Đề Cương Ôn Tập Văn 7 Học Kì 1 Cánh Diều-Đề 3
Có thể bạn quan tâm
Đề Cương Ôn Tập Văn 7 Học Kì 1 Cánh Diều-Đề 3 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
“Đề cương ôn tập Văn 7 Học kì 1 – Cánh Diều – Đề 3” là một tài liệu hữu ích và đáng tin cậy trong việc ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng văn viết. Với nội dung tập trung vào các khía cạnh quan trọng của truyện ngắn “Cánh Diều” và các dạng bài tập phù hợp, học sinh lớp 7 có cơ hội nắm vững kiến thức văn chương và phát triển khả năng phân tích, tìm hiểu và sáng tạo trong việc viết văn.
Sử dụng “Đề cương ôn tập Văn 7 Học kì 1 – Cánh Diều – Đề 3” trong quá trình ôn tập, học sinh lớp 7 có thể tiếp cận tài liệu chất lượng, từ đó nắm bắt kiến thức một cách toàn diện và tự tin trong kỳ thi học kì 1 sắp tới. Nắm vững kiến thức và nâng cao kỹ năng văn viết sẽ giúp học sinh đạt được thành tích tốt và phát triển trong hành trình học tập của mình.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ I-ĐỀ 3
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (Biết)
Thuyết minh
Nghị luận
Tự sự
Biểu cảm
Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? (Biết)
2 giá trị
3 giá trị
4 giá trị
5 giá trị
Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? Biết)
Cho bản thân
Cho xã hội
Cho bản thân và xã hội
Cho bản thân và gia đình
Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.” là câu mang luận điểm? (Biết)
Đúng
Sai
Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?(Biết)
Nhân hóa.
So sánh
Ẩn dụ
Hoán dụ
Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (Hiểu)
Bàn về giá trị của sự sống.
Bàn về giá trị của sức khỏe.
Bàn về giá trị của thời gian.
Bàn về giá trị của tri thức.
Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? (Hiểu)
Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.
Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (Hiểu)
Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.
Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được? (Vận dụng)
Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?(Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về người người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ...).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
c |
1 |
B |
0,5 |
2 |
D |
0,5 |
|
3 |
C |
0,5 |
|
4 |
B |
0,5 |
|
5 |
B |
0,5 |
|
6 |
C |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
A |
0,5 |
|
9 |
Học sinh có thể lí giải: - Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng - Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được. - Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. |
1,0 |
|
10 |
Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân ( quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí...). |
1,0 |
|
II - |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân |
0,25 |
|
|
c. Triển khai vấn đề HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: |
2,5 |
|
|
+ Ngoại hình. + Tính cách. + Một số kỉ niệm mà em nhớ + Vai trò của người thân.
|
|
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
Ngoài Đề Cương Ôn Tập Văn 7 Học Kì 1 Cánh Diều-Đề 3 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm