Đề Cương Môn Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo Năm 2022-2023
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Đề Cương Môn Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo Năm 2022-2023 – Ngữ Văn Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022-2023
PHẦN 1: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Phần văn bản
1. Bài 3 - Chủ điểm: Vẻ đẹp quê hương
- Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương (Ca dao)
- Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi (Thơ lục bát)
2. Bài 4 - Chủ điểm: Những trải nghiệm trong đời
- Bài học đường đời đầu tiên trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài (Truyện đồng thoại)
- Giọt sương đêm trích “Xóm Bờ Giậu” - Nguyễn Đức Tiến (Truyện đồng thoại)
* Yêu cầu:
- Thể loại Thơ lục bát. Gồm:
+ Hiểu những đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện cụ thể qua văn bản: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ); tình cảm, cảm xúc của người viết.
+ Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh (biện pháp tu từ) trong văn bản.
- Thể loại Truyện đồng thoại:
+ Hiểu những đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện cụ thể qua văn bản: cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân.
+ Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, sự việc nổi bật trong văn bản.
- Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm.
II. Phần tiếng Việt
1. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
* Yêu cầu:
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Hiểu và lựa chọn được từ ngữ phù hợp với văn cảnh cụ thể.
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
+ Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
+ Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
III. Phần Tập làm văn: Tự sự
Kể lại một trải nghiệm của bản thân
1. Yêu cầu đối với bài văn kể một trải nghiệm
- Dùng ngôi thứ nhất để kể
- Kết hợp kể và miêu tả
- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí
- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
2. Quy trình viết:
* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài
- Thu thập tư liệu
* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý: Phác thảo một số ý cho bài viết bằng cách trả lời một số câu hỏi phù hợp với yêu cầu đề bài.
- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể về các sự việc theo trình tự, kết hợp với các yếu tố miêu tả.
+ Kết bài: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
* Bước 3: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể trải nghiệm của mình.
* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm dựa vào bảng kiểm:
Các phần của bài viết |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Mở bài |
Dùng ngôi thứ nhất để kể |
|
|
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm |
|
|
|
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc |
|
|
|
Thân bài |
Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện |
|
|
Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan |
|
|
|
Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí |
|
|
|
Kết hợp kể và tả |
|
|
|
Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí |
|
|
|
Kết bài |
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân |
|
|
PHẦN 2. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
Hình thức: Tự luận
1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 0.5 đ)
- Văn bản thơ lục bát; truyện đồng thoại (Chọn ngữ liệu ngoài SGK)
- Tiếng việt: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản; Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
+ Thể loại.
+ Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm.
+ Nhận diện đặc điểm thể loại thơ lục bát: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ); tình cảm, cảm xúc của người viết.
+ Nhận diện đặc điểm thể loại truyện đồng thoại: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân.
+ Ý nghĩa chi tiết, sự việc; hình ảnh (biện pháp tu từ) trong văn bản.
+ Nhận diện tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ thích hợp trong văn cảnh; nhận diện các loại cụm từ, cấu tạo của thành phần chính trong câu.
2. Vận dụng: 1.0 điểm
- Đặt câu theo yêu cầu.
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
3. Vận dụng cao: 5.0 điểm
Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân
PHẦN 3: THỰC HÀNH
I. Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Quê hương là mẹ, là cha Quê hương nâng mỗi bước ta đầu đời Chao nghiêng cánh võng… ầu ơi Tương cà, rau muống… ngọt lời mẹ ru
Quê hương là những chiều thu Hương cau ngan ngát, chim gù… bâng khuâng Quê hương là những dấu chân Oằn lưng cha cõng đồng gần, ruộng xa |
Dòng sữa mẹ ngọt nuôi ta Chắt chiu cay đắng, mặn mà sớm khuya… Dõi theo mỗi bước ta đi Vòng tay ôm ấp những khi trở trời
Nặng lòng yêu lắm quê ơi Dẫu đi cuối đất, cùng trời… chẳng quên!
(Quê hương yêu dấu – Xuân Huy) |
1.1. Bài thơ trên viết theo thể thơ gì? Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 1 (kèm tên tác giả) có cùng thể loại trên?
1.2. Chỉ ra cách ngắt nhịp khổ thơ thứ ba trong văn bản.
1.3. Tìm, nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên?
1.4. Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương?
Quê hương là mẹ, là cha Quê hương nâng mỗi bước ta đầu đời
Chao nghiêng cánh võng… ầu ơi Tương cà, rau muống… ngọt lời mẹ ru.
1.5. Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản.
2. Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi
vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Những chiếc áo ấm – Võ Quảng)
2.1. Thể loại của đoạn trích trên là gì? Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 6, HK1, Sách chân trời sáng tạo mà em đã học cùng thể loại với đoạn trích trên?
2.2. Ở đoạn trích, người kể chuyện sử dụng ngôi kể thứ mấy?
2.2. Khi xây dựng nhân vật Nhím và Thỏ, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
2.3. Hành động, lời nói nào của Nhím khiến em ấn tượng nhất? Hành động, lời nói đó thể hiện tính cách gì của Nhím?
2.4. Từ hành động của Nhím trong đoạn trích, em rút ra được cho mình bài học đáng quý
nào?
2.5. Việc sử dụng từ “tròng trành” trong câu in đậm có tác dụng gì trong việc diễn tả trạng
thái của chiếc khăn trên mặt ao?
2.6. Câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước” được mở rộng thành phần nào? Tác dụng của việc mở rộng đó?
II. Vận dụng
1. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để thay thế cho từ in đậm trong câu sau:
a) Gió thổi mạnh. (nhè nhẹ, phần phật, ào ào)
b) Lá cây rơi nhiều. (lả tả, lác đác, xào xạc)
c) Từng đàn cò bay nhanh trong mây. (rập rờn, vun vút, chấp chới).
2. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùngmở rộng):
a) Mẹ thiên nhiên nổi giận.
b) Sáng nay, đường đông.
c) Bữa cơm ấm cúng.
d) Không khí trong lành.
e) Bài tập khó.
3. Kể lại một trải nghiệm của bản thân (Trải nghiệm một lần làm việc tốt, một lần mắc lỗi,…)
PHẦN 4:
ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1
I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua |
Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm) |
Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra cách ngắt nhịp của hai dòng thơ đầu trong văn bản trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương?
Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4 (1.0 điểm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu mà tác giả sử dụng trong văn bản trên?
Câu 5 (0.5 điểm). Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản.
Câu 6 (0.5 điểm). Sự lựa chọn từ “đong đưa” góp phần thể hiện ý nghĩa gì trong khổ thơ
sau?
II. Vận dụng (6,0 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm):
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùng mở rộng): Gió reo.
Câu 2 (5,0 điểm):
Viết bài văn (khoảng 400- 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân.
ĐỀ 2
I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
ANH CÚT LÚI
Ong thợ đang hút mật bỗng nghe một tiếng “soạt” dưới cây bìm bìm. Ong thợ nhìn xuống. Thì ra đó là một anh Cun Cút vừa lủi đến. Cun Cút đang run rẩy nép sát vào bụi. Ong thợ ái ngại hỏi:
- Gì vậy, anh Cun Cút?
- Nó... Nó xua tôi!
- Nó là ai vậy?
- Là thằng Bồ Chao.
Ong thợ mỉm cười. Cun Cút hổn hển nói tiếp:
- Nó còn là thằng Cáo già. Có lúc nó còn doạ cả mụ Mèo hoang, thằng Chó dữ, con Rắn độc, cả lão Quạ đen nữa.
Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre, lúc chạy tránh trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ khác, nay đây mai đó rất tội nghiệp. Ong thợ hỏi:
- Vậy nhà anh đâu?
- Không nhà.
- Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có được một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phải tránh gì nữa. Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Cun Cút vỡ lẽ gật gù:
- Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh. [...]
Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. [...] Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.”.
Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc, bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. [...]
Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của bác sĩ giỏi nói với ta vậy.”. Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua. [...]
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,... [...] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
- Nhà cửa đã xong chưa?
- Chưa xong gì cả.
- Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?
- Cũng chưa có gì cả.
- Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng.
Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà.
Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.
(Theo Võ Quảng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019)
Câu 1 (1,0 điểm). Thể loại của đoạn trích trên là gì? Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 6, HK1, Sách chân trời sáng tạo mà em đã học cùng thể loại với đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Khi xây dựng nhân vật Ong Thợ và Cun Cút, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
2.3 (1,0 điểm). Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi? Qua nhân vật Cun Cút,
nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
2.4 (1,0 điểm). Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.” giúp em rút ra bài học gì?
2.5 (0,5 điểm). Việc sử dụng từ “la cà” trong câu “Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc, bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra.”
góp phần thể hiện tính cách gì của nhân vật Cun Cút?
II. Vận dụng (6,0 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm):
Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùng mở rộng): Hoa nở.
Câu 2 (5,0 điểm):
Viết bài văn (khoảng 400- 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân.
HẾT
Ngoài Đề Cương Môn Ngữ Văn Lớp 6 Học Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo Năm 2022-2023 – Ngữ Văn Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề cương môn Ngữ Văn lớp 6 Học Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo năm 2022-2023 là tài liệu tổng hợp các nội dung chương trình học về Ngữ Văn cho học sinh lớp 6 trong học kì 1. Được thiết kế theo giáo trình Chân Trời Sáng Tạo, đề cương này giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết trong môn Ngữ Văn.
Đề cương bao gồm các chủ điểm quan trọng như tác phẩm văn học, ngôn ngữ, từ ngữ, và kỹ năng đọc hiểu. Các nội dung được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và phù hợp với trình độ học sinh lớp 6. Ngoài ra, đề cương cũng cung cấp các bài tập và ví dụ thực hành để học sinh rèn kỹ năng đọc, viết và hiểu văn bản một cách tốt hơn.
Đề cương cung cấp đầy đủ các nội dung, từng bước giúp học sinh tiếp cận và hiểu sâu hơn về các khía cạnh của Ngữ Văn. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra các gợi ý và phương pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng phân tích, suy luận và sáng tạo trong việc đọc và viết văn.
>>> Bài viết có liên quan