Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 1
Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Q
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 02 trang) |
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: VẬT LÝ– Lớp 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
|
I. TRẮC NGHIỆM: (5,00 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1-15 dưới đây và ghi vào phần bài làm.
Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ ngịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Câu 2. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn:
A. càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ. B. càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ.
C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn. D. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Câu
3.
Điện
trở tương đương (Rtđ)
của đoạn mạch gồm hai điện trở R1
và R2
mắc nối tiếp được tính
bằng công thức
nào dưới đây?
A. Rtđ = R1 + R2 B. C. D.
Câu 4. Điện trở không thể đo bằng đơn vị nào dưới đây?
A. Ôm (Ω) B. Kilôôm (kΩ) C. Ampe (A) D. Mêgaôm (MΩ)
Câu
5.
Cho
biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ω.m,
của sắt là 12,0.10-8Ω.m.
Sự so sánh nào
dưới đây là đúng?
A. Sắt dẫn điện tốt hơn nhôm. B. Sắt dẫn điện kém hơn nhôm.
C. Sắt và nhôm dẫn điện như nhau. D. Không thể so sánh được.
Câu 6. Câu phát biểu nào sau đây về biến trở là không đúng?
A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số .
B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.
Câu 7. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện có đặc điểm nào dưới đây?
A. qua các vật dẫn là như nhau.
B. qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn.
C. trong mạch chính bằng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
D. trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
Câu 8. Công của dòng điện là số đo lượng điện năng được chuyển hóa thành
A. Cơ năng, nhiệt năng. B. Hóa năng, quang năng.
C. Năng lượng sinh học. D. Các dạng năng lượng khác.
Câu
9.
Tỉ
số giữa phần điện năng được chuyển hóa thành năng
lượng có ích và toàn bộ điện năng
sử
dụng càng lớn thì:
A. công suất sử dụng điện năng càng cao. B. công suất sử dụng điện năng càng thấp.
C. hiệu suất sử dụng điện năng càng cao. D. hiệu suất sử dụng điện năng càng thấp.
Câu
10.
Dòng
điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3000Ω
trong thời gian 10 phút thì
nhiệt lượng
tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?
A. Q = 7,2J B. Q = 60J C. Q = 120J D. 3600J
Câu 11. Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?
A. Sử dụng đèn bàn công suất 100W. B. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
C. Cho quạt chạy khi mọi người ra khỏi nhà. D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm.
Câu 12. Nam châm nào cũng có hai cực:
A. Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam.
B. Cực luôn chỉ hướng Nam là cực Bắc.
C. Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam hoặc cực Bắc.
D. Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Bắc.
Câu 13. Theo quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của:
A. dòng điện không đổi chạy qua ống dây. B. đường sức từ trong lòng ống dây.
C. lực điện từ tác dụng lên dây dẫn . D. đường sức từ bên ngoài ống dây.
Câu 14. Khung dây của động cơ điện một chiều quay được là do tác dụng của lực nào?
A. Lực hấp dẫn. B. Lực đàn hồi. C. Lực từ. D. Lực điện từ.
Câu 15. Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
II. TỰ LUẬN: (5,00 điểm)
Bài 1. (1,00đ) Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng? Cho 2 ví dụ minh họa.
Bài 2. (1,50đ)
1. Trong thí nghiệm Ơxtet, điều gì chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ?
2. Có một thanh nam châm bị mất màu sơn đánh dấu các từ cực. Hãy nêu 2 cách khác nhau để xác định tên từ cực của nam châm đó.
Bài 3. (2,50đ)
1. Viết công thức tính công suất điện. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức đó.
2. Một ấm điện loại 220V - 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây đốt nóng của ấm khi đó.
b) Thời gian dùng ấm để đun nước mỗi ngày là 0,5 giờ. Tính điện năng năng mà ấm tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kW.h
----------------------------------- HẾT -----------------------------------
ĐÁP ÁN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Q
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: VẬT LÝ– Lớp 9 Thời gian: 45 phút
|
I. Trắc nghiệm (5,00đ) Mỗi câu đúng được 1/3 điểm
-
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
A
A
C
B
D
D
D
C
A
B
D
C
D
D
II. Tự luận (5,00đ)
Bài 1. (1,00đ)
- Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. 0,50đ)
- Ví dụ: + Trong máy khoan, máy bơm nước, dòng điện có khả năng thực hiện công (0,25đ)
+ Trong bếp điện, bàn là dòng điện có khả năng cung cấp nhiệt lượng ( 0,25đ).
Bài 2. (1,50đ)
1. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn được đặt song song với kim nam châm đang ở vị trí cân bằng, ta thấy kim nam châm bị lệch khỏi vị trí cân bằng (0,25đ). Khi ngắt dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm trở lại vị trí ban đầu. Chứng tỏ dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm (0,25đ)
2.
- Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường của trái đất (0,50đ)
- Dùng một nam châm khác đã biết tên cực để xác định tên các cực của thanh nam châm (0,50đ).
Bài 3. (2,50đ)
1. - Viết đúng công thức (0,50đ)
- Nêu đầy đủ tên các đại lượng (0,25đ)
- Nêu đúng đơn vị các đại lượng (0.25đ)
2.
a. Vì U = Uđm = 220V nên P = Pđm = 1100W. (0.25đ)
Cường độ dòng điện chay qua dây đốt nóng của ấm:
I = P /U = 1100/220 = 5A (0.50đ)
b.
P = 1100W = 1,1kW (0.25đ)
Điện năng tiêu thụ của ấm trong một tháng:
A = P.t = 1,1.(0,5.30) = 16,5(kW.h) (0.50đ)
(Chú ý: HS có thể giải cách khác vẫn cho điểm tối đa, phân phối điểm theo cách giải đó. Nếu thiếu hoặc sai đơn vị của các đại lượng thì trừ 0,25đ cho toàn bài)
* Cách tính điểm:
- Điểm cho mỗi câu trắc nghiệm khách quan đúng là 1/3 điểm
- Điểm trắc nghiệm được tính bằng tổng số câu đúng x 1/3 điểm, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ví dụ:
+ Nếu có 2 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 2 x 1/3 = 2/3 = 0,67đ
+ Nếu có 4 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 4 x 1/3 = 4/3 = 1,33đ
- Điểm toàn bài: Điểm toàn bài được tính bằng tổng số điểm trắc nghiệm khách quan và tự luận, làm tròn đến 1 chữ số thập phân sau khi đã tính tổng số điểm. Ví dụ:
+ Bài làm của HS có 8 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 8 x 1/3 + 3,25 ≈ 2,67 + 3,25 = 5,92 = 5,9đ
+ Bài làm của HS có 10 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 10 x 1/3 + 3,25 ≈ 3,33 + 3,25 = 6,58 = 6,6đ
----------------------------------- HẾT -----------------------------------
Ngoài Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 tỉnh Quảng Nam – Đề 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề thi tham khảo