Đề Cương Sinh Học Lớp 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Kèm Giải
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Đề Cương Sinh Học Lớp 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Kèm Giải – Sinh Học 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC 9 - NĂM HỌC 2022 – 2023
**************
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là
A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ.
C.
sinh vật sản xuất. D. thành phần vô sinh.
2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường hiện nay là
A. do hoạt động của con người B. núi lửa
C. động đất D. sóng thần
3. Tác động lớn nhất của con người đến tự nhiên gây nhiều hậu quả xấu là
A. gây ra chiến tranh. B. chăn thả gia súc, săn bắt động vật hoang dã.
C. phá hủy thảm thực vật. D. khai thác khoáng sản quá mức.
4. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó giữa các sinh vật trong hệ sinh thái là quan hệ về
A. nguồn gốc. B. dinh dưỡng C. sinh sản. D. huyết thống.
5. Trong hệ sinh thái, sinh vật tiêu thụ bao gồm:
A. vi khuẩn, nấm, động vật ăn cỏ. B. động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt.
C. thực vật, động vật ăn cỏ. D. vi khuẩn, virus và cây xanh.
6. Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất?
A. Than đá B. Dầu mỏ C. Mặt trời D. Khí đốt
7. Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào?
A. Thành phần vô sinh và con người. B. Động vật và thành phần vô sinh.
C. Động vật, thực vật và con người. D. Thành phần vô sinh và hữu sinh.
8. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó giữa các sinh vật trong hệ sinh thái là quan hệ về
A. nguồn gốc. B. dinh dưỡng C. sinh sản. D. huyết thống.
9. Mất cân bằng sinh thái là hậu quả của hoạt động nào của con người?
A. Hái lượm B. Trồng trọt C. Đốt rừng D. Chăn thả gia súc
10. Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là
A. khai thác khoáng sản. B. phục hồi và trồng rừng mới.
C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp. D. đốt rừng lấy đất trồng trọt.
11. Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí?
A. Sản xuất công nghiệp B. Phun thuốc trừ sâu
C. Vứt rác bừa bãi D. Chặt phá rừng
12. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm khí thải là
A. do hoạt động phun trào của núi lửa. B. do quá trình đốt cháy nguyên liệu.
C. do hoạt động hô hấp ở thực vật. D. do lũ lụt.
13. Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?
A. Môi trường đất, môi trường không khí.
B. Môi trường nước, môi trường không khí.
C. Môi trường nước.
D. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.
14. Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Xây dựng công viện cây xanh. B. Sử dụng nguồn năng lượng gió.
C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt. D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
15. Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là
A. tài nguyên sinh vật. B. tài nguyên tái sinh.
C. tài nguyên không tái sinh. D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
B. TỰ LUẬN
1. Nêu các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
*Hệ sinh thái
- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã sinh vật (sinh cảnh).
- Hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
+ Thành phần vô sinh như: đất, nước, không khí, thảm mục…
+ Sinh vật sản xuất là thực vật (cây gỗ các loại, cây bụi, dây leo, cây cỏ…)
+ Sinh vật tiêu thụ là động vật ăn thực vật (hươu, nai, thỏ, sóc, khỉ,…) và động vật ăn thịt (hổ, báo, sư tử, rắn, cáo,…)
+ Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm…)
*Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
*Lưới thức ăn: các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
2. Cho các loài sinh vật sau: thực vật, sâu, ếch nhái, rắn, vi khuẩn, cáo, gà, thỏ, mèo rừng.
a) Sắp xếp các sinh vật trên thành 3 nhóm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
b) Hãy lập 4 chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên.
b) Lập thành lưới thức ăn từ các loài sinh vật trên.
d) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn trên.
3. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trình bày các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
*Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
*Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm do các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do các chất thải rắn
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
*Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
- Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm.
- Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như: năng lượng gió, mặt trời…
- Xây dựng nhiều khu công viên, trồng cây xanh.
- Tăng cường tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức, hiểu biết về phòng chống ô nhiễm môi trường.
4. Cho biết nguyên nhân của ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau, quả.
5. Thế nào tài nguyên thiên nhiên? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Cho ví dụ. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
*Tài nguyên thiên nhiên: là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống.
*Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Ví dụ: than đá, dầu lửa, khí đốt,…
Tài nguyên tái sinh: là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi trở lại. Ví dụ: nước, đất, sinh vật,…
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là dạng tài nguyên tồn tại vĩnh cửu, là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: gió, mặt trời, thủy triều,…
*Thiên nhiên tạo ra nguồn tài nguyên cho con người nhưng không phải là vô tận. Do vậy con người phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý để vừa phục vụ cho nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
6. Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? Sử dụng nguồn tài nguyên rừng như thế nào là hợp lí?
Ngoài Đề Cương Sinh Học Lớp 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Kèm Giải – Sinh Học 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề cương này là một tài liệu quan trọng giúp các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị và ôn tập cho học kỳ 2 môn Sinh học. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về các chủ đề quan trọng trong môn học và giúp các bạn nắm vững kiến thức cần thiết.
Trên cơ sở chương trình chuẩn, đề cương Sinh học lớp 9 học kỳ 2 bao gồm các chủ đề chính như di truyền học, quần thể và hệ sinh thái, sinh sản và phát triển, sinh vật và môi trường, cũng như sự phát triển và tiến hóa. Mỗi chủ đề được trình bày một cách chi tiết và có các ví dụ minh họa để giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và quá trình sinh học.
Đáng chú ý, đề cương cung cấp giải chi tiết cho từng chủ đề, giúp học sinh hiểu rõ và áp dụng kiến thức một cách chính xác. Các giải thích được trình bày rõ ràng, từng bước giải quyết được mô tả chi tiết để giúp học sinh nắm vững cách áp dụng các khái niệm và công thức trong các bài tập.
>>> Bài viết có liên quan: