đã chuyển sang hình tượng bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng không có một sự gượng ép nào. Do đó mà nghĩa bóng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Chính vì vậy mà tính chất tượng trưng, ẩn dụ của hình tượng thơ nổi lên, lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa kì diệu, khép nghĩa đen lại và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình. Và thế là trong phút chốc, sen hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng được coi là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tuỳ theo trình độ mỗi người hoa sen. Có một cái gì đó rất gần gũi, đổng điệu giữa phẩm chất của hoa sen và phẩm chất của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến suy tàn cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ. Còn vẻ đẹp trong trẻo và hương thơm ngát của hoa sen tượng trưng cho phẩm chất trong sạch, thanh cao, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh của con người Việt Nam…..

4. Tổng kết, hướng dẫn tự học.

4.1. Tổng kết:

- GV khái quát lại kiến thức.

4.2. Hướng dẫn tự học:

- Viết thành bài văn hoàn chỉnh, xem lại phần lý thuyết.

---------------------------------------------------------

Buổi 3: CẢM THỤ CA DAO (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian.

2. Kĩ năng:

- HS biết viết đoạn văn, bài văn cảm nhận có bố cục 3 phần: mở, thân, kết.

- Diễn đạt tự nhiên, trong sáng, thể hiện cảm xúc và quan điểm riêng của mình về tác phẩm văn học, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)

3. Phẩm chất, thái độ:

- Giáo dục cho hs những tình cảm đẹp mang tính nhân văn qua các dân gian như: tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người, tình cảm gia đình, tình bạn bè...

- Học sinh biết đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài dạy:

Bài tập 5: Nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau:

          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.”

Gợi ý làm bài:

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rt hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kỳ một bài ca dao nào khác.

          Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ ràng và sống động với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng quê. Trước mắt là cánh đồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cánh cò bay, càng trông, càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương. Câu ca dài mãi ra cũng với chân trời, với sóng lúa:

          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

  “Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát  // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ. Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

          Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.

Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên”

Thân em như chn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.”

Chn lúa” còn gọi là nhánh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẽn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như “chẽn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khoẻ khoắn, hồn nhn nói về cô gái Việt Nam trong ca dao, dân ca. “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn... “Chẽn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, và đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt. Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của “chẽn lúa đòng đòng” trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ? Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đó cô thiếu nữ thì phải có mưa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.

          Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và cô thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế. Hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”…

Bài tập 6: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của bài ca dao sau:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”

Gợi ý làm bài:

HS viết thành bài văn cảm nhận đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Bài ca dao giản dị, thể hiện sâu sắc, thấm thía tình yêu quê hương đất nước gắn bó hài hòa với tình yêu lứa đôi của chàng trai.

- Thể thơ lục bát truyền thống kết hợp với nhịp thơ chẵn, giọng thơ tâm tình sâu lắng, rất phù hợp để diễn tả tình cảm nhớ nhung, bịn rịn.

- Điệp từ “nhớ” điệp lại tới 5 lần diễn tả tình yêu tha thiết của chàng trai với cảnh vật và con người quê hương. Cách diễn đạt nỗi nhớ cũng thật đặc biệt: từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ phiếm chỉ đến xác định.

- Hệ thống hình ảnh thơ vừa giản dị vừa gợi cảm được sắp xếp theo trình tự từ chung đến riêng làm nổi bật sự thống nhất giữa tình yêu quê hương và tình cảm đôi lứa.

- Từ “quê nhà” mang tính khát quát, gợi sự thân thương, gần gũi. Đó có thể là cây đa, bến nước, sân đình gắn với bao kí ức tuổi thơ.

- “Canh rau muống”, “cà dầm tương” gợi những món ăn bình dị nhưng chứa đựng nét đẹp truyền thống của dân tộc. Ai đi xa mà không them, không nhớ.

- Các hình ảnh “Dãi nắng dầm sương” và “tát nước bên đường hôm nao diễn tả nỗi nhớ con người quê hương tảo tần dãi dầu sương gió, rất đáng yêu, rất đáng trân trọng.

- Tuy nhiên, các hình ảnh này còn được đặt trong mối liên hệ với cách xưng hô độc đáo: “Anh”, “ai” đã giúp nhân vật trữ tình liên tưởng từ nỗi nhớ quê hương đến nỗi nhớ người yêu thật tự nhiên, hợp lí. Nếu ở hai câu đầu, nỗi nhớ còn chung chung thì hai câu sau, đối tượng của nỗi nhớ trở nên cụ thể hơn. Đại từ “ai” phiếm chỉ nhưng rất xác định. Qua cách xưng hô tình tứ này thì có lẽ đối tượng của nỗi nhớ chỉ có thể là người bạn gái nơi quê nhà. Nhất là cụm từ “hôm nao”. “Hôm nao” là cái hôm mà cả hai người đều không thể nào quên được. Nỗi nhớ trở nên thật cụ thể và đáng yêu biết nhường nào.

4. Tổng kết, hướng dẫn tự học.

4.1. Tổng kết: GV khái quát lại kiến thức.

4.2. Hướng dẫn tự học: Viết thành bài văn hoàn chỉnh, xem lại phần lý thuyết.



Buổi 4: CẢM THỤ THƠ VĂN TRỮ TÌNH

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn thơ trữ tình.

2. Kĩ năng:

- HS biết viết đoạn văn, bài văn cảm nhận có bố cục 3 phần: mở, thân, kết.

- Diễn đạt tự nhiên, trong sáng, thể hiện cảm xúc và quan điểm riêng của mình về tác phẩm văn học, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)

3. Phẩm chất, thái độ:

- Giáo dục cho hs những tình cảm đẹp mang tính nhân văn qua các tác phẩm thơ trữ tình.

- Học sinh biết đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài dạy:

I. Một số lưu ý khi làm bài văn cảm nhận tác phẩm trữ tình:

- Nắm vững hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời và sự nghiệp của từng tác giả. Bởi vì có những tác phẩm : “Trữ tình thế sự ”, đó là những tác phẩm nghi lại những xúc động, những cảm nghĩ về cuộc đời về thế thái nhân tình. Chính thơ “ trữ tình thế sự ” gợi cho người đọc đi sâu suy nghĩ về thực trạng xã hội. Cả hai tác giả Nguyễn Trãi - Nguyễn Khuyến đều sáng tác rất nhiều tác phẩm khi cáo quan về quê ở ẩn . Phải chăng từ những tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến thì người đọc hiểu được suy tư về cuộc đời của hai tác giả đó.

- Hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình giàu hình ảnh:

Hình ảnh trong thơ không chỉ là hình ảnh của đời sống hiện thực mà còn giàu màu sắc tưởng tượng bởi khi cảm xúc mãnh liệt thì trí tưởng tượng có khả năng bay xa ngoài “ vạn dặm ”.

-Mục đích chính của hình ảnh trong thơ trữ tình là sự khách thể hoá những rung cảm nội tâm, bởi thế giới tinh thần và cảm xúc con người vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tưạ tạo hình cụ thể để được hữu hình hoá.

- Hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình giàu nhạc tính . Bởi thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm . Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng từ ngữ mà bằng cả âm thanh nhiịp điệu của từ ngữ ấy . Nhạc tính trong thơ thể hiện ở sự cân đối tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ.

Nhạc tính còn thể hiện ở sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ. Đó là sự thay đổi âm thanh cao thấp khác nhau. Chính âm thanh của chữ nghĩa đã tạo nên những điều mà nghĩa không thể nói hết:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát .

(Tố Hữu)

- Đặc điểm nổi bật của thơ trữ tình là rất hàm xúc điều đó đòi hỏi người cảm thụ phải tìm hiểu từ lớp ngữ nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh, nhịp điệu để tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng.

- Nắm rõ các giá trị nghệ thuật mà thơ trữ tình sử dụng. Đó là các phép tu từ ẩn dụ nhân hoá, so sánh, ví von. Cách thể hiện tình cảm thường được thông qua các cách miêu tả: “ Cảnh ngụ tình ”. Ai cũng biết, mọi cảm xúc tâm trạng suy nghĩ của con người đều là cảm xúc về cái gì? Tâm trạng hiện thực nào - Suy nghĩ về vấn đề đó. Do vậy các sự kiện đời sống được thể hiện một cách gián tiếp. Nhưng cũng có bài thơ trữ tình trực tiếp miêu tả bức tranh phong cảnh làm nhà thơ xúc động:

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia .

(Bà Huyện Thanh Quan)

Đến đây người đọc cảm nhận thấy: Từ cảnh vật đèo ngang - tâm trạng buồn thương cô đơn của tác giả.

- Thơ trữ tình có nét khác biệt hẳn với lời thơ tự sự. Người cảm nhận thơ trữ tình phải hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình thường là lời đánh giá trực tiếp chủ thể đối với cuộc đời.

-Chính việc đánh giá trực tiếp làm cho lời thơ chữ tình căn bản khác với lời tự sự là lời miêu tả. Và lời thơ trữ tình là lời của chủ thể: Ví dụ:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.

(Nguyễn Đình Thi.)

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1: Trong bài thơ: “Buổi sáng nhà em” của nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

Ông trời nổi lửa đằng đông,

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.

Bố em xách điếu đi cày,

Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau.”

Trình bày cảm nhận sâu sắc của em về khổ thơ trên.

Gợi ý làm bài:

-Hai câu đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa:

+ Ông mặt trời chăm chỉ thức dậy đúng giờ.

+ Bà sân biết làm đẹp, làm duyên.

  • Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên buổi sáng khi ông mặt trời thức dậy.

-Hai câu cuối: Bố đi cày, mẹ tát nước, từng gàu nước chan hòa ánh nắng.

=> Cảnh sinh hoạt gia đình một ngày mới. Cuộc sống lao động vất vả nhưng thật đẹp.

=> Tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động.

2.Bài tập 2: Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của khổ thơ sau:

Nòi tre đâu chịu mọc cong,

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương,

Có manh áo cộc tre nhường cho con.”

Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)

Gợi ý làm bài:

-Nghệ thuật so sánh: tre với chông.

- Tác dụng: tre mọc thẳng, vươn cao, không chịu sống luồn cúi.

- Nghệ thuật nhân hóa: lưng trần, mah áo cộc nhường cho con.

- Tác dụng: ca ngợi tình phụ tử cao đẹp.

- Nghệ thuật ẩn dụ: hình ảnh cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam.

- Tác dụng: Qua hình ảnh cây tre, tác giả ca ngợi con người Việt Nam: anh hùng, bất khuất, kiên cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù nào, nhưng cũng rất giàu tình yêu thương.

4. Tổng kết, hướng dẫn tự học.

4.1. Tổng kết: GV khái quát lại kiến thức.

4.2. Hướng dẫn tự học: Viết thành bài văn hoàn chỉnh, xem lại phần lý thuyết.

---------------------------------------------------

Buổi 5: CẢM THỤ THƠ VĂN TRỮ TÌNH

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn thơ trữ tình.

2. Kĩ năng:

- HS biết viết đoạn văn, bài văn cảm nhận có bố cục 3 phần: mở, thân, kết.

- Diễn đạt tự nhiên, trong sáng, thể hiện cảm xúc và quan điểm riêng của mình về tác phẩm văn học, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)

3. Phẩm chất, thái độ:

- Giáo dục cho hs những tình cảm đẹp mang tính nhân văn qua các tác phẩm thơ trữ tình.

- Học sinh biết đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài dạy:

3. Bài tập 3: Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của khổ thơ sau:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy,

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy,

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi hôm nay.”

(“Hạt gạo làng ta” - Trần Đăng Khoa)

Gợi ý làm bài:

- Điệp từ: “Có”

- Hạt gạo làm ra:

+ Có vị phù sa màu mỡ của con sông Kinh Thầy để ra bông kết hạt.

+ Có nước hồ sen thơm mát làm hạt gạo thêm thơm.

+ Có công sức mọi người trong đó, có mẹ vất vả khó nhọc làm ra hạt gạo.

Hạt gạo được kết tinh từ những tinh hoa của đất và công sức lao động của con người.

Trân trọng bát cơm hạt gạo và con người lao động.



Bài tập 4: Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của lời ru trong đoạn thơ sau:

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

Lời ru về mẹ hát…



Mai rồi con lớn khôn

Trên đường xa nắng gắt

Lời ru là bóng mát

Lúc con trên núi thẳm

Lời ru cũng gập gềnh

Khi con ra biển rộng

Lời ru thành mênh mông.

(“Lời ru của mẹ” – Xuân Quỳnh)

Gợi ý làm bài:

*Yêu cầu:

- Nội dung: Thông qua sự cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh và các phép tu từ trong đoạn thơ, HS cần làm toát lên những nội dung sau:

+ Đoạn thơ thể hiện ý nghĩa lời ru của mẹ đối với mỗi bước đường đời của con.

+ Lời ru vỗ về, nâng giấc con trong những năm tháng tuổi thơ.

+ Lời ru đi cùng con khi trưởng thành, khôn lớn: làm dịu mát tâm hồn con trong những ngày hè, nâng đỡ con khi lên núi cao, ra biển rộng. Lời ru của mẹ vượt qua mọi không gian, thời gian.

+ Lời ru mang ý nghĩa tượng trưng cho tình mẹ luôn gần gũi, che chở, nâng đỡ con trong suốt cuộc đời.

-Hình thức: HS có thể viết dưới hình thức đoạn văn hoặc bài văn ngắn, thể hiện được năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.

Bài tập 5:

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,…Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

( Hồ Chí Minh - “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.)

Gợi ý làm bài:

-Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh.

-Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo kiểu: Tổng-phân –hợp giàu sức thuyết phục:

+ Câu mở đoạn nêu luận điểm “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.”để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay, đồng thời còn có sự so sánh, đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.

+ Các câu: 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già; các cháu thiếu niên ; nhi đồng; kiều bào ở nước ngoài, những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm; nhân dân miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận; công chức ở hậu phương; những phụ nữ, bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân; những đồng bào điền chủ…

+ cùng với những dẫn chứng, tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: , ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc; chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc; ủng hộ bộ đội; khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải; săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình; thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến; quyên đất ruộng cho Chính phủ,….

+ Kiểu câu: “Từ…đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ “những”, “các” và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy, thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đa dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm.

+ cuối đoạn văn khẳng định: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”

-Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong công cuộc kháng chiến chống Pháp.

4. Tổng kết, hướng dẫn tự học.

4.1. Tổng kết: GV khái quát lại kiến thức.

4.2. Hướng dẫn tự học: Viết thành bài văn hoàn chỉnh, xem lại phần lý thuyết.


----------------------------------------------------------------

Buổi 6: CẢM THỤ THƠ VĂN TRỮ TÌNH

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn thơ trữ tình.

2. Kĩ năng:

- HS biết viết đoạn văn, bài văn cảm nhận có bố cục 3 phần: mở, thân, kết.

- Diễn đạt tự nhiên, trong sáng, thể hiện cảm xúc và quan điểm riêng của mình về tác phẩm văn học, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)

3. Phẩm chất, thái độ:

- Giáo dục cho hs những tình cảm đẹp mang tính nhân văn qua các tác phẩm thơ trữ tình.

- Học sinh biết đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài dạy:



Bài tập 6: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

(“Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương)

Gợi ý làm bài:

-Chỉ ra các quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

-Phân tích được ý nghĩa của việc dùng quan hệ từ:

Việc sử dụng các quan hệ từ Mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.

Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ, giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.


Bài tập 7: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

(SGK Ngữ văn 7 – Tập 2)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Gợi ý làm bài:

HS giải thích lời của Hoài Thanh đảm bảo các ý cơ bản sau:

-“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta sẵn có” nghĩa là văn chương rất kì diệu, văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những mơ ước, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ…

Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động….là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp. (HS nêu dẫn chứng…)

- “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.” nghĩa là văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc, ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn (HS nêu dẫn chứng…)

- Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với cuộc sống con người.

4. Tổng kết, hướng dẫn tự học.

4.1. Tổng kết: GV khái quát lại kiến thức.

4.2. Hướng dẫn tự học: Viết thành bài văn hoàn chỉnh, xem lại phần lý thuyết.

----------------------------------------------------------------------------


Buổi 7: VĂN BIỂU CẢM (tiếp theo)

A.Mục tiêu cần đạt:

- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học thông qua một số đề bài cụ thể.

- Củng cố kiến thức về một số bài thơ trung đại, hiện đại Việt Nam.

B. Chuẩn bị:

- GV: nghiên cứu tài liệu tham khảo, soạn giáo án.

- HS: ôn tập các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài tập về nhà của hs.

2. Ôn tập:

Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

Dàn bài:

A.Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ: “Tiếng gà trưa” (hoặc đề tài viết về bà)

- Nêu khái quát cảm xúc về bà: yêu mến người bà có phẩm chất tốt đẹp.

B.Thân bài:

1.Trân trọng người bà tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó trong khó khăn để bảo tồn sự sống.

- Bà nhặt nhạnh từng quả trứng hồng để xây dựng cho cuộc sống gia đình no đủ trong cần kiệm.

- Tay bà khum soi trứng với tấm lòng chi chút, nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong từng quả trứng.

2.Yêu mến người bà gần gũi, gắn bó và yêu thương cháu tha thiết.

- Bà bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có mắng yêu cháu khi cháu nhìn trộm gà đẻ cũng là vì thương cháu….

- Bà dành trọn vẹn tình thương yêu để chăm lo cho cháu”

+ Bà dành dụm, chi chút chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé của đứa cháu yêu…

+ Bà hi vọng cháu có niềm vui khi mùa xuân đến qua một quá trình lâu dài: từ lúc soi trứng cho gà ấp, nuôi gà lớn, chăm sóc, lo lắng cho những chú gà con khi mùa đông đến, bán gà lấy tiền mua quần áo mới cho cháu……

3.Khâm phục người bà giàu đức hi sinh vì con cháu, vì đất nước.

Bà không dành điều gì cho mình hết.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại cảm nghĩ: bà hiện lên có nhiều phẩm chất tốt đẹp: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh.Bà là tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

- Liên hệ: trân trọng, biết ơn những người bà trong cuộc sống…


ĐỀ 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”

Gợi ý làm bài:


A.Mở bài:

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và khái quát về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ.

B.Thân bài:

- Cảm động và tự hào trước vẻ đẹp của tâm hồn Bác, một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm và rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc:

+ Cảnh rừng Việt Bắc qua cảm nhận của Người đẹp lung linh huyền ảo như chốn động tiên với tiếng suối, tiếng hát, bóng cây, bóng hoa, bóng trăng lồng vào nhau…

+ Một tâm hồn rất giàu, rất khỏe tràn đầy sức xuân hòa nhập vào ánh trăng viên mãn chất đầy trong khoang thuyền.

-Xúc động, biết ơn trước tấm lòng yêu nước của Bác. Người đã thao thức không ngủ được vì “lo nỗi nước nhà”, lòng yêu nước của Bác gắn liền với nỗi lo cho dân, cho vận mệnh của đất nước. Thấm thía tình yêu thương của Bác dành cho dân, cho nước. Tấm lòng yêu nước của Bác thấm nhuần trong mỗi dòng thơ, nét chữ.

- Khâm phục tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái ung dung, vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng, nhà chiến lược vĩ đại của dân tộc giữa một không gian bát ngát đầy trăng. Với vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến trong một thời điểm đầy thử thách, phong thái ung dung ấy thể hiện bản lĩnh lớn của con người làm chủ trước mọi hoàn cảnh. Bản lĩnh đó thể hiện chất thép trong con người Bác.

C.Kết bài:

Hai bài thơ của Bác khiến em vô cùng xúc động trước lòng yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác. Khâm phục, kính trọng Bác và càng tự hào, biết ơn Bác, thế hệ trẻ luôn nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người…..

--------------------------------------------------------------------------------------------


CHUYÊN ĐỀ 3: VĂN NGHỊ LUẬN

A.Mục đích yêu cầu:

-HS nắm được khái niệm về văn nghị luận.

-Hiểu được hai kiểu bài nghị luận chứng minh và giải thích. Biết cách viết bài văn nghị luận có kết hợp chứng minh và giải thích.

- Củng cố kiến thức về ca dao, các bài thơ trung đại, hiện đại và một số văn bản nghị luận.

- Rèn luyện cách làm bài văn chứng minh, giải thích về một chùm bài.

B. Chuẩn bị:

- GV: nghiên cứu lập kế hoạch bài học.

- HS: ôn tập kiến thức.

C. Tổ chức hoạt động học tập.

Buổi 8: Nghị luận chứng minh.


Đề 1: Trong trường ca “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta!

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa.”

Bằng hiểu biết về bài thơ: Cảnh khuya Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.

Hướng dẫn làm bài:

a.Nội dung:

HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng thể hiện được những nội dung sau:

- Vấn đề cần chứng minh: những câu thơ của Tố Hữu đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác: yêu thiên nhiên, cuộc sống, hi sinh cả cuộc đời vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

-Hai bài thơ: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng đều tập trung thể hiện tình yêu thiên và lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng của Bác.

* Hai bài thơ trước hết là những bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, hữu tình. Con người Bác hòa trong vẻ đẹp của thiên nhiên bằng sự cảm nhận tinh tế, bằng tình yêu tha thiết. (Lấy dẫn chứng để phân tích, chứng minh cho bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc vào một đêm trăng rất đẹp, thơ mộng…)

+ Ở bài “Cảnh khuya”

- Âm thanh : “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

Nghệ thuật so sánh đặc sắc kết hợp với nhịp thơ vừa làm nổi bất nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh diễn tả âm thanh rì rầm, ngọt ngào, êm đềm của tiếng suối, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm, vang vọng, khoan nhặt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng.

Tiếng suối và tiếng hát là hai nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và ấm hơi người. Thiên nhiên không vắng lặng heo hút mà gần giũ, thân thiết. Qua đó, ta cảm nhận được tâm hồn Bác rất đẹp, cảm nhận tinh tế: yêu thiên nhiên, chan hòa với tạo vật.

-Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối; làm nổi bật sự giao hòa giữa thi nhân với thiên nhiên.

-Diễn tả lại sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: Ánh trăng chiếu sáng xuống mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa tạo nên những mảng màu sáng-tối, đan xen, hòa quyện tạo nên khung cảnh sinh động, lung linh, huyền ảo.

-Nêu cảm xúc của bản thân trước nghệ thuật miêu tả tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp: miêu tả phong phú, có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động….tạo nên bức tranh rừng đêm cuốn hút hồn người.

- Trước cảnh đêm trăng đẹp một cách lung linh, huyền ảo đó, người nghệ sĩ Hồ Chí Minh say sưa ngắm cảnh, rung động tâm hồn để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên đến quên cả giấc ngủ: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

+ Ở bài: “Rằm tháng giêng”

Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng đẹp quá, sáng quá. Đây là thời điểm rất đỗi thiêng liêng trong tâm thức người dân Việt Nam (Tết nguyên tiêu). Trên bầu trời cao rộng, thoáng đãng, vầng trăng ở độ tròn đầy, sáng nhất. Ánh trăng sáng vằng vặc soi khắp mọi vật tạo nên một vẻ đẹp viên mãn.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên”.

Điệp từ “xuân” được nhắc lại ba lần liền mạch, nối nhau trong một câu thơ, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu làm nổi bật sức sống mùa xuân. Khí xuân, sắc xuân tràn ngập cả không gian. Tất cả đều tươi trẻ, dạt dào sức sống. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân trải ra mênh mang tưởng như không có giới hạn. Câu thơ có 7 tiếng thì 5 tiếng có thanh không mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ dùng ngòi bút chấm phá, chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hòa, thống nhất với nhau đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ở chiến khu Việt Bắc năm 1948 vừa mang vẻ đẹp của tạo vật, vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái bình tĩnh, ung dung, lạc quan của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

* Mặc dù thiên nhiên thơ mộng, hữu tình nhưng Bác vẫn không thể quên việc nước: Người vẫn lo lắng cho vận mệnh của đất nước, trăn trở với sự nghiệp cứu nước.

- Ở bài “Cảnh khuya” Điệp ngữ “Chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng, đồng thời mở ra hai nét tâm trạng của tác giả: Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện chất thi sĩ trong con người Bác; nhưng lí do chính khiến Bác chưa ngủ vì lo “nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối bất ngờ mở ra vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn Bác. Bác lo cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, cho cuộc kháng chiến lâu dài. Đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, người chiến sĩ cách mạng thực thụ đang chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc đi đến thành công.

- Ở bài “Rằm tháng giêng”

Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng thể hiện rất rõ. Câu thứ ba “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” gợi ra không khí của một cuộc họp bàn việc nước bí mật, khẩn trương, thiêng liêng diễn ra trên khói sóng nơi sâu thẳm. Cuộc họp ấy đã bàn bạc và qyết định những việc liên quan đến vận mệnh đất nước, tương lai của dân tộc. Và chắc rằng cuộc họp đó đã thành công rực rỡ. Do đó, lúc tan họp, Bác cùng các vị lãnh đạo ra về trong niềm vui tràn ngập. Bác đã rất hài lòng, tin vào ý Đảng, lòng dân, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến. Có lẽ vì thế mà con thuyền chở lãnh tụ Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo của Đảng lướt đi phơi phới giữa không gian bao la, bát ngát. Ánh trăng như sáng hơn, ăm ắp đầy cả khoang thuyền. Những chiến sĩ chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả con người, con thuyền và ánh trăng đã hòa hợp với nhau, cùng tỏa sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm ung dung, lạc quan và niềm tin chiến thắng.


- Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước hòa làm một trong tâm hồn Bác và làm nên nhân cách Hồ Chí Minh.

b.Hình thức:

- Viết đúng thể loại văn nghị luận chứng minh, bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng.

- Các luận điểm đầy đủ, rõ ràng, chính xác.

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, có cảm xúc.

* HS dựa vào dàn bài để viết thành bài văn hoàn chỉnh.

* GV chấm, chữa bài.

________________________________


Buổi 9: Nghị luận chứng minh. (tiếp theo)

Đề 2: Chứng minh rằng: ca dao luôn bồi đắp cho tuổi thơ chúng ta tình yêu tha thiết đối với đất nước, quê hương.

Dàn bài:

a.Mở bài:
- Giới thiệu được ca dao là tiếng nói tình cảm, là sản phẩm tinh thần của người lao động xưa.
- Ca dao biểu hiện đời sống tâm hồn phong phú nhất là tình yêu quê hương đất nước.
b. Thân bài:
Chứng minh được trên các phương diện sau:
+ Ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước:
- VD:  Ở xứ Lạng:
"Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh"
- Ở Thăng Long:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
- Miền Trung:
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
+ Ca dao giới thiệu sản vật quý của mọi miền:
- VD: Ở Phú Thọ
"Bưởi Chi Đán, quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi chè Thái Ninh"
Nói đến sự giàu có của quê hương
"Nước ta bể bạc non vàng
Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Lai"
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
+ Ca dao diễn tả tình cảm gắn bó với quê hương:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"
+ Ca dao tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị, tác dụng của ca daoViệt Nam.
- Suy nghĩ, ấn tượng, cảm xúc của em về ca dao Việt Nam.


Bài làm tham khảo:


Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước. 

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đọc nhưng bài ca ấy, ta vô cùng sung sướng như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh từ bắc vào nam. 

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi ngập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam cờ, thăm chùa Tam Thanh , đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại: 
-"Ai ơi đứng lại mà trông 
Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ" 
- "Đồng Đăng có phố Kì Lừa, 
Có nàng Tô Thị , có chùa Tam Thanh" 
Hai tiếng nói "ai ơi" mời gọi vang lên. Chữ "kìa" , chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cổ....... Thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có được. Phố Kì Lừa sầm uất ở bên sông Kỳ Cùng; của ngon vật lạ chẳng thiểu thứ chi. Tượng đá nàng Tô Thị ở trên đỉnh núi, thủy chung son sắt chờ chồng nắng mưa dãi dầu mấy nghìn năm. Chùa Tam Thanh ẩn sâu trong hang đá, cõi Phật lùi vào chốn u tịch, chỉ nghe thấy tiếng nước từ những nhũ đá nhỏ giọt thánh thót, đếm thời gian, tự ngàn xưa.
Các tên núi tên sông được nói đến, nhân dân ta biểu lộ niềm tự hào về một chiến công, về một linh địa gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích diệu kì: 

- "Nhất cao là núi Ba Vì, 
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn" 
-"Sâu nhất là sông Bạch Đằng, 
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan. 
Cao nhất là núi Lam Sơn, 
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra" 

Thăng long - đô thành- Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiêng phồn hoa: 
_" Phồn hoa thứ nhất Long Thành, 
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ" 
Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài nghiên, hồ Hoàn Kiếm...mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cõi nguồn hoặc nói lên một nét đẹp về nền văn hoá Đại Việt, để ta yêu quý tự hào kinh thành xưa: 

- " Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ 
Xem chùa Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. 
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, 
Hỏi ai gây dựng lên non nước này?" 

Và đây nữa, cảnh đẹp yên bình, thơ mộng của Tây Hồ khiến ta say đắm:

"Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương 
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương 
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ".
Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chày giã giấy nhịp nhàng:"Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương" như hòa quyện với "nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn "khói tỏa ngàn sương" mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý. 
Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung: 
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ." 

Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huế”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huế”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… ‘‘Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, mến yêu.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm "dằng dặc khúc ruột miền Trung", đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải: 
- "Hải vân bát ngát nghìn trùng 
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn " 
- " Nhà Bè nước chảy chia hai, 
Ai về Gia định, Đồng nai thì về." 
- " Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh. 
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm" 

Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đậm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nàn đó. 

+ Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước, ca dao còn giới thiệu sản vật quý của mọi miền và sự giàu có của những vùng quê:
"Bưởi Chi Đán, quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi chè Thái Ninh"
Và đây nữa:

"Nước ta bể bạc non vàng
Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Lai"

Đất nước Việt Nam không chỉ đẹp bởi sông núi, danh lam thắng cảnh hùng vĩ, nên thơ mà còn đẹp bởi những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang hương vị đồng quê mộc mạc, đậm đà và cả những con người nhỏ bé, giản dị đã làm nên sự trù phú của quê hương:

"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
Trước mắt là cánh đồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cánh cò bay, càng trông, càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô gái muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương. “Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế! Trong vẻ đẹp của cánh đồng quê hương, có cả vẻ đẹp thuần khiết, dịu dàng của cô thôn nữ. Chính con người nhỏ bé ấy đã góp phần làm nên vẻ đẹp và sự trù phú của cánh đồng.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò. Là cánh đồng xanh là con đò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương , tự hào của nhân dân ta biết bao đời nay. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị: 
"Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao." 
Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: "canh rau muống", "cà dầm tương". Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người "dãi nắng dầm sương:, "tát nước bên đường". Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người. 
Rồi lại có những câu ca dao thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân đất Việt thường được hát trong những buổi lao động: 
"Em đố anh từ nam chí Bắc 
Sông nào là sông sâu nhất 
Núi nào là núi cao nhất nước ta?" 

Những chàng trai, cô gái hát đối đáp giao duyên để thử tài, thổ lộ tình cảm và bộc lộ lòng tự hào về quê hương, đất nước:

Ở đâu năm cửa nàng ơi!

Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong

Núi nào thắt cổ bồng lại có thánh sinh?......
Hình ảnh núi sông đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam và trải qua bao thế kỷ, những lời ca về một thời oanh liệt như vẫn còn đó, ngân vang mãi mãi không thể nào quên. 

+ Ca dao tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
Đôi dòng sơ lược về ca dao không thể nào diễn tả được trọn vẹn tình cảm mãnh liệt của người dân Việt Nam đối với đất nước. Tuy nhiên nó cũng như một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hãy biết học tập, tu dưỡng thật tốt vì tương lai sáng rạng tốt đẹp của quê hương, đất nước.

_________________________


Buổi 10: Nghị luận chứng minh. (tiếp theo)

Đề 3: (2017 – 2018)

Câu 1: (6 điểm)

Cho đoạn văn:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7)

a)Xác định các trạng ngữ có trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.

b)Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

c)Viết đoạn văn (không quá một trang giấy thi) với chủ đề: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trong đó sử dụng câu chủ động, câu bị động (gạch chân các câu đó)

Câu 2: (4 điểm)

Cảm nhận sâu sắc của em về hình ảnh thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.”

(Hồ Xuân Hương, Cảnh khuya, Ngữ văn 7)

Câu 3: (10 điểm)

Qua hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7 – tập 1) em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ ca trung đại Việt Nam.

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1: (6 điểm)

a)Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.

- Tác dụng: xác định thời gian, hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ.

b) Trong câu cuối đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ, mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Tác dụng: giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước.

c) Viết đoạn văn (không quá một trang giấy thi) với chủ đề: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trong đó có sử dụng câu chủ động, câu bị động (gạch chân các câu đó)

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo về hình thức đoạn văn.

- Diễn đạt trong sáng có cảm xúc.

* Yêu cầu về kiến thức:

- Lòng yêu nước của dân tộc trong quá khứ lịch sử; trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ; trong thời đại ngày nay.

- viết đúng câu chủ động, câu bị động (có chỉ ra)

Câu 2: (4 điểm)

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Trình bày bằng một đoạn văn, hoặc bài văn ngắn.

- Diễn đạt trong sáng.

* Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng cần cảm nhận được các nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của câu thơ.

-Câu thơ Bác mang nét đặc sắc, thẩm mĩ riêng:

+ Bác so sánh tiếng suối chảy giữa rừng khuya với “tiếng hát xa”

+ Ngôn ngữ: tiếng suối, trong, tiếng hát.

+ Nghệ thuật: lấy động để tả tĩnh.

-Diễn tả âm thanh rì rầm, ngọt ngào, êm đềm của tiếng suối, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước.

-Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhặt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng.

-Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người’

-> Gợi tả cảnh khuya rừng Việt Bắc đầm ấm mang hồn người, mang sức sống con người, thiên nhiên không vắng lặng heo hút mà gần gũi thân thiết.

-> Tâm hồn Bác rất đẹp, cảm nhận tinh tế: Yêu thiên nhiên, chan hòa với tạo vật.

Câu 3: (10 điểm)

  • Yêu cầu về nội dung:

a.Mở bài:

- Giới thiệu hai tác phẩm, tác giả.

- Chủ đề chung của hai bài thơ: Tinh thần yêu nước.

b.Thân bài:

- Giải thích: Nội dung yêu nước được thể hiện qua hai bài thơ.

+ Thể hiện ở khẳng định chủ quyền lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước, thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc.

-Phân tích bài thơ “ Sông núi nước Nam”

+ Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của người Nam, đã được định sẵn ở “sách trời” (DC …)

+ Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ tự chuốc lấy thất bại thảm hại.

->HS liên hệ ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, niềm tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc.

-Bài thơ “Phò giá về kinh”

+ Là “Khúc ca khải hoàn”, khúc ca của niềm vui với chiến thắng vang dội Chương Dương – Hàm Tử.

+ Những câu thơ vang lên đầy khí thế mạnh mẽ của chiến thắng, của một quân đội hưng thịnh mang trong mình thế chủ động.

+ Hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (DC…)

+ Khát vọng thái bình thịnh trị và niềm tin sắt đá vào sự bền vững, trường tồn của dân tộc.

->HS liên hệ tinh thần, ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước, niềm tin vào chiến thắng, sức mạnh của sự đoàn kết, lòng yêu quê hương đất nước.

-Khái quát chung:

+ Tinh thần yêu nước của thơ ca trung đại Việt Nam và trong hai bài thơ.

+ Tài năng, những đóng góp của các tác giả.

So sánh với các sáng tác cùng giai đoạn, hoàn cảnh.

c.Kết bài:

- Khẳng định nội dung tinh thần yêu nước của thơ ca trung đại nói chung và trong hai bài thơ.

- Suy nghĩ, liên hệ bản thân.

____________________________


Buổi 11: Luyện đề nghị luận chứng minh. (tiếp theo)

Đề 4: (2014 – 2015)

Câu 1: (5 điểm)

Trong bài thơ: “Buổi sáng nhà em” của nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

Ông trời nổi lửa đằng đông,

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.

Bố em xách điếu đi cày,

Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau.”

Trình bày cảm nhận sâu sắc của em về khổ thơ trên.

Câu 2: (5 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của khổ thơ sau:

Nòi tre đâu chịu mọc cong,

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương,

Có manh áo cộc tre nhường cho con.”

Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)

Câu 3: (10 điểm)

Chứng minh làm nổi bật đức tính giản dị, thanh bạch tuyệt đẹp của Hồ Chủ Tịch.

Gợi ý làm bài:

Câu 1: (5 điểm)

*Yêu cầu kĩ năng:

- HS biết viết một bài văn nhỏ hoặc đoạn văn cảm nhận thơ.

- Diễn đạt mạch lạc, súc tích.

*Yêu cầu kiến thức:

-Hai câu đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa:

+ Ông mặt trời chăm chỉ thức dậy đúng giờ.

+ Bà sân biết làm đẹp, làm duyên.

  • Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên buổi sáng khi ông mặt trời thức dậy.

-Hai câu cuối: Bố đi cày, mẹ tát nước, từng gàu nước chan hòa ánh nắng.

=> Cảnh sinh hoạt gia đình một ngày mới. Cuộc sống lao động vất vả nhưng thật đẹp.

=> Tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động.

Câu 2: (5 điểm)

*Yêu cầu kĩ năng:

- HS biết viết một bài văn phân tích tu từ.

- Diễn đạt mạch lạc.

*Yêu cầu kiến thức:

-Nghệ thuật so sánh: tre với chông.

- Tác dụng: tre mọc thẳng, vươn cao, không chịu sống luồn cúi.

- Nghệ thuật nhân hóa: lưng trần, manh áo cộc nhường cho con.

- Tác dụng: ca ngợi tình phụ tử cao đẹp.

- Nghệ thuật ẩn dụ: hình ảnh cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam.

- Tác dụng: Qua hình ảnh cây tre, tác giả ca ngợi con người Việt Nam: anh hùng, bất khuất, kiên cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù nào, nhưng cũng rất giàu tình yêu thương.

Câu 3: (10 điểm)

*Yêu cầu kĩ năng:

-Kiểu bài: Văn nghị luận chứng minh.

-Nội dung: Đức tính giản dị, thanh bạch tuyệt đẹp của Hồ Chủ Tịch.

-Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp.

-Hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng lô- gich.

*Yêu cầu kiến thức:

1.Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề....

- Luận điểm cần chứng minh: Đức tính giản dị, thanh bạch tuyệt đẹp của Hồ Chủ Tịch.

2.Thân bài:

a) Giản dị, thanh bạch là gì?

- Giản dị: đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.

- Thanh bạch: trong sạch, giản dị trong lối sống, luôn giữ phẩm chất của mình, không để cho sự giàu sang cám dỗ.

b) Chứng minh làm nổi bật các phẩm chất giản dị, thanh bạch của Bác.

*Bác giản dị trong đời sống:

- Bữa ăn: vài ba món đơn giản...

- Căn nhà: vài ba phòng thoáng mát, phảng phất hương thơm của hoa vườn....

- Đồ dùng: vật dụng đơn sơ (bàn làm việc, tủ nhỏ...)

- Nếp sống sinh hoạt và quan hệ với mọi người:

+ Người suốt đời làm việc trong điều kiện giản dị...

+ Người giản dị trong cung cách làm việc: từ việc lớn cứu nước đến việc nhỏ như làm vườn, viết thư, nói chuyện, thăm cuộc sống công nhân, bộ đội....việc gì tự làm được, Bác tự làm nên ít người giúp việc.

-Bác giản dị trong lời nói, bài viết: Bác kiến thức uyên bác nhưng khi nói, viết, Bác chọn văn phong giản dị để dân dễ hiểu, dễ nhớ, làm được.

-Lối sống giản dị của Bác được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của dân tộc. Người muốn hòa mình vào cuộc sống của nhân dân còn thiếu thốn. Cả cuộc đời Bác hy sinh vì dân, vì nước.

3.Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề…

- Liên hệ….


Bài làm tham khảo:

Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng nhất.

Giản dị là cách sống đơn giản một cách tự nhiên, không cầu kì xa hoa sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân. Còn thanh bạch là gì? Thanh bạch là tính từ chỉ lối sống trong sạch,luôn giữ phẩm chất của mình không để giàu sang cám dỗ. Giản dị, thanh bạch được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn tiếng nói hằng ngày, cách ăn mặc, lối sống, cách ứng xử, cử chỉ, cách thể hiện bản thân…

Lối sống giản dị của Bác Hồ được thể hiện ngay trong những điều nhỏ nhất.Ví dụ như trang phục. Bác luôn xuất hiện với hình ảnh một người khoác trên mình bộ áo bà ba nâu đã sờn cũ, khi thì bộ quần áo kaki màu ghi, đôi dép cao su, thêm chiếc khăn bà ba ngang vai, chiếc áo trấn thủ. Hình ảnh ấy đã in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ngoài những chuyến thăm nguyên thủ của các nước khác Bác chọn những bộ quần áo đảm bảo nghi thức, sự tôn trọng với nước bạn thì trong cuộc sống hàng ngày, cả trong những đại hội Đảng, trong các cuộc họp quan trọng của đất nước, Bác vẫn giữ nguyên phong cách ăn mặc giản dị của mình. Tôi nhớ có một lần có người hỏi Bác rằng: tại sao là một nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam mà Bác lại ăn mặc giản dị như vậy thì Bác đã nói: vì dân mình còn nghèo….Dù có làm gì thì Bác cũng lấy dân làm đầu, đặt lợi ích của nhân dân lên chính bản thân mình. Ta có thể thấy đây hoàn toàn là mong muốn của Bác, lối sống giản dị của Bác càng làm cho hình ảnh của Bác trong lòng người dân Việt Nam thêm tươi đẹp, thêm tự hào.
Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác còn thể hiện ra ngay trong bữa ăn. Mỗi bữa ăn Bác chỉ dùng có ba món chính, đó là cơm trắng, cà pháo và một quả trứng. Những món ăn đều vô cùng thanh đạm, đậm chất dân tộc và có thể dễ dàng kiếm được như: dưa muối, cà ghém, cháo hoa, cá kho, rau luộc. Vào năm nạn đói nổ ra, người dân chết đói hàng loạt. Để ủng hộ phong trào cứu đói, Bác đã đi đầu gương mẫu ủng hộ mỗi bữa một nắm gạo của mình để cứu đói cho người dân.Tấm gương, lối sống của Bác khiến chúng ta tự hào, ngưỡng mộ.
Trong những năm tháng gian khổ đấu tranh hay khi hoà bình bước đầu được lập trở thành Chủ tịch nước, Bác vẫn ở và làm việc trong căn nhà sàn nhỏ với
vài ba phòng thoáng mát, phảng phất hương thơm của hoa vườn....nhưng lúc nào cũng lộng gió và ánh sáng. Điều kiện làm việc của Bác cũng hết sức giản dị: bộ bàn ghế mây, cái đèn bàn con con, một chiếc giường, chiếc va –li, một cái tủ nhỏ….. Ngay cả khi đã có điều kiện tốt hơn, các đồng chí có đề nghị mua cho bác chiếc quạt máy cho mùa hè bởi trời hè năm ấy rất nóng, Bác cũng đã cao tuổi nhưng Bác vẫn từ chối và dùng chiếc quạt nan bởi dân tộc còn đang gian khó, đồng bào cả nước cơm còn chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, cuộc sống chưa đầy đủ no ấm.

Người còn giản dị trong cung cách làm việc: từ việc lớn cứu nước đến việc nhỏ như làm vườn, viết thư, nói chuyện, thăm cuộc sống công nhân, bộ đội....việc gì tự làm được, Bác tự làm nên ít người giúp việc.

Trong lời nói, bài viết, Bác cũng hết sức giản dị: kiến thức của Bác rất uyên thâm nhưng khi nói, viết, Bác chọn văn phong giản dị để dân dễ hiểu, dễ nhớ, làm được. Từng bài học Bác răn dạy, những lời kêu gọi Bác đã ra đều sử dụng câu từ ngắn gọn dễ hiểu, không dài dòng hoa mĩ để đồng bào cả nước dễ nghe dễ hiểu “ không có gì quý hơn độc lập tự do”, “chúng ta thì hi sinh tất cả nhưng nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Những câu nói giản dị mà đi vào lòng người ấy đã đánh thức, làm sôi sục lên lòng yêu nước, quyết tâm kiên cường bảo vệ đất nước đến cùng của hàng triệu đồng bào ta trong những năm kháng chiến lam lũ, vất vả và đầy gian khó. Còn nhớ như in lời Bác trong ngày đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, “ Tôi nói thế, đồng bào ta nghe có rõ không”. Một sự quan tâm ân cần, gần gũi của một vị lãnh tụ vĩ đại thật khiến chúng ta xúc động và càng thêm kính trọng Người.

Ngay cả khi đã có trong tay quyền lực của người lãnh đạo. Những thói quen, nếp sống của bác vẫn không hề thay đổi, Bác vẫn luôn giữ cho mình tấm lòng thanh bạch. Những đức tính ấy là bản chất của Người, không bao giờ thay đổi. Những câu chuyện lúc sinh thời của Bác rất nhiểu. Câu chuyện về việc giữ lời hứa về chiếc vòng bạc sẽ mua cho em bé miền Nam sau mười năm mới có cơ hội quay lại đó nhưng Bác vẫn nhớ và thực hiện lời hứa của mình. Câu chuyện về việc đi thăm các chiến sĩ, động viên khuyến khích họ cố gắng kiên trì hoàn thành nhiệm vụ. Câu chuyện Bác nửa đêm mang chiếc đèn sưởi cho đồng chí gác cổng. Rất nhiều, rất nhiều những câu chuyện nhỏ,vô cùng đơn giản nhưng lại là biểu hiện của lối sống giản dị, thanh bạch của Bác. Bác vẫn luôn nói: Ở đời ai chả muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng nếu miếng ngon ấy lại đánh đổi bằng sự phiền hà mệt nhọc của người khác thì không nên. Khi có đồ ăn ngon, Bác luôn chia phần cho tất cả mọi người trong nhà, thường thì đến phần Bác là ít nhất. Con người vĩ đại ấy, luôn cố gắng nỗ lực hơn người khác, suy nghĩ lo lắng cho cả dân tộc nhưng luôn muốn nhận ít nhất, đủ là được.

Thời bình là vậy, còn trong chiến đấu, sự giản dị thanh bạch của bác còn được biểu hiện rõ ràng hơn. Cuộc sống trong rừng núi không làm bác thấy tù túng thiếu thốn mà ngược lại Bác còn cảm thấy vui tươi sảng khoái khi được hoà mình vào thiên nhiên, cây cỏ, sống cuộc sống đơn giản với những thức ăn núi rừng dân dã:

Sáng ra bờ suối tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

Với Bác “ sang” không phải là sống trong nhung lụa, xa hoa mà sang ở đây là được sống giản dị, thanh bạch mà cao đẹp. Được cống hiến cho đời, cho con người. Bác đã từng tâm sự: Ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước dân, Bác sẽ “làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi”. Lối sống giản dị của Bác được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của dân tộc. Người muốn hòa mình vào cuộc sống của nhân dân còn thiếu thốn. Cả cuộc đời Bác hy sinh vì dân, vì nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức và lối sống cho mỗi cá nhân học theo. Đáng và Nhà nước luôn có chủ trương “ Học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đặc biệt trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Vì vậy, chúng ta cần có thái độ, hành động đúng đắn học tập theo tấm gương đạo đức của Người. __________________________________

Buổi 13: Luyện đề tổng hợp

Đề kiểm tra năm học: (2016 – 2017)

Phần I: Đọc – hiểu (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

(“Chợ Tết” – Đoàn Văn Cừ)

  1. Đoạn thơ trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  2. Nêu chủ đề của đoạn thơ?

  3. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả diễn đạt của cacs biện pháp tu từ đó?

Câu 2: (2 điểm)

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

  • Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

  • Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

(Trần Hoài Dương)

Câu 3: (3 điểm)

Nêu cảm nhận sâu sắc của em về câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Phần II: Tự luận (12 điểm)

Trong bài : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Trích trong “Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần II, tháng 5 năm 1951) Chủ Tịch Hồ Chí Minh có viết:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”

Dựa vào các tác phẩm thơ văn đã học trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy chứng minh làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI


Phần I: Đọc – hiểu (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

a) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: biểu cảm.

b) Chủ đề của đoạn thơ: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, sinh động, đầy sức sống.

c) Các biện pháp tu từ trong đoạn:

- So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

-> Gợi dáng vẻ ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết của giọt sương mai.

- Nhân hóa: Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

->Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch reo vui, đồi núi như cô thiếu nữ đang làm duyên làm dáng

Các biện pháp nghệ thuật gợi bức tranh mùa xuân tươi tắn, sinh động, đầy sức sống. qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.

Câu 2: (2 điểm)

  • Câu đặc biệt: Lá ơi!

=>Tác dụng: gọi đáp

  • Câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

=>Tác dụng:

- Làm cho câu ngắn gọn

- Thông tin được nhanh

- Tránh lặp từ ngữ xuất hiện ở câu trước.

Câu 3: (3 điểm)

HS trình bày được một số ý cơ bản sau:

Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương:

  • Mở đầu bằng mô típ quen thuộc: chiều chiều – thời gian gợi tâm trạng.

  • Không gian: ngõ sau- nhỏ hẹp.

  • Thời gian, không gian gợi tâm trạng buồn trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ, nhớ quê da diết.

Cô gái đứng ở “ngõ sau” vào “buổi chiều”, trông ngóng về quê hương – nơi có những ngày tháng hạnh phúc êm đềm bên cha mẹ; có những bậc sinh thành đang cần người phụng dưỡng, trông nom, còn mình thì phải làm dâu xứ người mà lòng thương nhớ, đau đớn, xót xa “ruột đau chín chiều”.

Đây cũng có thể là niềm cay đắng, xót xa cho thân phận làm dâu của cô gái bị nhà chồng coi rẻ, lạnh lùng dưới thời phong kiến cũ

Phần II: Tự luận (12 điểm)

  • Hình thức:

  • Làm đúng kĩ năng nghị luận.

  • Bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ: Mở, thân , kết.

  • Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi, trình bày đẹp.

  • Nội dung:

  1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu nội dung, phạm vi nghị luận.

  2. Thân bài:

1.Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

2.Chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta.

Luận điểm 1: lòng yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ lịch sử của dân tộc:

-Khẳng định chủ quyền đất nước, kẻ thù xâm lược sẽ chuốc lấy thất bại. Phân tích dẫn chứng trong bài “Nam quốc sơn hà”.

- Ca ngợi chiến công của dân tộc. Phân tích hai câu đầu của bài “Phó giá về kinh”

- Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo…. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Luận điểm 2: lòng yêu nước của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

-Nhân dân ta thuộc mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, ở mọi địa phương đều thể hiện tinh thần yêu nước: từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ…(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

-Tinh thần yêu nước của dân tộc ta còn được kết tinh trong vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Hồ Chí Minh: yêu nước, lo lắng cho vận mệnh đất nước, dân tộc. niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến, cách mạng thành công (Cảnh khuya, rằm tháng giêng)

Luận điểm 3: lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.

-Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu gia đình, người thân…

-Học tập tốt, có tri thức…

- Sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần (HS nêu những biểu hiện cụ thể hoặc chọn một số dẫn chứng tiêu biểu trong thực tế, trong văn học để chứng minh.Ví dụ bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

C) Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề.

-Cảm nghĩ của bản thân.

____________________________











Ngoài Chuyên Đề Giới Thiệu Và Cảm Thụ Một Số Thể Loại Tác Phẩm Trữ Tình – Ngữ Văn Lớp 7 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Cương Ôn Tập Vật Lý Lớp 7 Học Kỳ 1
Đề Thi Ngữ Văn 7 Giữa Học Kì 2 THCS Thăng Long 2022-2023
Giáo Án Vật Lí 7 HK1 Phát Triển Năng Lực Theo 5 Bước Hoạt Động
Đề Thi Ngữ Văn 7 Giữa Học Kì 2 Chân Trời Sáng Tạo Năm 2022-2023
Sách Bài Tập Tiếng Anh Lớp 7 Cả Năm Sách Thí Điểm Có Đáp Án
25 Đề Ôn Thi Ngữ Văn 7 Giữa Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Cương Ôn Tập Vật Lý Lớp 7 HK2 – Tài Liệu Vật Lý Lớp 7
50 Đề Rèn Luyện Kỹ Năng Đọc Hiểu Ngữ Văn 7 Có Đáp Án