Docly

Tổng Hợp Bài Tập Chuyên Đề Hệ Thức Vi-et Năm 2023 Có Lời Giải

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi HSG Tiếng Anh Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có File Nghe Và Đáp Án
Đề Thi HSG Anh 9 (Vòng 2) Huyện Thanh Oai 2016-2017 Có Đáp Án Và File Nghe – Tiếng Anh Lớp 9
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 9 giữa kì 1 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 HK2 Trường THSC Tân Long Năm Học 2020-2021
Đề Thi Học Kỳ 2 Vật Lý 9 Năm Học 2019-2020 Trường THCS Bản Luốc Có Đáp Án

Tổng Hợp Bài Tập Chuyên Đề Hệ Thức Vi-et Năm 2023 Có Lời Giải – Toán 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG HỆ THỨC VI-ÉT

A. Lý thuyết:

+ Nếu x1, x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 thì

S = x1 +x2 = P = x1.x2 =

+ Nếu hai số x1 , x2 có tổng x1 + x2 = S và tích x1x2 = P thì hai số đó là các nghiệm của phương trình X2 - SX + P = 0 (Định lý Viét đảo)

B. Nội dung:

Vận dụng Định lý Viét và Viét đảo ta chia làm các dạng bài tập sau:

Dạng 1: Nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai

+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a khác 0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1= 1, còn nghiệm kia là x2 =

+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a khác 0) có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1= -1, còn nghiệm kia là x2 = -

Ví dụ 1: Không giải phương trình hãy nhẩm nghiệm của các phương trình sau:

a) 3x2 - 5x + 2 = 0

b) -7x2 - x + 6 = 0

Giải:

  1. Ta có a + b + c = 3 - 5 + 2 = 0

nên phương trình có hai nghiệm x1 = 1, x2 = =

  1. Ta có a - b + c = -7 +1 + 6 = 0

nên phương trình có hai nghiệm x1= -1, x2 = - =

Trong trường hợp phương trình có nghiệm nguyên đơn giản ta có thể nhẩm nghiệm theo hệ thức Viét, xét ví dụ sau:

Ví dụ 2: Nhẩm nghiệm của phương trình sau

a) x2 - 7x + 10 = 0 b) x2 + 6x +8 = 0

Giải:

a) Nếu phương trình có nghiệm x1, x2 thì theo hệ thức Viét ta có:

x1+ x2 = 7 và x1x2 = 10 ta nhẩm được hai nghiệm là x1= 2, x2 = 5

b) Tương tự như câu a) ta có x1 + x2 = -6 và x1x2 = 8 nên x1 = -2, x2 = -4

Dạng 2: Tìm điều kiện của tham số khi biết một nghiệm của phương trình đã cho

Ví dụ1: Cho phương trình 2x2 - px + 5 = 0.

Biết phương trình có một nghiệm là 2. Tìm p và tìm nghiệm còn lại

Giải:

Cách 1: Thay x = 2 vào phương trình ta được p = . Theo hệ thức Viét ta có

x1x2 = mà x1= 2 nên x2 =

Cách 2: Vì phương trình có nghiệm nên theo hệ thức Viét ta cóx1 x2 = mà x1 = 2 nên x2 = .

Mặt khác x1+ x2 = = 2 + p =

Ví dụ 2: Cho phương trình x2 + mx - 3 = 0.

Biết phương trình có một nghiệm là 3. Tìm m và tìm nghiệm còn lại

Giải:

Tương tự như ví dụ trên ta tìm được m = -2 và nghiệm còn lại là x = -1

Dạng 3: Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai

Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 nếu có nghiệm thoả mãn:

a) P < 0 thì hai nghiệm đó trái dấu

b) P > 0 và S > 0 thì hai nghiệm đều dương

c) P > 0 và S < 0 thì hai nghiệm đều âm

Ví dụ1 : Không giải phương trình xét dấu các nghiệm của các phương trình sau:

a) x2 - 2 x + 4 = 0 b) x2 + 5x - 1 = 0

c) x2 - 2 x + 1 =0 d) x2 + 9x + 6 = 0

Giải:

a) Ta có '= -1 < 0 nên phương trình vô nghiệm

b) Ta có P < 0 nên phương trình có hai nghiệm trái dấu

c) Ta có ' = 2; S = 2 > 0; P = 1 > 0 nên phương trình có hai nghiệm dương phân biệt

d) Ta có =57; S = -9 < 0; P = 6 > 0 nên phương trình có hai nghiệm âm phân biệt

Ví dụ 2: Tìm điều kiện của m để phương trình sau: 2x2 + (2m - 1)x + m - 1 = 0

a) Có hai nghiệm khác dấu

b) Có hai nghiệm phân biệt đều âm

c) Có hai nghiệm phân biệt đều dương

d) Có hai nghiệm bằng nhau về giá trị tuyệt đối và trái dấu nhau

Giải:

a) Phương trình có hai nghiệm khác dấu khi P < 0 hay m - 1 < 0 m < 1

b) Phương trình có hai nghiệm phân biệt đều âm khi

c) Phương trình có hai nghiệm phân biệt đều dương khi

không có giá trị nào của m thoả mãn

d) Phương trình có hai nghiệm bằng nhau về giá trị tuyệt đối và trái dấu

nhau hay phương trình có hai nghiệm đối nhau .

Phương trình có hai nghiệm đối nhau khi

1 - 2m = 0 m =

Điều cần chú ý ở đây là khi < 0 thì không cần xét dấu các nghiệm của phương trình vì phương trình vô nghiệm.

Khi P < 0 thì kết luận ngay phương trình có hai nghiệm trái dấu vì > 0

Khi P > 0 ta phải xét đến hai yếu tố còn lại là và S

Dạng 4: Tính giá trị của biểu thức chứa các nghiệm của phương trình đã cho

Ví dụ 1: Cho phương trình x2+ mx + 1 = 0 ( m là tham số)

Nếu phương trình có nghiệm x1, x2 . Hãy tính giá trị biểu thức sau theo m:

a) x12 + x22

b) x13 + x23

c)

Giải:

Vì phương trình có nghiệm x1, x2 nên theo hệ thức Viét ta có:

x1+ x2 = -m và x1.x2 = 1

a) x12 + x22 = (x1 +x2)2 - 2x1x2 = m2 - 2

b) x13 + x23 = (x1+x2)3 - 3x1x2(x1+ x2) = -m3+ 3m

c) (x1 - x2)2 = (x1 +x2)2 - 4x1x2 = m2- 4 nên =

Ví dụ 2: Cho phương trình

x2 - 4x + 1 = 0 . Tính giá trị của biểu thức

( với x1 là một nghiệm của phương trình đã cho)

Giải:

Ta phải biến đổi biểu thức dưới căn bậc hai thành dạng (5x1+a)2 để đưa A về dạng A=

Bằng cách xét dấu nghiệm của phương trình đã cho chứng tỏ 5x1+ a > 0 từ đó tính được giá trị của A. Sau đây là cách biến đổi cụ thể:

Vì x1 là nghiệm của phương trình đã cho nên : x12 = 4x1-1 x14 = 16x12 - 8x1+ 1

Phương trình đã cho có ' > 0 nên theo hệ thức Viét ta có:

x1 > 0 5x1+ 2 > 0 A =2

Ví dụ 3: Cho phương trình x2 + x - 1 = 0 và x1,x2 là nghiệm của phương trình (x1 < x2) .

Tính giá trị của biểu thức

Giải:

Từ giả thiết ta có: x12 = 1 - x1 x14 = x12 -2x1 + 1=(1 - x1) - 2x1 + 1=- 3x1 + 2 x18 = 9x12 - 12x1+ 4

=

Vì P < 0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu mà x1< x2 nên x1< 0

Vậy B = = 5 - x1+ x1 = 5

Dạng 5: Tìm điều kiện của tham số để phương trình có hai nghiệm thỏa mãn hệ thức nào đó

Ví dụ 1: Tìm m để phương trình x2 + 2x + m = 0 (m là tham số) có hai nghiệm x1, x2 thoả mãn

a) 3x1 + 2x2 = 1

b) x12 -x22 = 6

c) x12 + x22 = 8

Giải:

Để phương trình có nghiệm thì ' 0 m 1

a) Kết hợp hệ thức Viét ta có hệ:

Giải hệ (1), (2) ta được x1= 5; x2= -7

Thay vào (3) ta được m = -35 (thoả mãn điều kiện)

b) Kết hợp hệ thức Viét ta có hệ:

Giải hệ (1), (2) ta được x1= ; x2 =

Thay vào (3) ta được m = - (thoả mãn điều kiện)

c) x12 + x22 = (x1+ x2)2 - 2x1x2 4 - 2m = 8 m = -2 (thoả mãn)

Ví dụ 2: Tìm m để phương trình x2 - mx + 3 = 0 (m là tham số) có hai nghiệm thoả mãn 3x1+ x2 = 6

Giải:

Để phương trình có nghiệm thì 0 hay m2 - 12 0 m 2 hoặc m -2

Kết hợp với hệ thức Viét ta có

giải hệ (1), (2) ta được x1= ; x2 =

Thay vào (3) ta được (6 - m)(3m - 6) = 12 giải ra ta được m = 4 (thoả mãn)

Ví dụ 3: Giả sử x1, x2 là nghiệm của phương trình x2 + 2mx + 4 = 0.

Xác định m để x14 + x24 32

Giải:

Để phương trình có nghiệm thì ' 0 hay m2 - 4 0

Ta có: x14 + x24 = (x12 + x22)2 - 2x12x22 =

Theo hệ thức Viét ta có: nên x14 + x24 32 (4m2 - 8)2 - 32 32

Kết hợp với điều kiện ' 0 ta được m = 2 hoặc m = -2

Dạng 6: Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào tham số

Ví dụ1 : Cho phương trình x2 - 2(m + 1) x + m2 =0

a) Tìm m để phương trình có nghiệm

b) Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào m

Giải:

a) Ta có ' = (m + 1)2 - m2 = 2m + 1 Phương trình đã cho có nghiệm ' 0 m -

b ) Theo hệ thức Viét ta có

Từ (1) ta có m = thay vào (2) ta được

hay 4x1x2 = (x1 + x2 - 2)2 là hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào m

Cách giải chung của dạng này là theo hệ thức Viét ta có hai biểu thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình. Từ một trong hai biểu thức ta rút m theo hai nghiệm, sau đó thế vào biểu thức còn lại ta được biểu thức cần tìm.

Tuy nhiên có thể dùng cách biến đổi tương đương để khử m từ hai phương trình, ta xét tiếp vd sau:

Ví dụ 2: Cho phương trình mx2 - 2(m - 3)x + m+ 1 = 0 (m là tham số )

Biết phương trình luôn có hai nghiệm, tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào m.

Giải :

Do phương trình luôn có hai nghiệm nên theo hệ thức Viét ta có:

Ta có (2) 6x1x2 = 6 + (3). Cộng vế theo vế của (1) và (3) ta được x1 + x2 + 6x1x2 = 8.

Vậy biểu thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào m là: x1 + x2 + 6x1x2 = 8

Dạng 7: Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, chứng minh bất đẳng thức của biểu thức nghiệm

Ví dụ 1: Cho phương trình x2 - 2(m - 1)x + m - 5 = 0 với m là tham số

Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình trên. Với giá trị nào của m thì biểu thức A = x12 + x22 đạt giá trị nhỏ nhất. Tìm giá trị đó.

Giải:

Ta có ' = (m - 1)2 -(m - 5) = m2 - 3m + 6 > 0 nên phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của m

Theo hệ thức Viét ta có: x1+ x2 = 2(m - 1) và x1x2 = m - 5

x12+ x22 = (x1+x2)2 - 2x1x2 = 4(m - 1)2 - 2(m - 5)

= 4m2 - 10m +14 =

Dấu bằng xẩy ra khi m = . Vậy Amin = khi m =

Ví dụ 2: Cho phương trình x2 - mx + m - 1= 0 với m là tham số.

Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biểu thức:

Giải:

Ta có = m2 -4(m - 1) = (m - 2)2 0 nên phương trình có nghiệm với mọi giá trị của m

Theo hệ thức Viét ta có: x1+ x2 = m và x­1x2 = m - 1

x12+x22 =(x1+x2)2 - 2x1x2 = m2 -2m + 2 . Thay vào ta có

=

Đặt t = ta có tm2 - 2m + 2t - 1 = 0 (1)

Nếu t = 0 thì m =

Nếu t 0 thì phương trình (1) là phương trình bậc hai đối với m. Ta có :

' = 1 - t(2t - 1) 0 -2t2+ t + 1 0

(t - 1)(-2t - 1) 0

t = - khi m = -2 ; t =1 khi m = 1

Vậy Cmin­ = khi m = -2; Cmax= 1 khi m = 1 Hoặc ta chứng minh C - 1 0 và C + 0

Ví dụ 3: Giả sử x1, x2 là nghiệm của phương trình 2008x2 - (2008m - 2009)x - 2008 = 0

Chứng minh A=

Giải: Theo hệ thứcViet ta có: x1 + x2 = và x1x2 = -1

nên A = 6(x1 - x2)2 = 6( (x1 + x2)2 + 4) 24

Ví dụ 4: Gọi x1 , x2 là hai nghiệm của phương trình x2 - 18x + 1= 0 .

Đặt Sn = x1n + x2n ( n N) . Chứng minh:

a) Sn+2 = 18 Sn+1 - Sn

b) Sn nguyên dương và Sn không chia hết 17 với mọi n là số tự nhiên.

Giải:

a) Vì x1 , x2 là nghiệm phương trình x2 - 18x + 1 = 0 nên theo hệ thức Viét ta có:

x1 + x2 = 18 và x1x2 = 1

Ta có: Sn+2 = x1n+2 + x2n+2 và Sn+1 = x1n+1 + x2n+1

x1n(x12 - 18x1 + 1) + x2n(x22 - 18x2 + 1) = 0

hay x1n+2 + x2n+2 - 18(x1n+1 + x2n+1) - (x1n + x2n) = 0 Sn+2 = 18 Sn+1 - S

b) Ta c ó: S1 = 18 , S2 = x12 + x22 = (x1+ x2)2 - 2x1x2 = 182 - 2 = 322

mà Sn+2 = 18 Sn+1 - S nên Sn nguyên dương với mọi n là số tự nhiên.

Tương tự câu a) ta có: Sn+3 = 18Sn+2 - Sn+1 = 17Sn+2 + Sn+2 - Sn+1

= 17Sn+2 + (18Sn+1 - Sn) - Sn+1 = 17(Sn+2 + Sn+1) - Sn

mà S1 = 18, S2 = 322, S3 = 5778 không chia hết cho 17 nên S4 , S5,…. đều

không chia hết cho 17 n không chia hết cho 17với mọi n là số tự nhiên.

Dạng 8: Ứng dụng hệ thức Viét đảo vào bài tập

Ví dụ 1: Tìm hai số x và y biết

a) b)

Giải:

a) Đặt S = x + y; P = xy ta có hệ

Suy ra x, y là nghiệm của phương trình X2 - 3X + 2 = 0

Giải phương trình ta được x1 = 1; x2 = 2 . Vậy (x ; y)

b) Đặt S = x - y; P = xy ta có hệ

Suy ra x + (-y) = 2 và x(-y) = -15 hay x và -y là nghiệm của phương trình

X2 - 2X - 15 = 0 giải ra ta được x1 = 3; x2 = -5

Vậy (x ; y)

Thực chất dạng này được ứng dụng vào giải hệ đối xứng hai ẩn.

Ta xét tiếp ví dụ sau

Ví dụ 2: Giải hệ

a) b)

Giải:

a) Đặt S = x + y; P = xy ta có hệ

S = 2 , P = 0 hoặc S = -3; P = 5

Suy ra x, y là nghiệm phương trình X2 - 2X = 0 hoặc X2 + 3X + 5 =0

Vậy (x ; y)

b) Đặt x2 + x = S; y2 - 2y = P ta đưa về hệ đối xứng hai ẩn sau:

suy ra S, P là nghiệm phương trình X2 - X - 2 = 0

Giải ra ta được x1= -1; x2 = 2

Từ đó ta có hoặc Vậy (x ; y)

Hệ thức Viét đảo còn được ứng dụng vào chứng minh bất đẳng thức, vận dụng vào các bài toán chứng minh khác . Ta xét các ví dụ sau

Ví dụ 3: Cho ba số a, b, c thoả mãn điều kiện sau:

a > 0, a2 = bc, a + b + c = abc. Chứng minh rằng: a , b > 0, c > 0 và b2 + c2 2a2

Giải:

Từ a + b + c = abc b + c = a(bc - 1) = a( a2 - 1) mà bc = a2 nên b, c là nghiệm của phương trình: X2 - (a3 - a)X + a2 = 0

Ta có =(a3 - a)2 - 4a2 0 (a2 - 1)2 4 a2 3 a ( vì a > 0)

Khi đó b+ c = a( a2 - 1) > 0 và bc = a2 > 0 nên b > 0, c > 0.

Ví dụ 4: Cho a, b, c là ba số khác nhau từng đôi một và c 0. Chứng minh rằng nếu hai phương trình x2 + ax + bc = 0 (1) và x2 + bx + ca = 0 (2) có đúng một nghiệm chung thì nghiệm khác của các phương trình đó thoả mãn phương trình x2 + cx + ab = 0

Giải:

Giả sử (1) có nghiệm x0 , x1 và (2) có nghiệm x0 , x2 ( x1 x2). Ta có:

( a - b)(x0 - c) = 0 x0 = c ( vì a b)

Áp dụng định lý Viét vào phương trình (1) và phương trình (2) ta có:

Do đó x1, x2 là nghiệm của pt: x2 + cx + ab = 0 ( pt này luôn có nghiệm vì = c2 - 4ab = (a + b)2 - 4ab = (a - b)2 > 0)

C. Bài tập áp dụng:

Bài tập 1: Không giải phương trình hãy xét dấu các nghiệm của phương trình sau:

a) x2 - 3x + 4 = 0 b) 2x2 - x + 4 = 0

Bài tập 2: Tìm m để phương trình x4 - mx2 + m -1 = 0 có:

a) Bốn nghiệm phân biệt

b) Ba nghiệm phân biệt

c) Hai nghiệm phân biệt

Bài tập 3: Cho phương trình x2 + 4x + 1 = 0 có hai nghiệm là x1 và x2

Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm là x12 + x22 và x12 - x22.

Bài tập 4: Cho phương trình x2 - mx + 6 = 0

Tìm m để phương trình có hai nghiệm x, x2 thoả mãn

a) x1 - x2 = 1 b) x12 + x22 = 37

Bài tập 5: Cho phương trình x2 - 2(m + 1)x - m = 0

a) Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm

b) Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào m

c) Tìm m để phương trình có đúng một nghiệm âm

d) Tìm m để phương trình có hai nghiệm bằng nhau về giá trị tuyệt đối và trái dấu nhau.

e) Tìm m để nhỏ nhất.

Bài tập 6: Giải hệ

a) b) c)

Bài tập 7: Cho phương trình x2 - 3x + 1 = 0. Tính giá trị biểu thức

A = (x1 là một nghiệm của phương trình )

Bài tập 8:

Cho pt: x2 - 3x - 1 = 0 với . Tính giá trị biểu thức B =

Bài tập 9:

Tìm p, q để phương trình x2 + px + q = 0 có các nghiệm x1, x2 thoả mãn:

Bài tập 10:

Xác định a để PT x2 + ax + 1 = 0 có nghiệm x1, x2 thoả mãn:

Bài tập 11:

Giả sử PT ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm dương x1, x2. Chứng minh rằng phương trình cx2 + bx + a = 0 có hai nghiệm dương x3, x4 và x1+ x2 + x3 + x4 4

Ngoài Tổng Hợp Bài Tập Chuyên Đề Hệ Thức Vi-et Năm 2023 Có Lời Giải – Toán 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Tổng hợp bài tập chuyên đề Hệ thức Vi-ét là một tài liệu cung cấp cho học sinh lớp 9 những bài tập thực hành và bài tập rèn luyện về chủ đề Hệ thức Vi-ét trong môn Toán. Tài liệu này giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải các bài toán sử dụng Hệ thức Vi-ét.

Tổng hợp bài tập bao gồm một loạt các bài tập đa dạng và phong phú, từ những bài tập cơ bản cho đến những bài tập khó hơn, giúp học sinh từng bước làm quen với các dạng bài toán và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.

Mỗi bài tập trong tài liệu đi kèm với lời giải chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ quy trình và phương pháp giải quyết. Lời giải cung cấp các bước giải đầy đủ, giải thích logic và công thức áp dụng, giúp học sinh có thể áp dụng kiến thức một cách chính xác và linh hoạt.

Tài liệu Tổng hợp bài tập chuyên đề Hệ thức Vi-ét là nguồn tư liệu quan trọng để học sinh lớp 9 ôn tập và nắm vững kiến thức về Hệ thức Vi-ét. Bằng việc làm các bài tập trong tài liệu này, học sinh có thể rèn luyện kỹ năng giải quyết bài toán và củng cố kiến thức về Hệ thức Vi-ét một cách hiệu quả.

>>> Bài viết có liên quan:

Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Chung Sở GD Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án – Tiếng Anh Lớp 9
Đề Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Chung Sở GD Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án – Tiếng Anh Lớp 9
Đề Thi HSG Vật Lý 9 Huyện Thanh Oai 2021 Vòng 1 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 1 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 9 Năm 2020 – 2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Bộ Đề Thi Vật Lý 9 HK2 Có Đáp Án – Vật lý Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kỳ 2 Tỉnh Quảng Nam – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 1
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 2
Đề Thi Học Sinh Giỏi Tiếng Anh Lớp 9 Huyện Thanh Oai – Đề 1